Trong cá có nhiều chất dinh dưỡng mà nhiều người đang thiếu như: protein chất lượng cao, iot, các vitamin và khoáng chất khác nhau. Đặc biệt các loại cá béo (hay còn gọi là cá dầu) như cá hồi; cá mòi; cá ngừ và cá thu; có chất dinh dưỡng cao. Cá béo cũng chứa nhiều axit béo omega-3, rất quan trọng cho cơ thể và chức năng của não giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh.
Để đáp ứng nhu cầu omega-3 của cơ thể, bạn nên ăn cá béo ít nhất một hoặc hai lần một tuần. Nếu bạn là người ăn chay, hãy lựa chọn bổ sung omega-3 làm từ vi tảo.
Đau tim và đột quỵ là hai nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong sớm trên thế giới. Cá được coi là một trong những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người ăn cá thường xuyên sẽ có nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong vì bệnh tim thấp hơn những người không thường xuyên ăn.
Axit béo omega-3 rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển. DHA là chất đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của não và mắt. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên thường xuyên ăn cá để bổ sung đủ omega-3. Tuy nhiên, một số loài cá có hàm lượng thủy ngân cao, do vậy, phụ nữ mang thai chỉ nên ăn cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi; cá mòi và cá hồi và ăn không quá 340 gram mỗi tuần. Phụ nữ mang thai cũng nên tránh ăn cá sống và chưa nấu chín vì nó có thể chứa vi sinh vật gây hại cho thai nhi.
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều cá có tốc độ suy giảm tinh thần chậm hơn. Những người ăn cá thường xuyên cũng có nhiều chất xám trong trung tâm não kiểm soát trí nhớ và cảm xúc.
Trầm cảm gây ra các triệu chứng như buồn bã, giảm năng lượng và mất hứng thú với cuộc sống và công việc. Trầm cảm gây nên những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Axit béo omega-3 trong cá có thể giúp chống trầm cảm và làm tăng đáng kể hiệu quả của thuốc chống trầm cảm.
Hàm lượng calo trong 100g cá được chia thành từng nhóm cụ thể như sau:
Cá đuối = 89 kcal
Cá bò da = 80 kcal
Cá Mú = 92 kcal
Cá Mú Đỏ = 100 kcal
Cá bóp = 100 kcal
Cá chim = 142 kcal
Cá trắng = 69 kcal
Cá bông sao = 86 kcal
Cá rô = 83 kcal
100g cá chứa bao nhiêu calo? Cá hồi là thực phẩm chứa rất nhiều calo
Cá tuyết = 76 kcal
Cá tuyết muối khô = 79 kcal
Cá bơn Flounder = 80 kcal
Cá hồi = 108 kcal
Cá kiếm = 111 kcal
Cá chép = 115 kcal
Cá mòi = 118 kcal
Cá nục = 111 kcal
Cá trống Anchovy = 100 kcal
Cá pecca = 100 kcal
Cá ngừ = 149 kcal
Cá thu = 180 kcal
Cá hồi = 202 kcal
Cá trích = 233 kcal
Cá chình = 281 kcal
Ăn cá béo không? Các chất dinh dưỡng trong cá
Theo kết quả nghiên cứu từ Viện dinh dưỡng, cá là một trong những thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nhất hiện nay.
Cụ thể, trong cá chứa hàm lượng lớn dưỡng chất gồm protein; acid amin; muối khoáng; vitamin; omega 3 và vô số nguyên tố vi lượng quan trọng khác.
→ Đặc biệt, mỗi thành phần của cá sẽ có thành phần và giá trị dinh dưỡng khác biệt:
Đây là bộ phận tập trung nhiều dưỡng chất, dễ hấp thụ nhất. Giá trị lớn vitamin, enzim, nguyên tố vi khoáng từ canxi; kẽm; sắt,… có trong thịt cá cao gấp 3 lần so với những bộ phận khác cộng lại. Theo nghiên cứu thịt cá có màu đỏ, sẫm sẽ nhiều dinh dưỡng; có mùi tanh đặc trưng hơn so với thịt cá trắng.
Mắt cá là phần nhỏ nhất nhưng lại chứa hàm lượng axit béo; omega nhiều nhất trong cơ thể cá. Những dưỡng chất này đã được ứng dụng trong thuốc bổ mắt; sáng da và có tác dụng ngăn chặn quá trình hình thành cholesterol trong cơ thể.
Khác biệt so với thịt, mắt cá, xương cá là nơi tích tụ nhiều canxi nhưng thường bị loại bỏ trong quá trình nấu. Vì vậy, một cách để tận dụng nó là hãy hầm thật kỹ để canxi từ xương tan chảy trong nước, hòa trộn với gia vị.
Da cá chứa hàm lượng lớn dưỡng chất như protein, kẽm, sắt nhưng vì mùi tanh đặc trưng nên rất ít khi được tận dụng.
Bên cạnh đó, bên trong da cá chứa một lượng nhỏ chất choline; lecithin; axit béo bão hóa có tác dụng tăng cường trí nhớ; tăng sức đề kháng và phòng tránh các bệnh lý về tim mạch.
Một số nghiên cứu còn chỉ ra bên trong một số bộ phận nội tạng của cá như trứng; gan có chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng tự nhiên như sắt, magie,…
Với hàm lượng lớn dưỡng chất trên, nhiều người sẽ lo lắng ăn cá có giảm cân không? Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu; ăn cá sẽ không gây béo phì; thậm chí hỗ trợ giảm cân rất tốt.
Lý giải vì trong cá chứa hàm lượng chủ yếu là canxi; vitamin; nguyên tố vi khoáng giúp cơ thể khỏe mạnh; kích thích tăng trưởng chiều cao cũng như kiểm soát cân nặng tốt.
Đặc biệt sự dồi dào vitamin C, D,… từ cá sẽ kích thích quá trình chuyển đổi; hạn chế tối đa khả năng tích tụ calo, mỡ thừa tích tụ.
Mặc dù vậy, cá chứa nhiều protein hỗ trợ tiêu hóa rất tốt nên bạn không nên ăn tập trung lượng lớn trong thời gian dài mà nên chia đều các bữa để phòng ngừa biến chứng như thừa đạm gout; đái tháo đường,….
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào các loại cá khác nhau; cách chế biến và hàm lượng tiêu thụ cá cũng có thể là thực phẩm gây béo phì. Vì vậy bạn cần xây dựng cho mình thực đơn giảm cân khoa học từ cá kết hợp với một số thực phẩm ăn kiêng khác.
Cá có thể nhiễm giun, sán do trong quá trình sinh trưởng ăn phải thức ăn ô nhiễm từ môi trường. Trứng sán phát triển trong cá thành các ấu trùng và ngự lâu dài trong nội tạng. Từ đó chúng có thể dễ dàng tấn công qua người; tồn tại trong nhiều năm cũng như phát triển lớn hơn nhiều gây ra tình trạng mệt mỏi; đau bụng nhiều; suy yếu sức khỏe; da vàng vọt; đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Không nên ăn cá sống vì những lý do cá có thể nhiễm giun sán kể trên; ngăn chặn tình trạng ký sinh trùng phát triển. Một số trường hợp nguy hiểm có thể dẫn đến nguy cơ ung thư gan. Tránh ăn các món ăn tươi sống làm từ cá như sushi, gỏi… nếu chưa được chế biến kỹ lưỡng và được kiểm định chất lượng cá.
Tuyệt đối không ăn mật cá bởi phần này của cá cũng rất dễ gây ngộ độc và ảnh hưởng đến tính mạng. Một số loại mật cá trắm, cá chép được cho là rất nguy hiểm; có thể tác động đến hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp.
Cá chiên lâu tạo độ giòn ngon khi ăn. Tuy vậy chiên cá quá lâu có thể khiến mất hết dưỡng chất trong cá. Bên cạnh đó, thường ăn cá chiên cũng không tốt bằng cách chế biến thông thường. Hạn chế ăn cá chiên để bảo đảm sức khỏe; cũng như không chiên cá quá lâu.