Chó Cắn Ngoài Quần Có Sao Không / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Bị Ve Chó Cắn Có Sao Không?

Bị ve chó cắn có sao không? Bọ chét (hay ve chó) là loài ký sinh trùng có thể gây bệnh và làm vật trung gian cho một số căn bệnh truyền nhiễm ở người.

Thời tiết đang vào màu nồm, không khí nóng ẩm rất dễ tạo điều kiện cho ve chó phát triển và tấn công.

Ve chó hay còn có tên gọi khác là bọ chét, ve gỗ là loại ký sinh màu nâu thường bám vào da động vật hút máu. Những gia đình có nuôi chó, mèo, nguy cơ ve chó có thể lây từ vật chủ sang người và chuyển sang sống ký sinh trên người là rất cao.

Những con ve chó có kích thước bằng hạt dưa hấu, màu nâu bám vào da và hút máu trong vòng từ 3 tới 6 ngày. Sau khi hút no máu thì những loài ve này thường sưng to lên nên rất dễ nhận thấy.

Thời gian xuất hiện của ve chó

Theo các nhà sinh vật học, ve chó có thể ký sinh trên cơ thể người khi chúng đang ở giai đoạn trưởng thành. Nhất là sau thời gian bạn đi du lịch, chuyển nhà mới…

Bị ve chó cắn có sao không? Ve chó thường là côn trùng sống ký sinh trên cơ thể, hút máu để sống

Ở miền Bắc Việt Nam thì ve chó phát triển nhiều vào tháng 2 tháng 3 khi thời tiết chuyển từ mùa đông sang mùa xuân hè.

Ve chó phát triển trong điều kiện nóng ẩm, thích hợp ở nhiệt độ 21-35oC và độ ẩm 70- 85%. Tuy nhiên, ở nhiệt độ phòng, bọ chét có thể tồn tại và phát triển quanh năm.

Ve chó có thể ký sinh trên cơ thể người, sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên do con người thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, không có nhiều lông như chó nên ve chó rất khó ở lại lâu mà chỉ cắn, hút máu bạn rồi bỏ đi.

Đặc biệt hơn khi bạn ôm chó hoặc ở gần với chó rất dễ bị lây nhiễm ve chó. Lúc mời đầu bị ve chó cắn bạn sẽ không cảm thấy đau, ngứa nên chúng thường bị bỏ qua, không để ý. Khi bị ve chó cắn thì sau một thời gian người bị cắn và đặc biệt là trẻ nhỏ có thể bị ốm,sốt, bị phát ban, nổi nốt, thủy đậu.

Bị ve chó cắn có sao không?

Khi bị ve chó cắn, thường nạn nhân không có biểu hiện gì ngoài những trường hợp dị ứng với ve. Lúc này cơ thể bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.

Ve chó cắn không nguy hiểm, nhưng chúng lại là những tác nhân gây bệnh và lây truyền dịch bệnh từ cá thể này sang cá thể khác.

Thông thường, khi ve chó xâm nhập cơ thể người, chúng có thể đốt, hút máu khiến cơ thể có phản ứng ban đầu là sẩn ngứa. Bên cạnh đó là để lại các sẩn huyết thanh kích thước 1-2mm, gờ cao hơn mặt da, đỉnh chóp sẩn có mụn nước nhỏ, rất ngứa. Trường hợp phản ứng mạnh có thể thấy hiện tượng viêm tấy đỏ lan toả xung quanh sẩn.

Bị ve chó cắn có sao không? Ve chó không gây hại nhưng chúng là những tác nhân gây bệnh truyền nhiễm sang người

Tổn thương do ve chó gây ra có thể xuất hiện ở những phần da hở hoặc ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với con vật khi người ta ôm, bế chúng như: Vùng cổ, mặt, tay, chân, vùng quanh thắt lưng… nhưng chủ yếu là ở chân và tay.

Những bệnh mà bạn có thể mắc phải khi bị ve chó cắn như:

– Viêm da: Nước bọt của ve chó có chứa độc tố gây hại cho ta. Chúng sẽ được truyền và cơ thể con người sau khi bám vào da và đốt, gây viêm tấy trên da nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn, nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị thì sau 5-7 ngày những độc tố này sẽ gây ra các hội chứng liệt và khó nói, đau họng, khó thở cho người lớn. Nếu là trẻ em dưới 2 tuổi, độc tố còn có khả năng gây hôn mê và thậm chí tử vong.

– Dị ứng da: Thông thường khi bị ve chó cắn, nếu nehj bạn chỉ bị dị ứng ngoài da mà không gây nguy hiểm tới cơ thể nếu được phát hiện kịp thời. Do vậy khi thấy trên da xuất hiện các vết lõm vfa côn trùng nhỏ màu đen bams vào thì cần đến các cơ sở y tế để lấy ve ra. Không tự ý lấu ve ra vì nếu làm đứt phần miệng con ve bám vào cơ thể sẽ làm dị ứng nặng hơn và rất khó trị, thậm chí là nhiễm trùng kéo dài.

– Gây sốt cao: Không chỉ hút máu động vật mà ve chó còn khiến con người sốt nặng. Khi ve chó bám vào da người, chúng sẽ nằm yên ở đó để hút máu. Tuy nhiên sau đó vết đốt sẽ sưng nặng gây đau và cuối cùng là sốt cao. Biểu hiện do ve chó đốt rất giống với muỗi đốt nên ta thường không phát hiện ra được nguyên nhân và không điều trị kịp thời. Đáng lo ngại là các vết đốt này sẽ lan nhanh và gây dị ứng da với những nốt đỏ mất thẩm mỹ. Đối tượng dễ bị ve chó đốt nhất là trẻ em với hệ miễn dịch yếu và không phân biệt được các loại côn trùng.

ve chó thường truyền bệnh sốt nổi đốm Rocky và sốt Colorado. Ve nai có kích cỡ của đầu kim tăm và loài này truyền bệnh phát ban kinh niên.

Cách xử lý khi bi ve cắn

– Dùng nhíp và chụp lấy ve ở vùng càng gần da càng tốt, hãy cố gắng gắp trúng đầu nó. Sau đó kéo từ từ cho tới khi ve thả chân ra khỏi da. Đừng kéo hay giật quá mạnh và đột ngột vì hành động này có thể kéo đứt phần đầu hay miệng của ve. Cũng không được dùng nhíp bóp chết ve vì sẽ khiến mầm bệnh lây lan.

– Nếu phần đầu ve vẫn còn dính trên da bạn dùng kim vô trùng loại từng phần của ve trên da.

– Sau đó bôi thuốc mỡ kháng viêm lên vết cắn một lần. Vứt ve đi bằng cách thả nó ra ngoài hoặc xả vào bồn cầu.

– Không giết ve bằng tay bởi làm vậy sẽ tăng nguy cơ bạn bị nhiễm bệnh. Sau khi đã vứt ve đi, hãy rửa lại tay thật sạch bằng nước và xà phòng.

– Ve sẽ không thể buông khỏi da khi nó bị phủ bằng dầu bôi trơn, sơn móng tay hay cồn. Vì loài ve chỉ thở vài lần một giờ nên cách lấy ve ra bằng việc hơ diêm nóng gần ve sẽ không hiệu quả, ngược lại còn có thể khiến cho ve nôn ra dịch tiết vào vết cắn.

Cách tốt nhất là bạn nên đến trung tâm y tế để được gỡ ve ra, tránh việc làm tự ý tại nhà khiến vết cắn bị nhiễm trùng.

Bị ve chó cắn có sao không? Khi bị ve chó cắn, nên đến trung tâm y tế để gỡ ve ra tránh nhiễm trùng

Phòng ngừa ve cắn

– Hãy xịt một ít thuốc diệt côn trùng lên giày và vớ.

– kiểm tra tóc, da đầu, cổ, nách và bẹn vì đó là những địa điểm yêu thích của ve. Loại bỏ ve kịp thời có thể giúp tránh nhiễm trùng. Để ve có thể truyền được bệnh phát ban, nó cần hút máu ít nhất trong vòng 24 giờ. Ve sẽ dễ dàng loại bỏ hơn nếu chúng bị lấy ra khi chưa dính chặt vào da.

– Hãy chăm sóc và tắm rửa chó cưng của bạn thường xuyên vào mùa xuân và mùa hè để kiểm tra và bắt ve ra ngay nếu bạn phát hiện.

Hãy thăm khám bác sĩ ngay nếu vết đốt khiến bé bị sốt hoặc phát ban gần phát vết ve cắn để có những biện pháp chữa trị kịp thời và phù hợp.

Vì Sao Có Người Hay Bị Chó Cắn?

“Ví dụ, mới thứ ba tuần trước thôi, tôi đang vội xuống phố vì muộn giờ hẹn ăn trưa. Vừa đi qua một phụ nữ đang dắt con chó béc-giê thì con chó này bỗng lao tới cắn chân tôi”, chàng trai trong độ tuổi 20 tiếp tục than phiền với tiến sĩ Stanley Coren, giáo sư khoa Tâm lý Đại học British Columbia (Canada). “May mắn, vết thương không quá tệ, chỉ chảy máu một chút. Người phụ nữ xin lỗi, nói rằng đã nuôi con chó này hai năm rưỡi và nó chưa từng hung dữ như vậy với ai cho đến lúc gặp tôi”.

Trong lúc lắng nghe vị khách trẻ, tiến sĩ Stanley Coren quan sát ngôn ngữ cơ thể của anh ta. Chuyên gia tâm lý nhận thấy chàng trai vừa nói chuyện vừa tự xoa má và vuốt tóc. Anh này cũng chớp mắt nhiều hơn người bình thường, hay bặm môi, nắm chặt tay, liên tục đổ người từ bên này sang bên kia. Đó đều là những dấu hiệu không lời của sự lo âu, căng thẳng và điều khiến tiến sĩ Coren thắc mắc là tại sao chúng cùng lúc xuất hiện ở chàng trai.

“Nhiều nhà tâm lý học lâm sàng tin rằng nếu một cá nhân biểu hiện quá nhiều hành vi gắn với cảm xúc trong thời gian dài, đó có thể là đặc điểm tính cách của họ chứ không đơn thuần là phản ứng với tình huống tức thời”, tiến sĩ Coren lý giải. “Ý tưởng lóe lên trong đầu tôi lúc đó là anh ta không lo lắng vì sợ chó cắn mà có thể đang gặp vấn đề tâm lý”.

Tiến sĩ Coren cho rằng kết luận của ông một phần đến từ nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dịch tễ học và Sức khỏe Cộng đồng. Nghiên cứu do nhóm chuyên gia từ Đại học Liverpool tiến hành, đứng đầu là nhà dịch tễ học Carri Westgarth, nhằm mục đích tìm hiểu hiện tượng bị chó cắn có phổ biến hay không và những đặc điểm nào khiến con người thường xuyên hoặc ít bị cắn.

Từ dữ liệu do gần 700 người dân ở Cheshire (Anh) cung cấp, nhóm nghiên cứu nhận thấy bị chó cắn không phải là hiện tượng phổ biến, tỷ lệ chỉ khoảng 19 vụ trên 1.000 người mỗi năm và rất ít trong số này cần can thiệp y tế. Thông thường, con chó tấn công không quen biết người bị cắn.

Theo tiến sĩ Coren, một người có tâm lý bất ổn hay được mô tả là bị bao quanh bởi sự bất an, nỗi sợ, tự ti và lo lắng. Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra người tâm lý bất ổn hay gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần nặng hơn những người khác, từ lạm dụng chất gây nghiện đến rối loạn lo âu. Về mặt thể chất, họ có nguy cơ cao bị hen suyễn, bệnh tim mạch, hội chứng ruột kích thích.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Liverpool chưa giải thích được vì sao người tâm lý bất ổn lại hay bị chó cắn. Tiến sĩ Coren thì cho rằng sự lo lắng, bất an của nhóm đối tượng này khiến cơ thể họ phát ra các pheromones (phân tử mùi có ý nghĩa sinh học). “Một số pheromones giúp chó bình tĩnh hơn những không loại trừ khả năng cũng có những pheromones khiến loài vật này hung hăng hơn”, ông phân tích.

Bên cạnh đó, người tâm lý bất ổn cũng có thể có một số hành vi khiến chó chú ý họ hơn. Khi lo lắng, con người sẽ biểu hiện ra bên ngoài, giống như chàng trai tìm đến tiến sĩ Coren và chó là bậc thầy về đọc ngôn ngữ cơ thể.

Chưa kể, cảm xúc có thể lây lan. Nhìn một người đang bất an và sợ hãi, chúng ta dễ bị khó chịu theo. “Có khả năng chó cũng cảm nhận được điều tương tự và sự khó chịu ấy khiến chúng tấn công”, tiến sĩ Coren nói. “Những người tâm lý bất ổn trở thành mục tiêu bị cắn chỉ vì họ khiến những con chó ở gần không thoải mái”.

Thu Nguyệt (Theo Psychology Today)

Ve Chó Có Cắn Người Không? Vết Ve Chó Cắn Có Hình Dạng Gì?

Việt Gift Market có thấy nhiều bạn nuôi chó mèo có thắc mắc rằng “Ve chó có cắn người hay không?” câu trả lời thực tế là Có. Vậy khi ve chó cắn người chúng ta sẽ có những biểu hiện gì, triệu chứng gì và cách loại bỏ ve chó ra khỏi nhà và cơ thể vật nuôi như thế nào? Bài viết này Việt Gift Market sẽ giúp bạn tháo gỡ từng nút thắt một.

Ve chó thường ít cắn trên người hơn vì chúng thích ký sinh trên các loại vật nuôi trên chó, mèo nhưng nếu như không có nguồn dinh dưỡng nào để chúng ăn thì ve chó sẽ cắn người và gây ra một số phản ứng khác nhau trên người.

Một số loại bọ chét cắn người chủ yếu có tên gọi sau:

Pulex irritans

Tunga penetrans

Xenopsylla cheopis

Ctenocephalides felis

Người bị ve chó cắn sẽ có biểu hiện sau:

Nổi đốm đỏ và có vầng hình tròn

Ngứa

Phát ban

Sưng quanh vết cắn

Ốm, sốt

– Nếu như bị dị ứng với bọ chét khi bị chúng cắn như khó thở, thở khò khè, sưng môi, sưng lưỡi, chóng mặt, buồn nôn, đau nhức nên đến ngay bệnh viện thăm khám.

– Người bị bọ chét cắn có thể bị nhiễm trùng do gãi vết cắn.

– Người bị ve chó cắn có thể bị một số bệnh truyền nhiễm như dịch hạch, sốt phát ban, nhiễm giun sán

Cách loại bỏ bọ chét ra khỏi nhà

Như các bạn đã biết bọ chét, ve chó xuất hiện trong nhà và cắn chúng ta chủ yếu bắt nguồn từ vật nuôi như chó, mèo, chim, gà, thỏ, sóc, khỉ… vì thế khi phát hiện mình bị ve chó cắn bạn cần tìm ra ngồn gốc của nó từ đâu mà ra từ đó tiêu diệt tận gốc trước rồi tiếp đó vệ sinh sạch sẽ khu vực nhà ở.

Để điều trị bọ chét, ve chó trên cơ thể vật nuôi bạn có thể mua các loại thuốc diệt ve chó mà Việt Gift Market hiện đang bán tại link: https://vietgiftmarket.com/shop-cho-cho/thuoc-tri-ve-cho/

Nếu như phát hiện thấy người bị ve chó cắn bạn có thể bôi ngay kem chống nắng, thuốc mỡ lên phần ve cắn và nên nhớ rửa sạch vùng ve cắn trước khi bôi thuốc, không nên gãi để tránh lan rộng.

Có thể làm dịu vết ve chó cắn bằng nước đá, dầu tràm, giấm, rượu

Vết cắn của ve chó trên người sẽ có hình dạng như thế nào?

Ve chó cắn trên người sẽ xuất hiện những vết chấm đỏ và vết chấm đổ này thường mọc 2,3 nốt cạnh nhau hoặc là mọc thành các quầng hình tròn.

Ve chó thường hay cắn người ở các khu vực quanh bàn chân, mắt cá chân.

Với những ai bị dị ứng với bọ chét, ve chó có thể các khu vực sẽ bị mẩn đỏ, nổi mụn.

Các vết, nốt mụn đỏ do ve chó cắn có thể tồn tại từ 2 – 4 ngày rồi biến mất. Thời gian biến mất sẽ phụ thuộc vào phàn ứng của từng người và số lượng vết cắn.

Cách phòng chống ve chó quay trở lại nhà bạn

Trong nhà nên sử dụng dầu trà, sử dụng nước phun tỏi

Xịt dầu trà lên cơ thể chó mèo, trên giường, thảm nhà, ghế

Sử dụng bẫy ve chó

Sử dụng máy hút bụi

Tiêm hoặc cho ve chó sử dụng thuốc phòng ve định kỳ.

Để tìm hiểu thêm kiến thức trị ve chó khách hàng nên xem các bài sau:

5

/

5

(

2

bình chọn

)

Có Bầu Bị Chó Cắn Có Sao Không, Có Ảnh Hưởng Đến Bé Không?

1.1 Trường hợp chó cắn không bị chảy máu

Trường hợp này, vết thương chỉ trầy xước nhẹ thì không cần đến bệnh viện có thể sơ cứu tại nhà và theo dõi.

Rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước sạch để loại bỏ các mầm bệnh.

Sau đó dùng nước sát khuẩn để vệ sinh vùng tổn thương (cồn 70 độ, dung dịch iod hoặc nước muối loãng). Sau khi sát khuẩn xong, dùng miếng vải mỏng băng nhẹ lại, tránh băng chặt kín vết thương.

1.2 Trường hợp chó cắn bị chảy máu

Cần lập tức nâng cao vùng vết thương, giúp cầm máu tốt hơn.

Tiến hành rửa vết thương bằng nước sạch, sát khuẩn và tiến hành cầm máu: Đặt 3 miếng gạc Y tế lên vết thương rồi chờ trong vòng 7 phút rồi đặt thêm miếng gạc khác. Các mẹ nên giữ miếng gạc đó cho đến khi máu ngừng chảy.

Băng vết thương lại nhẹ nhàng để tránh nhiễm trùng bụi bẩn và đồng thời làm giảm cơn đau ở vết cắn. Nếu máu chảy nhiều dùng dây thun và garô xung quanh vết thương. Rồi nhanh chóng đưa mẹ bầu đến cơ sở y tế gần nhất để bác sỹ can thiệp kịp thời.

2. Có bầu bị chó cắn có sao không?

Nếu mẹ bầu gặp phải các tình trạng sau nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để khám chữa kịp thời.

Có bầu bị chó cắn có ảnh hưởng đến bé không? Bị chó cắn khi đang cho con bú có sao không? Trường hợp mẹ bị chó cắn vết trầy xước nhẹ và sơ cứu kịp thời thì không gây hại gì đến bé. Nhưng nếu bị chó dại cắn và bị lây bệnh dại thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bé.

Sau khi rửa chỗ cắn đúng quy cách và tiêm phòng vắc-xin. Bà bầu bị chó cắn và nghi dại cắn cần đến khám bác sĩ ngay. Bên cạnh đó cần được xử lý vết thương (nếu vết cắn rộng, sâu, hay ở vị trí gần thần kinh trung ương như mặt, cổ, hay vết thương gần mạch máu).

Tùy theo bà bầu ở thai kì nào, tình trạng và vị trí vết thương để bác sỹ có xử trí thích đáng: Cầm máu, khâu vết rách, kháng sinh chống nhiễm trùng, phòng bệnh uốn ván, tình hình thai nhi… để mang lại an toàn nhất có thể cho mẹ và con.

3. Bà bầu có tiêm phòng dại được không?

Việc tiêm phòng dại là biện pháp duy nhất phòng ngừa virus bệnh dại cho mẹ và con.

Cả mẹ và con đều có nguy cơ tử vong nếu bị chó dại cắn. Việc tiêm vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại là biện pháp duy nhất để cứu chữa cho mọi trường hợp nhiễm virus bệnh dại cho đến hiện nay.

Theo các bác sĩ, phụ nữ mang thai và trẻ em mới sinh vẫn có thể tiêm phòng dại khi nhận được chỉ định và theo dõi của bác sỹ chuyên khoa sau khi tiêm vắc – xin phòng bệnh dại đặc hiệu.

Vắc-xin ngừa bệnh dại đã được điều chế dạng đặc biệt chỉ định cho phụ nữ có thai trong nhiều năm gần đây. Vẫn chưa có trường hợp nào ghi nhận về hiện tượng kháng thuốc sau khi tiêm.