Cho Con Bú Có Nhổ Được Răng Số 8 Không / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Đang Cho Con Bú Có Nhổ Răng Khôn Được Không?

Nhổ răng là một tiểu phẫu đơn giản trong nha khoa. Ở tuổi trưởng thành, nhổ răng nhằm loại bỏ răng mọc lệch, răng sâu gây đau đớn. Tuy nhiên trong thời gian đang cho con bú có nhổ răng khôn được không là vấn đề thắc mắc của nhiều người. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải tỏa nỗi lo lắng này.

Răng khôn là gì?

Răng khôn là răng hàm cuối cùng ở mỗi bên hàm. Con người có 4 chiếc răng khôn, 2 răng hàm dưới và 2 răng hàm trên. Chúng được gọi là răng khôn bởi nó được mọc trong giai đoạn từ 16 – 25 tuổi. Răng khôn giúp nghiền nát và nhai thức ăn cứng, nhưng nếu chúng bị sâu hoặc gây đau nhức thì bạn cần phải nhổ bỏ.

Triệu chứng bạn nên nhổ răng khôn khi cho con bú

– Đau răng mạn tính

– Sâu răng quá nhiều

– Mủ xung quanh răng

– Răng bị bạc màu

– Đau và sưng má

– Hôi miệng

– Sốt

– Nhiễm trùng ở các mô mềm gần răng khôn

– Răng xung quanh cũng hư hại

– Khối u

– Nhiễm trùng nướu răng hoặc bệnh về nướu

Ảnh hưởng của việc nhổ răng khôn khi cho con bú

Khi nhổ răng, các nha sĩ phải dùng đến thuốc chống tê, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau… Những loại thuốc này có thể hấp thụ vào sữa mẹ, từ đó ảnh hưởng tới bé qua quá trình bú.

Đang cho con bú có nhổ răng được không?

Trong các hoạt động điều trị nha khoa, khi nhổ răng cần thiết phải có tiêm thuốc tê nhằm giảm đau cho bệnh nhân. Tuy nhiên, lượng thuốc tê này vô cùng nhỏ, nó sẽ nhanh chóng tan hết sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và chất lượng sữa cho bé.

Vì vậy, khi đang cho con bú có thể thực hiện bình thường nhưng với trường hợp người mẹ phải có sức khỏe ổn định, không mắc phải các bệnh lý như:

– Bệnh cấp tính như viêm miệng, viêm nướu, viêm quanh cuống răng, viêm quanh thân răng nên đợi hết giai đoạn cấp tính mới nhổ vì dễ gây nhiễm trùng lan rộng, không nhổ các răng cối hàm trên.

– Khi bị rối loạn về tim mạch, tiểu đường, dị ứng cần hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa.

– Khi người mẹ mắc các bệnh tâm thần, động kinh phải cho dùng thuốc an thần vài ngày trước khi nhổ răng.

Mẹ nên chú ý những gì sau khi nhổ răng khôn?

Mọc răng khôn khi cho con bú là hiện tượng có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào. Tuy nhiên, những bất tiện mà răng khôn mang lại chắc chắn làm bạn thật sự không thoải mái. Hơn nữa, quá trình đau đớn khi mọc răng khôn còn khiến bạn chán ăn, không ăn được nhiều. Điều này khiến các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ sẽ bị giảm đi đáng kể.

Không có một chế độ dinh dưỡng nào dành cho người mới nhổ răng khôn nên bạn có thể dùng khẩu phần ăn như thường ngày. Tuy nhiên, nên hạn chế các thức ăn cay nóng vì có thể làm tổn thương đến vùng chân răng.

Nên vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng,dùng chỉ nha khoa để loại bỏ những thức ăn bám trên răng

Ngoài ra, dùng bàn chải mềm, đánh răng nhẹ tay để tránh làm tổn thương răng, nướu và lợi.

Nhổ răng khôn ở đâu an toàn?

Với thế mạnh về cơ sở vật chất, tay nghề chuyên môn bác sĩ cũng như ứng dụng kỹ thuật nhổ răng hiện đại, an toàn. Hiện nay, Chuyên khoa Răng Hàm Mặt tại Bệnh viện Phương Đông là địa chỉ được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Chi phí hợp lý, thực hiên nhổ răng an toàn, chính xác.

Đến với bệnh viện Phương Đông, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng, chụp phim CT 3D hiện đại, thực hiện các xét nghiệm máu cần thiết. Qua đó bác sĩ biết chính xác tình trạng răng để thực hiện đúng cách, hạn chế đau đớn.

Ngoài dịch vụ nhổ răng khôn không đau, Phương Đông còn có đa dạng các loại hình thẩm mỹ răng như: làm trắng răng, bọc răng sứ, trồng răng Implant, niềng răng an toàn… Tất cả dịch vụ đều được thực hiện với quy trình chuyên nghiệp, đơn giản, đem lại hiệu quả tốt.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ theo số Hotline 1900 1806.

Tẩy Trắng Răng Cho Con Bú Có Được Không?

Câu hỏi: Chào bác sĩ! Xin cho em hỏi tẩy trắng răng cho con bú được không ạ? Hàm răng của em bị xỉn màu, em muốn đi tẩy trắng răng. Tuy nhiên, vì em đang ở trong giai đoạn cho con bú, nên nhiều người khuyên em không nên thực hiện. Vậy nên mong bác sĩ tư vấn giúp (Thanh My – 28 tuổi – Nam Hà).

Tẩy trắng răng là một giải pháp làm răng thẩm mỹ được sử dụng để cải thiện màu sắc của răng, giúp hàm răng trở nên trắng sáng và đều màu hơn (màu răng ban đầu). Để làm được điều này, bác sĩ sẽ dùng đến hóa chất hoặc hóa chất kết hợp với năng lượng ánh sáng, tạo ra phản ứng oxi hóa khử cắt đứt hết các nối đôi tạo màu bên trong men răng.

Tẩy Trắng Răng Cho Con Bú Được Không? {Tư Vấn Nha Khoa}

Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh rằng các bà mẹ đang cho con bú không thể tẩy trắng, cũng như việc tẩy trắng răng sẽ gây hại đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các mẹ có thể tùy ý sử dụng giải pháp làm răng thẩm mỹ này.

Vậy, tẩy trắng răng cho con bú được không? Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kì, các bà mẹ đang mang thai và cho con bú nếu muốn thực hiện tẩy trắng răng, thì hãy đến trực tiếp trung tâm nha khoa để bác sĩ thăm khám và có những tư vấn chính xác nhất.

Cách Tẩy Trắng Răng Tại Nhà Đơn Giản Cho Các Bà Mẹ

Than hoạt tính: Hãy nghiên nát vài viên than hoạt tính (nên mua than tại các hiệu thuốc tây), tiếp theo trộn bột thân với nước để thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó, đưa một ít hỗn hợp này lên bàn chải và đánh răng trong 5 phút. Cuối cùng, súc miệng lại với nước sạch. Lưu ý: Nên thực hiện 1 tuần/lần.

Súc miệng với dầu: Lấy một muỗng dầu (dầu dừa, dầu oliu, dầu hướng dương, dầu đậu phộng….) và súc miệng trong 20 phút (nên thực hiện vào buổi sáng trước khi ăn). Sau đó, nhổ dầu ra và súc miệng lại với nước muối ấm. Cuối cùng, chải răng như bình thường.

Sử dụng bột nghệ: Hãy lấy 1 muỗng canh bột nghệ và hòa chung với nước cho đến khi thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó, lấy hỗn hợp này và chải răng trong vòng 5 phút, nên chải lên toàn bộ bề mặt răng. Cuối cùng, súc miệng với nước và chải răng lại như bình thường.

NHA KHOA QU ỐC TẾ Á CHÂU

TĐTel: 043 9940951 *Mobile: 0912958635 Email: [email protected] ịa chỉ: 137 An Trạch – Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội. ư vấn & CSKH (24/7): 0987302621

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Tẩy trắng răng ăn gì ??

Có Nên Nhổ Răng Số 8 Không?

Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn, là chiếc răng mọc cuối cùng trong cung hàm, thường mọc trong độ tuổi từ 17-25 tuổi, một số trường hợp đặc biệt có thể mọc ở độ tuổi 30. Vậy có nên nhổ răng số 8 không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi gặp phải tình trạng này.

Theo các bác sĩ nha khoa Minh Châu thì bình thường trên một cung hàm sẽ chỉ đủ chỗ cho 16 chiếc răng, chính vì thế sự xuất hiện của chiếc răng số 8 sẽ khiến cho cung hàm không thể đủ chỗ để chứa nó, từ đó dẫn đến tình trạng răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm. Về lâu dài, nếu không nhổ bỏ chiếc răng này sẽ dẫn tới viêm lợi, viêm nha chu, viêm mô tế bào và nghiêm trọng hơn là sẽ bị ảnh hưởng tới những chiếc răng kế cạnh gây tổn thương răng miệng.

– Gây ra sâu răng: vì răng khôn nằm trong ở vị trí trong cùng của khung hàm nên rất dễ bị dắt thức ăn và khó vệ sinh răng miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn tới hậu quả sâu răng và nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ gây đau nhức kéo dài và nghiêm trọng hơn là sẽ bị nhiễm trùng.

– Các răng chen chúc nhau: khi không có đủ vị trí để trồi lên thì răng khôn sẽ lấn sang bên cạnh hoặc mọc đâm ngang vào chiếc răng kế cạnh, làm các răng bên cạnh chen lấn và xô đẩy nhau. Từ đó thể dẫn tới tiêu xương chân răng, gây lung lay dẫn tới viêm nhiễm và mất răng.

– Viêm nướu: Sự tích tụ thức ăn và vi khuẩn gây ra triệu chứng hôi miệng, gây viêm nướu và làm lây lan tổn thương tới những răng bên cạnh. Nếu bị viêm nướu mà không chữa trị còn đe dọa đến tính mạng người bệnh.

– Ngoài ra nếu không nhổ răng số 8 kịp thời còn có thể dẫn tới sưng lợi do lợi trùm, làm hỏng tủy răng, ảnh hưởng đến sự hoạt động của khung xương hàm, các cơn đau đớn khiến bạn mất ăn, mất ngủ không thể tập trung…

Có Nên Nhổ Răng Khôn Số 8 Không?

Cấu trúc hàm đã ổn định là lý do chính khiến răng khôn mọc lệch

Bước sang tuổi 18, cấu tạo xương hàm đã phát triển đầy đủ và ổn định về kích thước, mật độ, chiều cao. Trong khi các răng khác đã mọc đầy đủ và là những răng “trưởng thành”, khó dịch chuyển tự nhiên được, vị trí của chúng đã được cố định hoàn toàn.

Lúc này răng khôn mọc lên không thể chiếm được chỗ của các răng khác, cũng không làm thay đổi được cấu tạo hàm để có thêm diện tích cho răng mọc. Bởi vậy, giống như “bản năng”, chúng sẽ len lách trong xương theo chiều dễ mọc. Khi đó khả năng để chúng mọc thẳng sẽ rất ít và cũng là lý do khiến tỷ lệ răng khôn mọc lệch, mọc ngang, mọc ngầm luôn chiếm phần nhiều.

Nướu cứng chắc, ổn định cũng góp phần khiến răng số 8 mọc lệch

Nướu là bộ phận cản trở quá trình trồi lên của răng khá nhiều. Khi ở độ tuổi trưởng thành, nướu phủ dày và chắc chắn trên xương hàm. Để có thể tách lợi mọc lên, răng khôn phải rất “vất vả”.

Việc mọc lên của răng khôn trong thời điểm này vì thế trở nên khó khăn hơn, không chỉ làm chậm thời gian mọc của răng mà còn ảnh hưởng đến chiều răng mọc. Với khoảng nướu trống vừa nhỏ lại vừa cứng chắc, răng khôn buộc phải tìm cách trồi lên, đôi khi không thẳng với răng toàn hàm và thậm chí còn mọc ngang (lệch 90 độ).

Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) thường mọc trễ trong khoảng độ tuổi từ 18 – 25 tuổi khi 28 răng đã đầy đủ và ổn định trên cung hàm, xương hàm cũng gần như cố định. Dấu hiệu ban đầu để biết đang mọc răng khôn là sưng lợi, đau nhức âm ỉ. Hầu hết người bệnh đều phiền não với những gì răng số 8 mang lại nên mọi người sẽ thường có ý định loại bỏ nó ra ngoài miệng.

Với trường hợp mọc thẳng

Bởi việc răng khôn mọc lên rất khó khăn, nên mỗi lần mọc răng khôn ít nhiều sẽ gây đau nhức cho bạn. Tuy nhiên, nếu răng mọc thẳng thì không vấn đề gì. Bạn hãy cứ để răng mọc tự nhiên bởi việc mọc răng khôn không ảnh hưởng đến sức khỏe và việc ăn nhai, khi răng mọc đầy đủ thì những dấu hiệu đau nhức cũng sẽ hết.

Khi này, bạn có thể thực hiện một số biện pháp giảm đau răng khôn tại nhà như chườm đá, ngậm 1 nhánh tỏi hay 1 lát gừng, kết hợp với súc miệng nước muối hàng ngày phòng các bệnh răng miệng.

Lưu ý: Răng khôn mọc thẳng nhưng bị viêm lợi trùm thì vẫn nên nhổ bỏ để tránh lây nhiễm bệnh sang răng bên cạnh.

Với trường hợp mọc lệch, mọc ngang

Khi chiếc răng số 8 của bạn ở thế mọc lệch 45 độ hay thậm chí là 90 độ (mọc ngang) thì việc nhổ bỏ là điều bắt buộc nếu bạn không muốn phải hứng chịu những cơn đau điếng người.

Nhiều trường hợp răng khôn mọc lệch, có thể kéo dài nhiều năm răng mới mọc hoàn chỉnh. Mỗi đợt nhú lên của răng, người bệnh sẽ phải chịu một đợt đau đớn trong vài ngày. Đặc điểm của cơn đau này rất khác với đau răng bình thường. Đau thường kèm theo nhức buốt, sưng mô quanh răng, sưng má thậm chí nặng hơn là làm tăng nhiệt độ cơ thể gây ra sốt, hàm cứng khó cử động và mở ra để ăn nhai như bình thường.

Có nên nhổ răng khôn số 8 không

Răng khôn mọc ngầm, mầm răng không thể đâm lên được sẽ chia làm 2 trường hợp:

+ Răng mọc ngầm nhưng mọc thẳng: cần rạch nướu để răng đâm lên mọc như bình thường.

+ Răng mọc ngầm và bị lệch: chỉ định nhổ răng tránh biến chứng về sau.

Đa số thì các trường hợp răng khôn mọc lệch, trục răng không thẳng, đôi khi mọc ngược vào trong xương hàm. Muốn xác định được chính xác cần được soi chụp, nhìn bằng mắt thường không thể biết được trục răng như thế nào. Để biết chắc có nên nhổ răng khôn không bạn vẫn nên khám cụ thể mới xác định được bởi 80% răng còn bị nướu phủ bạn không nhìn thấy được.

+ Răng khôn mọc trong cùng của cung hàm, không có chức năng ăn nhai rõ ràng nên kể cả trường hợp răng khôn mọc lệch nhưng không đau thì giữ cũng không để làm gì.

+ Răng mọc lệch gây xô đẩy cả hàm răng, ảnh hưởng khiến răng số 7 lung lay và rụng.

+ Răng khôn mọc lệch là nơi thuận lợi khiến vi khuẩn phát triển gây bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng,…

Băn khoăn có nên nhổ răng khôn số 8 không thường xuất phát từ sự sợ hãi với biến chứng, không an toàn của kỹ thuật cũ. Chính những ám ảnh của kỹ thuật cũ khiến người bệnh không dám đi nhổ răng khôn.