Chó Thường Cắn Có Sao Không / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Thanhlongicc.edu.vn

Trẻ Bị Chó Cắn: Chớ Coi Thường!

Mối nguy đến từ chính vật nuôi trong nhà

Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp trẻ bị chó cắn đều là do vật nuôi trong nhà hoặc vật nuôi của nhà hàng xóm. Hầu hết, các trẻ bị chó tấn công đều trong độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi, chưa có kỹ năng phòng vệ cho bản thân. Tình trạng trẻ bị chó tấn công tại nhiều địa phương trên cả nước trong thời gian qua đã khiến các bậc phụ huynh vô cùng hoang mang, lo lắng.

Ngày 21/3, Bệnh viện (BV) Xanh Pôn đã tiếp nhập một bệnh nhi nhập viện trong tình trạng lo sợ, hoảng loạn sau khi bị chó cắn. BS. Nguyễn Nam Giang – Phụ trách Khoa Bỏng BV Xanh Pôn – cho biết: Bệnh nhi Nguyễn T.H.Y. 3 tuổi (huyện Phú Xuyên, Hà Nội), nhập viện với nhiều vết thương ở phần mềm đùi trái kèm theo gãy xương kín. Gia đình của bệnh nhi cho biết, bé Y. là con thứ 4 trong gia đình, ở nhà bé rất ngoan. Sự việc xảy ra khi bé đang đi xe đạp trẻ em ở ngoài cổng thì bất ngờ con chó của hàng xóm đứt xích xông ra tấn công bé. Các BS đã tiến hành điều trị và ghép da tự thân cho bé ở những phần da bị thiếu hụt.

Ngày 19/4, Khoa Cấp cứu BV Trung ương Thái Nguyên đã tiếp nhận một bé trai 7 tuổi (xã Khôi Kỳ, Đại Từ) nhập viện trong tình trạng rối loạn hôn mê, rối loạn nhịp thở, có vết thương phức tạp ở vùng nách hai bên, dập nát vùng cánh tay trái và hậu môn vì bị chó cắn. Các BS chẩn đoán bé bị đa tổn thương ở nhiều vùng cơ thể nên khẩn trương cấp cứu và khâu gần 200 mũi. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng, cháu bé đã không qua khỏi.

Trước đó, vào ngày 3/4, BV Việt Đức đã tiếp nhận trường hợp bé 7 tuổi (thị trấn Lương Bằng, Kim Động, Hưng Yên) nhập viện trong tình trạng đồng tử 2 bên giãn, không đo được huyết áp, đa vết thương do bị cả đàn chó dữ lao vào tấn công. Gia đình bé cho hay, cả chục con chó lao vào cùng lúc khiến cháu bé ngã xuống và cố gắng chạy thoát nhưng không được, đến khi người dân xung quanh phát hiện đưa bé đi cấp cứu tại BV Đa khoa Hưng Yên thì bé đã không qua khỏi vì vết thương quá nặng.

Tại Nghệ An, một bé gái 22 tháng tuổi cũng đã tử vong vì bị chó nhà hàng xóm tấn công vào ngày 11/7. Theo đó, ngày 10/7 khi bé đang chơi đùa với chị gái ở cổng nhà thì bị chó becgie của hàng xóm xổng chuồng tấn công gây thương tích nặng. Mặc dù đã được gia đình đưa vào BV Đa khoa Nghi Lộc để cấp cứu nhưng vì vết thương quá nặng nên bé đã tử vong. Các BS cho biết, bé vào viện trong tình trạng nguy kịch, đa chấn thương, bất tỉnh tại chỗ và có nhiều vết thương ở mạn sườn.

Gần đây nhất, ngày 18/7, một bé trai 10 tuổi (xã Hoà Phong, huyện Krông Bông, Đắk Lắk) đã tử vong vì bị chó dại cắn. Được biết, bé Ai Thơi bị chó nhà hàng xóm cắn vào chân nhưng vì vết thương nhỏ, ít đau nhức nên gia đình không theo dõi và cũng không đưa bé đi tiêm vaccine phòng bệnh dại. Khi bé xuất hiện các triệu chứng sốt, mệt mỏi, không ăn uống, sợ gió, gia đình mới đưa bé đến BV Đa khoa huyện Krông Bông khám sau đó chuyển lên BV Đa khoa vùng Tây Nguyên để điều trị. Các BS chẩn đoán bé bị bệnh dại lên cơn. Đến ngày hôm sau bé đã tử vong.

Có thể thấy, chỉ trong hơn 6 tháng đầu năm 2023, vụ việc trẻ bị chó tấn công gây thương tích, thậm chí dẫn đến tử vong đã liên tiếp xảy ra tại các địa phương trên cả nước. Đáng chú ý, hầu hết các trường hợp trẻ đều bị tấn công bởi chó thả rông, không có rọ mõm và không có các biện pháp bảo hộ. Nhưng đáng buồn hơn là trường hợp trẻ tử vong chỉ vì gia đình chủ quan, không quan tâm, chú ý đưa bé tiêm phòng dại sau khi bị chó cắn, cho rằng đó chỉ là một vết cắn nhỏ không đáng ngại.

Không chủ quan khi bị chó cắn

Thời tiết mùa hè là điều kiện thuận lợi để nhiều dịch bệnh phát triển, đặc biệt là bệnh dại. Thực tế cho thấy, nhiều gia đình sau khi có người thân bị chó cắn, nghĩ là chó nhà nên đã không đến các cơ sở y tế để tiêm phòng. Chính sự chủ quan, thiếu hiểu biết về bệnh dại và cách xử trí khi bị chó cắn mà nhiều vụ việc thương tâm đã xảy ra.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh dại thường gia tăng vào mùa hè, thời gian ủ bệnh kéo dài, sớm nhất là nửa tháng, đa số là vài ba tháng, có người đến vài năm. Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm do virus dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật. Thời gian phát bệnh phụ thuộc vào vị trí bị chó cắn. Đặc biệt, chỗ bị chó cắn càng gần thần kinh trung ương thì nạn nhân càng phát bệnh nhanh. Chính vì vậy, khi bị chó cắn ở những vị trí như đầu, mặt, cổ thì cần phải tiêm huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt trong vòng 12 giờ sau khi bị chó cắn.

BS Nguyễn Trung Cấp – Khoa Cấp cứu, BV Nhiệt đới Trung ương – cho biết: Bệnh dại lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của con vật dại trên vùng da bị tổn thương. Bệnh dại trên cơ thể người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vaccine hay huyết thanh kháng dại. Tiêm huyết thanh là đưa vào một lượng kháng thể sẵn có vào cơ thể để trung hoà với virus dại, còn vaccine là nhằm củng cố miễn dịch lâu dài về sau.

Biểu hiện của bệnh dại trên cơ thể người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như là 100% đối với cả người và động vật. Dấu hiệu nhận biết chó dại là chó sẽ có những thay đổi trong hành vi thông thường như cắm đầu chạy không có nguyên nhân, chui rúc vào chỗ tối, hoảng sợ, né tránh, cắn khi không bị trêu chọc, tiết nhiều nước bọt hoặc sùi bọt mép. Vì đói nên chó có thể nhai mọi thứ, nhiều con bị liệt hai chân nên đi vòng tròn…

Trường hợp biết chính xác con chó bị dại, ốm hoặc cắn xong một ngày thì chết cần phải đến ngay các cơ sở y tế để tiêm huyết thanh, sau đó tiêm vaccine phòng bệnh dại. Nếu vết cắn nhẹ, xảy ra ở chân, xa thần kinh trung ương và tại thời điểm cắn người con vật vẫn bình thường thì cần theo dõi chó trong vòng 10 đến 15 ngày. Trong thời gian theo dõi, nếu phát hiện chó có dấu hiệu bỏ ăn, chết, mất tích… cần phải tiêm vaccine phòng dại ngay. Tuy nhiên, nếu đến cơ sở y tế muộn sau khi bị chó cắn thì việc tiêm huyết thanh kháng dại sẽ không còn tác dụng. Các BS khuyến cáo, tốt hơn hết nên tiêm vaccine ngay sau khi bị chó cắn. Cùng với đó, phải tiêm phòng đủ liều theo quy định, đúng liều lượng, kỹ thuật và tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn. Khi bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn, phải rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng hay nước muối hoà đặc dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn… Xử lý vết thương tại chỗ càng sớm thì tác dụng sát khuẩn, phòng virus dại sẽ càng có hiệu quả. Sau đó, người nghi bị chó dại cắn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị dự phòng.

Được biết, những người có nguy cơ cao mắc bệnh dại là những cán bộ làm công tác thú y, kiểm lâm, chế biến thực phẩm, trẻ dưới 15 tuổi hay thích chơi với chó mèo… nên tiêm vaccine phòng bệnh dại.

Trước tình hình nhiều trường hợp bị chó cắn để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh dại, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân cần tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm; không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo. Khi bị chó, mèo cắn cần rửa kỹ vết thương bằng xà phòng trong vòng 15 phút, nếu không có xà phòng thì rửa bằng nước sạch; sau đó rửa bằng cồn 70% hoặc cồn Iod, Povidone, Iodine. Hạn chế làm dập vết thương, không được băng kín vết thương và đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng ngừa mới không bị bệnh dại. Đặc biệt, người dân tuyệt đối không được dùng thuốc nam, nhờ thầy lang hoặc tự chữa khi bị chó cắn.

Bị Ve Chó Cắn Có Sao Không?

Bị ve chó cắn có sao không? Bọ chét (hay ve chó) là loài ký sinh trùng có thể gây bệnh và làm vật trung gian cho một số căn bệnh truyền nhiễm ở người.

Thời tiết đang vào màu nồm, không khí nóng ẩm rất dễ tạo điều kiện cho ve chó phát triển và tấn công.

Ve chó hay còn có tên gọi khác là bọ chét, ve gỗ là loại ký sinh màu nâu thường bám vào da động vật hút máu. Những gia đình có nuôi chó, mèo, nguy cơ ve chó có thể lây từ vật chủ sang người và chuyển sang sống ký sinh trên người là rất cao.

Những con ve chó có kích thước bằng hạt dưa hấu, màu nâu bám vào da và hút máu trong vòng từ 3 tới 6 ngày. Sau khi hút no máu thì những loài ve này thường sưng to lên nên rất dễ nhận thấy.

Thời gian xuất hiện của ve chó

Theo các nhà sinh vật học, ve chó có thể ký sinh trên cơ thể người khi chúng đang ở giai đoạn trưởng thành. Nhất là sau thời gian bạn đi du lịch, chuyển nhà mới…

Bị ve chó cắn có sao không? Ve chó thường là côn trùng sống ký sinh trên cơ thể, hút máu để sống

Ở miền Bắc Việt Nam thì ve chó phát triển nhiều vào tháng 2 tháng 3 khi thời tiết chuyển từ mùa đông sang mùa xuân hè.

Ve chó phát triển trong điều kiện nóng ẩm, thích hợp ở nhiệt độ 21-35oC và độ ẩm 70- 85%. Tuy nhiên, ở nhiệt độ phòng, bọ chét có thể tồn tại và phát triển quanh năm.

Ve chó có thể ký sinh trên cơ thể người, sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên do con người thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, không có nhiều lông như chó nên ve chó rất khó ở lại lâu mà chỉ cắn, hút máu bạn rồi bỏ đi.

Đặc biệt hơn khi bạn ôm chó hoặc ở gần với chó rất dễ bị lây nhiễm ve chó. Lúc mời đầu bị ve chó cắn bạn sẽ không cảm thấy đau, ngứa nên chúng thường bị bỏ qua, không để ý. Khi bị ve chó cắn thì sau một thời gian người bị cắn và đặc biệt là trẻ nhỏ có thể bị ốm,sốt, bị phát ban, nổi nốt, thủy đậu.

Bị ve chó cắn có sao không?

Khi bị ve chó cắn, thường nạn nhân không có biểu hiện gì ngoài những trường hợp dị ứng với ve. Lúc này cơ thể bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.

Ve chó cắn không nguy hiểm, nhưng chúng lại là những tác nhân gây bệnh và lây truyền dịch bệnh từ cá thể này sang cá thể khác.

Thông thường, khi ve chó xâm nhập cơ thể người, chúng có thể đốt, hút máu khiến cơ thể có phản ứng ban đầu là sẩn ngứa. Bên cạnh đó là để lại các sẩn huyết thanh kích thước 1-2mm, gờ cao hơn mặt da, đỉnh chóp sẩn có mụn nước nhỏ, rất ngứa. Trường hợp phản ứng mạnh có thể thấy hiện tượng viêm tấy đỏ lan toả xung quanh sẩn.

Bị ve chó cắn có sao không? Ve chó không gây hại nhưng chúng là những tác nhân gây bệnh truyền nhiễm sang người

Tổn thương do ve chó gây ra có thể xuất hiện ở những phần da hở hoặc ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với con vật khi người ta ôm, bế chúng như: Vùng cổ, mặt, tay, chân, vùng quanh thắt lưng… nhưng chủ yếu là ở chân và tay.

Những bệnh mà bạn có thể mắc phải khi bị ve chó cắn như:

– Viêm da: Nước bọt của ve chó có chứa độc tố gây hại cho ta. Chúng sẽ được truyền và cơ thể con người sau khi bám vào da và đốt, gây viêm tấy trên da nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn, nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị thì sau 5-7 ngày những độc tố này sẽ gây ra các hội chứng liệt và khó nói, đau họng, khó thở cho người lớn. Nếu là trẻ em dưới 2 tuổi, độc tố còn có khả năng gây hôn mê và thậm chí tử vong.

– Dị ứng da: Thông thường khi bị ve chó cắn, nếu nehj bạn chỉ bị dị ứng ngoài da mà không gây nguy hiểm tới cơ thể nếu được phát hiện kịp thời. Do vậy khi thấy trên da xuất hiện các vết lõm vfa côn trùng nhỏ màu đen bams vào thì cần đến các cơ sở y tế để lấy ve ra. Không tự ý lấu ve ra vì nếu làm đứt phần miệng con ve bám vào cơ thể sẽ làm dị ứng nặng hơn và rất khó trị, thậm chí là nhiễm trùng kéo dài.

– Gây sốt cao: Không chỉ hút máu động vật mà ve chó còn khiến con người sốt nặng. Khi ve chó bám vào da người, chúng sẽ nằm yên ở đó để hút máu. Tuy nhiên sau đó vết đốt sẽ sưng nặng gây đau và cuối cùng là sốt cao. Biểu hiện do ve chó đốt rất giống với muỗi đốt nên ta thường không phát hiện ra được nguyên nhân và không điều trị kịp thời. Đáng lo ngại là các vết đốt này sẽ lan nhanh và gây dị ứng da với những nốt đỏ mất thẩm mỹ. Đối tượng dễ bị ve chó đốt nhất là trẻ em với hệ miễn dịch yếu và không phân biệt được các loại côn trùng.

ve chó thường truyền bệnh sốt nổi đốm Rocky và sốt Colorado. Ve nai có kích cỡ của đầu kim tăm và loài này truyền bệnh phát ban kinh niên.

Cách xử lý khi bi ve cắn

– Dùng nhíp và chụp lấy ve ở vùng càng gần da càng tốt, hãy cố gắng gắp trúng đầu nó. Sau đó kéo từ từ cho tới khi ve thả chân ra khỏi da. Đừng kéo hay giật quá mạnh và đột ngột vì hành động này có thể kéo đứt phần đầu hay miệng của ve. Cũng không được dùng nhíp bóp chết ve vì sẽ khiến mầm bệnh lây lan.

– Nếu phần đầu ve vẫn còn dính trên da bạn dùng kim vô trùng loại từng phần của ve trên da.

– Sau đó bôi thuốc mỡ kháng viêm lên vết cắn một lần. Vứt ve đi bằng cách thả nó ra ngoài hoặc xả vào bồn cầu.

– Không giết ve bằng tay bởi làm vậy sẽ tăng nguy cơ bạn bị nhiễm bệnh. Sau khi đã vứt ve đi, hãy rửa lại tay thật sạch bằng nước và xà phòng.

– Ve sẽ không thể buông khỏi da khi nó bị phủ bằng dầu bôi trơn, sơn móng tay hay cồn. Vì loài ve chỉ thở vài lần một giờ nên cách lấy ve ra bằng việc hơ diêm nóng gần ve sẽ không hiệu quả, ngược lại còn có thể khiến cho ve nôn ra dịch tiết vào vết cắn.

Cách tốt nhất là bạn nên đến trung tâm y tế để được gỡ ve ra, tránh việc làm tự ý tại nhà khiến vết cắn bị nhiễm trùng.

Bị ve chó cắn có sao không? Khi bị ve chó cắn, nên đến trung tâm y tế để gỡ ve ra tránh nhiễm trùng Phòng ngừa ve cắn

– Hãy xịt một ít thuốc diệt côn trùng lên giày và vớ.

– kiểm tra tóc, da đầu, cổ, nách và bẹn vì đó là những địa điểm yêu thích của ve. Loại bỏ ve kịp thời có thể giúp tránh nhiễm trùng. Để ve có thể truyền được bệnh phát ban, nó cần hút máu ít nhất trong vòng 24 giờ. Ve sẽ dễ dàng loại bỏ hơn nếu chúng bị lấy ra khi chưa dính chặt vào da.

– Hãy chăm sóc và tắm rửa chó cưng của bạn thường xuyên vào mùa xuân và mùa hè để kiểm tra và bắt ve ra ngay nếu bạn phát hiện.

Hãy thăm khám bác sĩ ngay nếu vết đốt khiến bé bị sốt hoặc phát ban gần phát vết ve cắn để có những biện pháp chữa trị kịp thời và phù hợp.

Chó Cắn Không Chảy Máu Có Sao Không?

Tình hình chó thả hoang và không được rọ mõm, đã gây ra những vụ chó cắn cho người dân, khiến cho những người đi đường cảm thấy ám ảnh và lo lắng. Khi bị chó cắn không chảy máu có sao không? cũng như có cần đi tiêm phòng hay không là những câu hỏi được nhiều bạn quan tâm.

Chó cắn không chảy máu có sao không?

Liên tiếp những vụ chó cắn thương tâm, đã khiến cho rất nhiều người hoang mang. Do vậy, khi bị chó cắn không chảy máu có sao không?

Theo các bác sỹ, thì bị chó cắn không nên chủ quan và coi thường, trong trường hợp bị chó cắn mà chảy máu thì tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên nếu bạn thấy không bị chảy máu, mà chỉ bị bầm tím, nhưng rất có thể sẽ có những vết trầy xước rất nhỏ, bằng mắt thường bạn sẽ không thấy.

Trong trường hợp con chó cắn mà bị dại, thì nguy cơ lây nhiễm dại vẫn xảy ra, tốt nhất khi bị chó cắn bạn nên đi tiêm phòng ở các trung tâm y tế trong thời gian sớm nhất.

Sơ cứu ban đầu khi bị chó cắn

– Làm sạch vết thương là điều quan trọng nhất, khi bị chó cắn, vết thương phải được rửa dưới vòi nước chảy, để loại bỏ các mầm bệnh, dùng xà bông và nước để rửa vết thương, bạn nên lưu ý rửa nhẹ nhàng, chứ không được chà xát mạnh.

– Dùng thuốc sát trùng để làm sạch vết chó cắn, có thể sử dụng cồn hay oxy già, để loại bỏ vi khuẩn.

– Nâng cao vùng bị thương, trong trường hợp bị chó cắn vào vùng chân hay tay cần giơ cao vùng bị thương lên, việc này rất quan trọng. Do khi chó cắn bị chảy máu, cách làm này sẽ hạn chế chảy máu và giúp cầm máu hiệu quả.

Sau khi đã làm các bước sơ cứu ban đầu, tốt nhất nên đưa người bị chó cắn đến các trung tâm y tế dự phòng, để tiêm phòng dại. Đồng thời thông báo với bác sỹ về tình trạng con vật đã cắn, và theo dõi con vật trong vòng 15 ngày kể từ khi bị cắn.

Trong thời gian 15 ngày, nếu con chó có biểu hiện ốm, chết, mất tích hãy đến gặp bác sỹ ngay.

Phòng chống bệnh dại như thế nào?

Để phòng chống bệnh dại xảy ra, người dân hãy thực hiện:

– Hạn chế nuôi chó mèo, nếu nuôi phải tiến hành tiêm phòng bệnh dại định kỳ theo đúng hướng dẫn của Thú Y.

– Nuôi chó mèo phải nhốt trong chuồng, không được thả rông, cũng như không được cho trẻ nhỏ chơi đùa với những con vật này.

– Tiêm vắc xin phòng bệnh dại cần tuân thủ đúng như tiêm đủ mũi, đúng lịch, không uống rượu bia, không dùng thuốc corticoid và thuốc ức chế miễn dịch.

– Không tiếp xúc với những con vật bị nghi dại, cũng như không mua bán, hay vận chuyển vật nuôi ra vào vùng dịch.

– Cần tiêu hủy ngay chó mèo bị dại,

Chó Cắn Sau 3 Tháng Chó Vẫn Khỏe Mạnh Có Sao Không

Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tới iCNM,

Bác sỹ xin trả lời câu hỏi của anh như sau:

Đối với các trường hợp người bị chó, mèo, động vật nghi dại cắn, liếm hoặc bị nước bọt của động vật nghi dại dính vào niêm mạc (như mắt, miệng, niêm mạc bộ phận sinh dục) hoặc các phơi nhiễm với bệnh phẩm/vi rút dại tại phòng thí nghiệm thì nguyên tắc điều trị như sau:

1. Điều trị dự phòng:

Bệnh dại phần lớn có thời gian ủ bệnh dài, do vậy có thể điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với nguyên tắc:

– Rửa kỹ vết cắn càng sớm càng tốt

– Tiêm vắc xin dại càng sớm càng tốt

– Phải tiêm đủ liều (theo đúng phác đồ) để đảm bảo rằng có đáp ứng miễn dịch trước khi vi rút xâm nhập vào thần kinh trung ương.

Với người bị phơi nhiễm mà chưa tiêm vaccin phòng dại

+ Phác đồ tiêm bắp: tiêm 5 liều vào ngày 0 (ngày tiêm mũi đầu tiên), ngày 3, ngày 7, ngày 14 và ngày 28 (tính từ mũi tiêm thứ nhất).

+ Phác đồ tiêm dưới da: liều tiêm là 0,1 ml/mũi, tiêm 8 mũi vào các ngày: ngày 0, ngày 3, ngày 7 và ngày 28, mỗi ngày 2 mũi trong da ở mặt trên ngoài cánh tay 2 bên

Với người đã phơi nhiễm với dại và đã tiêm phòng bệnh dại: Tiêm 2 mũi văc xin đường tiêm bắp hoặc trong da vào ngày 0 và 3 (tiêm trong da 0,1ml/mũi).

2. Sử dụng huyết thanh kháng dại phối hợp với vaccine nếu vết cắn ở mức độ 3.

3. Xử lý vết thương do súc vật nghi dại cắn

– Xối rữa kỹ tất cả các vết cắn/cào trong 15 phút với nước và xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 40 độ-70 độ hoặc cồn i ốt để làm giảm thiểu lượng vi rút tại vết cắn.

– Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn.

– Tiêm phòng uốn ván, chống nhiễm trùng bằng kháng sinh trong trường hợp cần thiết.

4. Không được làm

– Sờ vào vết thương bằng tay không

– Cho các chất kích thích vào vết thương như đất, dầu, lá thơm, lá trầu không…

– Khâu vết thương: không được làm dập nát vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn, tránh khâu vết thương, trừ trường hợp chảy máu quá nhiều thì thắt mạch làm giảm chảy máu. Trong trường hợp bắt buộc phải khâu vết thương nên trì hoãn sau vài giờ đến 3 ngày và nên khâu ngắt quãng/bỏ mũi sau khi đã tiêm phong bế huyết thanh kháng dại vào tất cả các vị trí của vết thương.

– Đốt vết thương

*** Trường hợp của anh đã 3 tháng kể từ ngày bị chó cắn mà hiện tại chó khỏe mạnh thì không có chỉ định tiêm phòng dại.

Vị trí ngón chân của anh bị ngứa và dị cảm thì bác nên đến khám bác sỹ chuyên khoa thần kinh và da liễu để khám và tư vấn cụ thể vì có thể đây là biểu hiện bệnh lý da liễu, thần kinh… khác

Chúc anh nhiều sức khỏe! BS Nguyễn Thị Huyền.

Mọi chi tiết về dịch vụ cần được hỗ trợ thêm, đặt lịch khám tại bệnh viện hoặc đặt lịch xét nghiệm máu tại nhà, anh vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 (phục vụ 24/24) của MEDLATEC hoặc hotline 0945988588 (trong giờ hành chính), hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà qua tính năng đặt lịch của ứng dụng iCNM.

Hệ thống y tế MEDLATEC:

– Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC Ba Đình: 42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.

– Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội

– Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Xuân: Số 3 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

– MEDLATEC chúng tôi 98 Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

– Và các chi nhánh tại 15 tỉnh thành, thực hiện dịch vụ xét nghiệm tại nhà ở 43 tỉnh thành khác trên toàn quốc.

Vì Sao Có Người Hay Bị Chó Cắn?

“Ví dụ, mới thứ ba tuần trước thôi, tôi đang vội xuống phố vì muộn giờ hẹn ăn trưa. Vừa đi qua một phụ nữ đang dắt con chó béc-giê thì con chó này bỗng lao tới cắn chân tôi”, chàng trai trong độ tuổi 20 tiếp tục than phiền với tiến sĩ Stanley Coren, giáo sư khoa Tâm lý Đại học British Columbia (Canada). “May mắn, vết thương không quá tệ, chỉ chảy máu một chút. Người phụ nữ xin lỗi, nói rằng đã nuôi con chó này hai năm rưỡi và nó chưa từng hung dữ như vậy với ai cho đến lúc gặp tôi”.

Trong lúc lắng nghe vị khách trẻ, tiến sĩ Stanley Coren quan sát ngôn ngữ cơ thể của anh ta. Chuyên gia tâm lý nhận thấy chàng trai vừa nói chuyện vừa tự xoa má và vuốt tóc. Anh này cũng chớp mắt nhiều hơn người bình thường, hay bặm môi, nắm chặt tay, liên tục đổ người từ bên này sang bên kia. Đó đều là những dấu hiệu không lời của sự lo âu, căng thẳng và điều khiến tiến sĩ Coren thắc mắc là tại sao chúng cùng lúc xuất hiện ở chàng trai.

“Nhiều nhà tâm lý học lâm sàng tin rằng nếu một cá nhân biểu hiện quá nhiều hành vi gắn với cảm xúc trong thời gian dài, đó có thể là đặc điểm tính cách của họ chứ không đơn thuần là phản ứng với tình huống tức thời”, tiến sĩ Coren lý giải. “Ý tưởng lóe lên trong đầu tôi lúc đó là anh ta không lo lắng vì sợ chó cắn mà có thể đang gặp vấn đề tâm lý”.

Tiến sĩ Coren cho rằng kết luận của ông một phần đến từ nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dịch tễ học và Sức khỏe Cộng đồng. Nghiên cứu do nhóm chuyên gia từ Đại học Liverpool tiến hành, đứng đầu là nhà dịch tễ học Carri Westgarth, nhằm mục đích tìm hiểu hiện tượng bị chó cắn có phổ biến hay không và những đặc điểm nào khiến con người thường xuyên hoặc ít bị cắn.

Từ dữ liệu do gần 700 người dân ở Cheshire (Anh) cung cấp, nhóm nghiên cứu nhận thấy bị chó cắn không phải là hiện tượng phổ biến, tỷ lệ chỉ khoảng 19 vụ trên 1.000 người mỗi năm và rất ít trong số này cần can thiệp y tế. Thông thường, con chó tấn công không quen biết người bị cắn.

Theo tiến sĩ Coren, một người có tâm lý bất ổn hay được mô tả là bị bao quanh bởi sự bất an, nỗi sợ, tự ti và lo lắng. Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra người tâm lý bất ổn hay gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần nặng hơn những người khác, từ lạm dụng chất gây nghiện đến rối loạn lo âu. Về mặt thể chất, họ có nguy cơ cao bị hen suyễn, bệnh tim mạch, hội chứng ruột kích thích.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Liverpool chưa giải thích được vì sao người tâm lý bất ổn lại hay bị chó cắn. Tiến sĩ Coren thì cho rằng sự lo lắng, bất an của nhóm đối tượng này khiến cơ thể họ phát ra các pheromones (phân tử mùi có ý nghĩa sinh học). “Một số pheromones giúp chó bình tĩnh hơn những không loại trừ khả năng cũng có những pheromones khiến loài vật này hung hăng hơn”, ông phân tích.

Bên cạnh đó, người tâm lý bất ổn cũng có thể có một số hành vi khiến chó chú ý họ hơn. Khi lo lắng, con người sẽ biểu hiện ra bên ngoài, giống như chàng trai tìm đến tiến sĩ Coren và chó là bậc thầy về đọc ngôn ngữ cơ thể.

Chưa kể, cảm xúc có thể lây lan. Nhìn một người đang bất an và sợ hãi, chúng ta dễ bị khó chịu theo. “Có khả năng chó cũng cảm nhận được điều tương tự và sự khó chịu ấy khiến chúng tấn công”, tiến sĩ Coren nói. “Những người tâm lý bất ổn trở thành mục tiêu bị cắn chỉ vì họ khiến những con chó ở gần không thoải mái”.

Thu Nguyệt (Theo Psychology Today)