Có Nên Đi Học Đại Học Hay Không?

Câu chuyện thứ nhất, có nên đi học đại học hay không?

Thứ nhất, liệu kiến thức và kỹ năng của con người có phải luôn luôn phải được xác nhận bằng chứng chỉ và bằng cấp?

Trên thực tế, kiến thức và kỹ năng của con người có được từ rất nhiều nguồn khác nhau, có thể qua đào tạo có chứng chỉ xác nhận (học qua trường lớp và các khóa học) hoặc không có chứng chỉ xác nhận (tự học, học từ người khác..). Nhưng chắc chắn để làm được một việc nhất định nào đó buộc họ phải có những kiến thức và kỹ năng nhất định. Chúng ta không nên chỉ nhìn vào chứng chỉ bằng cấp để đánh giá kiến thức và kỹ năng của một con người.

Vì vậy mới có chuyện nhiều người không học hết đại học nhưng họ có thể tạo nên những kỳ tích mà những người học thạc sỹ và tiến sỹ cũng không làm được.

Câu chuyện thứ hai, về tuyển dụng vị trí Teller cho ngân hàng. Có hai ứng viên:

Người thứ nhất mới chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học nhưng có kinh nghiệm giao tiếp và được đào tạo kỹ năng giao tiếp khách hàng, có học khóa học về các sản phẩm ngân hàng. Người thứ hai là thạc sỹ về kinh tế, cử nhân luật nhưng chưa học về sản phẩm ngân hàng và chưa học kỹ năng giao tiếp. Rõ ràng, nếu xét về khả năng để đảm nhiệm công việc Teller thì người thứ nhất phù hợp hơn vì bằng cấp và kinh nghiệm của họ là có ích và phù hợp hơn. Mặc dù người thứ hai có kiến thức rộng hơn nhưng lại không thực sự phù hợp với công việc.

Thứ hai, kiến thức hữu ích và kiến thức không hữu ích

Theo tôi, việc đánh giá một con người không phải dựa vào việc họ có bao nhiêu bằng cấp và kiến thức trong đầu mà quan trọng là họ có bao nhiêu kiến thức và kỹ năng có thể áp dụng vào thực tế có hiệu quả. Trong thời đại hiện nay việc có được kiến thức và kỹ năng là không khó. Cái khó là biết sử dụng và lựa chọn kiến thức nào hiệu quả và phục vụ cho mục đích của mình.

Câu chuyện thứ ba, tôi muốn kể về việc tôi dạy con.

Khi mới sang Canada, thì tôi khá chú trọng vào việc dạy con các kiến thức như làm quen với chữ, số.

Bạn Nên Đi Học Đại Học Hay Đi Làm?

1) Có kinh nghiệm làm việc 2) Kiếm tiền

Tự cấp, tự túc. Quyết định làm việc có nghĩa là bạn sẽ kiếm được một mức lương ổn định, cho phép bạn nuôi sống và chi tiêu cho bản thân mà không cần dựa vào hỗ trợ từ ba mẹ. Nó không chỉ làm giảm gánh nặng tài chính của gia đình bạn, nó cũng có nghĩa là bạn có thể bắt đầu mua các mặt hàng sang trọng nhất định do nhu cầu tiêu dùng của bạn tăng lên.

3) Bước vào môi trường công việc

Cuộc sống làm việc cũng sẽ giúp bạn tự phát triển những kỹ năng quan trọng rất cần thiết, hỗ trợ hiệu quả cho công việc của bạn. Trên tất cả, nó sẽ dạy cho bạn trở thành một người có trách nhiệm hơn. Tiếp xúc với các ngành công nghiệp khác nhau cũng mang lại nhiều lợi ích vì nó sẽ giúp bạn định hình, đưa ra những quyết định để phát triển nghề nghiệp của bạn.

Học Đại học, phải nhất định học Đại học! 1) Có trình độ chuyên môn cao hơn

Bằng Thạc sĩ giúp bạn có trình độ cao hơn và đó là một lợi thế cho công việc. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu Tracer của chính phủ Malaysia đã cho thấy rằng người có bằng sau đại học thường có được một mức lương khởi điểm cao hơn (66% bắt đầu với RM3000 +) so với người cỉ có bằng Cử nhân (17% bắt đầu với RM3000 +)

2) Thay đổi lĩnh vực

Nếu bạn đang mệt mỏi nghiên cứu những điều tương tự sau 4 năm bạn có cơ hội để thay đổi và thực hiện những đam mê mà bấy lâu bạn ấp ủ trong một lĩnh vực khác!! Hoặc nếu bạn đã làm việc đã được một thời gian, bạn có thể bắt đầu con đường chuyên nghiệp mới bằng cách lấy bằng thạc sĩ trong lĩnh vực hoàn toàn khác.

3) Yêu cầu công việc

Lấy trình độ sau đại học là một điều kiện tiên quyết để một số công việc, đặc biệt là những người làm việc trong lĩnh vực học thuật. Ví dụ, để đủ điều kiện cho vị trí giảng viên tại các trường đại học công lập của Malaysia, thạc sĩ là trình độ tối thiểu cần thiết. Vì vậy, nếu công việc trong mơ của bạn đòi hỏi phải có trình độ Thạc sỹ, thì việc học tiếp là hoàn toàn đúng đắn.

4) Thoả mãn đam mê của bạn

Đây cũng là yếu tố cần xem xét. Nếu bạn thật sự yêu một đề tài và muốn tìm hiểu sâu thêm về tất cả mọi thứ thuộc lĩnh vực bạn quan tâm, thì đừng chần chừ nữa!. Bạn sẽ thấy hai năm trôi qua rất nhanh, và cuộc sống sau tốt nghiệp của bạn sẽ thật sự tuyệt vời.

Du học thôi!

Du học là cơ hội để bạn có thể tiếp cận với nền giáo dục đẳng cấp thế giới. Cơ hội được đào tạo và học tập trong môi trường quốc tế năng động, chuyên nghiệp.

2) Bằng cấp được nhà tuyển dụng đánh giá cao

Với việc nhận được bằng cấp sau thời gian du học ở nước ngoài sẽ mang lại cơ hội tốt hơn cho sự nghiệp của bạn.

3) Tiếp cận với nền sự đa dạng văn hóa

Du học không chỉ để học mà còn là thời gian để khám phá và hòa nhập với nhiều nền văn hóa khác nhau tại nhiều đất nước khác nhau. Là cơ hội tốt để trau đổi văn hóa, ngôn ngữ với bạn bè quốc tế.

4) Cơ hội làm việc nước ngoài

Sau khi hoàn tất chương trình học tại nước ngoài, nhiều khả năng bạn sẽ được nhận vào làm việc tại các công ty, tập đoàn tại chính quốc gia đó, hoặc hơn thế nữa là các công ty, tập đoàn trên toàn cầu. Giúp bạn có cơ hội được làm việc trong môi trường quốc tế và mang lại mức thu nhập tốt hơn.

Đăng vào 09 Tháng 10 2023

Giải Đáp: Học Xong Đại Có Nên Đi Du Học Hay Không?

Du học đang là xu hướng của nhiều người hiện nay. Du học sẽ mở ra nhiều cơ hội mới giúp cho sự phát triển tương lai sau này. Bạn có thể lựa chọn du học ở nhiều giai đoạn khác nhau như: giai đoạn học THCS, THPT, giai đoạn sau đại học, giai đoạn đi làm,…Tuy nhiên, nhiều người đang phân vân liệu học xong đại học có nên đi du học hay không? Để giải đáp thắc mắc này, mời các bạn tham khảo các thông tin bên dưới.

Nếu bạn lựa chọn học xong đại học và đi du học, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích như:

Sau khi học xong Đại học, bạn hoàn toàn thuận lợi trong việc xét điều kiện để du học ở cấp độ cao hơn.

Học xong đại học trong nước đã có nhiều kinh nghiệm và kiến thức. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho bạn du học tiếp ở nước ngoài ở trình độ cao hơn

Ở độ tuổi sau đại học, các bạn sẽ có tâm lí ổn định hơn, biết suy nghĩ chín chắn và làm việc có trách nhiệm hơn. Bạn đã biết cách xử lí các vấn đề của cuộc sống, biết cách tự lập và tạo cho mình cuộc sống tốt đẹp nếu không có người thân bên cạnh. Và nhờ đó người thân bạn sẽ yên tâm hơn để bạn trải nghiệm thế giới bên ngoài.

Sau khi tốt nghiệp đại học, trên cơ sở về ngành nghề bạn học, bạn có thể nâng cao trình độ chuyên môn nghề, do đó bạn không phải mất quá nhiều thời gian và suy nghĩ đau đầu cho việc lựa chọn lĩnh vực du học.

Sau khi tốt nghiệp đại học, bạn chưa lập gia đình, bạn sẽ không phải vướng bận nhiều vấn đề của cuộc sống mà yên tâm hoàn thành tốt quá trình học của mình ở nước ngoài.

Đối với việc du học sau đại học ở nước ngoài, bạn sẽ có cơ hội học tập và làm việc ở nước ngoài để có thể trau dồi và học hỏi kinh nghiệm, giúp bản thân hoàn thiện và phát triển hơn. Du học sẽ mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho bạn trải nghiệm.

Với những lí do trên, chẳng có vấn đề gì mà bạn không thể du học sau đại học. Chỉ cần bạn biết cố gắng, nỗ lực, có quyết tâm, chuẩn bị tâm lí và mọi điều kiện cần thì đều có thể đi du học sau đại học.

Có bằng đại học đi du học trái ngành có nên không?

Du học trái ngành vẫn xảy ra đối với nhiều bạn trẻ. Bạn hòan toàn có thể du học trái với ngành mà bạn đã học ở Việt Nam trước đó. Tuy nhiên hãy suy nghĩ kĩ về vấn đề này. Bởi lẽ, không quá dễ dàng cho việc bạn học trái ngành.

Nếu bạn đổi sang học một chuyên ngành khác, bạn sẽ không có một kinh nghiệm hay kiến thức gì về ngành nghề đó. Buộc bạn phải tìm hiểu và học những vấn đề cơ bản và học tiếp lên. Điều này sẽ làm mất thời gian của bạn.

Tuy nhiên, nếu bạn đã chuẩn bị tâm lý, kế hoạch và điều kiện cho hành trình chinh phục lĩnh vực mới ở xứ người thì không có lý do nào có thể chùn bước bạn được.

Có nhiều bạn trẻ mặc dù có cơ hội và điều kiện du học từ rất sớm nhưng tâm lí chưa sẵn sàng nên không du học. Trong quá trình học đại học, họ mới có hứng thú và muốn du học.

Và việc đi du học khi đang học đại học là hoàn toàn được. Ở giai đoạn này các bạn đã sẵn sàng về mặt tâm lí, các bạn đã trưởng thành hơn và đã định hình được những mục tiêu trong tương lai.

Ưu điểm khi du học trong giai đoạn này

Khi đang học đại học, tức bạn đã định hướng được lĩnh vực, ngành mà mình theo và lựa chọn. Như vậy bạn sẽ có cơ sở để tiếp tục phát triển hướng đi này thông qua quá trình du học. Học tập ở nước ngoài sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm và có những trải nghiệm mới mẻ, thú vị hơn. Thay vì sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông đã đi du học, một độ tuổi còn khá non nớt và chưa có nhiều kinh nghiệm.

Đang học đại học đi du học chưa quá trễ và cũng chưa quá muộn:

Du học ở thời điểm phù hợp bạn đã đủ kinh nghiệm vốn sống để tự lập một mình ở một nơi xa lạ. Đồng thời đây là cơ hội giúp bạn dễ dàng xin thực tập hơn so với việc hoàn thành chương trình đại học ở Việt Nam rồi mới đi du học. Chính vì thế đây sẽ là cơ hội và trải nghiệm mới cho bạn khi du học ở giai đoạn đang học đại học.

Cơ hội tiếp xúc nhiều với môi trường nước ngoài sẽ giúp bạn nâng cao cơ hội tìm kiếm việc làm ở đó. Chính vì vậy nếu có ý định du học khi đang học đại học hãy lựa chọn quốc gia phù hợp nhất cho mình để đi du học.

Đang Học Đại Học Có Nên Đi Du Học Hay Không Và Vì Sao?

Nên học đại học hay đi nước ngoài du học luôn?

Có nhiều quan điểm về vấn đề này. Nhưng theo kinh nghiệm của mình, học Đại học trong nước sau đó đi du học Thạc sĩ là tốt nhất do:

Thứ nhất, khi bạn đi xin việc với tấm bằng và hồ sơ trong tay thì không khác nhiều giữ việc bạn có tấm bằng đại học và thạc sỹ hay chỉ tấm bằng thạc sỹ ở nước ngoài, yếu tố này nói lên hai người này có học vị như nhau.

Điều quan trọng là chi phí bỏ ra ở 2 trường hợp này rất chênh lệch so với sự đánh giá bạn nhận được. Học thạc sỹ 1 – 2 năm dĩ nhất giúp bạn tiết kiệm hơn nhiều so với 5 – 6 năm cả Đại học và thạc sỹ.

Thế nên, sau khi học đại học ở trong nước thì tất nhiên bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn và việc vượt qua khó khăn khi đi du học cũng dễ dàng hơn nhiều.

Việc không yêu thích học ngành đó đồng nghĩa với việc bạn không có quyết tâm cho việc học và kết quả học không tốt, dễ sa vào các cám dỗ, ảnh hưởng đến tương lai và cuộc đời của bạn sau này.

Môi trường học tập trên Đại học ở Việt Nam sẽ giúp bạn rèn điều đó, vừa có kĩ năng lại vừa được trau dồi kiến thức 2 năm nước ngoài sẽ khiến bạn được đánh giá cao hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Chưa kể, bạn có hẳn 4 – 5 năm Đại học để lựa chọn, đánh giá cơ hội và tiềm năng phát triển của một ngành nghề nào đó ở nước ngoài mà bạn muốn du học.

Đi du học có cần thi đại học không

Trên thực tế, bạn không cần thi đại học mới có thể đi du học. Có chương trình du học cho học sinh phổ thông và bậc Cao đẳng, Đại học hay sau Đại học.

Riêng bậc phổ thông bạn không cần bằng cấp 3, còn bậc đại học và cao đẳng chỉ yêu cầu bạn đã tốt nghiệp trung học phổ thông với mức điểm từ trung bình hoặc khá trở nên.

Hãy chuẩn bị thật kĩ về tâm lý và kĩ năng

Du học là một quá trình cần sự tích lũy và chuẩn bị kĩ càng, bạn cần chọn trường, chọn ngành học khoa học, chọn đất nước để theo học.

Theo đó, bạn cần chuẩn bị để đáp ứng tiêu chuẩn cấp visa và theo học các trường, các ngành đó. Thông thường để được cấp visa tại 1 trường đại học ở Châu Âu bạn sẽ cần đạt chuẩn tiếng Anh tối thiểu là 6.5.

Theo đó, việc chuẩn bị hồ sơ xin visa, hồ sơ nhập học… cũng khá lằng nhằng và rắc rối.

Hãy xác định rõ ràng mình thích và theo học cái gì?

Chi phí du học là vô cùng đắt đỏ so với mức sống ở Việt Nam, nhất là những gia đình không phải là giàu có thì chi phí du học có thể là gánh nặng kinh tế. Do đó, việc bỏ tiền ra du học phải đáng và phải ý nghĩa.

Nếu bạn nhận được học bổng thì hầu hết các chi phí sinh hoạt bạn đều phải tự túc, với các nước phát triển như Anh, Mỹ… thì tiền sinh hoạt phí cũng không hề là nhỏ.

Có Nên Học Đại Học Hay Không?

Xin chào! Nếu bạn đang đọc bài này thì có lẽ bạn đang trong độ tuổi học sinh, sinh viên. Mình cũng đã bước ra khỏi cổng trường đại học được 6,7 năm rồi. Bài viết này mình sẽ chia sẻ những suy nghĩ của một người anh đi trước với bạn về việc học đại học!

Khi bạn đặt câu hỏi và tìm kiếm thông tin như vậy là bạn đã hơn mình ngày xưa rồi. Mình tốt nghiệp cấp 3 vào năm 2009, khi đó gần như mặc định với quan điểm của người lớn rằng học xong cấp 3 và phải vào đại học và phải vào một ngành nào đó nhu cầu cao và dễ xin việc.

Cấp 2 chủ yếu là do bố mẹ mình đều là giáo viên nên mình bị ép học, nhưng rất nhiều lần trốn đi chơi điện tử bị phát hiện và ăn đòn. Lớp 9 mình có học ở 2 đội tuyển của huyện để thi tỉnh là Toán và Lý. Nhưng mình thích Lý hơn vì có được học nhiều thứ thực tế nên cấp 3 mình học lớp chuyên Lý của THPT chuyên Hưng Yên. Vì nhà mình ở dưới huyện nên khi vào TP Hưng Yên học mình ở trọ và rời xa vòng tay gia đình.

Không biết với mọi người khi xa nhà thế nào nhưng với mình thì rất thích thú, được làm những gì mình thích và được chơi thoải mái. Và đương nhiên vì ham chơi nên kết quả học tập của mình tụt xuống vì chơi điện tử nhiều.

Sang năm lớp 12 thì có học nhiều hơn chút nhưng kiến thức 2 năm trước cũng bị hổng khá nhiều. Lớp 12 tuy ít chơi điện tử hơn nhưng mình vẫn ra quán nét nhiều vì thích học làm website.

Thực ra, ngày đó trường mình có cái forum cho học sinh do các cựu học sinh lập ra, lớp mình vào đó chém gió rất xôm nhưng do viết bài nhiều quá bị các admin block tài khoản vì cho rằng spam. Đã thế thì mình tự tìm cách làm Website cho anh em tự chém gió. Sau đó, mình có lập ra trang chúng tôi và một trang web nghe nhạc là chúng tôi Việc tự mày mò làm website khá mất thời gian vì thời đó tài liệu, khóa học online chưa nhiều như bây giờ, học sinh thời đó cũng nghèo chứ chưa “giàu” như bây giờ.

Khi đó mình cũng biết được sức học của bạn thân lúc đó và thấy mình thích kỹ thuật nên định thi vào khoa Công nghệ kỹ thuật điện tử của ĐH Công nghiệp Hà Nội khoảng trên dưới 20 điểm thôi. Những sau đó mọi người trong gia đình ép thi vào ngành Tài chính Ngân hàng thời đó đang hot. Năm đó các ngành Ngân hàng và Kiểm toán điển cao chót vót và mình trượt!

Thật lòng, bản thân mình lúc đó không quá buồn vì mình biết sức học của mình và đều do bản thân không chịu học. Nhưng mọi người xung quanh buồn bã, mẹ mình khóc lóc làm mình thấy thế giới xung quanh như sụp đổ và tương lai mình là một màu đen vậy. Khi đó mình cũng có một phần trong suy nghĩ trách cứ bố mẹ vì nếu để mình thi ngành mình chọn thì mình đã đỗ và học đúng ngành mình mong muốn rồi.

Sau cùng mình nguyện vọng 2 vào Đại học LĐXH và học ngành Quản trị nhân lực. Lúc đó nghĩ rằng thôi cũng được vì ngành quản trị sau này chắc cũng nhiều công ty cần và ra trường sẽ xin được việc.

Và từ khi ra trường thì mình chưa làm một ngày nào trong ngành Quản trị nhân lực cả…giờ mình vẫn sống ổn, theo đuổi những gì mình thích và những buổi ngồi quán net hồi cấp 3 cũng là tiền đề cho những gì mình làm sau này về digital marketing.

Vì vậy, nếu bạn đang buồn bã rằng mình thi trượt đại học và cảm thấy suy sụp, thậm chí muốn chấm dứt cuộc đời thì hãy suy nghĩ lại. Khi cánh cửa này khép lại sẽ có cánh cửa khác mở ra. Đại học không phải là cánh cửa cuối cùng!

Rất rất nhiều người mình biết không học đại học, hoặc không học những trường danh tiếng nhưng ra ngoài đời họ là những người rất thành công và rất biết cách cân bằng cuộc sống.

Sau thời gian dài lăn lộn ngoài cuộc sống đến từ làm công ty, start up bán giày, rồi làm việc tự do như bây giờ thì một điều mình thấm thía rằng mỗi sự việc xảy ra, những con người chúng ta gặp luôn mang một ý nghĩ đến với chúng ta. Là tích cực, hay tiêu cực, may mắn, hay đen đủi chúng ta không thể biết trước được.

Nhiều sự việc xảy ra khi đó mình nghĩ rằng đen đủi nhưng khi nhìn lại thì đó là những điều may mắn, quan trọng là bạn đối diện với nó như thế nào mà thôi.

Cũng chính vì thời gian đó mình tìm hiểu về website nên mình mới biết đến Digital Marketing và đươc làm những gì mình thích như bây giờ. Và mới có blog này để có thể chia sẻ với bạn.

Nếu bạn đã biết mình thích gì thì đó là điều tuyệt vời rồi. Hãy tận dụng cơ hội này để theo đuổi nó. Đằng nào bạn cũng đang nghĩ rằng tương lai mình đen tối hay sao? Coi như đó là số 0 để bắt đầu một khởi đầu mới. Đằng nào có thất bại thì cũng như bây giờ là cùng phải không?

Nếu bạn chưa biết mình thích gì thì cũng không sao cả. Thực ra đến khi học đại học xong mình cũng nghĩ mãi mà không biết mình đang thích gì? Hãy thử list ra những điều bạn đang muốn làm và bắt tay vào thực hiện. Chỉ có khi thực hiện bạn mới biết đó có phải là đam mê của mình không? Trước mình nghĩ mình thích làm thiết kế, Photoshop, Producer mà khi bắt tay vào làm thì không phải vậy và mình lại thử làm những cái khác!

Được thất bại, đứng lên và thử lại là đặc quyền của tuổi trẻ

Vì bạn không học đại học nên hãy cố gắng hơn người khác nhiều lần. Chỉ cần nghĩ như vậy thôi.

Nếu bạn đang trong giai đoạn phân vân khi thi vào đại học, chưa hiểu mình có nên thi vào đại học hay không? Thì hãy cứ cố gắng học tập và thi vào một trường nào đó mà bạn muốn.

Việc học đại học tuy không phải là tất cả những sẽ có rất nhiều lợi ích dành cho bạn. Với bạn thân mình thì đó là:

Được mở mang kiến thức và học cách tiếp cận các vẫn đề. Tuy rằng các kiến thức của đại học đôi khi không ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của bạn sau này nhưng nó sẽ giúp bạn rèn luyện được cách tiếp thu kiến thức và giải quyết vấn đề.

Sống tự lập. Nếu bạn là sinh viên tỉnh lẻ như mình thì lên học đại học sẽ là cơ hội để bạn rời xa vòng tay gia đình và rèn luyện tính tự lập, tự nấu ăn, tự sinh hoạt, tự quản lý chi tiêu,…

Mở rộng mối quan hệ. Học đại học bạn có thể quen những người bạn mới từ đủ các tỉnh và vùng miền khác nhau, điều kiện kinh tế khác nhau, tính cách khác nhau,…

Thời sinh viên là một ký ức đẹp và đáng nhớ. Dù thời sinh viên mình cũng không học hành mấy, cũng không hay tham gia các tổ chức tình nguyện vì tính mình vốn hướng nội và thấy không phù hợp. Nhưng thời sinh viên với mình vẫn là những ký ức rất đáng nhớ: Từ những chuyện dở khóc dỏ cười lúc ở trọ cùng nhau, đến những sướng khổ, vui buồn cùng nhau đi qua những khó khăn, đến những người đồng đội đằng sau hỗ trợ khi bạn đi tán gái, rồi những lần uống rượu say khướt,… những lần ra uống rượu với bạn vì chúng nó thất tình cần chỗ xả,…

Mình sẽ không khuyên bạn rằng sinh viên phải chăm chỉ học hành, chăm chỉ tham gia các câu lạc bộ, tổ chức để sau này có CV đẹp,…vì bản thân mình cũng không hối hận về những ngày tháng sinh viên không chăm chỉ đó của mình. Bởi nó đem lại cho mình những kỹ năng, trải nghiệm khác ngoài kiến thức trường lớp mà mình nghĩ bạn cũng nên trải nghiệm thay vì chỉ đâm đầu vào học hành để rồi ra trường thiếu kiến thức cuộc sống.

Quan trọng rằng khi ra bước ra cuộc đời bạn đương đầu với những vấn đề trong cuộc sống và tự mình học hỏi thêm như thế nào mà thôi!

Đó là những chia sẻ của mình về vấn đề học đại học, mình không hẳn là một người thành công nhưng mình hài lòng về những gì mình lựa chọn. Được cố gắng, chủ động làm những gì mình thích mỗi ngày, được chia sẻ những gì mình biết đến với mọi người. Đó là cuộc sống mà mình mong muốn và lựa chọn nó.

Có lẽ việc ta làm chỉ là thứ gì đó đang hợp thời, cũng vui vì làm chiếc lá trong vô vàn hoa lá bay rợp trời!