Có Nên Ép Xung Màn Hình / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Cách Ép Xung Card Màn Hình Máy Tính

Ép xung có thể cho bạn hiệu năng cao hơn, nhưng nó cũng không chỉ đơn thuần là ấn nút “tăng tốc” rồi chạy game. Cũng như ép xung cho vi xử lí, ép xung card đồ họa cần phải kiên nhẫn, kiểm tra sự ổn định, và có thể để lại hậu quả nếu không được thực hiện đúng cách. Tuy vậy, việc này cũng không quá khó khăn, nếu bạn theo sát những chỉ dẫn sau.

Vậy thực tế việc này có hiệu quả như thế nào?

Rất nhiều người đặt câu hỏi liệu ép xung có thực sự hiệu quả. Hiển nhiên, khi thực hiện thử nghiệm, ép xung tạo ra một sự khác biệt rõ ràng, nhưng liệu khi chơi bạn có nhận được kết quả tương tự không? Câu trả lời thực tế phụ thuộc vào card đồ họa, dàn máy và cả trò chơi bạn đang chơi nữa, nhưng câu trả lời nhìn chung vẫn là: Có.

Ví dụ như với người viết, việc ép xung tương đối hữu ích. Khi chơi thử nghiệm Battlefield 3, ở tốc độ bình thường, card đồ họa cho số khung hình trên giây dao động từ 40 đến 60. Sau khi ép xung, số khung hình không bao giờ tụt xuống dưới 50 khung hình trên giây.

Đây là trải nghiệm của riêng người viết, nhưng cũng thể hiện sự cải thiện vượt bậc. Dù không có khả năng cho phép bạn chơi những game mà máy tính không có khả năng, nhưng là đủ để chơi game mượt mà hơn – hoặc cho phép bạn nâng cao cài đặt đồ họa của game. Vậy liệu bạn có đạt được sự cải thiện tương tự không? Đương nhiên là không. Tất cả các card đều khác nhau, và không có 2 card nào có thể ép xung giống nhau. Điều này còn phụ thuộc vào game mà bạn đang chơi và các thiết bị khác trong máy – nếu CPU của bạn có hiệu năng thấp, việc ép xung card đồ họa sẽ cho kết quá thấp hơn, nếu có. Kết luận: kết quả bạn nhận được có thể khác nhau, nhưng vẫn đáng để thử.

Những thứ bạn cần

Mỗi người sẽ có ý kiến khác nhau về v công cụ hiệu quả nhất cho việc ép xung card đồ họa, nhưng sau đây là những công cụ mà trên kinh nghiệm cá nhân người viết thấy là dễ sử dụng và hiệu quả nhất:

Máy tính chạy Windows: hướng dẫn này dành cho máy chạy hệ điều hành Windows, do phần lớn các game cũng hỗ trợ hệ điều hành này.

Card đồ họahoặc AMD. Các card cao cấp có thể cần hướng dẫn hơi khác, nhưng hướng dẫn trong bài viết này vẫn đúng với đa số. Các bạn cũng nên tìm hiểu thêm về card của mình trước để xem có sự khác biệt nào không.

MSI Afterburner: Afterburner là phần mềm ép xung trên Windows mà tác giả thích nhất, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng bất kì phần mềm nào khác mà bạn muốn (do phần lớn đều tương tự nhau). Mặc dù được đặt tên như vậy, MSI Afterburner không nhất thiết yêu cầu sử dụng card MSI. Chương trình vẫn hoạt động với phần lớn các card màn hình, từ bất kì nhà sản xuất nào.

Heaven: công cụ thử nghiệm card màn hình. Có rất nhiều ứng dụng để thử nghiệm, nhưng Heaven là ứng dụng chúng tôi sử dụng quen nhất.

GPU-Z: một ứng dụng tiện lợi khác cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin về card màn hình. Chúng ta sẽ không cần sử dụng nó quá nhiều, nhưng tôi khuyến khích mở ứng dụng này trong khi ép xung để đảm bảo card màn hình sẽ lưu lại những thay đổi mà bạn tạo ra trên Afterburner.

Kiên nhẫn: Thực sự công việc này rất mất thời gian. Bạn nên chuẩn bị cho mình một tách trà và vài cuốn truyện tranh để giải trí trong khi chờ.

Bước 01: Tìm hiểu

Trước khi bạn làm bất kì điều gì, bạn nên vào Google và tìm hiểu về card của mình. Truy cập vào chúng tôi để xem xung nhịp mà mọi người đang sử dụng. Tuy vậy, KHÔNG ĐƯỢC áp dụng ngay xung nhịp này và thử nghiệm – tất cả các card màn hình đều khác nhau, và kể cả khi sử dụng cùng một model, các máy khác nhau cũng cho kết quả khác nhau. Mục đích của việc tìm hiểu là để biết được xung nhịp trung bình – do đó khi bạn có kết quả khác biệt quá nhiều với mọi người, bạn sẽ biết có gì đó không đúng ở đây.

Bạn cũng cần phải tìm hiểu hiệu điện thế an toàn tối đa cho card của bạn là bao nhiêu – điều này sẽ rất hữu ích khi bạn điều chỉnh mức điện thế. Từ “an toàn” ở đây chỉ mang nghĩa tương đối vì hiển nhiên, hiệu điện thế an toàn duy nhất là hiệu điện thế định mức ban đầu, và việc tăng nó lên có khả năng làm giảm tuổi thọ của card.

Cuối cùng, nếu bạn có một card đồ họa cao cấp mới – đặc biệt là của dòng NVIDIA 10xx – một số cài đặt sẽ khác đi so với các card khác. Nếu MSI Afterburner hiển thị khác trên máy tính bạn, hãy tìm hướng dẫn cụ thể cho card của bạn để xem các cài đặt này có ý nghĩa gì.

Bước 02: Thử nghiệm

Mở MSI Afterburner và ghi lại xung nhịp. Trước khi bắt đầu ép xung, bạn nên chạy thử Heaven một lần để đảm bảo card của bạn có xung nhịp ổn định. Bạn cũng sẽ nhận được điểm cho thử nghiệm, đây cũng là một chỉ số quan trọng cho phép bạn đánh giá tiến độ trong lúc đang ép xung. Đây là những việc bạn cần làm:

Khởi động Heaven, bạn sẽ được đưa đến phần cài đặt ban đầu.

Chỉnh các cài đặt này theo ý của bạn. Tôi thường chỉnh Quality, Tesselation, và Anti-Aliasing lên mức cao nhất, do card của tôi cũng ở tầm trung. Tuy vậy, nếu card của bạn không mạnh, bạn cũng không nên đẩy các cài đặt này quá cao. Riêng phần Resolution nên đặt ở chế độ “System.”

Ấn nút Run. Heaven sẽ bắt đầu chạy qua một loạt các cảnh được thiết kế để card của bạn vận hành hết công suất. Đừng lo lắng nếu quá trình này có thể chậm và ngắt quảng – đó chính là mục đích của việc này.

Ấn nút “Benchmark” ở góc trên bên trái màn hình để chạy thử nghiệm. Quá trình này bao gồm chạy qua 26 cảnh liên tục để đánh giá khả năng của card của bạn.

Khi quá trình thử nghiệm xong, một cửa sổ sẽ xuất hiện hiển thị điểm số trên đó. Bạn cũng nên ghi lại để so sánh với điểm số sau khi ép xung.

Nếu card của bạn chạy được qua thử nghiệm, xin chúc mừng! Ít nhất card của bạn có xung nhịp ổn định.

Bạn đã khá kiên nhẫn cho đến thời điểm này, và giờ là giây phút bạn mong đợi: cuối cùng bạn đã có thể bắt đầu ép xung (mục đích chính của bạn, đúng ko?). Mở MSI Afterburner và tăng xung nhịp (core clock) lên khoảng 10MHz (đảm bảo shader clock được nối với xung nhịp-core clock, nếu có). Nhấn Apply để áp dụng các cài đặt này, và kiểm tra lại chắc chắn xem các cài đặt đã được thực hiện chưa bằng GPU-Z và xem có kết quả tương tự không. Bạn cũng nên chọn Save trong MSI Afterburner, và mặc định cài đặt mới vào một trong các profile.

Bây giờ, khởi động lại Heaven một lần nữa, và thực hiện lại quá trình thử nghiệm như trước. Nếu không gặp phải vấn đề gì, việc ép xung là ổn định và bạn lại lặp lại quy trình ép xung nhịp.

Tuy vậy, nếu Heaven cho bạn màn hình đen hoặc ngừng hoạt động, hoặc driver đồ họa bị lỗi, hay trên màn hình xuất hiện lỗi – các lỗi hình ảnh: có thể là các điểm đen, các vạch màu và đốm. Đây là dấu hiệu việc ép xung không ổn định. Khi đó bạn sẽ có 02 lựa chọn: sử dụng kết quả ép xung gần nhất và nhảy sang bước 04, hoặc bạn có thể tăng hiệu điện thế vào card.

Bước 3.5: Tăng điện thế

Khi bạn đạt được đến mức độ nhất định, card đồ họa cần thêm năng lượng để có thể hoạt động với xung nhịp đó. Việc đẩy điện thế lên trên mức quy định có thể giúp card hoạt động mạnh hơn, nhưng cũng làm giảm tuổi thọ của card (nhất là khi bạn tăng quá). Do đó, chỉ thực hiện bước này nếu bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

Dưới chế độ mặc định, MSI Afterburner khóa điện thế của card và bạn không thể thay đổi được. Do đó, để có thể điều chỉnh được điện thế, bạn cần mở cài đặt của MSI Afterburner, trong bảng General, đánh dấu vào ô “Unlock Voltage Control”. Chọn OK và bạn sẽ thấy có thêm một bảng điều chỉnh ở phía trên của cửa sổ chính của Afterburner.

Tăng điện thế lên khoảng 10 mV và chọn Apply. Afterburner có thể thay đổi giá trị nay một chút; phần mềm chỉ điều chỉnh được một hiệu điện thế nhất định, do đó bạn sẽ nhận được con số gần với mức bạn đánh vào nhất. Bây giờ, hãy chạy thử nghiệm trên Heaven một lần nữa. Nếu bạn vượt qua mà không có vấn đề gì, xung nhịp ổn định và bạn có thể tiếp tục tăng một lần nữa.

Lặp lại quy trình như cũ. Chạy Heaven, tăng xung nhịp mỗi lần cho kết quả ổn định. Khi bạn gặp phải vấn đề, tăng hiệu điện thế và thử lại. Chú ý đến nhiệt độ trong quá trình đó. Khi tăng điện thế, nhiệt độ cũng sẽ tăng dần. Phần lớn card hiện đại đều an toàn ở khoảng 90 độ C, và Afterburner sẽ tự động điều chỉnh quạt để đảm bảo nhiệt độ ở dưới mức nguy hiểm. Nếu bạn muốn cẩn thận hơn (thường tôi sẽ cố gắng giữ ở khoảng 80 độ C), bạn có thể điều chỉnh quạt Afterburner trong thanh Fan.

Cuối cùng đến một lúc bạn sẽ không thể ép xung được nữa. Điều này thường xảy ra do 1 trong 3 lí do sau:

Nhiệt độ của card đạt đến mức nguy hiểm mà tản nhiệt đã hoạt động hết công suất.

Điện thế đã đạt đến điểm cao nhất có thể (bạn đã tìm ở trước).

Card của bạn không thể cho giá trị xung nhịp ổn định, dù bạn có tăng điện thế đến mức nào. Điều này xảy ra khi card của bạn không có khả năng ép xung tốt (không card nào đảm bảo hoàn toàn có thể ép xung được-đây hoàn toàn là do vận may của bạn!)

Nếu việc đó xảy ra, hãy sử dụng lại kết quả ổn định gần nhất. Đây là xung nhịp cao nhất bạn có thể chạy được.

Khi bạn đã xong với xung nhịp, lặp lại quy trình với xung bộ nhớ. Xung bộ nhớ sẽ không nâng cao hiệu năng như với xung nhịp, nhưng cũng vẫn đáng thử, nhất là khi bạn đã quen với quy trình.

Bước 04: Thử sức chịu đựng của card

Khi bạn đã đạt được xung nhịp cao nhất, bạn cần thử nghiệm sức chịu đựng cực hạn của card. Mở Heaven, chọn Run, và cứ để máy chạy mà không ấn “Benchmark”. Nên để khoảng vài giờ (khoảng 5 giờ là vừa đủ), nếu không gặp phải vấn đề gì, bạn có thể coi xung nhịp này là ổn định. Chạy benchmark và so sánh điểm số với điểm bạn nhận được ở bước 02 nếu bạn muốn biết card của bạn được cải thiện bao nhiêu!

Đương nhiên, dù Heaven là một công cụ thử nghiệm tốt, cách tốt nhất để thử nghiệm card của bạn là chơi game! Khởi động game có đồ họa tương đối nặng và xem kết quả ra sao. Cố gắng tìm màn chơi nặng để đẩy card đồ họa đến mức cực hạn. Nếu bạn không gặp vấn đề gì, vậy bạn đã thành công. Đương nhiên, nếu bạn gặp các vấn đề như lỗi hay vỡ hình, hãy giảm mức ép xung của bạn xem có cải thiện được không. Đôi khi việc ép xung có thể ổn định khi thử nhưng vẫn không đủ để chơi game.

Hướng Dẫn Ép Xung Màn Hình Máy Tính, Tăng Tần Số Quét Lên Hơn

Các màn hình máy tính hiện nay đa phần chỉ là màn 60Hz vì vậy khi các bạn chơi game trên 60 FPS thì sẽ không cảm nhận được, vì màn các bạn chỉ có giới hạn ở 60Hz thôi, vì vạy hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách Unlock màn hình đẻ tần số quét của các bạn cao hơn 60Hz hay còn gọi là Ép Xung màn hình

Các bạn có thể xem FPS màn hình của chúng ta là bao nhiêu ở Link sau: https://testufo.com/

Tần số quét màn hình (hay refresh rate) là một trong số những thông số kỹ thuật khiến nhiều người băn khoăn khi chọn mua màn hình máy tính, TV. Thông số Refresh Rate nghĩa là số lần trên một giây tín hiệu hiển thị trên màn hình làm mới lại các hình ảnh. Thông số này thường được ghi bằng đơn vị Hertz (Hz), con số này càng cao thì nghĩa là số lần làm mới tín hiệu hình ảnh càng nhiều. Bên cạnh đó, phụ thuộc vào chất lượng, nhà sản xuất màn hình cũng như khả năng đáp ứng tín hiệu từ phía card màn hình mà tần số quét màn hình này bạn có thể điều chỉnh tùy ý. Trước đây, việc điều chỉnh Refresh Rate trên các dòng màn hình cũ khá là khó, tuy nhiên với các loại màn hình hiện đại ngày nay, cùng với sự ra đời của nhiều phân khúc VGA cũng như hệ điều hành hỗ trợ thì việc này trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Với mắt người thì con số 60Hz là vừa đủ để đáp ứng tối thiểu nhu cầu của chúng ta, trải nghiệm chất lượng hình ảnh từ một chiếc màn hình máy tính. Nhưng đó là đối với người dùng bình thường, trường hợp đối với game thủ thì lại có xu hướng chọn màn hình có thông số này càng cao càng tốt (tần số quét màn hình cao nhất bây giờ là 240Hz), thông số này càng cao thì tín hiệu hình ảnh càng “mượt”.

Đầu tiên các bạn phải tải phần mềm Custom Resolution Utility (CRU): Tại đây

1) Các bạn mở file CRU.exe sau khi tải ở trên về

Chỉnh tần số quét màn hình

sau khi thêm tùy chọn tần số làm tươi màn ở các bước trên, bây giờ chúng ta chuyển qua phần chuyển qua mức tần số làm tươi màn hình khi đã ép lên xong

Ép xung màn hình khiến màn của bạn bị giảm tuổi thọ đi, vì vậy các bạn chỉ ép xung lên khi chơi ga sau đó các bạn trở về tần số ban đầu

Nếu sờ vào màn hình nóng quá so với ban đầu thì bạn nên hạ xung xuốnh

Có Nên Ép Kính Khi Màn Hình Điện Thoại Bị Vỡ Hay Không?

Hồng Gấm

– 549

Có nên ép kính khi màn hình điện thoại bị vỡ

Ưu điểm của ép kính điện thoại là tiết kiệm đến gần 90% chi phí thay màn hình, nhiều người vẫn cho rằng việc ép kính khi màn hình điện thoại bị vỡ chỉ là giải pháp tạm thời với chất lượng không lâu dài. Vậy thực hư điều này là thế nào?

Đầu tiên tìm hiểu ép kính là gì? Nó có ảnh hưởng đến chất lượng của màn hình điện thoại không?

Bản chất của việc ép kính là khi mặt kính màn hình điện thoại bị vỡ nhưng cảm ứng vẫn hoạt động bình thường, thay vì phải thay toàn bộ nguyên bộ màn hình với chi phí khá tốn kém, ta chỉ cần tháo lớp kính bị vỡ và ép lớp kính mới thay thế với chi phí thấp hơn rất nhiều. Đơn cử, khách hàng có thể tiết kiệm đến 75% chi phí thay màn hình iPhone 6, 6s và đối với các dòng iPhone thế hệ cũ như iPhone 5, 5s, 6.., mức tiết kiệm có thể lên đến trên 85%.

Quy trình ép kính thay màn hình sẽ diễn ra trong khoảng 1 tiếng với các công đoạn sau:

– Bước 1: Kiểm tra và tiếp nhận máy từ khách hàng

Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra cẩn thận tình trạng máy và chỉ tiếp nhận ép kính khi sự cố rơi vỡ chỉ tác động đến lớp kính bảo vệ bên ngoài chứ không làm ảnh hưởng đến màn hình cảm ứng hay các bộ phận khác. Nếu lớp màn hình cảm ứng cũng bị ảnh hưởng do rơi vỡ, khách hàng sẽ được tư vấn sử dụng dịch vụ thay nguyên bộ màn hình.

Trước khi tiếp nhận máy, lễ tân sẽ hướng dẫn khách hàng ký tên lên các linh kiện chính của máy như cáp màn hình, main, pin….để khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ.

– Bước 2: Tách mặt kính vỡ và vệ sinh lớp keo cũ

– Bước 3: Ép mặt kính mới

– Bước 4: Lắp hoàn thiện và kiểm tra chất lượng.

Cuối cùng, màn hình được ép kính mới và lắp lại vào máy. Bộ phận KCS sẽ kiểm tra kỹ lưỡng chức năng của màn hình cảm ứng nói riêng và toàn máy nói chung để đảm bảo máy hoạt động tốt trước khi được trả lại cho khách

Nếu việc ép kính không được thao tác cẩn thận hay sử dụng nguyên vật liệu kém chất lượng thì sau khi ép kính, điện thoại có thể gặp phải những vấn đề sau:

– Màn hình có bụi hoặc bọt khí bên trong

– Lớp kính hoặc keo mới kém chất lượng, bị ố vàng hoặc mờ sau một thời gian sử dụng

– Bộ màn hình lắp bị kênh dẫn đến việc xê dịch cáp và gây ra lỗi khi sử dụng

– Linh kiện bên trong thân máy bị hư hại, tráo đổi trong quá trình tháo lắp.

Có Nên Dán Màn Hình Macbook? Dán Màn Hình Có Tốt Không?

Hiện tượng bong lớp chống lóa

Là một người “cuồng” Apple đúng nghĩa và có cơ hội được trải nghiệm hầu như tất cả các thế hệ macbook khi nó vừa ra mắt. Mặc dù mỗi dòng Macbook đều có ưu nhược điểm riêng, nhưng có một vấn đề muôn thủa mà cho tới tận bây giờ Apple vẫn chưa khắc phục được đó là lỗi bong lớp chống lóa màn hình macbook. Mình nghĩ, nếu Apple không tìm ra một vật liệu mới thay thế lớp phủ lớp chống lóa màn hình hiện tại thì sẽ vĩnh viễn không bao giờ khắc phục được vấn đề này, thế nên người dùng hãy tự chủ động tìm cách khắc phục bằng cách dán màn hình macbook.

Vì sao lại bong lớp chống lóa màn hình

Apple đã từng có một chương trình thay màn hình Macbook miễn phí ( chúng tôi khi có khoảng hơn 1 triệu người dùng đồng loạt kiến nghị về lỗi này. Apple có thừa nhận lỗi, nhưng chỉ đồng ý cho các dòng macbook pro từ năm 2012-2017, tuy nhiên đối với các dòng Macbook 2017 trở về sau bao gồm cả macbook pro lẫn macbook air apple vẫn chưa có một động thái cụ thể nào. Đây là một lý do chính mà bạn nên chủ động dán màn hình Macbook, cách đơn giản nhất để bảo vệ Macbook của mình.

Nguyên nhân chính của lỗi này là do thiết kế quá mỏng nên dẫn đến sự ma sát của bàn phím lên màn hình, xuất hiện các vết hằn hình dạng bàn phím lên màn hình.

Có những loại miếng dán nào trên thị trường

Nói đến vấn đề này thì nó còn phụ thuộc vào công nghệ sản xuất ra miếng dán màn hình. Trên thị trường tồn tại 2 vật liệu mà mình sẽ gọi tắt là miếng dán thường & miếng dán từ tính

Miếng dán thường: Là miếng sử dụng keo phủ lên bề mặt miếng dán, loại dán này bạn sẽ hay gặp ở các hàng điện thoại dán dạo trên vỉa hè, chợ xanh… (Siêu thị cũng hay dán Free cho khách, chính là loại này), nhược điểm của miếng dán này là sẽ bị ố vàng nếu dùng một thời gian dài, khi bóc dán màn hình ra thì sẽ hên xui, có thể kéo cả lớp chống lóa màn hình bong theo. Bạn nào đã từng dán decal xe máy, ô tô mà dán loại trong suốt ( vài trăm nghìn mà full cả xe) thì sẽ thấy hiện tượng ố vàng của miếng dán này.

Miếng dán từ tình: Đây là loại miếng dán sử dụng công nghệ dán từ tính, hoàn toàn không sử dụng keo để dán. Đây là miếng dán phẳng, mỏng hơn, cứng hơn, có khă năng tự dính lên màn hình mà không dùng tới lớp keo, do vậy bạn không cần quan tâm tới vấn đề bong lớp chống lóa màn hình như mình đã đề cập ở phần đầu bài viết.

Độ hiển thị hình ảnh

Độ hiển thị hình ảnh của miếng dán từ tính vượt trội hơn so với miếng dán thường, điều này bạn sẽ thấy rõ nhất khi bạn dùng các dòng macbook không sử dụng màn hình retina, dán sẽ cho cảm giác hình ảnh sắc nét hơn. Đối với các dòng Macbook sau này (Dùng màn hình công nghệ Retina) thì hình ảnh sẽ vẫn đẹp như nguyên bản, do miếng dán có khả năng hạn chế chống vân tay nên bạn sẽ thấy màn hình sạch hơn dẫn đến cảm giác hình ảnh hiển thị sẽ thực tế và đẹp hơn.

Nếu máy bạn đang dán màn hình thì cách phân biệt đơn giản xem dán màn bạn đang sử dụng là loại nào, bạn chỉ cần nhớ điểm khác biệt của 2 miếng dán này là : Bề mặt miếng dán màn hình từ tính sẽ trơn hơn, vân tay in trên màn hình đc giảm tối đa, có khả năng chống xước ngay trên miếng dán, hình ảnh hiển thị sắc nét và rất đẹp.

Có thương hiệu dán nào trên thị trường

Nói riêng về miếng dán màn hình thì bạn có thể tham khảo qua 1 số thương hiệu như WiWu, Jcpal, Mocoll, JRC… và chắc chắn một điều là giá các sản phẩm này cũng không có giá rẻ. Mình đã nhập đủ loại, đủ thương hiệu về dán cho khách thì đúc kết ra một số kinh nghiệm sau.

Bao bì đóng gói rất chỉnh chu: Bên trong gói sản phẩm sẽ có đủ dụng cụ cần thiết để bạn có thể dán.

Dán khó hơn miếng dán thường: Thiết kế rất Fix màn hình nên dán sẽ khó hơn nhiều, dù bạn là người khéo tay thì cũng không nên tự dán.

Chất lượng các miếng dán là như nhau: Do dùng chung một công nghệ sản xuất nên chất lượng hoàn toàn tương đương nhau, do đó cứ miếng dán nào rẻ thì bạn dán. Mình ưu ái cho thương hiệu JRC do giá thành hợp lý, sản phẩm dán đa dạng, nếu bạn sử dụng dán combo 5 in 1 thì các sản phẩm dán của JRC sẽ cho màu chuẩn và có độ chính xác cao trong chi tiết.

Nếu phải so sánh giữa miếng dán màn của các thương hiệu thì mình cũng không có gì để so sánh, do dán màn hình cho chất lượng như nhau. Tuy nhiên nếu phải dán Full Body máy thì sẽ có rất nhiều cái để so sánh, mỗi thương hiệu sẽ có ưu nhược điểm riêng. Mình sẽ cập Review cụ thể trong một bài viết khác.

Có nên dán màn hình Macbook?