Hút và lưu trữ sữa mẹ và một quá trình khó khăn, vì vậy, một cách tự nhiên, bạn không muốn lãng phí bất kỳ một ml nào. Nhưng nếu bạn đã làm ấm túi sữa ướp lạnh hoặc đông lạnh mà em bé của bạn không sử dụng hết thì sao? Bạn nên tiếp tục lưu trữ hay là loại bỏ nó?
Trong trường hợp bình thường, sữa mẹ có thể được lưu trữ an toàn đến 24h trong ngăn mát, 2 tuần trong ngăn đá tủ lạnh và lên đến 4 tháng với ngăn đá của tủ lạnh 2 cửa. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng cho sữa tươi vừa được hút ra, không phải dành cho sữa đã được lưu trữ sau đó làm nóng trở lại.
Tại sao bạn nên hâm nóng sữa mẹ?
Trên thực tế, bạn không cần hâm nóng sữa mẹ. Theo các chuyên gia y tế, sữa mẹ không cần phải đạt đến một nhiệt độ nhất định sau khi nó được làm tan băng để có thể sử dụng được. Miễn là sữa đã đạt đến trạng thái hóa lỏng, không có bất kì tinh thể băng nào, nó sẽ an toàn cho bé sử dụng.
Tuy nhiên, sữa mẹ có nguồn gốc từ mẹ, bé đã quen với việc uống sữa ấm có nhiệt độ tương đương với nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, hâm nóng sữa mẹ không chỉ làm mất đi cái lạnh mà còn mang lại trải nghiệm thoải mái hơn cho bé.
Một lý do khác để lý giải cho việc nên hâm nóng sữa mẹ là nhiệt độ của sữa ảnh hưởng đến cách thức mà nó được tiêu hóa. Nhìn chung, thực phẩm ấm được cho là dễ tiêu hóa và bổ dưỡng hơn thực phẩm lạnh. Vì vậy, theo lý thuyết, việc làm ấm sữa mẹ sẽ giúp bé dễ tiêu hóa hơn.
Làm thế nào để hâm nóng sữa mẹ?
Hâm nóng sữa mẹ không phức tạp như nhiều bà mẹ vẫn suy nghĩ. Thực tế, bạn chỉ cần làm theo 3 bước đơn giản sau:
Bước 1 – Làm tan băng: Làm tan sữa mẹ bằng cách để trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm. Khi đó, sữa đã đạt đến một trạng thái hoàn toàn lỏng. Bạn nên lưu ý, không làm tan sữa mẹ ở nhiệt độ phòng
Bước 2 – Làm ấm: Đặt túi sữa mẹ đã được rã đông vào một bát nước ấm trong vòng 20 phút. Hoặc sử dụng máy hâm sữa
Bước 3: Xoay/lắc sữa bên trong túi để nhiệt độ được phân phối đều
Điều bạn cần lưu tấm nhất là không để sữa mẹ quá nóng. Nếu trở nên quá nóng, nó không chỉ mất đi một số chất dinh dưỡng vốn có mà còn có thể làm bé bị bỏng. Trong trường hợp bạn sử dụng bình sữa thủy tinh, độ dẫn nhiệt cao hơn bình nhựa cũng dễ làm bỏng miệng hoặc làn da của bé.
Nhiệt độ lý tưởng sau khi hâm nóng là bao nhiêu?
Cách dễ nhất để kiểm tra nhiệt độ của sữa mẹ là nhỏ một vài giọt vào bên trong cổ tay của bạn. Nhiệt độ lý tưởng là khi bạn cảm thấy nó hơi ấm, nhưng không nóng. Nếu bạn cảm nhận rằng nó quá nóng, hãy tưởng tượng đến nguy cơ bỏng miệng và ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé khi bạn cố gắng cho bé uống sữa.
Bạn cũng có thể mua một nhiệt kế điện tử hồng ngoại để kiểm tra nhiệt độ sữa trong bình bằng cách để thiết bị tiếp xúc với thân bình, nhiệt kế sẽ cho bạn biết nhiệt độ tương đối chính xác (sai số chỉ ± 0,2 độ) của sữa mẹ.
Tuyệt đối không đặt ngón tay của bạn vào trong bình hoặc thử nhiệt độ trực tiếp bằng miệng, điều này sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền virus, vi khuẩn cho bé.
Nhiệt độ từ 0 – 25oC: Mức nhiệt độ an toàn khi cho bé sử dụng. Nhưng nó có thể không tối ưu cho tiêu hóa hay sở thích của trẻ. Trên thực tế, một số đứa trẻ có thể từ chối ăn sữa ở mức nhiệt độ này
Nhiệt độ 37oC: Sữa được hâm nóng đến mức nhiệt độ này được nhiều em bé yêu thích sử dụng, đồng thời nó vẫn giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng, probiotic vốn có của sữa mẹ
Nhiệt độ từ 37.5 – 40.5oC: Phạm vi nhiệt độ này vẫn được coi là ấm. Mặc dù cao hơn một chút so với nhiệt độ khuyến nghị đối với sữa mẹ (37.5oC) nhưng nó không đủ nóng để phá hủy các chất dinh dưỡng hoặc gây nguy hiểm cho bé
Nhiệt độ trên 41oC: Sữa được sử dụng có thể làm bỏng miệng bé. Các nghiên cứu cũng chỉ ra chất lượng sữa mẹ bị suy giảm nghiêm trọng khi được làm nóng vượt quá phạm vi khuyến nghị.
Sữa mẹ sau khi hâm nóng để được bao lâu?
Mặc dù sữa mới được hút và vắt có thể để ở nhiệt độ phòng trong vòng 6 – 8 tiếng và khoảng 4 tiếng đối với phòng đặc biệt ấm. Nhưng sữa đã được làm mát hoặc làm đông lạnh có thời gian bảo quản ngắn hơn. Khi sữa đã được làm ấm đến nhiệt độ lý tưởng, các chuyên gia y tế khuyên bạn nên cho bé sử dụng trong vòng 2 giờ.
Một số bà mẹ cho rằng, họ để sữa lâu hơn không có vấn đề gì. Tất nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, ở một mức nhiệt độ phòng thấp hơn, sữa mẹ có thời gian bảo quản lâu hơn. Thời gian 2 giờ hay 120 phút là mức thời gian an toàn nhất, đặc biệt với những em bé có hệ thống miễn dịch yếu.
Cũng chính vì lý do này mà các chuyên gia y tế và dinh dưỡng khuyên những bà mẹ hãy lưu trữ và làm đông sữa với số lượng nhỏ, khoảng 60 – 120ml mỗi túi hoặc chai. Sau đó rã đông và làm ấm với số lượng bạn dự tính cho bé sử dụng để hạn chế tối đa lượng sữa dư thừa.
Nếu có thể, tốt nhất hãy tránh cho bé ăn sữa thừa hoặc nên sử dụng trong khoảng thời gian 2 giờ. Bởi lẽ, một số bé khi uống sữa từ bình, nước bọt của bé có thể đưa vi khuẩn vào sữa mẹ và chúng sẽ sinh sôi, phát triển nhanh chóng ở bất kỳ điều kiện nhiệt độ nào.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi hoặc một đứa trẻ có hệ thống miễn dịch bị tổn thương như trẻ đang bị ốm thì việc tái sử dụng sữa mẹ sau khi đã được hâm nóng được khuyến cáo không phải là một lựa chọn tốt. Trong trường hợp này, an toàn nhất là bạn nên loại bỏ lượng sữa dư thừa nếu như bé không sử dụng hết.
Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi ” Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu? ” rồi chứ? Hãy nhớ rằng, sức khỏe của con bạn quan trọng hơn việc lãng phí vài ml sữa. Vì vậy, hãy nghe theo những lời khuyên hữu ích ở trên, đó cũng là những điều tốt nhất mà bạn dành cho bé yêu.