Có Nên Học Đại Học Luật Hà Nội / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Thanhlongicc.edu.vn

Có Nên Học Liên Thông Đại Học Dược Hà Nội?

Nhờ vào chính sách mới ban hành của Bộ GD&ĐT cho phép học liên thông Đại học Dược ngay khi vừa tốt nghiệp đã giúp thí sinh tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí học tập.

Học liên thông Đại học Dược là phương án khả thi nhất dành cho những đối tượng vừa tốt nghiệp trình độ Trung cấp, Cao đăng Dược muốn nâng cao trình độ học vấn và vị thế của mình trong xã hội.

Liên thông Đại học Dược nâng cao trình độ học vấn

Xã hội ngày càng đi lên nên bất cứ ai cũng muốn tạo dựng nền tảng cho bản thân bằng cách nâng cao trình độ học vấn của mình. Tuy giờ đây, bằng cấp không còn quá quan trọng nhưng nếu sở hữu một tấm bằng Đại học sẽ thuận lợi hơn trong quá trình làm việc và phát triển sự nghiệp. Đó là lý do mà nhiều người sau khi tốt nghiệp Trung cấp Dược, Cao đẳng Dược đã quyết định bỏ thêm thời gian ra học liên thông Đại học Dược.

Liên thông Đại học Dược cơ hội việc làm rộng mở

Trong Ngành Dược, nhu cầu tuyển dụng lao động là cực kì lớn nên những người học Ngành Dược sau khi ra trường hầu hết đều có được một việc làm đúng như mong muốn. Riêng với Dược sĩ Đại, chắc chắn cơ hội việc làm còn rộng mở hơn nữa. Học liên thông Đại học Dược và sở hữu cho mình tấm bằng Dược sĩ Đại học, bạn sẽ có đủ điều kiện để xin vào những nơi làm việc tốt nhất và đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong Ngành Dược.

Học liên thông Đại học Dược ngay sau khi tốt nghiệp

Theo như quy định cũ, người học Trung cấp Dược, Cao đẳng Dược sẽ phải mất 36 tháng làm việc, tích lũy kinh nghiệm mới có thể học tiếp lên trình độ Đại học. Nhưng giờ đây mọi thứ đã khác, thí sinh sau khi tốt nghiệp tại các Trường Trung cấp, Cao đẳng Dược có thể ngay lập tức đăng ký học liên thông Đại học Dược. Đây được xem là một trong những chính sách đúng đắn mà Bộ GD&ĐT ban hành, nhờ quy định trên mà thí sinh sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cũng như kinh phí trong quá trình học tập.

Địa chỉ học liên thông Đại học Dược tại Hà Nội

Hướng tới mục đích theo kịp xu thế của xã hội nên số lượng người học liên thông Đại học Dược ngày một tăng cao. Nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo thí sinh, Trường Cao đẳng Dược Hà Nội thông báo tuyển sinh liên thông Đại học Dược trên phạm vi cả nước. Thí sinh sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Đại học Dược chính quy với chức danh Dược sĩ Đại học.

Địa chỉ nộp hồ sơ liên thông Đại học Dược

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội: Số 4, Trần Phú, phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Hà Nội (Cổng Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam). Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 0466.55.65.75 – 0989.55.99.63.

Có Nên Học Đại Học Thú Y Hà Nội Hay Không?

Ngoài cơ hội nghề nghiệp rộng mở, còn một lý do khiến ngành Thú y trở nên “nóng” hơn bao giờ hết đến từ chính tính ứng dụng rất cao trong đời sống hiện nay. Những kiến thức cừ cơ bản đến chuyên sâu sẽ giúp sinh viên có khả năng vào làm việc tại cơ quan thú y của nhà nước như các trạm thú y – các viện nghiên cứu…Bác sĩ thú y cũng có thể đầu quân cho các phòng mạch hoặc bệnh viện thú y hay phòng xét nghiệm thú y khoa tư nhân. Một số người có điều kiện và đủ kinh nghiệm, có thể tự mở các phòng khám hay bệnh viện thú y cho riêng mình.

Ngoài kiến thức chuyên môn, thì sinh viên Đại học Thú y Hà Nội còn được chú trọng rèn luyện thêm kỹ năng mềm cần thiết để có thể trình bày – tổ chức thực hiện các đề án thực tế thuộc lĩnh vực Thú y. Ngoài ra, những khoá đào tạo về giao tiếp, cách làm việc nhóm hiệu quả cũng sẽ giúp sinh viên tạo dựng ấn tượng, cũng như mối quan hệ để tiến sâu hơn trong bất kỳ lĩnh vực gì chứ không riêng lĩnh vực chuyên môn. Đặc biệt tại Đại học Thú y Hà Nội, nhiều cơ hội tuyển dụng đã đến ngay với sinh viên khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, bởi thông qua các đợt thực tập và các ngày hội việc làm quy mô lớn do chính trường đứng ra tổ chức…

Chính từ những thông tin quan trọng về ngành Thú y được cung cấp trong bài viết, có lẽ các bạn đã có thể gạt qua mối bận tâm về việc “Có nên học ngành Thú y tại Đại học Thú Y Hà Nội không?” để tập trung cho kỳ thi và hoàn thành ước mơ của mình. Để đăng ký học tại Đại học Thú y Hà Nội thí sinh liên hệ Ban tư vấn tuyển sinh để được hỗ trợ tốt nhất theo địa chỉ:

Thầy Bình, Tầng 1, Nhà A, Học viện Múa Việt Nam, Khu Văn hóa nghệ thuật, Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 0983 504 890 – 096 128 6664 (Thầy Bình)

Top 7 Điều “Đáng Yêu” Tại Trường Đại Học Luật Hà Nội (Hlu)

1. Nhà A HLU hình chữ L siêu to khổng lồ

Người ta nghĩ:

Tòa nhà A của trường với kết cấu 15 tầng, được trang bị hệ thống thang máy vô cùng hiện đại. Hướng vào chính của tòa nhà này từ đường Nguyễn Chí Thanh, bố trí chính giữa tạo nên sự trang nghiêm mà không kém phần hiện đại cho ngôi trường Đại học Luật Hà Nội. Với mái sảnh được thiết kế hiện đại song vẫn thân thiện với thảm cỏ trước sảnh, thêm vào đó là không gian mở của công trình được tạo nên từ những mảnh kính ghép xung quanh tòa nhà tạo nên một không gian vô cùng thoáng đạt cho tòa nhà này.

Sinh viên HLU nghĩ:

Đẹp thì có đẹp thật đấy, vì nhà A là nơi nhiều view sống ảo cho bọn con gái lắm. Nhưng mà tòa nhà “sang choảnh” bậc nhất của HLU chỉ đẹp và đáng yêu khi không phải xếp hàng đi thang máy hoặc đi bộ thôi.

2. Sinh viên luật khô khan lắm đúng không?

Người ta nghĩ: Chân dung của các luật sư, thẩm phán tương lai trong mắt nhiều người là những cô cậu sinh viên cận nặng, suốt ngày cắm cúi đọc sách, có thể họ rất ít khi nói, nhưng một khi đã nói thì cứ như đang hùng biện. Hơn nữa, học luật chắc khô khan lắm, ngoài luật với sách vở, giáo trình ra chẳng biết gì hơn.

Khi các nàng tỏ tình với chàng

1. Anh bị tuyên án chung thân với em. Vì tội cố tình gây thương nhớ 😂 – Fb: Nguyễn Hân

2. E sẽ kiện anh vì tội gây thương nhớ và toà sẽ kết tội anh bằng tờ giấy kết hôn. 😂😂😂 – Fb: Hiền Nguyễn

4. Anh có muốn tên anh được ghi trong giấy khai sinh của con em không?? 😂😂 – Fb: Diệu Diệu

5. Em sẽ không tàn nhẫn để chịu án tử hình! Củng không vị tha cho a hưởng tù có thời hạn.. Tù chung thân với em là đủ rồi, phải không anh? – Fb: Như XuKa

6. Anh có muốn trở thành đối tượng điều chỉnh của em không ??? – Fb: Thaanh Nhãa

7. Thích ăn cơm nhà hay cơm tù? – Fb: Trang Lưu

8. Anh có muốn bỏ nhà theo gái mà được pháp luật công nhận không? – Fb: Nguyen Tham

9. Anh có biết là thủ tục kết hôn nó phức tạp thế nào không? bao nhiêu là giấy tờ =.= Thế nên anh chỉ cần kí thôi việc còn lại để em lo – Fb: Tí Cận

10. Em học luật. Khi chia tay Anh có dám đòi quà? 🤔🤔 – Fb: Thiên Nhi

Khi chàng tỏ tình với nàng.

1. Em có muốn trở thành đối tượng điều chỉnh của anh không 🙂 – Fb: Chí Hải

2. Cái thứ cướp giật. Cô đó chính cô đó. Quân cướp giật. Cô cướp trái tim tôi rồi (kiểu hình sự). Nhà chị thì chị không chịu ở sao một mực cứ đòi nhập khẩu tim tôi là sao (kiểu hành chính). Nói đi, giá bao nhiêu. Thứ tình cảm của e đó a mua tất ( kiểu thương mại). – Fb: Nguyễn Vương Đức Duy

3. Theo luật dân sự, mọi sự trao đổi phải đồng giá Em có muốn trao đổi một nửa cuộc đời em lấy một nửa cuộc đời anh không? – Fb: Thông Huy

4. Em có tin chỉ cần biết cách thì giết người không cần phải ngồi tù không :)) bây giờ thì đeo nhẫn được rồi chứ – Fb: Hồng Quân

6. Cho dù có kể hết tất cả các điều luật trên thế giới cũng không thể nhiều bằng tình yêu anh dành cho em! – Fb: Xuân Cường Art

7. Nếu yêu em là tội ác thì anh đây đã phạm pháp. Tòa án xử anh chung thân cả đời nuôi em là hình phạt. – Fb: Huỳnh Cường

8. Em có muốn là thân chủ của anh suốt cả cuộc đời này không – Fb: Hoàng Công Khanh

9. Cô có muốn nhập quốc tịch vào trái tim tôi không?

10. Anh muốn mối quan hệ chúng ta công khai và hợp pháp – Fb: Trần Tuấn Anh

Đó, thấy sinh viên luật mặn chưa? Thêm nữa, sinh viên HLU không phải chỉ biết mỗi sách vở đâu nhớ, HLU có hàng chục câu lạc bộ hoạt động sôi nổi, trong đó có CLB Bóng rổ; CLB Âm nhạc và Nghệ thuật; CLB Karatedo; CLB Tình nguyện…cũng nhiều các cuộc thi hấp dẫn khác như: Chamr of Law; Cuộc thi hùng biện đỉnh cao Socrates,… Mỗi lớp toàn “bị” cử vài người đi tham dự suốt ấy mà @@

3. Học HLU là con đường dẫn đến Thành Công nhanh nhất

Người ta nghĩ: Học HLU xong có việc làm ngay, chắc con đường công danh rộng mở lắm, làm luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, công chứng viên, điều tra viên, chuyên viên pháp lý các kiểu con đà điểu,…

4. Học HLU sẽ có người yêu?

Người ta thấy: HLU tỉ lệ gái áp đảo trai, con trai học HLU không lo ế.

Người ta nghĩ: Trường Luật hẳn nhiểu “soái ca” điển trai, cao ráo, học giỏi, vào HLU biết đâu kiếm được người yêu như Hà Dĩ Thâm?

5. Thầy cô HLU nghiêm khắc và kỉ luật thép?

Người ta nghĩ: thầy, cô HLU chắc khó tính, nghiêm khắc và dễ sợ lắm. Vì trường hội tụ hơn chục giáo sư, phó giáo sư, trên trăm tiến sĩ mà.

Sinh viên HLU nghĩ:

Thầy cô HLU vui tính, đáng yêu lắm. Điển hình là con người này ạ

Vào HLU để kiểm chứng độ hot của thầy, những bài giảng mang thương hiệu Phạm Thái Huynh giờ giảng của thầy lúc nào cũng đông nghẹt sinh viên và không thiếu những tiếng cười.

Phải nói, thầy cô HLU rất tuyệt vời, thầy cô trình độ cao, dày kinh nghiệm, tâm huyết với học sinh.

Tuy nhiên, có một điều Sinh viên CLC hay lớp thường đều bị nghe thầy cô “chửi” đều đều. Ở lớp nào cũng sẽ hay nghe thấy câu:” sinh viên lớp clc không bằng sinh viên lớp thường. Thế này thì hỏng, hỏng hết”

6. Những combo thần thánh ở trường Luật

Trong năm đầu tiên đặt chân vào cánh cửa của Khoa Luật, combo “thần thánh” sẽ xuất hiện rất nhanh chóng thôiiii. Đó là: Lý luận chung về Nhà nước & Pháp luật, Luật Hiến Pháp, Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin

Nói thêm với hình thức thi vấn đáp ở HLU: 1 giảng viên – 1 sinh viên, trong đó: “Người biết giả vờ như không biết để hỏi người không biết giả vờ như biết” :)))

Thầy cô cũng rất tinh tế, tạo tâm lí thoải mái cho sinh viên, ví dụ như là:

*Thi vấn đáp hình sự Thầy:

EM trọ ở đâu?

EM trọ ở chùa Láng ạ

Hôm qua là mồng 1, em có vào chùa thắp nhang không? @@

*Trong một Tình huống khác:

– Có thấy cái cây đằng kia không?

– Dạ có ạ

Nguồn: Những phát ngôn kinh điển ở trường Luật

7. Học HLU được đọc nhiều sách lắm

Người ta nghĩ: Với những người yêu sách thì học HLu là thỏa niềm đam mê đọc sách. Vì Thư viện HLU là thư viện pháp lý lớn nhất cả nước với hàng chục ngàn đầu sách, giáo trình, sách chuyên khảo, tạp chí, luận án, luận văn…được biên soạn bởi giảng viên của trường và các cơ sở đào tạo Luật lớn khác như Đh quốc gia, Đh Luật tpHCM và các đầu sách nước ngoài để sinh viên nghiên cứu.

Tạm kết: Các bạn có chọn Đại học Luật Hà Nội là nơi gửi gắm quãng đường sinh viên tiếp theo của mình không? Mình tin mỗi người tự có cân nhắc cho mình câu trả lời hợp lí nhất. Đừng sợ lời gièm pha học luật khô khan, thất nghiệp, con gái thì lo ế này nọ,… Học ngành nào cũng thế, thất nghiệp hay không thì do mình phải không nào? Còn ế chắc do cạn duyên, nhầm … là duyên chưa tới @@. Nếu được chọn lại, mình chắc chắn sẽ vẫn chọn HLU. Nếu có gì thắc mắc về trường, hãy để lại cmt và mình sẽ hỗ trợ hết sức có thể. Chào thân ái!

Bonus thêm tình huống siêu ngầu chỉ những người học luật mới có. Nguồn: cfs 2826 – HLU Confessions

Học Luật không phải dạng vừa đâu – Con bác học gì? – Con tôi nó học luật – Ui giời! Ngành đó ra trường thất nghiệp nhan nhản bác à, mà con gái học luật còn khó lấy chồng nữa. – Ừ biết vậy, nhưng cháu nó học được, lại đam mê với nghề, sau này sẽ có ích cho xã hội.

4 năm sau: – Vừa rồi nhà bác đền bù đất được nhiều không? Nhà tôi được 700 triệu. Vừa xây cái nhà ở à cho đứa con gái út với chồng của nó. (mặt hởn hở) – Nhà tôi được hơn một tỷ? Tôi cũng tính xây một cái nhà, còn lại gửi tiết kiệm – Ơ sao nhà bác được nhiều thế, hình như diện tích nhà bác cũng bằng nhà tôi mà. – Ừ, tôi có cô con gái học luật. Nó biết hơn về giá bồi thường nên có khiếu nại chút thế là được hưởng đúng giá chú à. – Ơ…con tôi nó học…

1154 views

Đại Học Thủ Đô Hà Nội

Mã trường: HNM – Đại học Thủ Đô Hà Nội – HNMU

Tên tiếng Anh: Hanoi Metropolian University

Thành lập năm: 1959

Địa chỉ: Số 98, Dương Quảng Hàm, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội

Website: chúng tôi

Giới thiệu: Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Có tiền thân là trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội được thành lập ngày 06/01/1959. Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã không ngừng phát triển, đóng góp xuất sắc vào sự nghiệp giáo dục đào tạo của Thủ đô Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường gắn liền với sự nghiệp đấu tranh cách mạng cũng như phát triển của đất nước và Thủ đô và có thể được chia ra các giai đoạn chủ yếu sau đây:

Năm 1959: Trường Sư phạm Trung, Sơ cấp Hà Nội

Trong thời gian chuẩn bị cho năm học 1959 – 1960, Sở Giáo dục Hà Nội đã gửi tờ trình lên Bộ Giáo dục và Ủy ban Hành chính thành phố xin phép cho Hà Nội được mở trường Sư phạm. Sở Giáo dục đã giao nhiệm vụ cho hai đồng chí Nguyễn Công Tạc và Bùi Đình Tân cùng một số giáo viên cũ của trường Sư phạm Sơ cấp và Chu Văn An II chịu trách nhiệm tổ chức trường Sư phạm đầu tiên của Thủ đô: Trường Sư phạm Trung, Sơ cấp Hà Nội.

Năm 1969: Trường Sư phạm Cấp II Hà Nội

Việc đào tạo giáo viên cấp 2 hệ 7+2, thật ra chỉ là giải pháp tình thế nhằm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên nghiêm trọng của Thủ đô Hà Nội mấy năm sau hòa bình lập lại. Nhưng chúng ta đã sớm nhận thức được, là muốn có đội ngũ giáo viên cấp 2 có chất lượng hơn thì cần sớm nâng cấp hệ đào tạo khi điều kiện cho phép. Chính vì vậy mà trường chỉ mở 2 khóa 7+2, sau đó chuyển sang hệ 10+1.

Đầu năm học 1969 – 1970, nhà trường chỉ còn hệ đào tạo Sư phạm cấp II với 4 ban: văn sử, toán lí, sinh hóa, sinh địa. Đây cũng là năm học cuối cùng của khóa I, hệ đại học. Cũng từ năm học này, trường mang tên mới: Trường Sư phạm cấp II (10+3) Hà Nội.

Việc chuyển từ đào tạo theo các hệ trung cấp sang hệ đại học (10+3), tuy mới là thí điểm nhưng cũng đánh dấu một bước ngoặt lớn về chất đối với nhà trường. Sự thay đổi của hệ đào tạo giáo viên cấp II từ bậc trung cấp sang bậc đại học mở đầu thời kì ổn định tương đối lâu dài của nhà trường. Sự thay đổi hệ đào tạo đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ về nội dung, phương pháp, công tác quản lí điều hành buộc nhà trường phải suy nghĩ, tìm tòi các biện pháp giải quyết.

Năm 1978: Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội

Từ một trường Sư phạm không chính quy của địa phương, chưa có tư cách pháp nhân để tổ chức các kì thi và cấp bằn tốt nghiệp cho các giáo sinh hệ 10+3, giờ đây nhà trường đã được công nhận là một đơn vị đào tạo Cao đẳng Sư phạm chính quy của nhà nước (theo QĐ 164-TTG ngày 21-03-1978 của Thủ tướng Chính phủ vể công nhận chính thức một số trường Cao đẳng Sư phạm). Từ năm 1978, nhà trường bắt đầu một thời kìa mới, thời kì của một hệ đào tạo lâu dài nhất, ổn định nhất và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào nhất, tất cả đều xuất phát từ quyết định có tính pháp lí trên.

Ngay từ năm học 1989 – 1990, nhà trường đã thí điểm việc áp dụng quy trình đào tạo mới: chuyển từ cách đào tạo theo niên chế sang cách đào tạo tích lũy học phần. Để làm được việc này, nhà trường đã phải tự lực thiết kế lại chương trình đào tạo theo học phần cho cả 16 ban đào tạo khác nhau.

Năm học 2013 – 2014 là năm học thứ 55 kỉ niệm thành lập trường trong khí thế thi đua dạy tốt – học tốt lập thành tích chào mừng Lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất lần thứ hai và kỉ niệm 55 năm thành lập Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, nhà trường đã có những chuyển biến toàn diện và mạnh mẽ.

Bên cạnh việc duy trì và phát triển, đến thời điểm này, Nhà trường đã tích lũy đầy đủ cả lực và chất để trở thành một trường đại học. Tất cả đã sẵn sàng cho một sự phát triển ở tầm cao mới.

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Ngày 31/12/2014 Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định thành lập Trường Đại học Thủ đô Hà Nội trên cơ sở nâng cấp Trường CĐSP Hà Nội. Từ giai đoạn này Nhà trường đã chuyển sang một thời kì mới, đầy tự hào nhưng cũng đầy thách thức.

Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội là trường đại học đa ngành theo định hướng nghề nghiệp, chất lượng cao, đi tiên phong trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Có sứ mạng kết nối, phát triển truyền thống của Thăng long – Hà Nội ngàn năm văn hiến bằng việc theo đuổi các hoạt động đặc thù, với chất lượng vượt trội trong phục vụ cộng đồng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Ngày 26/12/2023 UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định sáp nhập Trường TC Kinh tế – Kĩ thuật đa ngành Sóc Sơn vào Trường ĐH Thủ đô Hà Nội, đây cũng là một dấu mốc mới trong sự phát triển của Nhà trường. Từ đây, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội là tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đa ngành, đa lĩnh vực có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học tổ chức các hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo nhu cầu xã hội và các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ công tác đào tạo phát triển Nhà trường theo mục tiêu xác định, đúng quy định của pháp luật.

Sứ mạng của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội là kết nối, phát triển truyền thống của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến bằng việc theo đuổi các hoạt động đặc thù với chất lượng vượt trội, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô và cả nước.

Tầm nhìn

Đến năm 2030, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội sẽ trở thành một trong những trường Đại học đa ngành, đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng hàng đầu của quốc gia, có uy tín cao trong khu vực và thế giới.

Chính sách chất lượng

Duy trì và cải tiến thường xuyên hiệu lực của Hệ thống Quản lí chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 : 2008 để ngày càng thỏa mãn nhu cầu giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế của Thủ đô và toàn xã hội.

Phát triển chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp, chất lượng cao và đa dạng trong hoạt động đào tạo.

Hoàn thiện hệ thống giáo trình chuyên ngành phục vụ cho các ngành đào tạo của Trường.

Thường xuyên xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức đáp ứng yêu cầu quản lý và giảng dạy bậc Đại học.

Chuẩn bị tốt các điều kiện để đăng ký kiểm định chất lượng trường Đại học.

Tăng cường phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ thông tin, hợp tác quốc tế phục vụ giảng dạy và học tập.

Xây dựng cơ sở vật chất của Nhà trường theo hướng hiện đại, đa năng, đạt chuẩn quốc gia và khu vực.

Đảm bảo cho người học sau tốt nghiệp có chuyên môn giỏi, kỹ năng tốt, ý thức nghề nghiệp cao, đáp ứng nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế.

Đẩy mạnh hoạt động tự chủ của các đơn vị.

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội được tổ chức từ 15 khoa:

Khoa Công nghệ môi trường

Khoa Công nghệ thông tin

Khoa Đào tạo cán bộ quản lí năng lượng

Khoa Giáo dục Chính trị

Khoa Giáo dục Mầm non

Khoa Giáo dục nghề nghiệp

Khoa Giáo dục Tiểu học

Khoa Khoa học Thể thao và Sức khỏe

Khoa Khoa học Tự nhiên

Khoa Khoa học Xã hội

Khoa Kinh tế và Đô thị

Khoa Ngoại ngữ

Khoa Quốc tế

Khoa Tâm lí – Giáo dục

Khoa Văn hóa – Du lịch – Dịch vụ

Nguồn: http://daihocthudo.edu.vn/vi/trang-chu

Đại Học Quốc Gia Hà Nội

1 – Năm 1967, năm nước Đông Nam Á là Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo đã cùng nhau thành lập một tổ chức liên kết của khu vực với tên gọi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuyên bố Băng Cốc, bản tuyên ngôn thành lập ASEAN, đã nêu lên 7 điểm xác định mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hoá, hợp tác thúc đẩy tiến bộ xã hội của các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định của khu vực. Điểm thứ 4 của bản Tuyên bố còn viết: “Hiệp hội này mở rộng cho tất cả các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á tán thành tôn chỉ, nguyên tắc và mục đích nói trên tham gia”.

Đó là những nội dung thật đáng lưu ý trong bối cảnh thế giới và khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ. Vào thời điểm ấy, cuộc chiến tranh lạnh giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đã lên tới đỉnh điểm đối đầu gay gắt, có lúc như bên bờ của một cuộc chiến tranh thế giới. ở Đông Nam Á, vào năm 1967 cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ đang ở cường độ khốc liệt nhất. Mỹ đã đưa quân vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc nước ta. Đông Nam Á bị phân hoá và đối đầu nhau gay gắt. Dù ở những mức độ khác nhau, năm nước ASEAN đều đứng về phía Mỹ, còn ba nước Đông Dương Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, và thắng lợi ngày càng tỏ rõ là thuộc về họ.

Trong bối cảnh như thế, những nhà thành lập ASEAN mong muốn Hiệp hội sẽ là một tổ chức của khu vực Đông Nam Á, để người Đông Nam Á ngày càng làm chủ vận mệnh của mình, thoát dần sức ép từ các nước lớn ngoài khu vực. Đây không phải những ý tưởng mong muốn lần đầu tiên, trước đó họ đã từng có nhưng không thành với những Hiệp ước hữu nghị và kinh tế Đông Nam Á (1.1959), Hội Đông Nam Á (ASA, 7.1961) và MAPHILINDO (Malaixia,Philippin, Ụnđônêxia, 8.1963). ASEAN đã đứng vững và tồn tại, hơn nữa đã có sự mở rộng và phát triển, nhưng sự mở rộng thật sự của ASEAN chỉ có từ nửa sau những năm 90 thế kỷ XX, khi thế giới và khu vực Đông Nam Á có những biến chuyển to lớn – chiến tranh lạnh chấm dứt và Trật tự hai cực Ịalta tan rã. Năm 1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, tiếp theo năm 1997 là Lào, Myanma và năm 1999 Campuchia trở thành thành viên của ASEAN. Vào thời điểm ấy, tất cả 10 nước Đông Nam Á đều cùng nhau đứng chung trong một tổ chức khu vực. Như thế, điểm thứ 4 của Tuyên bố Băng Cốc 1967 đã trở thành hiện thực, có lẽ đã vượt những mong muốn của các nhà sáng lập ASEAN.

Tuy nhiên, sự mở rộng của ASEAN cho tới nay cũng đã bộc lộ những tồn tại, trong đó có phần của chính sự phát triển.

Ba là, tháng 5/2002 Đông Timo tuyên bố độc lập sau khi tách ra từ tỉnh thứ 27 của Inđônêxia, trở thành nước Cộng hoà dân chủ Đông Timo với diện tích 14.000km2 và dân số khoảng 760.000 người. Đông Timo đã xin gia nhập ASEAN. Vì nhiều lý do, cho tới nay nước này chưa đủ điều kiện để trở thành thành viên của ASEAN, như Đông Timo chưa thiết lập được quan hệ ngoại giao và tiến hành hợp tác với tất cả các thành viên của ASEAN. Tuy nhiên, cùng với Papua New Guinea, Đông Timo được tham dự ASEAN với tư cách là quan sát viên đặc biệt.

2- Hai nguyên tắc quan trọng nhất trong thực tiễn hoạt động của ASEAN là “Đồng thuận” và “Không can thiệp”. Hai nguyên tắc này thật sự có ý nghĩa to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của ASEAN trong 40 năm qua, và đã tránh cho nó sự “chết yểu” như những SEAFET, ASA và MAPHILINDO. Nhờ đó, đã tạo nên sự liên kết mềm dẻo, hợp tác bình dẳng giữa các nước thành viên dù có chế độ chính trị – xã hội khác nhau, sự khác biệt về hệ tư tưởng, các giá trị văn hoá, nhất là về trình độ phát triển và cả quy mô dân số, diện tích lãnh thổ. Nguyên tắc nhất trí (Musyawarah) là do Tổng thống Inđônêxia Suharto đưa ra vào những năm 1960 và được các nhà lãnh đạo ASEAN tán thành(1), là phù hợp với Đông Nam Á trên nhiều khía cạnh, đặc biệt trong quan hệ đối ngoại do những xung đột về lợi ích thường có các căn nguyên lịch sử dẫn tới những nghi kỵ, thiếu tin cậy lẫn nhau, nhất là với nhiều nước thành viên gia nhập từ sau năm 1995.

Hai nguyên tắc này đã đưa tới những thành công to lớn của ASEAN, được thế giới đánh giá như tổ chức khu vực có kết quả nhất trong các nước đang phát triển. Hai nguyên tắc đã giúp các nước ASEAN cùng nhau vượt qua các khó khăn, biết chờ đợi cùng nhau trong nhiều năm qua. Không những thế, chúng còn giúp ASEAN có sức hấp dẫn lớn như một thực thể mềm dẻo, uyển chuyển để lôi cuốn các quốc gia ngoài khu vực, kể cả các cường quốc tham gia các hoạt động cùng ASEAN. Đó là những ASEAN +3, ASEAN +1, những AFTA và ARF… được thế giới dành nhiều sự quan tâm.

Tuy nhiên, những nguyên tắc này lại có những “mặt trái” của nó. Nguyên tắc đồng thuận đòi hỏi sự nhất trí hoàn toàn của các nước thành viên khi thông qua các quyết định của Hiệp hội, nhưng điều đó cũng “có ý nghĩa là mỗi nhà nước thành viên đều có quyền phủ quyết tất cả các quyết định của ASEAN”(2). Vì vậy, các quyết định đưa ra có thể bị trì hoàn, kéo dài trong nhiều năm hoặc khó có thể có sự mạnh mẽ.

Như tên gọi của ASEAN là một hiệp hội, nên tính chất và cơ cấu của nó là lỏng lẻo, là một liên kết hợp tác. Việc thực hiện các cam kết là do các nhà nước thành viên quyết định, tự chịu trách nhiệm và lại được “bảo vệ” bằng nguyên tắc “không can thiệp”. Có thể đưa ra nhiều dẫn chứng về điều này, như trường hợp của Mianma.

Khi kết nạp nước này, các nước ASEAN hy vọng tình hình ở Mianma sẽ nhanh chóng được thay đổi theo chiều hướng mở rộng dân chủ. Nhưng cho tới nay, tình hình hầu như không thay đổi, ngoại trừ những hứa hẹn về soạn thảo hiến pháp, triệu tập quốc hội… và Aung San Suu Kyi, người đứng đầu phe dân chủ đối lập, vẫn trong trình trạng bị quản thúc, có lúc còn bị giam cầm như cuối tháng 5/2003. Trước sức ép của quốc tế, chính quyền quân sự Mianma đã tiến hành một số chương trình tự do kinh tế, nhưng đó chỉ là sự phát triển bề ngoài chỉ có lợi với ít người, còn đối với đa số người dân Mianma, nhất là nông dân ở các vùng nông thôn, thì những hoạt động này chẳng mang lại lợi ích gì cả (3). Tình hình không có gì thay đổi ở Mianma đã làm cho Thủ tướng Malaixia Mahathir Mohamad – người từng nhiệt thành đề nghị ASEAN kết nạp Mianma – có lúc (như vào năm 2003) cũng hết kiên nhẫn đòi khai trừ Mianma ra khỏi ASEAN. Nhưng cũng lại thật khó bởi việc khai trừ lại phải được sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên, vả lại khi đó người Thái Lan lại đưa ra chủ trương”can dự mang tính xây dựng” đối với Mianma. Gần đây, tháng 4/2007 Mianma và CHDCND Triều Tiên đã ký hiệp định thiết lập lại quan hệ ngoại giao giữa hai nước (1983 Mianma đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng sau vụ nước này cho nổ bom làm thiệt mạng 18 quan chức Hàn Quốc, trong đó có một Phó thủ tướng và 3 Bộ trưởng)(4). Có nhiều nguyên nhân đã đưa tới sự kiện này, và một vài nước ASEAN cho rằng đây là điều không bình thường(5).

ASEAN có cơ chế lỏng lẻo và không có ý định trở thành một liên minh của những đồng minh chiến lược. Như thế sự gắn bó giữa các nước thành viên là có mức độ nhất định. Đã xảy ra những “sự cố” tranh chấp ở Biển Đông thì tình hình chung hầu như là “ai lo phận nấy”. Như Thủ tướng Xingapo Gôchốctông từng phát biểu trong diễn văn khai mạc tại AMM lần thứ 26 ngày 23/7/1993: “ASEAN không và sẽ không là một hiệp ước quân sự. Mỗi thành viên phải luôn gánh vác trách nhiệm chính đối với sự phòng thủ về an ninh của mình” (6).

Vào tháng 12/1997, Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ hai tại Cuala Lămpua, các nước ASEAN đã thông qua văn kiện quan trọng “Tầm nhìn ASEAN năm 2023” và sau đó là Hiệp ước Bali II (năm 2003) nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột: kinh tế, an ninh – chính trị và văn hoá – xã hội. Như thế, ASEAN sẽ phải có một sự điều chỉnh lớn từ “Hiệp hội” hướng tới một “Cộng đồng”. Đó là một sự điều chỉnh quan trọng “để ASEAN sẽ là một nhóm hài hoà các dân tộc Đông Nam Á hướng ngoại, sống trong hoà bình, ổn định và thịnh vượng, gắn bó với nhau bằng quan hệ đối tác trong phát triển năng động và trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau” (7). Đó là những ý tưởng tốt đẹp, có cân nhắc phù hợp với truyền thống lịch sử, những giá trị văn hoá và đặc điểm chính trị của các nước thành viên. Rõ ràng đây mới chỉ là những đường hướng chính yếu nhất của một cộng đồng ASEAN trong tương lai và chắc rằng ASEAN còn phải làm rất nhiều việc trên nhiều bình diện. Mọi lời giải đáp đều còn ở phía trước.

3- Với 10 quốc gia ở Đông Nam Á, ASEAN hiện nay có quy mô dân số gần 500 triệu người, tổng diện tích lãnh thổ 4,5 triệu km2, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt khoảng 737 tỷ USD và tổng kim ngạch thương mại đạt 720 tỷ USD, ASEAN đã trở thành một đối tác quan trọng của nhiều quốc gia và là khu vực phát triển kinh tế năng động trong nền kinh tế thế giới.

Ngày nay, sau 40 năm ra đời, trong lĩnh vực hợp tác phát triển kinh tế, ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

Một là, điều đầu tiên trong Tuyên bố Băng Cốc (1967) thành lập ASEAN đã chủ trương: “Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng”.

Hợp tác phát triển là một mục tiêu quan trọng nhất, là một cơ sở có ý nghĩa quyết định nhất của sự thành lập ASEAN, được nhấn mạnh nhiều lần trong Tuyên bố Băng Cốc. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan có thể nói trong khoảng hai thập niên đầu sau ngày ra đời, sự hợp tác phát triển về kinh tế của ASEAN là khá mờ nhạt, hầu như chưa có gì đáng kể. Phải tới đầu những năm 1990 sau chiến tranh lạnh, sự hợp tác phát triển kinh tế của các nước ASEAN mới thật sự bước vào giai đoạn mới với hai văn kiện quan trọng được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ tư (1/1992) tại Xingapo: Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế của ASEAN, Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (COPT), và thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).

Hai là, sau nhiều năm cố gắng liên tục, các nước ASEAN đã đạt được những thành tựu to lớn về tăng trưởng kinh tế và hợp tác phát triển. Trong văn kiện “Tầm nhìn ASEAN năm 2023”, các nhà lãnh đạo ASEAN đã đánh giá chung như sau: “Chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực kinh tế, như tỷ lệ tăng trưởng cao, sự ổn định và thuyên giảm đáng kể tỷ lệ nghèo trong mấy năm qua. Các nước thành viên đã có được khối lượng thương mại và luồng đầu tư lớn nhờ có nhiều biện pháp tự do hoá đáng kể”. Những cố gắng đầu tiên trong hợp tác phát triển giữa các nước ASEAN được triển khai theo bốn lĩnh vực là: Tiến hành hợp tác về các hàng hoá cơ bản, đặc biệt là lương thực và năng lượng; Hợp tác để xây dựng các nhà máy công nghiệp quy mô lớn; Hợp tác về thương mại, xác lập các thỏa thuận ưu đãi coi đó như mục tiêu lâu dài, tăng cường buôn bán nội khối và mở rộng thị trường ở ngoài khu vực; hợp tác khoa học công nghệ nhằm tăng cường sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện đa dạng hoá xuất khẩu.

Ngày nay, ASEAN đã và đang phấn đấu trở thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA). Mặc dầu vấp phải những khó khăn không nhỏ như cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, các nước ASEAN đã đạt được nhiều tiến bộ và thành tích trên hai lĩnh vực này. Về AFTA, đã hoàn thành từ 2003 đối với các nước thành viên cũ và có phần kéo dài thêm đối với các thành viên mới – 2006 đối với Việt Nam, 2008 Lào và Mianma và 2010 là Campuchia. Theo đó, tổng số lượng lưu thông hàng hoá của các nước trong khu vực đã tăng rõ rệt đến cuối những năm 1990, riêng năm 1999 chiếm 22,5% tổng số xuất khẩu và 33,4% nhập khẩu các nước thành viên (8). Tháng 10/1998, Hiệp định khung về thành lập khu vực đầu tư ASEAN đã được ký kết. Khu vực đầu tư ASEAN bao gồm lãnh thổ tất cả các nước thành viên của Hiệp hội, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, trên cơ sở cung cấp cho các nhà đầu tư kế hoạch phát triển quốc nội, ưu đãi thuế quan và bãi bỏ những hạn chế đối với đầu tư nước ngoài. Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Trung Quốc… là những nhà đầu tư chính vào các nước ASEAN. Riêng Nhật Bản, năm 1985 có 292 dự án đầu tư trực tiếp ở 5 nước ASEAN (Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan, Philippin và Xingapo) với tổng số vốn 9,3 tỷ USD. Ba năm sau, số dự án đầu tư của Nhật Bản ở các nước này đã tăng gấp 3 lần với 825 dự án và tổng số vốn đầu tư là 27,1 tỷ USD (9).

Từ thiết chế ASEAN + 3 cũng như ASEAN + 1 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) được thiết lập năm 1999, từ năm 2001 các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã thỏa thuận thành lập khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN (CAFTA) trong thời hạn 10 năm, cũng như tiếp tục với các đối tác khác là Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ… Những cố gắng theo hướng này là nhằm khắc phục tình trạng “Đông Á là khu vực sôi động nhất trong nền kinh tế thế giới hiện nay, nhưng về mặt tự do hoá thương mại lại rất lạc hậu, đến nay vẫn chưa thiết lập được khu vực mậu dịch tự do sánh ngang tầm Âu – Mỹ” (10). So với các mối quan hệ khác thì quan hệ ASEAN – Trung quốc có những bước phát triển khá mạnh. Nhằm cụ thể hoá cho sự phát triển của khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN như một cơ hội kinh doanh mới khai thác thị trường rộng lớn này, tháng 7/2006 tỉnh Quảng Tây đã đề ra phương án hợp tác kinh tế khu vực “một trục hai cánh” Trung Quốc – ASEAN do hai mảng lớn là Khu kinh tế xuyên Vịnh Bắc Bộ và Hợp tác tiểu vùng sông Mêkông, và một Trục giữa là Hành lang Nam Ninh – Xingapo hợp thành. Gần đây, báo chí Trung Quốc tỏ ra quan tâm tới phương án này. Theo đó, các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam sẽ trở thành tuyến đầu, người gánh vác trách nhiệm chủ yếu thực hiện sự hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và ASEAN, và các doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ vai trò chủ đạo trong sự hợp tác. Bởi đối với thị trường ASEAN to lớn và phức tạp các doanh nghiệp vừa và nhỏ “thuyền nhỏ dễ xoay đầu”, có tiềm lực phát triển không thể tính hết(11). Đã ba lần tỉnh Quảng Tây tổ chức thành công Hội chợ triển lãm Trung Quốc và ASEAN, và gần đây nhất là tháng 4/2007 “Diễn đàn phát triển đầu tư doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc – ASEAN” đã được tổ chức tại Nam Ninh (Quảng Tây) với sự tham gia của nhiều chuyên gia và 360 đại diện doanh nghiệp vừa và nhỏ đến từ Trung Quốc và các nước ASEAN.

Trước hết, ASEAN là một tổ chức có cơ cấu và thể chế lỏng lẻo dựa trên hai nguyên tắc hoạt động chính là “đồng thuận” và “không can thiệp”. Đây là sự khác biệt với Liên minh châu Âu (EU) và ngay cả với Thị trường chung Châu Âu (EEC) trước đó. ở khía cạnh tích cực, cơ cấu lỏng lẻo ấy đã dẫn tới sự hình thành và tồn tại trong 40 năm qua của ASEAN, nhưng ở khía cạnh khác lại làm cho những chương trình, kế hoạch hợp tác thiếu mạnh mẽ hoặc kéo dài chậm lại. Những cam kết giữa các nước thành viên của Hiệp hội không có tính chất bắt buộc cưỡng chế hoặc phải cùng lo chung. Trước những khó khăn dù về kinh tế hay an ninh, thường các nước thành viên phải “tự lo”. Như nhận định của Jusus Estanislao, nguyên Bộ trưởng tài chính Philippin và là Chủ tịch Ngân hàng phát triển Châu Á, về ASEAN trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997: “Khủng hoảng khu vực ảnh hưởng tới tất cả các nước thành viên ban đầu của ASEAN, nhưng các biện pháp lại chủ yếu mang tính chất quốc gia. Như vậy là ASEAN không có vai trò gì và rõ ràng là cái cơ chế mang tính chất thể chế của ASEAN không còn đủ sức đưa ra bất kỳ một biện pháp khu vực nào(12).

Hai là, sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia và lợi ích chung của toàn Hiệp hội có lúc còn là một tồn tại không nhỏ. Các nước thành viên thường quan tâm trước hết và chủ yếu là lợi ích quốc gia. Đây là điều thường thấy và dễ hiểu, nhưng phải chăng đây không chỉ là những lợi ích cụ thể của một trường hợp nhất định mà còn bắt nguồn từ sự khác biệt về chế độ chính trị, hệ tư tưởng và sự thiếu tin cậy lẫn nhau từ quá khứ lịch sử. Đã xảy ra những hiện tượng “xé rào”, khi buôn bán trong nội bộ ASEAN tiến triển chậm chạp, một số nước thành viên đã ký kết với các đối tác bên ngoài lập nên khối thương mại song phương (FTA) như Xingapo đã ký FTA với New Zealand, Australia, Nhật Bản; Thái Lan đã ký với Baranh, Australia.. (13) . Hậu quả là có thể gây nên những mâu thuẫn giữa các nước thành viên và cả tiến trình liên kết khu vực.

Ba là, các nước thành viên đều có nhận thức chung ASEAN là “sân chơi” cần thiết, nhất là vào lúc ban đầu. Nhưng mức độ cố kết, tính chất liên kết của ASEAN sẽ như thế nào trong tương lai, kể cả tương lai gần. Hiện tại, cơ chế của ASEAN khá lỏng lẻo, áp dụng phương thức hiệp thương để giải quyết những bất đồng giữa các nước thành viên. Nhưng nếu ASEAN trở thành một thực thể pháp định, có quyền lực (như thực hiện cấm vận) với các thành viên vi phạm các cam kết thì có thể có nguy cơ lớn dẫn tới sự tan rã của Hiệp hội. Từ Đại công báo (Hồng Kông) số ra ngày 12/4/2007 đã có lưu ý: “Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, nhiều khả năng sẽ xuất hiện tình trạng các nước ASEAN cân nhắc lợi ích của mình trong tổ chức ASEAN”, và “nếu như cơ chế được thực hiện nghiêm ngặt hoá, chế độ thái quá, sẽ không đóng nổi vai trò đoàn kết nội bộ, mà còn khiến cho tổ chức ASEAN lâm vào tình trạng giải thể”(14). Cái thật khó của ASEAN là cần tăng cường tính đoàn kết trong ASEAN như nhiệm vụ quan trọng hiện nay, lại vừa nâng tầm phát triển của Hiệp hội cũng như kết hợp hài hoà giữa lợi ích của các quốc gia và lợi ích chung của Hiệp hội.

4- Vì nhiều nguyên nhân như các vấn đề lịch sử, vị trí địa – chiến lược, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế…, hoà bình an ninh luôn là vấn đề có ý nghiã quan trọng hàng đầu đối với khu vực Đông Nam Á và các nước ASEAN. Cũng rõ ràng, hoà bình an ninh là một yếu tố trước hết của sự ra đời của tổ chức ASEAN, và cũng là mối quan tâm thường xuyên của ASEAN với những cố gắng không ngừng.

Nhìn lại, trong suốt 40 năm qua các hội nghị, các cuộc gặp gỡ, ASEAN đã có nhiều tuyên bố và văn kiện quan trọng về lĩnh vực này. Đó là “Tuyên bố về khu vực hoà bình, tự do và trung lập “cho khu vực Đông Nam Á (ZOPFAN, 11.1971), “Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á” và “Tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN” (2.1976), “Tuyên bố của Bộ trưởng ngoại giao ASEAN về Biển Đông” (7.1992)… Đó là những văn kiện nổi tiếng.

Kể từ đó cho tới nay, ARF đã tiến hành được 13 cuộc hội nghị và đã thu được những tiến bộ và thành tích quan trọng.

Đó là, theo thoả thuận chung cứ vào tháng 6 hoặc tháng 7 hằng năm, ARF tiến hành các cuộc hội nghị thường niên ngay sau hội nghị ngoại trưởng ASEAN (AMM) và hội nghị sau hội nghị ngoại trưởng (PMC). Tự thân sự định kỳ ấy nói lên sự tin cậy, sự hưởng ứng hợp tác của các nước tham gia nhằm duy trì hoà bình an ninh khu vực.

Từ 18 thành viên lúc đầu, tới nay số lượng thành viên ARF đã lên tới 26 quốc gia. Những thành viên mới gần đây là Campuchia, Mianma, ấn Độ, CHDCND TriềuTiên, Mông Cổ, Pakixtan, Đông Timo và Băng-la-đét. Riêng Việt Nam và Lào từ quan sát viên đã trở thành thành viên chính thức của ARF.

Có lẽ trong số các tổ chức khu vực hiện nay, ARF là tổ chức duy nhất có sự tham gia của hầu hết các cường quốc như Mỹ, EU, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc và ấn Độ… ARF đã tạo được sự hấp dẫn, sự quan tâm của các nước, kể cả các nước lớn.

Cùng với việc xác định cơ cấu và nguyên tắc hoạt động, ARF đã đề ra một lộ trình gồm 3 giai đoạn nhằm duy trì, củng cố nền hoà bình an ninh khu vực. Đó là: thúc đẩy “Xây dựng lòng tin”; thực hiện “Ngoại giao phòng ngừa”; và xem xét các cách “Giải quyết các cuộc xung đột”. Mỗi giai đoạn đã soạn thảo những nội dung biện pháp chính. Việc phân chia ba giai đoạn mang ý nghĩa tương đối, không phải là theo tuần tự một cách cứng nhắc.

Trong bối cảnh ở khu vực Đông Nam Á chưa có được một cơ chế pháp lý về an ninh, ARF là một sáng kiến đặc sắc, tạo nên được một diễn đàn quốc tế để các nước tham gia bày tỏ chính kiến, trao đổi sự quan tâm, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau có ý nghĩa như tạo nên sự cân bằng kiềm chế những nguy cơ đe doạ hoà bình ổn định khu vực.

Nhưng trải qua hơn 10 năm, ARF cũng bộc lộ những hạn chế của mình. Trước hết, ARF chỉ là một diễn đàn, không phải là một thiết chế tổ chức với những quy định có tính bắt buộc. Mọi vấn đề chỉ dừng lại ở những trao đổi bày tỏ hoặc những thoả thuận không bắt buộc. ARF chưa xây dựng được một cơ chế hợp tác để đối phó kịp thời với những bất ổn. Đã xảy ra nhiều trường hợp, ARF tỏ ra lúng túng thậm chí bất lực do những ràng buộc của các nguyên tắc đồng thuận, không can thiệp hoặc không đối đầu với những vấn đề nhạy cảm. Hoặc hơn 10 năm đã qua, ARF vẫn ở giai đoạn 1 của lộ trình 3 giai đoạn. Lại nữa, ARF đã có đủ sức mạnh và uy tín chưa để đảm bảo an ninh trong nội bộ vấn đề hàng đầu của nhiều nước ASEAN; hoặc làm chủ tình hình khu vực Đông Nam Á, không bị lệ thuộc vào các nước lớn ngoài khu vực ?

40 năm qua, ASEAN đã có những cố gắng to lớn và những thành công vang dội trong xu thế chung của thế giới và thời đại là hoà bình an ninh và hợp tác phát triển với những đặc điểm và phong cách Đông Nam Á. Nhưng cũng rất rõ ràng, ASEAN còn không ít khó khăn và thách thức từ chủ quan và khách quan đang và sẽ đối diện với tất cả các nước thành viên trên con đường tiến tới của Hiệp hội trong thế kỷ XXI.

Chú thích

(1) Theo: Nguyễn Duy Quý. Tiến tới một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển bền vững. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr.40-41.

(2) Phanit Thakun “Những cố gắng hội nhập khu vực Đông Nam Á: Một nghiên cứu về các vấn đề và tiến bộ của ASEAN”. Dẫn theo: sđd, tr.42.

(3) Tài liệu tham khảo đặc biệt (TLTKĐB) (TTXVN), 14.3.2007.

(4), (5) TLTKĐB, 26.5.2007.

(6) Theo: Nguyễn Duy Quý, Sđd, tr.347-348

(7) “Tầm nhìn ASEAN năm 2023”

(8) Svetlana Glinkina. Hình thành liên minh ASEAN qua lăng kính kinh nghiệm của Liên minh châu Ẹu. Trong: “Quan hệ Nga – ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới”. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr.49

(9) Nguyễn Duy Qúy, Sđd, tr.122

(10) ASEAN – Thách thức và cơ hội (TTXVN), Tài liệu tham khảo 9.2003, tr.37.

(11) TLTKĐB (TTXVN), 26.5.2007.

(12) TLTKĐB (TTXVN), 21.20.1998.

(13) Liên kết ASEAN trong thập niên đầu thế kỷ XXỤ. Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Hà Nội, 204, tr.39

(14) TLTKĐB (TTXVN), 20.4.2007