Có Nên Lấy Ráy Tai Cho Trẻ Nhỏ / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Có Nên Lấy Ráy Tai Cho Trẻ Nhỏ?

Có nên lấy ráy tai cho trẻ nhỏ?

Có ráy tai không phải là một tình trạng đáng lo ngại trừ khi ráy tai tiết nhiều và gây đau hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Ráy tai là một chất sáp được bài tiết từ ống tai. Tuyến ráy tai bài tiết ráy tai tạo thành rào cản tự nhiên bảo vệ tai khỏi những yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tai. Loại chất có màu vàng này hỗ trợ và bảo vệ da của ống tai. Nó cũng hoạt động như một chất làm sạch giúp bôi trơn ống tai.

Khi nào ráy tai trở thành vấn đề? Ráy tai có thể trở thành vấn đề sức khỏe khi nó tiết ra với với tốc độ nhanh hơn và với lượng nhiều hơn. Bạn cần chú ý khi trẻ phàn nàn nghe kém, đau tai, ngứa hoặc nghe thấy tiếng ồn trong tai. Có khả năng tai của con bạn đang bị lấp đầy bởi ráy tai.

Làm sạch tai như thế nào? Trước tiên, cần nhớ rằng không được cho bất cứ thứ gì vào tai trẻ để lấy ráy tai vì điều này có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho màng nhĩ nhất là khi trẻ không chịu phối hợp.

Có loại thuốc nhỏ giúp làm tan ráy tai. Nhưng cần được bác sĩ kê đơn. Cho trẻ nằm nghiêng, để bên tai bị ảnh hưởng hướng lên trên và sau đó nhỏ thuốc.

Khi nào cần hỗ trợ y tế? Không bao giờ thử nghiệm với tai của trẻ. Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ và bác sĩ sẽ khuyến nghị liệu pháp điều trị hàng đầu cho trẻ.

Trong trường hợp không thể kiểm soát được với thuốc nhỏ tai, các bác sĩ có thể cần các thủ thuật để làm sạch ráy tai. Điều này cũng có thể khiến trẻ đau và khó chịu nhưng có tác dụng.

Có nên thử các bài thuốc tại nhà? Có nhiều bài thuốc tại nhà không an toàn được sử dụng để loại bỏ ráy tai. Hãy tránh xa những thử nghiệm này vì chúng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như nhiễm trùng và tổn thương màng nhĩ. Điều này sẽ khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn.

Sử dụng tăm bông với trẻ như thế nào? Lấy ráy tai cho trẻ bằng tăm bông sẽ gây tổn thương cho màng nhĩ. Sử dụng bông ngoáy tai có thể chỉ được khuyến nghị nếu bạn sử dụng sau khi làm mềm ráy tai bằng thuốc nhỏ tai.

Điều này sẽ làm cho quá trình lấy ráy tai dễ dàng hơn vì ráy tai trở nên mềm và có thể bị loại bỏ dễ dàng.

Tuy nhiên, cần đảm bảo bé không di chuyển đầu.

Ngăn ngừa ráy tai như thế nào? Có ráy tai là hoàn toàn bình thường. Việc bạn cần làm là giữ cho tai sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Bài viết khác

Thuốc Nhỏ Lấy Ráy Tai Cho Bé Ray C

Thuốc nhỏ lấy ráy tai cho bé là một trong những vật phẩm được nhiều bà mẹ tin dùng nhất hiện nay vì sự tiện dụng và độ an toàn cao. Nên chọn sản phẩm của thương hiệu nào và cần lưu ý những gì khi mua thuốc nhỏ lấy ráy tai?

1. Có nên lấy ráy tai cho bé không?

Ráy tai là gì? Đó là một loại chất nhầy tự nhiên được sinh ra trong ống tai. Ráy tai sẽ được đẩy ra ngoài lỗ tai thông qua cử động nhai của xương hàm dưới.

Nhiều người vẫn nghĩ rằng, ráy tai là một loại chất bẩn nên cần được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. Tuy nhiên đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Ráy tai có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể. Nó có thể ngăn bụi bẩn bên ngoài hay những côn trùng nhỏ vào bên trong ống tai. Đồng thời diệt nắm, diệt khuẩn, cân bằng độ pH trong tai.

Tuy nhiên bạn vẫn cần phải lấy ráy tai trong trường hợp chúng tích tụ quá nhiều, cản trở việc quan sát bên trong màng nhĩ, gây cảm giác ngứa, giảm thính lực.

Ở trẻ nhỏ, ráy tai bị tắc nghẽn khi gặp nước có thể trương phồng lên to hơn. Nó sẽ trở nên đáng lo ngại nếu bé trong giai đoạn tập nói.

Bởi nếu thính lực không nghe được rõ ràng thì sẽ khiến bé chậm nói.

Tóm lại, dù là ở người lớn hay ở trẻ em thì việc này cũng cần thiết. Nhưng hãy đặc biệt lưu ý là không nên lấy ráy tai quá thường xuyên và phải lấy đúng cách.

Làm thế nào để có thể lấy ráy tai cho bé được? Dùng dụng cụ, máy lấy ráy tai hay thuốc nhỏ lấy ráy tai cho bé thì an toàn nhất? Mình sẽ phân tích và nêu ưu nhược điểm của từng phương pháp ngay sau đây:

#1. Dùng bộ dụng cụ lấy ráy tai

Khi lấy ráy tai cho bé, bạn không nên dùng tăm bông hay những vật nhọn như móng tay.

Bởi những vật này không đảm bảo sạch sẽ lại có thể khiến ráy tai bị tuột sâu bên trong, lâu dần bị đông cứng gây tắc nghẽn.

Thay vào đó có thể sử dụng bộ dụng cụ chuyên dụng để lấy ráy tai. Những dụng cụ này được thiết kế với kích thước vừa phải, giúp việc lấy ráy tai đơn giản và dễ dàng hơn.

Tuy nhiên trẻ nhỏ khá tăng động, khó để có thể ngồi yên trong thời gian dài để bạn có thể lấy ráy tai ra. Do đó khi dùng dùng bộ dụng cụ lấy ráy tai mẹ phải thật cẩn thận để không làm đau bé.

Và chỉ nên sử dụng bộ dụng cụ lấy ráy tai khi bé đã lớn và phần ráy tai được đẩy ra bên ngoài rồi. Không nên tự sử dụng tại nhà cho bé dưới 3 tuổi.

#2. Sử dụng máy lấy ráy tai cho bé

So với những phương pháp thủ công truyền thống thì máy lấy ráy tai cho bé tỏ ra khá hữu dụng và tiện lợi.

Máy lấy ráy tai được thiết kế với phần đầu xoắn ốc, khi cho vào tai tạo lực hút lấy ráy tai và cả tế bào chết ra bên ngoài. Tai sẽ trở nên thông thoáng trở lại sau khi dùng máy.

Chỉ nên sử dụng máy lấy ráy tai khi bạn thấy ráy tai quá nhiều, lấy ráy tai lâu năm, ngứa ngáy khó chịu. Không nên dùng cho tai bị viêm nhiễm hay đang bị tổn thương.

Tuy hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy lấy ráy tai với chất lượng khác nhau. Nếu mua phải hàng kém chất lượng thì khi sử dụng có thể bị đau, hoặc tổn thương vùng tai.

Nếu lấy ráy tai cho bé bị chảy máu thì nên dừng lại và không nên sử dụng cho những lần sau.

#3. Dùng thuốc nhỏ lấy ráy tai cho bé

Thuốc nhỏ lấy ráy tai đang là sản phẩm được nhiều bà mẹ tin dùng để lấy ráy tai cho các bé. Nó chính là một loại dung dịch làm tan ráy tai cho bé.

Đặc điểm của thuốc lấy ráy tai đó là giúp ráy tai mềm ra, việc lấy ráy tai sẽ đơn giản hơn. Đây cũng chính là cách lấy ráy tai bị tắc không bị đau.

Khi dùng thuốc nhỏ lấy ráy tai, bạn chỉ cần nhỏ thuốc vào tai, đợi một lúc ráy tai sẽ mềm ra, nghiêng đầu cho trôi ra ngoài rồi nhẹ nhàng lau sạch là được.

Dùng thuốc nhỏ là một trong những cách lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh an toàn và đơn giản mà nhiều bà mẹ áp dụng. Cách lấy ráy tai cho bé 4 tháng, cách lấy ráy tai cho bé 1 tuổi cho đến cách lấy ráy tai cho bé 2 tuổi cũng được khuyên dùng thuốc nhỏ thay vì dùng dụng cụ.

3. RAY C – thuốc nhỏ lấy ráy tai cho bé tốt nhất hiện nay

Khi chọn mua thuốc nhỏ lấy ráy tai dành cho bé, mẹ cần tìm hiểu thật kỹ để chọn mua sản phẩm chất lượng nhất, mang lại công dụng tốt và đảm bảo an toàn.

Ray C là thuốc xịt ráy tai cho bé, một trong những loại thuốc nhỏ tai được rất nhiều bà mẹ sử dụng khi muốn lấy ráy tai cho trẻ nhỏ.

Về mức độ an toàn thì bạn có thể yên tâm vì sản phẩm này thuộc nhóm các chế phẩm cơ bản của WHO, được kiểm nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Bộ Y tế.

Ray C cũng được tin dùng tại nhiều bệnh viện và cả những phòng khám chuyên khoa nữa đó.

Đây là một loại thuốc nhỏ dạng xịt thông minh giúp xịt tan ráy tai cho bé một cách đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng.

Dung dịch phun sương vệ sinh Ray C khi vào tai giúp làm tan ráy tai, loại bỏ độ dính ráy tai khi nó còn ở trong ống tai hay màng nhĩ.

Nhờ đó giúp làm chống tích tụ ráy, giảm tình trạng ngứa ống tai, khôi phục khả năng tự đào thải ráy mà không gây đau đớn gì cả.

Thuốc nhỏ lấy ráy tai Ray C phù hợp cho những ai thường xuyên làm việc trong môi trường bụi bẩn, có ráy tai tích tụ lâu ngày bị đông cứng, người sử dụng máy trợ thính.

Đánh giá Thuốc nhỏ lấy ráy tai Ray C

Xem giá bán tốt nhất tại SHOPEE Xem giá bán tốt nhất tại LAZADA Xem giá bán tốt nhất tại SENDO

Hướng dẫn sử dụng thuốc nhỏ ráy tai Ray C

Việc sử dụng thuốc nhỏ lấy ráy tai Ray C khá đơn giản. Trước khi thực hiện, hãy đảm bảo phía bên ngoài tai sạch sẽ, sau đó hãy thực hiện các bước sau để lấy ráy tai cho trẻ đúng cách với thuốc nhỏ:

Bước 1: Đặt đầu nằm nghiêng sao cho tai ngửa lên trên. Sau đó đặt vòi phun của lọ thuốc nhỏ ở cửa tai. Lưu ý không để quá sâu bên trong

Bước 3: Giữ nguyên khoảng 1 phút sau đó nghiêng đầu để cho dịch bên trong chảy ra. Giờ thì bạn chỉ cần dùng tăm bông lau sạch sẽ bên ngoài là được rồi.

4. Một số lưu ý khi dùng thuốc nhỏ lấy ráy tai cho bé

Khi dùng thuốc nhỏ lấy ráy tai cho con, không khó khăn hay phức tạp gì cả. Đây cũng là cách lấy ráy tai cho bé không đau. Nhưng mẹ vẫn nên lưu ý một số điều sau:

Không dùng chung thuốc nhỏ lấy ráy tai cho nhiều bé

Không để cho bé cầm lọ thuốc để chơi hay tự ý sử dụng

Những lọ thuốc bị dính bẩn, sứt mẻ nên loại bỏ để tránh tình trạng nhiễm vi khuẩn

Không cần làm ấm thuốc trước khi nhỏ vào tai

Không sử dụng trong trường hợp bé mắc các bệnh về tai hoặc đang bị viêm nhiễm

Nhớ xem xét hạn sử dụng và không dùng sản phẩm đã quá hạn

Xem giá bán tốt nhất tại SHOPEE Xem giá bán tốt nhất tại LAZADA Xem giá bán tốt nhất tại SENDO

Thuốc nhỏ lấy ráy tai cho bé chính là sản phẩm giúp mẹ và bé có thể lấy ráy tai một cách đơn giản, nhanh gọn mà lại không sợ bị đau. Và nếu vẫn đang băn khoăn trong những lựa chọn thì Ray-C xứng đáng để mẹ tham khảo.

Có Nên Lấy Ráy Tai?

Nhiều người có thói quen lấy ráy tai sau khi tắm hay mỗi khi đi hớt tóc. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng không nên lấy ráy tai vì có thể làm hại đến ống tay. Vậy có nên lấy ráy tai?

Cần khẳng định ráy tay là chất được sản xuất tự nhiên, lưu trữ trong ống tai, không phải dấu hiệu của kém vệ sinh.

Ráy tay được sản sinh từ các tuyến tiết chất nhờn ở ống tai ngoài và chất giống như sáp từ tuyến mồ hôi tiết ra. Chúng trộn với tế bào da chết, bụi bẩn, mỹ phẩm tạo thành cục ráy tai.

Ráy tai được chia làm 2 loại là ướt, dính và khô dễ vỡ vụn. Người trưởng thành có xu hướng ráy tai cứng, màu tối trong khi ở trẻ em có màu sáng, dạng sáp mềm hơn.

Ống tai có cơ chế tự làm sạch và ráy tai cũng có thể tự làm sạch mà không cần vệ sinh. Kể cả khi trong tai có nhiều ráy tai thì chúng cũng có thể tự rơi ra khi nói chuyện, nhai, khi tắm gội. Do vậy, việc lấy ráy tai nhất là lấy ráy tai thường xuyên là không cần thiết. Chỉ khi có biểu biện bệnh lý, bất thường hay khi có chỉ định từ bác sĩ, mới nên lấy ráy tai.

Mặt khác, ráy tai cũng có chức năng riêng, giúp bảo vệ tai cũng như cung cấp chất bôi trơn cho tai. Một số tác dụng chính của ráy tai bao gồm:

Ngăn chặn vi khuẩn, các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào ống tai. Chất sáp ở ống tay tạo thành bẫy bóp nghẹt vi khuẩn và ngăn không cho vi khuẩn sinh sôi.

Ngăn cản chất bẩn xâm nhập vào trong tai, chúng dính chặt bụi bẩn vào trong tai, giảm thiểu sự kích ứng tai và nhiễm trùng.

Cản không cho côn trùng rơi sâu vào trong tai.

Nếu ráy tai có quá nhiều ở ống tai, bạn mới nên cân nhắc lấy ráy tai, biểu hiệu của nhiều ráy tai:

Cảm thấy tai bị đầy lên, đau tai

Thính lực giảm

Ù tai hay có tiếng ồn trong tai

Ngứa tai, chảy mủ

Đây không chỉ là dấu hiệu xuất hiện nhiều ráy tai mà còn có thể là bất thường ở tai cần được điều trị sớm.

Chú ý khi lấy ráy tai không nên quá thô bạo hay dùng các vật sắc nhọn đưa vào tai vì có thể gây tổn thương ống tai.

Nếu còn thắc mắc nào ngoài có nên lấy ráy tai, vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc theo tổng đài 1900 55 88 96 để được tư vấn cụ thể.

Mẹ Có Nên Lấy Ráy Tai Cho Bé Không

Các mẹ mình thường có thói quen khi buồn rảnh rỗi là lại ngồi lấy ráy tai cho bé, hoặc lấy ráy khi vừa tắm, gội đầu xong. Việc làm thường xuyên lấy ráy tai cho bé không phải là một thói quen tốt, thậm chí còn mang tới những hậu quả khôn lường. Tìm hiểu ngay sau đây.

Ráy tai là hỗn hợp của da chết, lông, các chất tiết từ tuyến nhày ở ống tai và nước. Thông thường ráy tai nằm ở 1/3 phần ngoài của ống tai. Chúng có tác dụng giúp điều hòa PH, diệt khuẩn, diệt nấm và bảo vệ môi trường bên trong tai khỏi nước. Đây chính là một phần cơ chế để bảo vệ tai, vừa làm sạch vừa ngăn bụi, vi khuẩn tấn công vào sâu trong tai.

Trong khi đó, nhiều người lại nhầm tưởng rằng ráy tai là một loại chất bẩn cần phải được vệ sinh hàng ngày hoặc hàng tuần. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp ống tai sẽ tự làm sạch nhờ động tác chuyển động của hàm các tế bào chết và ráy tai sẽ di chuyển từ màng nhĩ ra ngoài.

Việc sốt sắng sử dụng tăm bông để ngoái tai cho bé thường gây nhiều tác hại hơn mẹ tưởng. Đầu tiên là nếu mạnh tay quá thì tai có thể bị tổn thương. Thêm đó, thường xuyên ngoái tai sẽ làm mất đi môi trường ổn định trong tai tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn hoạt động trong ống tai nhiều hơn.

Lấy ráy tai chỉ thực sự cần thiết trong những trường hợp trong tai có quá nhiều ráy, đóng cục, cứng làm cản trở việc quan sát màng nhĩ của bác sĩ trong lúc thăm khám. Một số trường hợp ráy tai gây tắc nghẽn ống tai ngoài, ảnh hưởng tới thính lực của trẻ em.

Nhiều trường hợp ráy tai tích tụ quá nhiều khiến cho bé luôn ở trong tình trạng khó chịu và ngứa ngáy. Trẻ thường dùng tay cố thò vào trong tai để ngoáy. Mặc dù vậy, mẹ không nên duy trì thói quen ngoáy tai mỗi ngày cho bé bởi nó sẽ làm cho trẻ dễ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu nếu không được ngoáy tai thường xuyên.

Vệ sinh tai thế nào cho con mới là đúng?

Đầu tiên, mẹ không nên tạo thói quen thường xuyên ngoáy tai cho con. Nếu bình thường đi tắm bị nước vô tai thì hãy nghiêng đầu để nước chảy ra khỏi tai. Hoặc trường hợp khi sấy tóc cho con, mẹ nên dùng máy sấy hơ qua tai cho bé tránh đừng để nóng quá nhằm giúp môi trường bên trong tai trẻ khô nhanh hơn.

Trường hợp nếu trẻ có biểu hiện ngứa tai thì nên dùng tay ấn vào cửa tai để thấy thoải mái hơn. Nếu ráy tai bịt kín hay có cảm giác khó chịu, khó nghe thì nên tới bác sĩ để lấy ráy tai thay vì tới các tiệm cắt tóc gội đầu để lấy ráy tai.

Cách làm mềm ráy tai do bác sĩ hướng dẫn

Bạn có thể tiến hành làm mềm ráy tai để lấy ráy tai ra bằng các cách sau đây:

Làm mềm ráy tai bằng dầu oliu:

Đặt bé nằm nghiêng

Đổ vài giọt dầu liu vào thìa cà phê hoặc dùng bơm tiêm nhựa không kim để hút dầu

Kéo vành tai bé rồi đổ 1 chút vào trong ống tai

Tiến hành day nhẹ vùng tai trong khi kéo vành tai lên. Lặp đi lặp lại nhiều lần để làm cho dầu di chuyển vào sâu trong tai, làm tan ráy tai.

Làm mềm ráy tai bằng oxy già pha loãng

Pha hỗ hợp làm mềm ráy tai bằng nước ấm và dung dịch oxy già 3 % mua ở hiệu thuốc tỉ lệ 1:1

Đặt bé nằm nghiêng

Dùng bơm tiêm không kim hút hỗn hợp làm mềm ráy tai

Nhỏ khoảng 5-10 giọt từ từ để nước đi sâu và trong tai.

Giữ trẻ nằm yên trong 5 phút

Nghên đầu bé theo ngước ngược lại để nước chảy ra ngoài.

Sau khi rửa tai xong mẹ cho bé ngồi thẳng, nghiêng đầu vào bồn rửa. Bạn có thể dùng bơm tiêm nhựa không kim bơm một chút nước ấm vào tai bé để ráy tai trôi ra ngoài.