Có Nên Quấn Tay Cho Trẻ Sơ Sinh / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Thanhlongicc.edu.vn

Có Nên Quấn, Mặc Nhộng Cho Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngon?

Ba mẹ chắc hẳn đã được nghe ít nhiều về quấn, nhộng vậy có nên quấn cho trẻ sơ sinh? Có nên mặc nhộng cho trẻ sơ sinh? Có những loại quấn nào? Quấn với nhộng khác nhau ở đâu? Và vai trò của quấn, nhộng trong quá trình hướng dẫn tự ngủ? Mời ba mẹ đọc bài viết sau của POH!

Tại sao trẻ sơ sinh cần quấn?

Dr. Harvey Karp là một trong số rất nhiều người nghĩ rằng trẻ em (kể cả sinh đủ tháng) đều là sinh thiếu tháng. Thiếu bao nhiêu: 3 tháng. Đáng lẽ loài người để có thể sinh tồn như các loài vật khác (tức là cho con khả năng sinh tồn) nên mang thai 1 năm thay vì 9 tháng.

Chính vì thế Dr. Karp và rất nhiều bác sĩ khác tin rằng 3 tháng đầu đời khi con ra đời, tuy đã ra khỏi bụng mẹ nhưng trẻ (do đẻ sớm 3 tháng) nên được nuôi dưỡng trong môi trường càng giống trong bụng mẹ càng tốt. Swaddle (quấn chặt) để tạo môi trường chặt và ấm như trong bụng mẹ.

Đây là phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh trong giai đoạn bé học cách thích nghi từ trạng thái không trọng lượng, đầu quay ngược xuống dưới trong bào thai, đối ngược với môi trường thế giới bên ngoài.

Mời ba mẹ tham khảo bài viết: Từ tử cung ra thế giới: Giúp con thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung

Để giúp bé giảm tác động của việc giật mình và giữ cho hai tay của bé không khua khoắng trong không trung hoặc tự đập vào mặt, các bậc cha mẹ nên quấn bé lại.

Quấn là dùng một mảnh vải, càng co dãn càng tốt để giúp bé thoải mái, quấn chặt quanh người bé từ vai trở xuống – khi cho bé ngủ. Việc quấn bé không nhằm mục đích làm triệt tiêu phản xạ Moro.

Trẻ giật mình khi ngủ nhưng việc giật mình khi bé được quấn sẽ ít gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé do hai tay bé đã được ôm chặt bởi tấm vải quấn. Thực tế cho thấy các bé được quấn khi ngủ có xu hướng ít quấy hơn, ngủ ngon và ngủ giấc dài hơn.

Quấn bé là một hoạt động quan trọng trong trình tự đi ngủ cho bé sơ sinh. Do đó, ba mẹ nên quấn cả khi bé ngủ ngày và ngủ đêm.

Ngoài tác dụng không để phản xạ Moro “làm phiền” tới giấc ngủ của bé, thì quấn còn là một cách tái tạo môi trường cũ, tạo sự thân quen, giảm sốc môi trường và giúp bé dần dần làm quen, thích nghi với môi trường mới theo tốc độ riêng và tính cách đặc thù của bé.

Mùa hè có nên dùng quấn

Trẻ sơ sinh mới chào đời sẽ chưa thể thích nghi với môi trường bên ngoài. Việc quấn bé khi ngủ sẽ giúp bé cảm thấy đang được ôm chặt như đang ở trong bụng mẹ, bé sẽ cảm thấy an toàn và ngủ ngon hơn. Có thể quấn bé từ 1 ngày tuổi đến hơn 4 tháng hoặc lâu hơn tùy biểu hiện của con.

Nhiệt độ phòng tối ưu để sử dụng quấn cho con là từ 18 – 25 độ C (nhiệt độ phòng, không phải nhiệt độ điều hòa). Vậy nên, vào mùa hè ba mẹ nên đặt con trong phòng điều hòa, hoặc dùng quạt làm mát sao cho nhiệt độ phòng đạt ngưỡng trong khoảng 18 – 25 độ C. Nếu nhiệt độ phòng trên 26 độ, có thể dùng quấn cộc hoặc nhộng chũn cho bé.

Ở những khu vực khí hậu nóng quanh năm chỉ cần cho bé mặc một áo body cộc mỏng hoặc bộ cộc mỏng bên trong rồi quấn bé lại là được. Không cần dùng bao tay, bao chân cho bé. Nếu bé vẫn nóng, mẹ có thể chỉ cần mặc mỗi bỉm cho bé rồi quấn bé lại.

Vào mùa đông mẹ mặc cho bé một bộ áo dài hoặc body dài và sử dụng quấn mùa đông cho bé. Nếu vào ngày thời tiết đại hàn mẹ có thể sử dụng điều hòa hai chiều hoặc nếu không có điều hòa, thì có thể mặc thêm túi ngủ cho bé

Hướng dẫn quấn cho bé

Quấn bé để tái tạo môi trường trong bụng mẹ, ấm và chặt, giúp con không bị shock khi thay đổi môi trường đột ngột (từ trong bụng mẹ ra ngoài rộng thênh thang).

Các bé được quấn có xu hướng ít quấy hơn ngủ ngon hơn, dài hơn và đỡ bị giật mình hơn. Nếu các mẹ vẫn lăn tăn có nên quấn cho trẻ không, mời ba mẹ tham khảo bài viết: Có nên quấn cho trẻ sơ sinh ngủ ngon

Bước 2: Đặt trẻ nằm lên khăn quấn sao cho vai của trẻ ngang bằng phần mép trên của khăn, đầu trẻ ở phía ngoài khăn quấn.

Bước 3: Tùy theo tay thuận của ba mẹ, có thể quấn góc khăn bên phải qua ngực bé rồi luồn chặt vào bên dưới mạn người trái (sườn trái) của bé, chú ý không quấn cả tay phải của bé vào.

Bước 4: Gập góc dưới cùng của khăn quấn, trùm lên chân bé.

Bước 5: Kéo góc trái của khăn quấn chặt quanh người bé rồi dắt vào một nếp gấp nào đó sao cho bé được quấn chặt trong chăn

Lưu ý: Cần phải làm chặt tay ở bước 3 và bước 5 vì nếu quấn lỏng thì khi bé cử động sẽ bị bung quấn và không còn tác dụng trấn an nữa.

Tuy nhiên, ngoài quấn ra, yếu tố quan trọng cốt lõi giúp bé ăn no, ngủ đủ 11-12 tiếng/đêm là lịch sinh hoạt phù hợp với độ tuổi. Tại khóa học POH Easy One ba mẹ sẽ được các giảng viên hướng dẫn tận tình cách quấn, nhiệt độ phòng phù hợp, môi trường an toàn ngủ… và quan trọng hơn là lịch sinh hoạt chi tiết và dễ hiểu, giúp con yêu có những giấc ngủ ngon.

Nên mua quấn cho con thế nào?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại quấn với giá thành khác nhau nhưng chất lượng không được đảm bảo. Chất liệu hoàn toàn không co giãn thoải mái cho bé và vải nhuộm không an toàn khi con yêu mút tay qua quấn/ nhộng.

Còn trên thế giới có nhiều loại với mẫu mã đa dạng và chất lượng tốt hơn nhưng giá thành rất đắt đỏ. May mắn thay, tại Việt Nam có hẳn một thương hiệu mang tên Quấn Chũn (Quấn Chũn Cocoon) đảm bảo được tất cả các yếu tố trên khiến mẹ hoàn toàn yên tâm.

Quấn Chũn Cocoon là sản phẩm của chị Hachun Lyonnet – giảng viên cao cấp của khóa học POH Easy One và POH Easy Two. Quấn Chũn Cocoon ra đời tháng 10.2014 sau rất nhiều thử nghiệm, quan sát và điều chỉnh trên rất nhiều em bé khác nhau.

Sản phẩm để trả lời cho rất nhiều lý do mẹ ko quấn bé bởi “nóng”, “khó chịu”, “con giãy không chịu” khi mẹ sử dụng quấn trên thị trường hoặc khăn tại nhà quá dày hoặc thiếu độ co giãn.

Quấn không có dán dính, không lo xước mặt con. Không có nhiều lớp phức tạp

Sản phẩm này là sáng tạo của người Việt, dành cho mẹ Việt, xuất phát từ nhu cầu không có quấn mỏng/thoáng/giá chấp nhận được cho thu nhập người Việt.

Quấn và Nhộng khác nhau ở điểm gì?

Sản phẩm Chũn CoCoon giống nhau về chất liệu, đều là vải co giãn thoáng mát được chọn lựa kỹ càng giúp con yêu thoải mái vận động mà không lo khó chịu. Đồng thời các sản phẩm đều được nhuộm màu tự nhiên rất an toàn cho bé

Kích thước/ chủng loại

Có 2 loại quấn:

– Quấn cổ điển: quấn từ cổ bé xuống đến chân bé.

– Quấn cộc: chỉ quấn phần trên của bé, hở từ chân trở xuống. Được dùng khi nhiệt độ phòng cao trên 26 độ C, khi bé ra ngoài trời, nhà mất điện.

Có 3 loại nhộng:

– Size S cho bé từ 3 – 6kg

– Size M cho bé từ 6 – 8kg

– Size L cho bé từ 8kg trở lên

Thiết kế freesize thích hợp với mọi em bé sơ sinh có cân nặng khác nhau

Có thiết kế vừa vặn với hình dạng của em bé, chỉ cần đặt con vào nhộng và kéo khóa

Thời điểm sử dụng

Dùng cho bé mới sinh đến khoảng 4 tháng (hoặc hơn)

Dành cho các bé từ 2 tháng trở lên hoặc sử dụng cho các bé được giới thiệu quấn muộn, có thói quen giơ tay lên đầu khi ngủ

Ưu điểm riêng biệt của từng loại

Là công cụ vô địch cực hiệu quả khi hướng dẫn bé tự ngủ

-Cực dễ thao tác

– Được bổ sung thêm một số chi tiết như: khóa kéo 2 chiều, thiết kế “cửa sổ” với công năng giúp kiểm tra/ thay bỉm cho con mà không làm con tỉnh giấc

Nhiệt độ phòng phù hợp khi sử dụng cho bé

Trong khoảng 18 – 25 độ C

Có thể dùng khi nhiệt độ phòng trên 26 độ C

Nhộng Chũn Cocoon là sản phẩm được cải tiến từ Quấn Chũn cổ điển, khi bé ngủ đưa 2 tay lên đầu, sẽ không bị bung ra như dùng quấn. Dùng Nhộng Chũn Cocoon giúp ông bà, bố sẽ dễ quấn bé hơn khi không có mẹ ở đó, chỉ cần đặt bé vào nhộng, kéo khóa lên là xong.

Nhưng ba mẹ hãy lưu ý rằng, ở thời điểm sơ sinh khởi đầu, con sinh ra rất cần được quấn chặt giúp tái tạo môi trường trong bụng mẹ, và quấn cổ điển là lựa chọn và ưu tiên số một lúc này. Quả thật quấn cổ điển vẫn là công cụ vô địch trong việc hướng dẫn con tự ngủ.

Nhộng có thể sử dụng khi con bắt đầu cai quấn, tay chân con đã khỏe hơn và có thể đưa tay ra khỏi quấn. Lúc nào mẹ nên cân nhắc đổi sang nhộng để con vẫn được ôm chặt và ngủ ngon.

Vai trò của quấn trong quá trình hướng dẫn trẻ tự ngủ

Hướng dẫn bé tự ngủ là ba mẹ sử dụng các phương pháp tiếp cận phù hợp với độ tuổi và hoàn cảnh gia đình để con có thể học được kỹ năng tự đưa mình vào giấc ngủ mà không phụ thuộc vào bất kỳ ai. Tùy vào từng độ tuổi mà sẽ có những phương pháp khác nhau giúp các con có thể tự ngủ một cách dễ dàng.

Ở mốc dưới 4 tháng, tự ngủ cần nút chờ và sự hỗ trợ. Các phương pháp phổ biến khi tự ngủ lần đầu là 5S và no – cry (tự ngủ không tiếng khóc). 5S bao gồm: quấn + ồn trắng + nằm nghiêng + đung đưa + ti giả.

Từ 0 – 4 tháng, con không thể học được kỹ năng tự ngủ nếu không có công cụ hỗ trợ và không có trình tự đi ngủ. Nếu ba mẹ không quấn bé và gặp thất bại khi hướng dẫn tự ngủ cho con, hãy thử lại với quấn, đây là một trong những công cụ cực hiệu quả giúp ba mẹ thành công khi hướng dẫn con tự ngủ ngay từ những lần đầu tiên.

Trên 4 tháng ba mẹ có thể sử dụng phương pháp Để bé khóc có kiểm soát hay còn gọi là Cry it out with check và phương pháp Bế lên đặt xuống hay Pick up/put down để hướng dẫn bé tự ngủ mà không kèm công cụ hỗ trợ.

Quấn là một công cụ đắc lực hỗ trợ trẻ tự ngủ giai đoạn 0 – 16 tuần. Tuy nhiên không phải cứ quấn là con sẽ tự ngủ được, mà để tự ngủ còn cần cả một quá trình và rất nhiều yếu tố.

Để giúp ba mẹ có được những kiến thức và kinh nghiệm từ hàng nghìn ba mẹ đã giúp con tự ngủ thành công xin mời tham khảo khóa học hàng đầu của Việt Nam POH Easy One và POH Easy Two. Tại đây ba mẹ sẽ được hướng dẫn phương pháp phù hợp với tuần tuổi của con và hoàn cảnh của gia đình mình.

Thời điểm cai quấn

Ở mốc 3 – 4 tháng là lúc bé đã dần quen với các nhịp sinh hoạt và nếu bé đã được khuyến khích tự ngủ từ nhỏ thì lúc này bé đã có thể hiểu các tín hiệu và thuần thục trong việc tự đưa mình vào giấc ngủ được rồi.

Khi bé được 4-6 tháng tuổi, phản xạ Moro biến mất và cũng là thời điểm bé biết lật. Lúc này, thông thường các bé sẽ không cần sử dụng quấn khi ngủ nữa. Bé cũng có thể không cần quấn khi biết mút tay tự trấn an và có thể kiểm soát cử động tay chân.

Thời điểm EASY4 các bé cũng linh động và di chuyển tốt hơn, do đó công cụ quấn sẽ không còn phù hợp với một số bé thì cha mẹ có thể quan sát để giảm và cai quấn cho bé

Để cai quấn cho trẻ mà không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của con, ba mẹ hãy quan sát và làm từ từ để không tạo thành cú sốc với bé.

Hãy thử với một giấc trong ngày, giấc nào bé dễ ngủ nhất thì ba mẹ quấn lỏng cho bé, hoặc quấn một tay hoặc quấn bỏ hẳn hai tay ra ngoài. Nếu bé vẫn ngủ được, thì ba mẹ có thể thử bỏ hẳn quấn vào hôm sau, và thay vào đó dùng nhộng hoặc túi ngủ.

Đây là giai đoạn chuyển giao nên có những ngày bé chịu dùng nhộng hoặc túi ngủ, cũng có những hôm sẽ không. Hay có những hôm bé có thể được quấn lỏng và khi ngủ thì bị tung hết quấn con cũng có thể ngủ hết giấc và có những hôm con sẽ cần sự hỗ trợ của ba mẹ. Hãy áp dụng nút chờ.

Chờ 10 phút nếu con không vượt qua được, hãy vào quấn lại cho con. Trong trường hợp cai quấn dẫn đến bé ngủ ngày quá ngắn, một trong những tín hiệu bé chưa sẵn sàng, cha mẹ có thể cân nhắc quấn lại cho bé và chờ đợi thời điểm khác để cai: đến khi bé sẵn sàng hơn.

Sản phẩm an toàn dùng để thay thế quấn là nhộng và túi ngủ. Ba mẹ nên nhớ, trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên dùng chăn. Hãy cho con khoảng thời gian để thích nghi với điều kiện mới là từ 1 -2 tuần.

Để thành công trong việc giảm dần và cai các công cụ hỗ trợ bé tự ngủ đồng thời duy trì nếp sinh hoạt EASY phù hợp với tuần tuổi. Mời ba mẹ tham khảo khóa POH Easy One và POH Easy Two.

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình. POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Với các em bé dưới 19 tuần, POH hỗ trợ mẹ giúp con ăn no, ngủ đủ khoa học bằng cách xây dựng khóa học POH EASY ONE:

Cá nhân hóa theo ngày tuổi của bé

Tư vấn chuyên sâu bởi đội ngũ Giảng viên và Bác sĩ Chuyên khoa I – Lê Thị Thu Phương

Giúp con ăn no, ngủ đủ ngay hôm nay cùng POH Easy One

Có Nên Quấn Trẻ Sơ Sinh Khi Ngủ

Từ xa xưa, các mẹ đã quấn chăn cho trẻ sơ sinh với mục đích là quấn chăn giúp trẻ ngủ ngon hơn, không bị giật mình. Chăn bao bọc bé giúp bé có cảm giác vẫn như được che chắn như khi đang ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên nhiều nhà khoa học hiện nay cho rằng việc quấn trẻ có thể dẫn tới nguy cơ tử vong do đột quỵ. Vậy quấn chăn cho trẻ như thế nào là đúng cách, và quấn trẻ đến khi nào thì bài viết này sẽ trả lời giúp mẹ những câu hỏi đó.

Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ

Quấn trẻ sơ sinh là một thói quen của rất nhiều bà mẹ hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng quấn trẻ sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn, tránh được hiện tượng giật mình khi ngủ. Chăn giống như một cái kén giúp trẻ có cảm giác giống với đang ở trong bụng mẹ hơn. Quấn chăn giúp làm giảm tình trạng bé quơ tay cào lên mặt khi mẹ không đeo bao tay cho bé.

Việc quấn chăn cho trẻ cũng giúp trấn an bé, tuy nhiên mẹ nên chú ý những điều sau để tránh gây những hậu quả đáng tiếc cho bé.

Nguy cơ ngạt thở: Nếu mẹ quấn khăn quá lỏng, mẹ không để ý, khăn có thể bung ra và chùm lên mặt bé gây ngạt thở. Hơi thở củ bé rất ngắn, nhịp tim cao nếu mẹ không kịp thời bỏ khăn ra có thể dẫn tới nguy cơ tử vong.

Gây ngột ngạt và trật xương của bé: Thời tiết nóng bức, mẹ quấn chăn quá chặt cũng khiến bé ngạt thở, nóng sốt không giải tỏa được nhiệt. Đặc biệt khi quấn khăn quá chặt có thể làm trật xương hông của bé, hạn chế sự phát triển của xương hông.

Cản trở đường hô hấp: khi quấn chăn quá chặt tại vị trí lồng ngực khiến phổi của bé không lấy đủ oxi, gây cản trở hô hấp.

Quấn quá nhiều chăn vào mùa đông khiến bé nóng bức ra nhiều mồ hôi cũng rất dễ gây cảm lạnh.

Vậy nên mẹ cần chú ý để đảm bảo cho con có một giấc ngủ ngon và không lmf ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.

Ngừng quấn trẻ khi nào?

Một số chuyên gia cho rằng mẹ nên ngừng quấn trẻ khi trẻ được 2 tháng tuổi. Tuy nhiên một số bé mẹ quấn chăn cho bé tới khi bé được 6 tháng tuổi. Mỗi bé có sự thích nghi riêng, mẹ hãy quan sát và bỏ quấn chăn cho bé một cách từ từ để bé làm quen một cách tốt nhất.

Một số biểu hiện của con mẹ có thể ngừng quấn chăn cho bé như là ngủ lăn qua lăn lại nhiều hơn. Chân tay bé vận động nhiều, đập tay đập chân không ngừng, lật đầu hoặc lật người. Khi thấy những biểu hiện này của bé mẹ nên ngừng quấn chăn một cách từ từ bằng cách nới lỏng khăn quấn, tuy nhiên mẹ nên chú ý để tránh hiện tượng khăn quấn gây ngạt thở cho bé. Và thời điểm tốt nhất mẹ ngừng quấn chăn cho bé là khoảng 2 tháng đầu.

Thường thì trong tháng đầu tiên, khi hệ thần kinh của bé chưa được hoàn thiện, thân nhiệt của bé chưa quen với môi trường bên ngoài, mẹ nên quấn chăn cho bé khi ngủ để tránh gây lạnh. Ngoài chăn mẹ có thể sử dụng túi ngủ để bé có giấc ngủ ngon hơn, tránh giật mình. Một số mẹ có thể bỏ khăn quấn cho bé trong tháng đầu tiên nếu như mẹ thấy các biểu hiện ở trên để hệ vận động của bé được phát triển tốt hơn. Và lúc này thay vì quấn, mẹ nên lựa chọn các loại chăn tùy theo mùa để đắp giữ ấm cho bé.

Khi bé có những vận động nhiều, mẹ vẫn không ngưng quấn chăn khiến bé khó chịu, quấy khóc. Thậm chí những bé ra mồ hôi nhiều mẹ quấn khăn sẽ khiến bé bị cảm lạnh nếu mẹ không chú ý và lau người cho bé kịp thời.

Khi quấn mẹ cũng không nên quấn khăn quá chặt cho bé. Với trẻ sơ sinh, mẹ quấn khăn quá chặt có thể gây cản trở hô hấp, gây cản trở sự phát triển của hệ thống thần kinh cũng như hệ vận động của trẻ. Không những không có tác động làm bé ngủ ngon hơn mà ngược lại khiến bé khó chịu hơn khi ngủ.

Tốt nhất mẹ nên để bé được thoải mái khi bé đã quen với nhiệt độ môi trường bên ngoài. Giúp bé tự do, để tránh giật mình cho bé mẹ có thể sử dụng gối chặn hai bên thay thế. Hi vọng những thông tin trên sẽ giải đáp được những thắc mắc của mẹ về cách chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả.

Đôi khi không phải những cách chăm sóc truyền thống nào cũng tốt cho bé, mẹ nên cập nhật thông tin và kinh nghiệm từ sách, báo và các mẹ đi trước để hoàn thiện một cẩm nang chăm sóc con yêu một cách khoa học, cho con mau lớn khỏe mạnh hơn. Chúc các mẹ có thêm thật nhiều thông tin và vận dụng hiệu quả trong việc nuôi dậy con thông minh, khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Có Nên Quấn Tã Cho Bé Sơ Sinh

Có nên quấn tã cho bé sơ sinh?

Quấn tã là một tập quán hết sức lâu đời mang tính toàn cầu. Các nghiên cứu khảo cổ cho rằng, tập tục này bắt đầu hình thành từ 4000 năm trước công nguyên ở khu vực Trung tâm châu Á.

Người xưa quấn tã Bức tranh Đức mẹ và Chúa hài đồng (1319) của họa sĩ Ambrogio Lorenzetti mô tả Chúa hài đồng được quấn trong một dải băng dài màu trắng.

Trong bức tranh Các quý bà Cholmondeley (1600-1610), hai phụ nữ quý tộc ôm hai bé được quấn trong tã từ đầu tới chân.

Ngủ ngon hơn, ít khóc hơn

Các nghiên cứu cho thấy, bé quấn tã ngủ ngon hơn khi nằm ngửa, không bị lật sấp (giảm nguy cơ đột tử) và ít thức giấc vì phản xạ Moro (còn gọi là phản xạ giật mình).

Phản xạ Moro là phản xạ tự nhiên xuất hiện ở trẻ sơ sinh, mất đi khi trẻ được 4-5 tháng tuổi. Đó là một phản xạ hết sức kỳ lạ của con người, nó thể hiện nỗi sợ hãi vô căn về khả năng bị rơi. Khi bị thay đổi độ cao đột ngột, bé giật mình, hai cánh tay giang rộng, duỗi thẳng, bàn tay xòe ra. Sau đó bé co tay lại, ôm vào trong như muốn bấu víu vào không trung để khỏi bị rơi, đầu gối thu về phía ngực.

Phản xạ Moro không chỉ xuất hiện khi cơ chế thăng bằng bị kích thích đột ngột như trong trường hợp nói trên. Nó có thể bị kích hoạt khi bất cứ cơ quan cảm thụ nào của trẻ bị kích thích quá mức, chẳng hạn như ánh sáng gay gắt, tiếng động mạnh, sự đụng chạm bất ngờ…

Quấn tã làm giảm sự xuất hiện của phản xạ Moro, và nhờ đó bé ngủ sâu hơn, dài hơn. Nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Nhi khoa của Mỹ tháng 10/2006 cũng cho thấy việc quấn tã giúp các bé dưới 8 tuần tuổi ít khóc hơn.

Nhiều thầy thuốc tin rằng khi còn trong bụng mẹ, các bé đã quen với một môi trường chật hẹp, lúc chào đời, bé sẽ cảm thấy chống chếnh nếu chân tay thả lỏng.

Chuyên gia về giấc ngủ trẻ em, bác sĩ nhi khoa người Mỹ Jeffrey Hull, giải thích: ” Thời kỳ bào thai, bé nằm gọn trong tử cung, tay chân gập sát vào người. Trong tư thế này, các cơ quan cảm thụ của cơ và khớp được nghỉ ngơi. Nghĩa là những thông tin về thay đổi tư thế không được gửi tới não. Khi chào đời, chân tay có thể ngọ nguậy và một lượng thông tin vô cùng lớn tràn tới não. Tất cả những “ồn ào” này có thể trở nên quá tải đối với bé. Việc bế bé trong tư thế “bào thai” cũng sẽ giúp trấn an bé giống như khi quấn tã“. BS Hull kết luận: ” Quấn tã giúp cho hệ thần kinh của bé được yên tĩnh, và ngôi nhà của bạn cũng vậy”.

Cách Quấn Khăn Quanh Người Cho Trẻ Sơ Sinh?

Út Em chào các mẹ. Những cặp vợ chồng lần đầu làm cha mẹ thường học cách quấn khăn quanh người cho trẻ từ y tá ở bệnh viện. Khăn quấn quanh người cho trẻ có thể tạo cảm giác như tử cung của mẹ và giúp trẻ được vỗ về.

Viện nhi khoa Hoa Kỳ AAP cho rằng nếu thực hiện đúng cách, việc quấn khăn quanh người cho trẻ có thể đem đến những lợi ích đặc biệt giúp tạo sự yên bình cho trẻ sơ sinh và để trẻ ngủ ngon hơn.

Nếu các mẹ có ý định quấn khăn quanh người cho trẻ ở nhà, các mẹ cần theo dõi những hướng dẫn để đảm bảo mình làm đúng và an toàn cho trẻ.

Cách quấn khăn quanh người cho trẻ đúng

Để quấn khăn cho trẻ, các mẹ cần trải phẳng khăn ra và gấp 1 mép xuống dưới

Đặt bé lên khăn sao cho phần đầu ở trên góc bị gập

Duỗi thẳng tai trái của bé và quấn góc trái khăn vào cơ thể bé, luồn phần góc đó vào giữa tay phải và phần thân bên phải bé

Các mẹ cần đảm bảo phần hông của trẻ có thể cử động thoải mái và khăn quấn không quá chặt. Tiến sĩ Moon cho rằng “Các mẹ vẫn cần phải để được ít nhất 2 hoặc 3 ngón tay giữa phần ngực và khăn quấn quanh người bé”

Để cho phần hông của trẻ được thoải mái

Trẻ bị quấn khăn quá chặt có thể gây ra vấn đề với phần hông. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng việc chân của bé bị quấn thẳng và quá chặt có thể dẫn đến tình trạng loạn sản xương hông – là tình trạng phát triển bất thường của khớp hông gần đầu xương đùi bị trật khỏi ổ cối.

Tổ chức chỉnh hình nhi khoa ở Bắc Mỹ hết hợp với khoa chỉnh hình Viện nhi khoa Hoa Kỳ khuyến khích việc quấn khăn cho trẻ nhưng vẫn đảm bảo hoạt động bình thường của phần hông tức là quấn khăn làm sao vẫn để chân của trẻ ở bên ngoài và duỗi gập được.

(PS) – Có thể mẹ quan tâm:

– Hotline mua hàng:

Đặt Mua Online

Khuyến nghị giấc ngủ an toàn từ AAP

Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ AAP khuyến nghị các cặp vợ chồng nên thực hiện theo những khuyến cáo về giấc ngủ an toàn mỗi lần cho bé đi ngủ dù là giấc ngủ ngắn hay ngủ dài qua đêm:

Đặt bé nằm ngửa và kiểm soát bé để đảm bảo bé không bị lăn khi đang quấn khăn

Không nên để bất cứ cái khăn mềm nào trong nôi của bé. Mỗi cái khăn mềm bao gồm cả khăn quấn cho bé nhưng chưa quấn đều có nguy cơ che mặt và tăng nguy cơ làm bé ngạt thở

Cẩn thận khi mua sản phẩm được cho là có thể làm giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử. Theo AAP, vật để chèn cho bé, bộ định vị, nệm hay miếng lót trải phẳng thiết kế riêng cho giấc ngủ của trẻ cũng không chắc chắc sẽ làm giảm được nguy cơ gây nên chứng đột tử ở trẻ nhỏ

Trẻ được bảo vệ an toàn nhất là khi ngủ trong nôi hoặc xe đẩy chứ không phải ở trên giường

Việc quấn khăn có thể làm tăng nguy cơ khiến cơ thể bị nóng nhưng các mẹ nên tránh để bé bị nóng quá. Các mẹ có thể nhận biết việc trẻ bị nóng nếu như thấy bé bị đổ mồ hôi, ướt tóc, má đỏ bừng, sờ vào người thấy nóng và thở gấp

Các mẹ nên cân nhắc việc sử dụng núm vú khi trẻ ngủ dù là giấc ngủ ngắn hay ngủ đêm dài

Đặt nôi ở nơi không có khói thuốc

Để trẻ nằm ngủ bằng lưng

Để giảm thiểu hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), các mẹ lưu ý bất cứ khi nào đặt trẻ nằm ngủ thì nên đặt lưng trẻ xuống dưới. Điều này rất quan trọng khi các mẹ quấn khăn quanh người cho trẻ.

Theo tiến sĩ Rachel Moon – người điều hành Viện nhi khoa Hoa kỳ, đồng thời là chủ nhóm, tác giả của nghiên cứu “Khuyến nghị giấc ngủ an toàn của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ”, nhiều trường hợp đã cho thấy rằng nếu quấn khăn quanh người trẻ mà để trẻ nằm sấp hoặc quấn chặt vùng dạ dày sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh hoặc bị nghẹt thở đột ngột.

Khi nào nên ngừng việc quấn khăn quanh người cho trẻ

Tiến sỹ Moon nói rằng

Tôi sẽ ngừng việc quấn khăn quanh người cho trẻ khi được 2 tháng tuổi trước khi trẻ bắt đầu tự lật mình lăn được.

Nếu trẻ bị quấn khăn, chỉ nên để trẻ nằm ngửa và theo dõi một cách sát sao để trẻ không bị lăn rơi xuống dưới.

Tìm hiểu về những nguy cơ

Theo tiến sĩ Moon, các cặp vợ chồng nên tìm hiểu để biết rõ một số nguy cơ rủi ro khi quấn khăn cho trẻ. Việc quấn khăn quanh người cho trẻ có thể làm giảm tác động xung quanh khiến trẻ khó thức dậy hơn. Tiến sĩ Moon cũng cho rằng:

Đó là lý do tại sao các cặp vợ chồng thích quấn khăn quanh người cho trẻ để trẻ ngủ lâu hơn và không dễ bị tỉnh giấc.

Nhưng chúng ta nên biết rằng việc hạn chế những tác động đến trẻ có thể trở thành vấn đề tệ hại hoặc là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ gặp phải hội chứng đột tử.

Quấn khăn quanh người cho trẻ ở trung tâm chăm sóc trẻ nhỏ

Một số trung tâm chăm sóc trẻ nhỏ đưa ra quy định không được quấn khăn cho trẻ sơ sinh trong chế độ chăm sóc của trung tâm.

Đó là bởi vì hành động này có thể làm gia tăng chứng đột tử hoặc nghẹt thở ở trẻ nhỏ nếu như các bé cứ lăn qua lăn lại trong khi quấn khăn. Ngoài ra nó còn gây nguy cơ bị nóng và loạn sản xương hông.

Theo tiến sĩ Danette Glassy – chủ tịch của Viện nhi khoa Hoa Kỳ AAP trong chương trình Chăm sóc trẻ nhỏ và Giáo dục sớm đã đại diện cho AAP đưa ra những hướng dẫn cho người chăm sóc trẻ như sau:

Chúng tôi khuyến nghị trẻ sơ sinh nên đợi đến khoảng 3 tháng tuổi hãy tham gia vào trung tâm chăm sóc trẻ và việc quấn khăn cần phải loại bỏ vì trẻ nhỏ rất hay lăn lộn và cử động lung tung

Theo “Tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn quốc gia, Cách chăm sóc trẻ nhỏ”, những hướng dẫn được đăng tải bởi Trung tâm nguồn lực quốc gia về y tế – chăm sóc trẻ em cũng như chương trình Giáo dục sớm, Viện nhi khoa Hoa Kỳ và Tổ chức sức khỏe cộng đồng Hoa Kỳ đều không cấm việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh ở những trung tâm dành cho các bé nhưng họ cho rằng việc quấn khăn là không cần thiết và không được khuyến nghị thực hiện.

Do đó, một số trung tâm dành cho trẻ nhỏ và địa phương nơi trẻ sinh sống đều đang thực hiện nghiêm túc việc không quấn khăn trong phương pháp chăm sóc trẻ nhỏ.

Tiến sĩ Glassy cho biết:

So với việc ở nhà chỉ có một hoặc hai người chăm sóc thì trẻ nhỏ ở các trung tâm sức khỏe sẽ được chăm sóc bởi một đội ngũ y bác sĩ chuyên môn có nhiều kinh nghiệm trong việc quấn khăn cho trẻ nhỏ.

Vấn đề này cũng đáng lo ngại bởi vì nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hầu như các bé đều có phản ứng như nhau khi lần đầu bị quấn khăn quanh người dù đã được nhiều tháng tuổi. Trẻ sẽ khó tỉnh dậy hơn nên dẫn đến tăng khả năng mắc phải hội chứng đột tử hơn

Cũng theo tiến sỹ Glassy:

Lời khuyên từ nhiều phía của việc quấn khăn quanh người cho trẻ ở nhà hay phòng chăm sóc của bệnh viện so với những trung tâm chăm sóc trẻ thường là dựa vào độ tuổi của trẻ và cách chăm sóc trẻ.

Ở nhà ,trẻ sơ sinh có thể được quấn khăn đúng cách và đặt nằm ngửa trong nôi, điều này vẫn tạo cho bé sự thoải mái và nhẹ nhàng chìm vào giấc ngủ.

Khi bé lớn hơn, bé bắt đầu học cách lật mình, sống trong môi trường mới với những người giữ trẻ khác nhau và có lẽ chưa từng quấn khăn quanh mình trước đó thì việc này có thể gây nên những khó khăn và nguy hiểm cho trẻ

Thông tin bổ sung

Giải Đáp Thắc Mắc: Có Nên Quấn Chũn Cho Trẻ Sơ Sinh Không?

Giải đáp thắc mắc: Có nên quấn chũn cho trẻ sơ sinh không?

Quấn chũn là một trong những cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc hơn. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều bậc phụ huynh băn khoăn thắc mắc: Có nên quấn chũn cho trẻ sơ sinh không vì sợ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Từ thời xa xưa, ông bà ta đã có thói quen quấn khăn để giữ ấm và tạo môi trường như trong bụng mẹ cho bé, giúp bé dần thích nghi với môi trường mới xung quanh.

Quấn chũn cũng được hiểu đơn giản như vậy là dùng khăn quấn quanh người bé để bé không bị giật mình khi ngủ, giúp bé ngủ ngon và sâu hơn.

Quấn chũn là một trong những biện pháp giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc

Quấn chũn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bé. Cụ thể như sau:

Khi quấn chũn, bé sẽ tránh được tình trạng giật mình khi ngủ, giảm tần suất tỉnh dậy giữa đêm, giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn. Đồng thời, việc quấn chũn cũng giúp xoa dịu và trấn an tinh thần bé, tạo cảm giác an toàn như trong bụng mẹ.

Không chỉ có tác dụng giữ ấm, quấn chũn còn làm giảm nguy cơ hội chứng tử vung sơ sinh đột ngột ở trẻ, giảm tình trạng đưa tay lên mặt, cào cấu làm xước xa, giữ người bé thẳng khi trẻ sơ sinh chưa kiểm soát được cổ.

Khi quấn chũn, bố mẹ yên tâm rằng bé không bị lạnh, bé đang nằm gọn trong chiếc khăn quấn nên bố mẹ dễ dàng bế bé hơn.

Quấn chũn là việc nên làm giúp trẻ sơ sinh ít bị giật mình hơn khi ngủ

2. Vậy có nên quấn chũn cho trẻ sơ sinh không?

Với những lợi ích trên, chắc hẳn chúng ta đã biết có nên quấn chũn cho trẻ sơ sinh không. Câu trả lời là có. Tuy nhiên để tránh những tác động xấu không mong muốn xảy ra đến với con, các bạn phải biết cách quấn chũn đúng cách và đúng thời điểm.

Để phát huy hết tác dụng của việc quấn chũn và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé, khi quấn chũn bố mẹ phải lưu ý các vấn đề sau:

Không quấn quá chật, nhất là ở vùng chân.

Hạn chế việc kéo, ép thẳng chân bé khi quấn.

Phải luôn để phần hông của bé được thoải mái và có thể cử động được.

Không được quấn quá lỏng cũng như quá chật.

Khăn quấn không được cao hơn quá cổ và quá đầu bé.

Không phải đứa trẻ sơ sinh nào cũng thích quấn chũn. Vì thế, mẹ chỉ cần quấn chũn cho bé mỗi lúc ngủ và đi ra ngoài. Đặc biệt, trong tiết trời oi bức của mùa hè thì mẹ càng không nên quấn chũn cho bé. Thay vào đó, mẹ hãy sử dụng 1 chiếc áo chống nắng và 1 chiếc mũ đội đầu để bảo vệ cho bé.

Ngày đầu mới sinh, mẹ có thể quấn cả hai tay cho bé để đảm bảo bé không bị giật mình khi ngủ. Khi bé đã dần dần quen với môi trường bên ngoài, mẹ nên để 1 tay bé ra ngoài rồi dần dần là 2 tay, 2 chân để bé tự do vận động.

Lưu ý: Trẻ sơ sinh lớn lên từng ngày nên mẹ cần nới lỏng khăn cho bé, tránh tình trạng quấn quá chặt khiến bé khó chịu.

Càng lớn trẻ sẽ càng thấy sự khó chịu, gò bó khi quấn khăn. Vì thế, mẹ chỉ nên quấn chũn cho bé trong 2 tháng đầu. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian quấn chũn, bố mẹ phải quan sát phản ứng của trẻ để kịp thời điều chỉnh. Nếu trẻ phản ứng mạnh hay giãy giụa, quấy khóc thì ba mẹ nên dừng ngay việc quấn chũn lại.

Bước 1: Trải khăn ra mặt phẳng theo hình dạng của chiếc bỉm với loại khăn quấn chuyên dụng.

Bước 2: Đặt bé nằm ngửa lên khăn quấn sao cho vai của trẻ ngang bằng với phần mép trên của khăn và đầu trẻ ở phía ngoài khăn quấn.

Bước 3: Tùy vào tay thuận của mẹ để quấn góc khăn bên phải qua ngực bé rồi luồn chặt xuống dưới mạn sườn trái. Chú ý không nên quấn cả tay phải bé vào mà hãy để tay phải ở bên ngoài để bé tự do vùng vẫy.

Bước 4: Gập góc dưới cùng của khăn quấn và trùm lên chân bé.

Bước 5: Kéo góc trái của khăn quấn quanh người bé rồi dắt 1 nếp gấp vào đó vào trong để khăn quấn không bị bật ra ngoài là xong.

Quấn chũn mang lại rất nhiều lợi ích nhưng ba mẹ phải biết cách sử dụng và quấn chũn đúng thời điểm

Không để tấm trải cao hơn phần đầu và cổ bé.

Không nên dùng loại vải dày hoặc chăn để quấn chũng cho bé. Vì điều này sẽ khiến bé bị nóng và có nguy cơ che phủ mặt bé.

Không quấn quá chặt, phải đảm bảo không gian cho bé thở và cử động được trong tấm khăn.

Không bao giờ cho bé nằm sấp khi quấn khăn vì điều này sẽ vô cùng nguy hiểm, làm tăng nguy cơ bị hội chứng tử vong đột ngột cho trẻ sơ sinh.

Chỉ quấn chũn khi bé ngủ, còn bé thức hãy để bé tự do vùng vẫy.

Quấn chũn khi nhiệt độ phòng từ 20 – 24 độ C, trên 25 độ C là bé sẽ bị nóng, rất nguy hiểm.

Khi quấn khăn, mẹ nên cho bé mặc 1 chiếc áo mỏng, thấm hút mồ hôi tốt.

Ngoài ra, mẹ cũng nên kết hợp với ti giả, nghe tiếng ồn trắng để giúp con tự ngủ tốt hơn.

Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh, bình an.