Có Nên Quấn Trẻ Sơ Sinh Khi Ngủ Không / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Có Nên Quấn Trẻ Sơ Sinh Khi Ngủ

Từ xa xưa, các mẹ đã quấn chăn cho trẻ sơ sinh với mục đích là quấn chăn giúp trẻ ngủ ngon hơn, không bị giật mình. Chăn bao bọc bé giúp bé có cảm giác vẫn như được che chắn như khi đang ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên nhiều nhà khoa học hiện nay cho rằng việc quấn trẻ có thể dẫn tới nguy cơ tử vong do đột quỵ. Vậy quấn chăn cho trẻ như thế nào là đúng cách, và quấn trẻ đến khi nào thì bài viết này sẽ trả lời giúp mẹ những câu hỏi đó.

Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ

Quấn trẻ sơ sinh là một thói quen của rất nhiều bà mẹ hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng quấn trẻ sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn, tránh được hiện tượng giật mình khi ngủ. Chăn giống như một cái kén giúp trẻ có cảm giác giống với đang ở trong bụng mẹ hơn. Quấn chăn giúp làm giảm tình trạng bé quơ tay cào lên mặt khi mẹ không đeo bao tay cho bé.

Việc quấn chăn cho trẻ cũng giúp trấn an bé, tuy nhiên mẹ nên chú ý những điều sau để tránh gây những hậu quả đáng tiếc cho bé.

Nguy cơ ngạt thở: Nếu mẹ quấn khăn quá lỏng, mẹ không để ý, khăn có thể bung ra và chùm lên mặt bé gây ngạt thở. Hơi thở củ bé rất ngắn, nhịp tim cao nếu mẹ không kịp thời bỏ khăn ra có thể dẫn tới nguy cơ tử vong.

Gây ngột ngạt và trật xương của bé: Thời tiết nóng bức, mẹ quấn chăn quá chặt cũng khiến bé ngạt thở, nóng sốt không giải tỏa được nhiệt. Đặc biệt khi quấn khăn quá chặt có thể làm trật xương hông của bé, hạn chế sự phát triển của xương hông.

Cản trở đường hô hấp: khi quấn chăn quá chặt tại vị trí lồng ngực khiến phổi của bé không lấy đủ oxi, gây cản trở hô hấp.

Quấn quá nhiều chăn vào mùa đông khiến bé nóng bức ra nhiều mồ hôi cũng rất dễ gây cảm lạnh.

Vậy nên mẹ cần chú ý để đảm bảo cho con có một giấc ngủ ngon và không lmf ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.

Ngừng quấn trẻ khi nào?

Một số chuyên gia cho rằng mẹ nên ngừng quấn trẻ khi trẻ được 2 tháng tuổi. Tuy nhiên một số bé mẹ quấn chăn cho bé tới khi bé được 6 tháng tuổi. Mỗi bé có sự thích nghi riêng, mẹ hãy quan sát và bỏ quấn chăn cho bé một cách từ từ để bé làm quen một cách tốt nhất.

Một số biểu hiện của con mẹ có thể ngừng quấn chăn cho bé như là ngủ lăn qua lăn lại nhiều hơn. Chân tay bé vận động nhiều, đập tay đập chân không ngừng, lật đầu hoặc lật người. Khi thấy những biểu hiện này của bé mẹ nên ngừng quấn chăn một cách từ từ bằng cách nới lỏng khăn quấn, tuy nhiên mẹ nên chú ý để tránh hiện tượng khăn quấn gây ngạt thở cho bé. Và thời điểm tốt nhất mẹ ngừng quấn chăn cho bé là khoảng 2 tháng đầu.

Thường thì trong tháng đầu tiên, khi hệ thần kinh của bé chưa được hoàn thiện, thân nhiệt của bé chưa quen với môi trường bên ngoài, mẹ nên quấn chăn cho bé khi ngủ để tránh gây lạnh. Ngoài chăn mẹ có thể sử dụng túi ngủ để bé có giấc ngủ ngon hơn, tránh giật mình. Một số mẹ có thể bỏ khăn quấn cho bé trong tháng đầu tiên nếu như mẹ thấy các biểu hiện ở trên để hệ vận động của bé được phát triển tốt hơn. Và lúc này thay vì quấn, mẹ nên lựa chọn các loại chăn tùy theo mùa để đắp giữ ấm cho bé.

Khi bé có những vận động nhiều, mẹ vẫn không ngưng quấn chăn khiến bé khó chịu, quấy khóc. Thậm chí những bé ra mồ hôi nhiều mẹ quấn khăn sẽ khiến bé bị cảm lạnh nếu mẹ không chú ý và lau người cho bé kịp thời.

Khi quấn mẹ cũng không nên quấn khăn quá chặt cho bé. Với trẻ sơ sinh, mẹ quấn khăn quá chặt có thể gây cản trở hô hấp, gây cản trở sự phát triển của hệ thống thần kinh cũng như hệ vận động của trẻ. Không những không có tác động làm bé ngủ ngon hơn mà ngược lại khiến bé khó chịu hơn khi ngủ.

Tốt nhất mẹ nên để bé được thoải mái khi bé đã quen với nhiệt độ môi trường bên ngoài. Giúp bé tự do, để tránh giật mình cho bé mẹ có thể sử dụng gối chặn hai bên thay thế. Hi vọng những thông tin trên sẽ giải đáp được những thắc mắc của mẹ về cách chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả.

Đôi khi không phải những cách chăm sóc truyền thống nào cũng tốt cho bé, mẹ nên cập nhật thông tin và kinh nghiệm từ sách, báo và các mẹ đi trước để hoàn thiện một cẩm nang chăm sóc con yêu một cách khoa học, cho con mau lớn khỏe mạnh hơn. Chúc các mẹ có thêm thật nhiều thông tin và vận dụng hiệu quả trong việc nuôi dậy con thông minh, khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Quấn Chặt Trẻ Khi Ngủ: Nên Hay Không Nên?

Quấn khăn cho trẻ là 1 biện pháp giúp trấn an và xoa dịu bé cưng của bạn. Tuy nhiên, có nên quấn chặt trẻ sơ sinh khi ngủ không vẫn là câu hỏi khiến nhiều mẹ băn khoăn vì ngoài những lợi ích tuyệt vời của việc quấn cho trẻ thì cũng không ít bà mẹ đang thực hiện sai cách làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Có nên quấn chặt trẻ sơ sinh khi ngủ không?

Quấn cho trẻ sơ sinh là cách giữ ấm cho bé được nhiều mẹ sau sinh sử dụng. Việc quấn đúng cách vừa giúp bé ngủ ngon giấc, ít khi quấy khóc lại ngăn ngừa khả năng bé tự cào móng tay lên mặt. Nhiều lợi ích là vậy nhưng điều này chỉ xảy ra khi mẹ quấn khăn cho bé đúng cách. Ngược lại, nếu mẹ quấn bé quá chặt sẽ ảnh hưởng không tốt đến trẻ sơ sinh thậm chí nguy cơ gây đột tử cho bé là rất cao. Chính vì vậy, mẹ nên lựa chọn loại khăn và học cách để quấn khăn cho trẻ vẫn cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhất.

Mẹ nên lựa chọn các loại vải 100% cotton để làm khăn quấn cho bé như vải cotton nhẹ, vải muslin, khăn sợi tre… Mẹ có thể mua loại may sẵn hoặc về tự may.

Ngoài ra, bạn có thể mua các loại khăn quấn được thiết kế như chiếc phong thư rất tiện dụng và chắc chắn. Và đừng thử dùng các loại vải dày hay chăn để quấn bé. Những loại vải này quá dày có thể làm bé bị nóng và có nguy cơ che phủ mặt bé nếu như mẹ thiếu chú ý.

Làm thế nào để quấn khăn đúng cách cho bé sơ sinh?

Tạo hình kim cương bằng vải mềm: Lựa chọn khăn quấn cho trẻ với chất liệu mềm mại và không gây kích ứng da. Đặt khăn trên bề mặt phẳng theo hình viên kim cương và gập góc trên cùng vào bên trong. Sau đó, đặt bé nằm ngửa với phần cổ nhô cao ra ngoài miếng khăn.

Tiến hành gấp phần vải phía bên trái: Giữ cánh tay bên trái của trẻ dọc thân và kéo góc khăn dưới lên trên vai trái. Nhét thêm một ít vải mềm xung quanh tay của trẻ. Hãy chắc chắn rằng để dành một ít khoảng trống ở phần cuối của tấm vải để trẻ sơ sinh có thể cong chân và cử động thoải mái.

Bước cuối cùng: Đưa góc phải lỏng lẻo ra thẳng, sau đó kéo nó qua phía trước của bé và lăn bé sang bên phải một chút để bạn có thể quấn góc quanh lưng.

Đảm bảo không che đầu hay mặt bé, không để tấm chăn trải quá cổ bé.

Không phải em bé nào cũng thích quấn khăn. Bạn nên quan sát con bạn có thoải mái hay không. Sự liên kết giữa bạn và con luôn quan trọng hơn là cố gắng xử lý tình huống theo 1 chỉ dẫn nào đó.

Tránh dùng nhiều khăn cùng lúc vì bé có thể bị nóng. Bé có thể chỉ cần mặc bỉm rồi quấn khăn hoặc mặc thêm một bộ đồ là đủ.

Tránh quấn bé quá chặt. Bé vẫn cần đủ không gian để thở và cử động trong tấm khăn.

Nếu bé thích để tay tự do thì đừng ép bé nằm trong khăn. Các bé phải tự học cách trấn an và điều chỉnh cảm xúc của mình. Nhiều bé thích để tay tự do để mút tay chẳng hạn.

Đảm bảo chân bé vẫn cử động thoải mái được, hông bé cũng cử động được. Nếu bị quấn trong tư thế ép chân thẳng bé có khả năng bị kém phát triển phần hông.

Không bao giờ quấn bé ở tư thế nằm sấp vì việc này gây nguy hiểm và tăng nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Chỉ cần quấn khăn khi bé ngủ còn khi bé thức hãy để bé tự do.

Đảm bảo sau khi quấn bé và đặt vào nôi, bé phải ở tư thế nằm ngửa.

Khi nào thì nên ngừng quấn khăn cho trẻ?

Không có thời gian cụ thể khi nào thì nên ngưng quấn khăn cho bé. Mỗi bé phát triển khác nhau và sẽ tự học cách xoay trở tự nhiên. Một số chuyên gia cho rằng ba mẹ nên ngưng quấn khăn cho bé từ 2 tháng trở đi nhưng cũng có người cho là 6 tháng.

Quấn khăn cả người chỉ phù hợp với bé 0 – 3 tháng tuổi. Còn từ 3 – 6 tháng tuổi thì các bé chỉ thích quấn từ eo trở xuống. Quấn khăn là cách hiệu quả để giữ yên bé khi nằm ngửa và nó giúp khuyến khích bé tập nằm ngửa nhiều hơn. Lúc 3 – 4 tháng tuổi tuy bé đã biết lật nhưng việc quấn khăn vẫn còn có ích khi giữ tư thế nằm ngửa lúc ngủ.

Việc quấn khăn để giúp bé ngủ tốt rất phổ biến. Tuy nhiên bé có thể quẫy đạp rối tung chiếc khăn và chỉ ngưng cho đến khi được quấn trở lại nên mẹ cần để ý để quan sát bé ngay cả khi bé ngủ.

Có Nên Đội Mũ Cho Trẻ Sơ Sinh Khi Ngủ?

Việc đội mũ cho trẻ sơ sinh cần có sự linh động từ bố mẹ để biết khi nào là cần thiết nhất

“Việc đội mũ cho trẻ sơ sinh là cần thiết để giữ ấm cho bé, tuy nhiên các mẹ cũng nên lưu ý là không phải lúc nào cũng đội mũ cho bé khi nhiệt độ trong phòng đã đủ ấm. Chỉ nên đội mũ cho trẻ vào những lúc sau khi tắm, trời lạnh hoặc nơi có gió. Phòng lạnh không có máy sưởi hoặc điều hoà thì cần thiết phải đội mũ để giữ ấm cho trẻ. Còn những lúc trời nóng, nhiệt độ trong phòng đủ ấm (nhiệt độ trong phòng tiêu chuẩn là từ 28 – 30 độ C) thì nên bỏ mũ ra để phần đầu của trẻ được thông thoáng. Đầu bé sơ sinh là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt nhưng cũng giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể” – BS Hà nhấn mạnh.

Về vấn đề nhiều người nghĩ không nên cho trẻ sơ sinh nằm gối, BS Hà cho rằng điều quan trọng là cha mẹ cho con dùng gối thế nào? Đúng là trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng vùng đầu nếu cho trẻ dùng gối không đúng cách vì giai đoạn mới sinh, xương đầu của bé vẫn còn rất mềm nên nếu gối quá lâu, xương sẽ bị biến dạng theo tư thế nằm. Tuy nhiên, để tránh trường hợp con bị sặc sữa khi nằm bú, cha mẹ có thể lựa chọn cho con một chiếc khăn mềm hoặc gối mỏng cao 1cm cho bé gối. Để giảm bớt hiện tượng trớ sữa, mẹ có thể kê nửa người phía trên hơi cao lên hoặc để trẻ nằm nghiêng, sau mỗi bữa bú nên bế trẻ ở tư thế đầu cao khoảng 10-15 phút hãy đặt nằm.

Cho trẻ sơ sinh đội mũ che thóp sẽ gây ảnh hưởng đến não chính là một quan niệm sai lầm

Khá nhiều bà mẹ hiện nay cho rằng không nên đội mũ cho trẻ sơ sinh, nhất là khi đi ngủ, kể cả khi trời lạnh và không cho trẻ sơ sinh nằm gối vì có quan niệm cho rằng “vùng đầu là nơi phát tán 85% lượng nhiệt cơ thể. Việc đội mũ làm tăng nhiệt độ của não, ảnh hưởng đến vùng thần kinh kiểm soát hô hấp”.

Trao đổi về vấn đề này, BS Trần Ngọc Hà – Bệnh viện sản nhi Đà Nẵng cho rằng, quan điểm này không đúng vì mũ che thóp có thể dùng để bảo vệ đầu cho bé cũng như giữ ấm cho bé khi mới sinh, đặc biệt là các bé sinh non. Có chiếc mũ bao che bên ngoài, phần đầu của trẻ sẽ được ấm hơn. Nhất là khi trời lạnh mà phòng không đủ ấm, không có biện pháp chống rét thì cơ thể trẻ sẽ bị mất một lượng nhiệt lớn qua đầu và trán khiến trẻ bị lạnh. Đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, phần đầu thường có hình dạng không cân đối và to nên phần da dầu cũng chiếm diện tích không nhỏ. Những lúc sau khi tắm, da đầu cần phải được lau khô ngay và giữ ấm bằng mũ để trẻ không bị mất nhiệt dẫn đến cảm lạnh hoặc bệnh.

BS Trần Ngọc Hà nhấn mạnh không có chứng cứ khoa học nào nói rằng đội mũ làm tăng nhiệt độ của não, ảnh hưởng đến vùng thần kinh kiểm soát hô hấp. Trẻ bị nóng quá sẽ ra mồ hôi dẫn đến ốm, sốt chứ không thể ảnh hưởng đến não được. Khi mồ hôi ra mà không được lau ngay sẽ làm trẻ bị lạnh dẫn đến viêm phổi, phế quản…

Có Nên Quấn Tã Cho Bé Sơ Sinh

Có nên quấn tã cho bé sơ sinh?

Quấn tã là một tập quán hết sức lâu đời mang tính toàn cầu. Các nghiên cứu khảo cổ cho rằng, tập tục này bắt đầu hình thành từ 4000 năm trước công nguyên ở khu vực Trung tâm châu Á.

Người xưa quấn tã Bức tranh Đức mẹ và Chúa hài đồng (1319) của họa sĩ Ambrogio Lorenzetti mô tả Chúa hài đồng được quấn trong một dải băng dài màu trắng.

Trong bức tranh Các quý bà Cholmondeley (1600-1610), hai phụ nữ quý tộc ôm hai bé được quấn trong tã từ đầu tới chân.

Ngủ ngon hơn, ít khóc hơn

Các nghiên cứu cho thấy, bé quấn tã ngủ ngon hơn khi nằm ngửa, không bị lật sấp (giảm nguy cơ đột tử) và ít thức giấc vì phản xạ Moro (còn gọi là phản xạ giật mình).

Phản xạ Moro là phản xạ tự nhiên xuất hiện ở trẻ sơ sinh, mất đi khi trẻ được 4-5 tháng tuổi. Đó là một phản xạ hết sức kỳ lạ của con người, nó thể hiện nỗi sợ hãi vô căn về khả năng bị rơi. Khi bị thay đổi độ cao đột ngột, bé giật mình, hai cánh tay giang rộng, duỗi thẳng, bàn tay xòe ra. Sau đó bé co tay lại, ôm vào trong như muốn bấu víu vào không trung để khỏi bị rơi, đầu gối thu về phía ngực.

Phản xạ Moro không chỉ xuất hiện khi cơ chế thăng bằng bị kích thích đột ngột như trong trường hợp nói trên. Nó có thể bị kích hoạt khi bất cứ cơ quan cảm thụ nào của trẻ bị kích thích quá mức, chẳng hạn như ánh sáng gay gắt, tiếng động mạnh, sự đụng chạm bất ngờ…

Quấn tã làm giảm sự xuất hiện của phản xạ Moro, và nhờ đó bé ngủ sâu hơn, dài hơn. Nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Nhi khoa của Mỹ tháng 10/2006 cũng cho thấy việc quấn tã giúp các bé dưới 8 tuần tuổi ít khóc hơn.

Nhiều thầy thuốc tin rằng khi còn trong bụng mẹ, các bé đã quen với một môi trường chật hẹp, lúc chào đời, bé sẽ cảm thấy chống chếnh nếu chân tay thả lỏng.

Chuyên gia về giấc ngủ trẻ em, bác sĩ nhi khoa người Mỹ Jeffrey Hull, giải thích: ” Thời kỳ bào thai, bé nằm gọn trong tử cung, tay chân gập sát vào người. Trong tư thế này, các cơ quan cảm thụ của cơ và khớp được nghỉ ngơi. Nghĩa là những thông tin về thay đổi tư thế không được gửi tới não. Khi chào đời, chân tay có thể ngọ nguậy và một lượng thông tin vô cùng lớn tràn tới não. Tất cả những “ồn ào” này có thể trở nên quá tải đối với bé. Việc bế bé trong tư thế “bào thai” cũng sẽ giúp trấn an bé giống như khi quấn tã“. BS Hull kết luận: ” Quấn tã giúp cho hệ thần kinh của bé được yên tĩnh, và ngôi nhà của bạn cũng vậy”.