Có Nên Rửa Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Thường Xuyên / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Có Nên Rửa Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Thường Xuyên?

Rửa mũi cho trẻ nhằm làm sạch các chất nhầy và giảm nghẹt mũi, giúp loại bỏ các chất gây dị ứng, chất ô nhiễm trong môi trường xung quanh, ngăn ngừa các chứng bệnh cảm, ho, sổ mũi, nhức đầu thông thường, làm khô thoáng mũi, giúp cho sự hô hấp dễ dàng. Vậy thao tác rửa mũi cho trẻ thế nào đúng cách và có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh thường xuyên? Hiểu được điều này sẽ giúp các mẹ biết cách chăm trẻ tốt hơn, giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.

Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh thường xuyên?

Theo Bác sĩ Trần Anh Tuấn – Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 cho hay: Thời tiết thay đổi ngột, môi trường ô nhiễm nên rất dễ khiến trẻ mắc các bệnh về tai mũi họng. Những lúc này, các mẹ cần vệ sinh mũi sạch sẽ cho bé để hỗ trợ điều trị các chứng viêm mũi và đồng thời phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp. Chỉ khi được rửa mũi đúng cách, chất nhờn, dị vật, vi trùng trong mũi trẻ mới được loại bỏ, nhờ đó trẻ dễ thở hơn.

Để rửa mũi cho bé, các mẹ thường dùng dung dịch muối sinh lý 0,9% hay nước muối biển. Tuy nhiên, chỉ nên rửa đúng cách, mỗi tuần rửa 2-3 lần, không nên rửa thường xuyên. Bởi vì, việc lạm dụng nước muối rửa mũi sẽ khiến mũi trẻ mất đi dịch tiết tự nhiên, mất đi lớp bảo vệ niêm mạc mũi, khiến mũi trẻ bị rát, kích ứng mũi, chảy nước mũi, ảnh hưởng tới niêm mạc mũi, khô mũi thậm chí dễ gây nên viêm nhiễm mãn tính rất nguy hiểm.

Các mẹ nên hiểu rằng: Nước biển và nước muối sinh lý chỉ thật sự tốt khi trẻ có tình trạng viêm mũi, ngạt và chảy nước mũi nhiều. Lúc này, các loại dung dịch được dùng để bơm rửa, đảm bảo sự thông thoáng, dễ thở cho mũi. Bạn cũng có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý, nước muối biển để vệ sinh mũi sau khi đi ra đường, tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi. Các mẹ cần nhớ là không nên dùng nước muối sinh lý hàng ngày và thường xuyên cho trẻ, để tránh tình trạng gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.

Hướng dẫn các rửa mũi đúng cách cho trẻ

Rửa mũi đúng cách cho trẻ không những giúp hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về viêm mũi, nghẹt mũi, sổ mũi mà còn phòng ngừa được các chứng bệnh về đường hô hấp khác. Để đạt hiệu quả cao nhất, an toàn nhất khi rửa mũi cho trẻ, các mẹ nên lưu ý và thực hiện theo những bước cơ bản sau:

+ Tiếp theo, kiểm tra lỗ mũi của bé, nếu có gỉ mũi cứng thì nên nhỏ vài giọt nước mũi vào sau đó đợt 2-3 giây để gỉ mũi mềm ra sau đó dùng tay nhẹ nhàng lấy gỉ mũi ra. Các mẹ cũng nên lưu ý, trước khi rửa mũi cho trẻ nên rửa tay sạch sẽ để tránh lây nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh.

+ Tiến hành rửa mũi, đưa đầu lọ nước rửa mũi vào một bên mũi của bé, nhẹ nhàng bóp 1-2 giây, bóp nhanh nhưng không mạnh. Nước muối sẽ đi từ lỗ mũi bên này và chảy ra cùng với dịch ở lỗ mũi bên kia.

+ Dùng khăn mềm thấm sạch nước và dịch mũi chảy ra ở đầu mũi bên kia. Nếu trường hợp bé khóc quấy các mẹ có thể nhẹ nhàng ôm trấn an bé để thực hiện với bên còn lại.

+ Tiếp theo, đổi bên, nghiêng đầu bé sang bên còn lại, sau đó thực hiện tương tự các bước trên với bên mũi còn lại.

+ Nếu xuất hiện dịch mũi đặc sệt thì mẹ cần dùng dụng cụ hút mũi để giúp bé hút sạch chất dịch trong cả hai bên mũi ra, tránh cho tình trạng chất dịch chảy xuống khoang họng gây ra các bệnh lý về hô hấp khác nguy hiểm. Tuy nhiên tránh lạm dụng dụng cụ này vì nó có thể làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ nhỏ và gây khó chịu cho trẻ.

+ Cuối cùng, kiểm tra xem đã sạch dịch và rỉ bên trong mũi bé hay chưa, nếu chưa có thể thực hiện thêm một lần nữa.

Các mẹ nên thực hiện các thao tác nhẹ nhàng, tỉ mỉ và thường xuyên quan sát biểu hiện của bé. Nếu có biểu hiện bất thường thì phải dừng thao tác ngay và kiểm tra tình trạng của bé.

Có Nên Rửa Mũi Cho Trẻ Thường Xuyên Không? Ngày Rửa Mấy Lần?

Rửa mũi cho trẻ thường xuyên có thể khiến niêm mạc mũi mất đi chất dịch bảo vệ tự nhiên hoặc gây kích ứng niêm mạc mũi. Trong trường hợp trẻ bị bệnh, có thể rửa mũi bằng thuốc xịt 2 – 4 lần/ngày. Ở trường hợp trẻ khỏe mạnh, chỉ nên cho trẻ rửa mũi 2 lần/tuần.

Có nên rửa mũi cho trẻ thường xuyên không?

Rửa mũi là một trong những phương pháp giúp làm sạch đường hô hấp trên, giúp hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh viêm hô hấp.

Trên thế giới, các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực Tai – Mũi – Họng khuyến cáo mọi người nên thực hiện rửa mũi để phòng ngừa và cải thiện bệnh lý về đường hô hấp. Trẻ nhỏ cũng cần được vệ sinh mũi, họng sạch sẽ để phòng tránh các bệnh lý như viêm mũi, viêm họng, viêm tai giữa,… Tuy nhiên, rửa mũi ở trẻ em không phải là vấn đề đơn giản.

Trẻ nhỏ cần được vệ sinh mũi, rửa mũi khi:

Trẻ đang mắc bệnh viêm mũi;

Trẻ bị dịch nhầy làm tắc nghẽn, khó thở;

Trẻ thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn.

Vậy, “có nên rửa mũi cho trẻ thường xuyên không?” hay “rửa mũi cho trẻ bao nhiêu lần là đủ?”,… là thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ. Theo các bác sĩ, ở mỗi trường hợp sẽ có những tần suất lặp lại khác nhau.

Đối với trường hợp trẻ nhỏ đang bị mắc bệnh viêm mũi dị ứng, bậc cha mẹ cần rửa mũi cho trẻ hàng ngày để loại bỏ dịch nhầy, bụi bẩn ra khỏi mũi của trẻ. Trong trường hợp trẻ bị viêm mũi dị ứng, liệu pháp rửa mũi thích hợp nhất là dùng thuốc xịt phun sương. Thuốc xịt phun sương sẽ làm sạch mũi, tống khứ dịch nhờn ra khỏi mũi, sát trùng khoang mũi, giúp trẻ hít thở dễ dàng hơn. Cần cho trẻ dùng thuốc xịt rửa mũi 2 – 4 lần/ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Đối với trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, người chăm sóc trẻ cũng cần rửa mũi cho trẻ hàng tuần để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trong mũi của trẻ. Rửa mũi giúp trẻ phòng ngừa các bệnh như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm mũi thông thường,… Một số phương pháp rửa mũi cho trẻ trong trường hợp này là: bơm rửa mũi bằng nước muối sinh lý, rửa mũi bằng dung dịch xịt phun sương. Lưu ý, khi trẻ không bị bệnh, cha mẹ chỉ nên rửa mũi cho trẻ 2 lần/tuần.

Lạm dụng rửa mũi ở trẻ có thể khiến cho niêm mạc mũi của trẻ bị kích thích, khả năng tự bảo vệ của niêm mạc mũi bị mất đi. Để phòng tránh những rủi ro, người lớn cần hỏi thêm bác sĩ về số lần dùng thuốc xịt rửa mũi trong ngày…

Hướng dẫn rửa mũi đúng cách cho trẻ

1. Phương pháp dùng thuốc xịt

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc xịt phun sương dành để rửa mũi cho trẻ nhỏ. Bậc phụ huynh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về sản phẩm phù hợp với trẻ.

Bước 1: Dùng bóng hút để lấy dịch nhầy trong mũi ra bên ngoài;

Bước 2: Cho trẻ ngồi dậy. Xịt vào mỗi bên mũi của trẻ 2 lần xịt thuốc;

Bước 3: Để dịch mũi của trẻ chảy ra bên ngoài. Nếu trẻ đã lớn, có thể hướng dẫn trẻ xì mũi thật sạch.

Bước 4: Dùng khăn ẩm mềm và sạch để lau mũi cho trẻ.

2. Bơm rửa mũi bằng nước muối

Phương pháp rửa mũi bằng nước muối là một phương pháp dễ dàng thực hiện ở trẻ trong độ tuổi từ 4 tuổi trở lên. Đối với trẻ ở độ tuổi nhỏ hơn, khi áp dụng phương pháp này, trẻ có thể cảm thấy bị khó chịu, quấy khóc và giãy giụa.

Khi áp dụng phương pháp này, các chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo bậc phụ huynh nên chọn dùng loại nước muối sinh lý có đẳng trương tương tự như dịch trong cơ thể người, an toàn cho người sử dụng và không gây kích ứng.

Bậc cha mẹ nên giúp trẻ rửa mũi bằng nước muối sinh lý như sau:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ rửa mũi;

Bước 2: Cho nước muối vào dụng cụ;

Bước 3: Để trẻ cúi thấp người, nghiêng mặt sang một bên. Bơm nước vào lỗ mũi bên trên, nước sẽ trào ra ở lỗ mũi bên dưới. Dùng tay giữ một bên mũi, xì mạnh nước ra khỏi mũi.

Bước 4: Tiếp tục đổi hướng nghiêng mặt để bơm nước muối vào bên lỗ mũi còn lại. Người lớn cần nhắc nhở trẻ cần khạc nhổ nước muối mặn nếu bị trào xuống cổ họng.

Bước 5: Cho trẻ rửa mạch sạch sẽ và vệ sinh dụng cụ rửa mũi sạch sẽ trước khi cất.

Phòng tránh bệnh ở đường hô hấp cho trẻ

Trẻ nhỏ thường không ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh cơ thể và bảo vệ sức khỏe đường hô hấp. Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ và thực hiện một số biện pháp giúp trẻ phòng tránh các bệnh ở đường hô hấp như:

Rửa mũi cho trẻ 2 lần/tuần;

Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường có nhiều khói thuốc lá, ô nhiễm, khói bụi. Cho trẻ mang khẩu trang nếu phải tiếp xúc với môi trường khói bụi;

Giúp trẻ lấy gỉ mũi và dịch nhầy trong mũi;

Không để trẻ tự ý dùng tay ngoáy mũi;

Giữ ấm và giữ ẩm môi trường ngủ của trẻ;

Lấy ráy tai cho trẻ và giúp trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách;

Tránh để trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh về đường hô hấp;

Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nước đầy đủ hàng ngày.

Tóm lại, không nên rửa mũi thường xuyên, rửa mũi hàng ngày cho trẻ vì có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, làm mất đi khả năng bảo vệ tự nhiên của niêm mạc mũi. Đối với trẻ bị viêm mũi, người lớn cần giúp trẻ lấy dịch nhầy ra khỏi mũi và dùng thuốc xịt rửa mũi đúng với liều lượng bác sĩ chỉ định. Đối với trẻ khỏe mạnh, người lớn có thể cho trẻ rửa mũi 2 lần/tuần để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn trong mũi trẻ.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!

Có Nên Đội Mũ Che Thóp Cho Trẻ Sơ Sinh Thường Xuyên

Mũ che thóp cho trẻ sơ sinh có vai trò giúp giữ ấm cho con đồng thời bảo vệ phần xương đầu cho con. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách sẽ làm bé cảm thấy bị khó chịu và mắc các bệnh về đường hô hấp. Vậy chúng ta có nên đội mũ che thóp cho bé thường xuyên hay không?

Khi nào thì nên đội mũ che thóp cho trẻ?

Trong giỏ đồ mua sắm của mẹ đừng bỏ qua mũ che thóp cho trẻ sơ sinh vì đây là món đồ sơ sinh vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của bé. Trẻ sơ sinh thường có thân nhiệt cao hơn người lớn rất nhiều, chính vì vậy đội mũ che thóp quá dày cho bé sẽ làm cho bé bị toát mồ hôi. Mồ hôi thấm ngược vào trong gây cảm nhẹ, viêm phổi ở trẻ.

Vào mùa hè mẹ nên chọn những chiếc mũ đội với chất vải cotton, vải sợi tre mềm mịn để phần thóp của bé được bảo vệ đồng thời mang đến sự thoải mái cho con trong điều kiện thời tiết nóng bức.

Vào mùa thu đông, mũ che thóp của bé cần dày hơn chút tuy nhiên chúng ta nên tránh những chiếc mũ được làm từ len, bông. Chân tay bé hay ngọ nguậy nên sẽ rất nguy hiểm khi những sợi bông, sợi len vô tình rơi vào miệng bé.

Cần lưu ý điều khi chọn mua mũ sơ sinh cho bé?

Chúng ta có thể dùng khăn hoặc vải để dùng làm mũ che thóp cho bé, tuy nhiên để chắc chắn và an toàn nhất cho con thì mẹ nên sắm cho bé 5-10 chiếc mũ che thóp.

Mũ sơ sinh của bé không nên chọn mũ được lồng dây giun bên trong, dây sẽ tạo nên các vết hằn đỏ trên trán bé. Bên cạnh đó không nên chọn mũ có màu sắc sặc sỡ hoặc nhiều họa tiết sẽ làm cho mũ nhanh bị mất đi form dáng, giá trị thẩm mỹ ban đầu.

Khi đội mũ cho bé, mẹ cần phân biệt được giữa thóp trước và thóp sau để bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái.

Các mẫu mũ che thóp cho trẻ sơ sinh đẹp

Nên mua mũ sơ sinh cho bé ở đâu?

Mũ sơ sinh cũng như các món đồ sơ sinh khác, cần được đảm bảo về chất liệu và nguồn gốc xuất xứ để bảo vệ sức khỏe của con. Mẹ có thể chọn mua mũ tại các trang thương mại điện tử hoặc các siêu thị mẹ và bé như Kids Plaza, Bibo Mart, Con Cưng,…Hầu hết mũ sơ sinh cho bé được bán theo combo, theo set với mức giá dao động từ 20.000 đồng đến 60.000 đồng/chiếc. Đây là mức giá trung bình trên thị trường mẹ có thể tham khảo.

Cách Rửa Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Đúng Cách

Không chỉ mùa đông thời tiết khô và lạnh mà ngay cả mùa hè các bé cũng rất hay bị các bệnh về đường hô hấp như chảy mũi, ho..,nhất là bé sơ sinh rất dễ bị sổ mũi, viêm mũi,… và ngay sau đó có thể dẫn đến mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm họng, viêm tai giữa,… Đó là lý do các mẹ nên học cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh để giúp trẻ dễ chịu hơn, tránh tình trạng dịch nhầy và rỉ mũi bít tắc đường thở của trẻ, khiến bé khó chịu và quấy khóc cả ngày và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Việc rửa mũi đúng cách sẽ ngăn chặn được vi khuẩn xâm nhập xuống họng, vào tai và ngăn ngừa các bệnh lây lan qua đường hô hấp cho trẻ (thông tin được chia sẻ bới: https://bebubam.com)

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách giúp phòng bệnh hô hấp cực hiệu quả

Bước 1: Trải miếng lót chống thấm lên giường hoặc chỗ bé nằm và đặt bé nằm nghiêng trên đó, giữ 1 tay lên đầu bé và giữ nhẹ để tránh việc bé giãy giụa, có thể gây tổn thương trong quá trình rửa mũi cho trẻ (nếu bé quen rồi thì bé sẽ chỉ chuyển động ít còn ban đầu bé thường hay giãy giụa).

– Lót vài lần khăn xô dày dưới cổ và đầu của bé để nước rửa co thể chảy ra thấm vào đó.

Bước 2: Nếu bé mới chỉ bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì mẹ nên rửa luôn lúc này. Trong trường hợp dịch mũi đặc lại và có rỉ mũi dính trong lỗ mũi của bé thì mẹ nên nhỏ 2 – 3 giọt nước muối vào mỗi bên mũi và đợi 1 lúc để nước muối có thể ngấm làm mềm rỉ mũi thì các mẹ nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để rỉ mũi mềm và bong ra (việc này cần nhẹ nhàng và từ từ vì nếu làm mạnh có thể làm bé bị đau)

Bước 3: Đặt miệng lọ nước muối đầu tròn vào lỗ mũi phía trên của trẻ, bóp nhanh nhưng không được quá mạnh để nước muối đi vào trong khoang mũi và từ từ chảy ra ở lỗ mũi bên kia. Dịch mũi và rỉ mũi có thể cuốn theo nước muối và chảy ra lỗ mũi phía bên kia hoặc qua miệng bé. Việc này rất an toàn đối với bé nên các mẹ không phải lo bé bị đau

Bước 4: Sau khi xịt hết lọ nước muối, các mẹ có thể dùng đèn pin kiểm tra xem còn nhiều dịch/rỉ trong khoang mũi của bé không, có thể tiếp tục xịt thêm nước muối nếu dịch/rỉ mũi chưa ra hết khỏi khoang mũi của bé

Bước 5: Các mẹ dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau sạch mũi, miệng bé, trấn an con vài phút để bé bớt sợ trước khi quay bé nằm nghiêng sang phía ngược lại để rửa tiếp lỗ mũi bên kia. Cách làm tương tự như trước

– Nếu dịch mũi quá đặc và “không chịu” trôi ra theo dòng nước muối, các mẹ có thể phải sử dụng cụ hút mũi để hút cho con. Tuy nhiên không nên lạm dụng sản phẩm hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực sẽ không tốt gây tổn thương niêm mạc mũi.Những lưu ý quan trọng khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh: – Cần phải rửa tay thật sạch với xà phòng trước khi tiến hành rửa mũi cho con.

– Kiểm tra lại đầu lọ nước muối sinh lý, đảm bảo rằng không có bất cứ gờ, cạnh sắc nào có thể gây tổn thương mũi của bé

– Với những lần rửa mũi, bé có thể không hợp tác nên rất hay giãy giụa rất nhiều, mẹ không nên mất bình tĩnh và hãy cố gắng làm đúng theo hướng dẫn để tránh việc bé bị sặc hay xước mũi không tốt cho bé

– Nên rửa mũi cho bé trước khi ăn và lúc bé còn đang thức.

– Không nên lạm dụng xịt quá nhiều lần (chỉ nên rửa 2 – 5 lần/ngày), nhất là đối với bé có dấu hiệu viêm mũi vì điều này sẽ khiến mũi con khô hơn, rát vì niêm mạc mũi bị tổn thương và mất đi độ ẩm sẽ gây khó chịu cho bé

Với cách rửa mũi như trên thì các mẹ hãy yên tâm rằng bé nhà bạn sẽ luôn được an toàn. Hãy cố gắng giữ vệ sinh khoang mũi cho bé vì chính nó sẽ bảo vé bé khỏi các bệnh về đường hô hấp.