Có Nên Sinh Con Thứ 3 / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

40 Tuổi Có Nên Sinh Con Thứ 3? Những Lưu Ý Khi Sinh Con Thứ 3 Ở Tuổi 40

Và việc sinh con thứ 3 ở độ tuổi 40 có những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe hay không thì các bạn cùng tham khảo bài viết ngày hôm nay một cách khái quát nhất.

Theo như luật hôn nhân gia đình thì hôn nhân một vợ một chồng. Theo kế hoạch hóa gia đình thì mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con. Nếu lỡ kế hoạch thì bạn có thể sinh con thứ 3.

Nhưng nếu như bạn đã có hai con rồi mà bạn đã qua tuổi 40 hoặc bạn đang ở độ tuổi 40 mà muốn sinh thêm con thứ 3 thì hãy tham khảo bài viết ngày hôm nay để cân nhắc.

40 tuổi có nên sinh con thứ 3?

Nhưng chúng tôi cũng đã đề cập ở những bài viết trước là phụ nữ từ 40 tuổi trở về sau khả năng sinh sản giảm đi rất nhiều kèm theo đó là những triệu chứng những biến chứng trên thai nhi nếu như không được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Và lúc này việc mang thai và sinh con không còn đơn giản như lúc bạn còn trẻ. Và mang thai ở độ tuổi này được xếp vào hàng mang thai ở người lớn tuổi.

Nếu như những lần trước bạn sinh thường thi lần này có thể bạn vẫn có thể sinh thường được Nếu như sức khỏe bạn tốt và thai nhi khỏe mạnh. Nhưng nếu những lần trước sinh mổ thì lần này nhất định phải mổ.

Và việc phụ nữ mang thai từ độ tuổi 40 thì được xếp vào hàng nguy cơ: nguy cơ tiền sản giật cao, nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ, các bệnh lý về tim mạch hoặc một số vấn đề bất thường ở thai nhi như hội chứng down…

Vì sức khỏe của bạn và con hãy cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ thật kỹ trước khi quyết định mang thai để sinh con thứ 3 ở độ tuổi 40.

Những lưu ý khi sinh con thứ 3 ở độ tuổi 40

Những bạn nào muốn sinh con thứ 3 ở độ tuổi 40 thì cần phải thực hiện những điều sau đây:

Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng như tham khám sức khỏe một cách tổng quát để đánh giá chất lượng sức khỏe trước khi quyết định mang thai con thứ 3 ở độ tuổi 40.

Trong suốt quá trình mang thai phải khám thai định kỳ theo đúng như lịch hẹn của bác sĩ. Và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm để tầm soát dị tật thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng và lối sống cực kỳ quan trọng để chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh ở độ tuổi 40 mà mang thai đặc biệt là sinh con thứ 3.

Và Nếu như các bạn đầy đủ sức khỏe thì có thể mang thai và sinh con thứ ba Nhưng hãy nhớ khám thai và tuân thủ theo đúng như lịch hẹn mà bác sĩ đã hướng dẫn cho bạn.

Bài viết này của chúng tôi chỉ mang tính chất tham khảo chứ không mang tính chất quyết định hay đưa ra bất kỳ chuẩn đoán nào từ y khoa.

Giải Đáp Mổ Đẻ Có Sinh Con Thứ 3 Được Không?

Chào bác sĩ! Tôi đã có 2 cháu trai và đều sinh mổ, giờ tôi muốn sinh thêm 1 cháu nữa, liệu mổ đẻ có sinh con thứ 3 được không? Mong bác sĩ giải đáp, và nếu được, tôi cần phải chú ý gì trong trường hợp này? Tôi xin cảm ơn! (Thanh Hoa – Bình Dương).

Chào bạn Thanh Hoa!

Mổ đẻ có sinh con thứ 3 được không?

– Nứt hoặc vỡ tử cung:

Sau khi sinh mổ, ở phần bụng của các mẹ luôn có vết sẹo. Vết sẹo mổ này có thể bị bục ra trong quá trình mẹ mang thai và chuyển dạ, đặc biệt khi khoảng cách mang thai của mẹ càng ngắn thì khả năng nứt hoặc vỡ tử cung càng cao.

– Hiện tượng bất thường về nhau thai

– Khả năng hồi phục chậm sau sinh mổ

Vì trải qua 2 lần sinh mổ trước nên đến lần thứ 3 sức khỏe của mẹ yếu hơn rất nhiều, mẹ chịu đau đớn nhiều hơn, dẫn đến khả năng hồi phục rất chậm. Sau khi sinh, mẹ cần sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh,.. có ảnh hưởng đến nguồn sữa cho bé bú.

– Nguy cơ nhiễm trùng cao hơn

Vì đụng đến dao kéo nên các vết thương mổ sau sinh của mẹ nếu không được chăm sóc và xử trí tốt thì nguy cơ bị nhiễm trùng cao. Không chỉ ở vết mổ, tử cung và các cơ quan vùng chậu khác cũng có thể bị ảnh hưởng, làm thời gian nằm viện của mẹ lâu hơn, thậm chí là có nguy cơ mắc một số bệnh phụ khoa khác và ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo.

Một trong những nguy hiểm ở lần sinh mổ thứ 3 mẹ có thể gặp phải nữa là hiện tượng dính ruột. Những mẹ trải qua nhiều lần sinh mổ khả năng dính ruột vào thành bụng, bàng quang và ruột càng cao.

Các bác sĩ thường khuyến cáo mẹ nên mang thai ở lần tiếp theo ít nhất sau 2 năm sau sinh mổ. Đây là khoảng thời gian cần thiết để vết mổ ở tử cung bình phục, và sức khỏe người mẹ được đảm bảo an toàn trong lần mang thai kế tiếp. Như vậy, bạn có thể mổ đẻ sinh con thứ 3, nhưng cần cân nhắc và xem xét thật cẩn thận khi đưa ra quyết định của mình.

Những lưu ý khi mổ đẻ sinh con thứ 3

– Cung cấp cho mẹ các dưỡng chất cần thiết như protein, khoáng chất, nước, vitamin,..

– Cần thăm khám định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe sản phụ và thai nhi.

– Đăng ký bệnh viện sinh từ sớm. Mẹ nên chọn bệnh viện mà mình đã sinh 2 lần trước đó. Thông tin của mẹ từ các lần sinh trước sẽ hỗ trợ cho bác sĩ rất nhiều trong lần sinh này.

Trên là những chia sẻ với bạn Thanh Hoa về mổ đẻ có sinh con thứ 3 được không, hi vọng qua thông tin này bạn sẽ đưa ra được quyết định cho mình. Nếu cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 96 để được giải đáp miễn phí.

Nguồn: https://benhvienthucuc.com/mo-de-sinh-con-thu-3-duoc-khong/

Trường Hợp Sinh Con Thứ 3 Đối Với Đảng Viên, Công Chức, Viên Chức, Người Lao Động Có Vi Phạm Không?

1. Trường hợp là Đảng viên.

+ Theo quy định của Bộ Chính trị tại Quy định 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017, khi Đảng viên sinh con thứ 3 trở lên được coi là một hành vi vi phạm chính sách dân số và bị xử lý kỷ luật với các hình thức sau:

– Sinh con thứ 3: Bị khiển trách

– Sinh con thứ 3 gây hậu quả nghiêm trọng hoặc sinh con thứ 4: Bị cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ)

– Sinh con thứ 3, thứ 4 gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc sinh con thứ 5 trở lên: Bị khai trừ ra khỏi Đảng.

Ngoài ra, trường hợp gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con cũng bị hình thức xử lý kỷ luật cao nhất là khai trừ ra khỏi Đảng.

+ Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều bị xử lý kỷ luật; theo Quy định 05-QĐi/TW, ngày 28/8/2018 của Bộ Chính trị, có các trường hợp sinh con thứ 3 không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Trong đó có các trường hợp như:

– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỉ lệ nhỏ hơn hoặc bằng tỉ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

– Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

– Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

– Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):

. Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ).

­. Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

– Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

– Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19/01/1989 (ngày có hiệu lực thi hành Quyết định số 162-HĐBT, ngày 18/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình).

– Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên).

2. Trường hợp là công chức, viên chức, người lao động

Trước đây, tại Nghị định 114/2006/NĐ-CP, công chức, viên chức sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ. Thành viên của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý theo quy định của quy chế, quy định của đoàn thể, tổ chức. Người dân sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý theo quy định của hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư nơi cư trú. Tuy nhiên, hiện nay Nghị định 114 đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo đó, quy định xử lý đối với công chức, viên chức, người lao động sinh con thứ 3 đã không còn nữa.

TVPL

Mẹo Xem Tuổi Sinh Con Thứ 2 Hợp Cả Nhà Mang Tài Lộc, May Mắn

Xem tuổi sinh con thứ 2 Những con giáp sinh hai con sẽ luôn dồi dào tài lộc

Người tuổi Hợi

Người tuổi Hợi là một trong những con giáp mang may mắn, tốt lành, có cuộc sống nhàn hạ, mọi việc hanh thông nên rất thích hợp để sinh nhiều con. Sinh con sớm họ sẽ càng hưởng nhiều phúc và tàu lộc cho con cái sau này.

Người tuổi Mùi

Được biết Dê là loài vật thường sống theo bầy đàn, hiền lành, thân thiện trong tự nhiên. Người tuổi Mùi rất được khuyến khích sinh em bé thứ hai vì vợ chồng bạn sẽ nhận được rất nhiều may mắn đến cho gia đình, em bé chính là Thần Tài mang tài lộc cho vợ chồng bạn

Cách chọn sinh con thứ 2 hợp tuổi

Chọn năm sinh con thứ 2 hợp tuổi bố mẹ dựa theo Ngũ hành

Ngũ hành của bản mệnh là yếu tố đầu tiên khi xem tuổi sinh con thứ 2 hợp mệnh bố mẹ. Quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc rất đơn giản và dễ nhớ:

Tương sinh: Kim sinh Thủy – Thủy sinh Mộc – Mộc sinh Hỏa – Hỏa sinh Thổ – Thổ sinh Kim

Tương khắc: Kim khắc Mộc – Mộc khắc Thổ – Thổ khắc Thủy – Thủy khắc Hỏa – Hỏa khắc Kim

Như vậy, khi sinh con cần lựa chọn năm sinh có ngũ hành không khắc bố mẹ và ngược lại. Thông thường con khắc bố mẹ gọi là Tiểu Hung, bố mẹ khắc con là Đại Hung, nếu không tránh được Hung thì nên chọn tiểu Hung sẽ đỡ xấu hơn rất nhiều.

Ví dụ: Bố mệnh Thủy, mẹ mệnh Hỏa thì có thể sinh con mệnh Mộc là hộ tương sinh nhất.

Dựa vào tuổi bố mẹ và con cái có xung khắc không

Xem tuổi sinh con thứ 2 dựa trên nguyên tắc hợp xung cơ bản như sau: Nên chọn tuổi Lục Hợp, Tam Hợp, tránh tuổi Hình, Xung, Hại để cuộc sống gia đình luôn may mắn, hạnh phúc nhiều tài lộc. Cụ thể nguyên tắc đó thế nào, các bạn theo dõi phần tiếp theo bên dưới bài viết.

Tương hình (12 con giáp có 8 con nằm trong 3 loại chống đối)

Tý chống Mão

Dần Tỵ Thân chống nhau

Sửu Mùi Tuất chống nhau

Hai loại tự hình: Thìn chống Thìn, Ngọ chống Ngọ

Dậu và Hợi không chống gì cả

Lục xung (6 cặp tương xung)

Tý xung Ngọ (+ Thủy xung + Hỏa)

Sử xung Mùi (- Thổ xung – Thổ)

Dần xung Thân (+ Mộc xung + Kim)

Mão xung Dậu (- Mộc xung – Kim)

Thìn xung Tuất (+ Thổ xung + Thổ)

Tỵ xung Hợi (- Hỏa xung – Thủy)

Thông thường để đơn giản trong Lục xung người ta thường ghép thành 3 bộ xung gọi là Tứ hành xung, bao gồm:

Lục hợp (các Địa chi hợp Ngũ Hành) Tam hợp (các nhóm hợp nhau)

Thân Tý Thìn hóa Thủy cục

Hợi Mão Mùi hóa Mộc cục

Dần Ngọ Tuất hóa Hỏa cục

Tỵ Dậu Sửu hóa Kim cục

Ví dụ: Bố tuổi Dần nên tránh sinh con tuổi Thân Tỵ Hợi. Bố tuổi Dần nên chọn sinh con thứ 2 tuổi Hợi hoặc Ngọ, Tuất.

Xem tuổi con không hợp với bố mẹ nên làm gì?

Xem tuổi con thứ 2 không hợp tuổi bố mẹ nên làm gì? Người ta nói “Người tính không bằng trời tính” vậy nên việc chọn tuổi đẹp sinh con hợp tuổi cha mẹ, hợp phong thủy không phải ai cũng có thể quyết định được hết. Vậy nếu sinh con xung khắc tuổi bố mẹ nên làm gì để cả con và bố mẹ đều may mắn?

Nên giữ mối quan hệ hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình

Bổ sung hành bị thiếu bằng tên gọi, màu sắc, hướng đặt giường ngủ…

Ví dụ: Bố mẹ cùng mệnh Chấn (dương Mộc) không hợp với con mệnh Đoài (âm Kim). Nếu muốn tuổi của cha mẹ hài hòa với tuổi của con thì bạn có thể tham khảo cách đặt nước ở trong phòng bố mẹ và phòng con. Lý giải điều này là vì Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Ngoài ra, bạn có thể chọn quần áo có màu thuộc hành Thủy như đen, tím đậm, xanh đen cho con.

Thời điểm nào nên sinh con thứ 2 tốt nhất?

Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, khoảng cách tốt nhất giữa 2 lần sinh nên ít nhất là 18 tháng để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé. Nếu khoảng cách quá ngắn sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, thiếu cân, thậm chí chết lưu thai, sấy thai. Vậy ngoài việc xem tuổi sinh con thứ 2 hợp mệnh, các mẹ cần lưu ý:

Phụ nữ trong độ tuổi 20, khoảng cách giữa 2 lần sinh có thể 11-14 tháng để con khỏe mạnh và thông minh.

Phụ nữ ở độ tuổi trên dưới 30 tuổi nên tuân thủ khoảng cách giữa 2 lần sinh nở đúng chuẩn là ít nhất 18 tháng.

Phụ nữ ở độ tuổi gần 40 nên có khoảng cách giữa 2 lần sinh là 39-76 tháng để tránh nguy cơ mắc bệnh trong giai đoạn thai kỳ.