Có Nên Xi Bé / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Có Nên Xi Tè Sớm Cho Bé Không?

Việc tập xi tè cho trẻ sớm có nhiều ý kiến trái chiều như việc tập xi tè sớm có thể gây ảnh hưởng tới bàng quang, thận của trẻ. Vậy thực hư chuyện xi tè sớm là như thế nào?

Theo chúng tôi Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng: “Xi tè” hay tạo cho con thói quen phản xạ có điều kiện khi đi tiểu hoàn toàn không ảnh hưởng đến bàng quang và thận của trẻ quan trọng mẹ chọn thời điểm thích hợp để bắt đầu rèn thói quen này cho trẻ. 

Theo các chuyên gia khoa nhi, việc tập xi tè với các bé dưới 1 tuổi sẽ gặp nhiều khó khăn vì não của bé chưa phát triển hoàn chỉnh, nên việc nắm bắt các tín hiệu của bố mẹ để thực hiện còn nhiều khó khăn. Hơn nữa, trẻ dưới 1 tuổi bàng quang còn rất nhỏ nên trẻ dễ đi tiểu the nhu cầu hơn là chờ tín hiệu từ người lớn.

Khi bé lớn hơn 1 tuổi, hệ thần kinh phát triển, não có thể bắt đầu hiều được các tín hiệu khác nhau từ cơ thể và từ người lớn. Lúc này bố mẹ hãy bắt đầu tập và rèn thói quen đi tiểu cho bé.

Dấu hiệu nhận biết trẻ muốn đi tè

Thực tế việc xi tè sớm không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp để cho mẹ tập thói quen này cho bé sau 1 tuổi khi não bộ của bé đã phát triển tương đối.

Nếu mẹ muốn tập thói quen này cho bé sớm thì mẹ phải tập cho mình tính kiên trì và chấp nhận dành nhiều thời gian hơn để rèn thói quen này cho con.

Một số dấu hiệu cho thấy bé chuẩn bị đi tè:

Đối với bé trai:  Bé sẽ có dấu hiệu như ngưng bú, khóc, đạp chân, hoặc “cậu nhỏ” của bé sẽ cong lên. Những lúc này mẹ chỉ cần xi là bé “xả ngay” nhiều lần như vậy bé sẽ thuộc bài.

Đối với bé gái: Giống như bé trai, khi muốn đi tè bé sẽ ngưng bú, khóc, các biểu hiện khác như rùng mình hoặc nếu quan sát kỹ mẹ sẽ thấy “em bé” của con phồng lên.

Tùy vào từng bé mà hình thành thói quen đi tè nhanh hay chậm, bố mẹ hãy dùng những lời khen ngợi đồng thời  không nên chế diễu hay phạt nếu bé chưa chưa thực hiện đúng theo ý bố mẹ. Hãy kiến nhẫn với bé.

Tại Sao Không Nên Xi Tè Bé Sớm

Nhiều mẹ có thói quen tập cho bé tè đúng giờ đúng nơi ngay từ khi bé được vài tháng tuổi. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, xi tè bé sớm là cách làm hoàn toàn sai. Vậy tác hại của việc xi tè sớm ở bé sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Chúng ta đã biết, bàng quàng của bé phát triển hoàn thiện cho đến khi bé 3 tuổi. Nhưng có lẽ nhiều mẹ chưa biết điều này.

Để bàng quang phát triển tốt, nên cho bé tích tụ lượng nước tiểu đầy bàng quang mới đào thải được. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ đã tập xi bé ngay từ khi 4-5 tháng, khiến bàng quang chưa phát triển ổn định thì nướ tiểu bị thải ra ngoài.

Tại sao không nên xi tè bé sớm

Như vậy, khi các mẹ tập xi cho bé theo những khung giờ mẹ định sẵn, vô tình mẹ đã cản trở sự phát triển bàng quang của bé.

Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé gặp những trục trặc về thận. Như suy thận, táo bón hay viêm nhiễm đường tiểu.

2. Lưu ý khi tập tè cho bé

Bé nhỏ chưa nhận thức được tè ở đâu cho hợp lý và đúng chỗ. Lúc này, mẹ nên chỉ cho bé tập tè ở nhà vệ sinh, mặc dù bé làm chưa đúng cách hoặc làm dơ khắp người. Các mẹ cũng đừng la mắng bé mà hãy tập cách giải thích và nói chuyện cùng bé để bé hiểu được.

Ở độ tuổi 2 tuổi, bé bắt đầu tập đi và nhận thức được phòng nào là phòng vệ sinh. Vậy bạn có thể thoải mái hướng dẫn cho bé độ tuổi này rồi đấy. Mặc dù sẽ gặp nhiều trở ngại và cần nhiều thời gian bé thích nghi, nhưng không sao bé cần có thời gian để thích nghi.

Lưu ý khi tập xi tè cho bé

Sau khi bé đi ị, đi tè đúng chỗ, bạn nên tuyên dương bé để bé cảm thấy những việc làm đó hiệu quả hơn và dần dần sẽ đi vào ổn định.

Có thể các mẹ sẽ gặp nhiều vấn đề hướng dẫn và tập cho bé thói quen tự đi tè. Nhiều mẹ đã bỏ cuộc và tập xi tè cho bé. Nếu hôm nay mẹ không hướng dẫn tập cho bé hoàn thành tốt nhiệm vụ, ngày mai hoặc ngày mai nữa bạn tiếp tục trò chuyện cùng bé, chúng mình tin bé của bạn sẽ hình thành được thói quen này.

Comments

Lời nhắn

Có Nên Xi Tiểu Cho Trẻ Sơ Sinh? Và Cách Giúp Trẻ Xi Tiểu Hiệu Quả

Xi tiểu cho trẻ sơ sinh là phương pháp tập đi tiểu ứng dụng sự liên kết âm thanh và và việc đi tè. Mặc dù mục đích chính của việc xi tiểu cho trẻ sơ sinh là giúp trẻ bỏ bỉm sớm và chủ động hơn với việc đi vệ sinh nhưng cũng có nhiều giả thuyết cho rằng việc xi tiểu không tốt với thận của trẻ. Vậy có nên xi tiểu cho trẻ sơ sinh?

Lợi ích của việc xi tè cho trẻ sơ sinh

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về lợi ích của việc xi tè cho trẻ sơ sinh nhưng xi tè có thể hỗ trợ bố mẹ rất nhiều trong quá trình chăm sóc trẻ.

Giúp bố mẹ và trẻ gắn kết hơn

Xi tè là cơ hội giúp bố mẹ và trẻ gắn kết hơn. Do khi xi tè cho trẻ, bố mẹ sẽ phải quan sát trẻ nhiều hơn để bắt kịp nhu cầu đi vệ sinh cho trẻ. Bên cạnh đó, trong lúc đi vệ sinh, bằng tiếng xì xì, bố mẹ cũng có thêm cơ hội để trò chuyện và giao tiếp với trẻ nhiều hơn.

Giúp trẻ cảm thấy thoải mái

Nhiều trẻ sơ sinh cảm thấy khó chịu, quấy khóc mỗi khi dùng tã hoặc bỉm cho dù mặc rất ít quần áo. Việc xi tè có thể giúp bố mẹ bỏ bỉm cho trẻ sớm và nhờ đó, trẻ sẽ thấy thoải mái hơn.

Giúp trẻ trở nên độc lập hơn

Khi trẻ có thể di chuyển tốt hơn và thích tự khám phá mọi thứ, việc xi tè từ sớm có thể khuyến khích trẻ tự bò hoặc đi đến những nơi có thể đi vệ sinh như bô hoặc toa – lét.

Giảm thiểu số lượng bỉm tã thải ra môi trường

Theo nhiều nghiên cứu, một chiếc bỉm phải mất hàng thế kỉ để phân hủy và trung bình mỗi đứa trẻ sẽ phải sử dụng 8000 chiếc bỉm nếu không xi tè. Không chỉ bảo vệ môi trường, việc xi tè còn giúp bố mẹ cắt giảm được một khoản tiền kha khá trong chi tiêu gia đình.

Việc xi tè cho trẻ sơ sinh hoàn toàn tự nhiên

Việc xì tè đã được nhiều phụ nữ ở châu Phi và châu Á áp dụng từ khi bỉm chưa ra đời. Điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Theo Laurie Boucke, một chuyên gia về trẻ em cho biết, việc xi tè này hoàn toàn hợp lý và vệ sinh hơn việc cho trẻ tự vệ sinh . Một số nhà khoa học còn khẳng định, việc xi tè cho trẻ không khác gì việc quan sát các dấu hiệu xem trẻ có đói hay buồn ngủ.

Bất lợi khi xi tiểu cho trẻ sơ sinh

Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng việc xi tè cũng sẽ khiến bố mẹ gặp phải một số khó khăn như

Bố mẹ cần nhiều thời gian và kiên nhẫn

Để có thể quen với việc xi tiểu cho trẻ, bố mẹ sẽ cần phải có thời gian làm quen dần dần. Thông thường, bố mẹ cần phải bắt đầu bằng việc bỏ bỉm cho trẻ vào một số khung giờ nhất định hoặc bỏ bỉm mỗi khi bố mẹ ở nhà. Phải mất khoảng 1-2 tuần, mọi việc mới đi vào quỹ đạo. Điều này đồng nghĩa với việc những bố mẹ nào đi làm cả ngày sẽ mất thời gian để làm quen với việc này nhiều hơn.

Trẻ có thể chưa sẵn sàng với việc xi tiểu

Theo Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ, trẻ chỉ có thể nhận thức được được cảm giác buồn đi vệ sinh khi 12 tháng tuổi và biết kiềm chế để tìm đến nhà vệ sinh khi đã 18 tháng tuổi. Chính vì thế, không phải em bé nào cũng cảm thấy thoải mái với việc xi tè. Một số chuyên gia nhi khoa cho rằng giúp trẻ làm quen với nhà vệ sinh khi trẻ đã có nhận thức và phát triển đầy đủ sẽ hiệu quả hơn nếu bố mẹ bắt đầu sớm.

Xi tiểu là một hành trình dài vất vả

Việc xi tiểu cho trẻ không hề đơn giản và mất rất nhiều thời gian. Nhiều trẻ sau khi đã quen với việc xi tiểu được một vài tuần rồi lại tiếp tục quay lại thói quen cũ, có trẻ có thể buồn đi vệ sinh mà chả có dấu hiệu gì. Nếu không đủ kiên nhẫn với trẻ, bố mẹ không chỉ không thành công với việc xi tiểu mà còn khiến mối quan hệ bố mẹ – con cái trở nên tiêu cực.

Việc xi tè có thể rất bừa bộn

Trong những ngày đầu luyện xi tiểu cho trẻ, rất nhiều tai nạn có thể xảy ra. Nhiều khi do trẻ không có dấu hiệu đi vệ sinh hoặc bố mẹ không kịp xi tiểu, trẻ có thể đi vệ sinh lung tung trong nhà.

Có nên xi tiểu cho trẻ sơ sinh

Nếu mục tiêu của bố mẹ là giúp trẻ sử dụng ít bỉm và giúp trẻ luyện tập các kỹ năng đi vệ sinh về sau thì bố mẹ nên xi tiểu cho trẻ từ sớm. Trong một số trường hợp, việc xi tè từ sớm sẽ giúp trẻ học được dần dần cách đọc các dấu hiệu của cơ thể và biết tìm đến bô hoặc nhà vệ sinh mỗi khi muốn đi vệ sinh. Đương nhiên, việc tự tìm đến chỗ đi vệ sinh đúng chỉ xảy ra khi trẻ đã biết bò hoặc đi. Tuy nhiên, xi tè cho trẻ sớm hay muộn hoàn toàn phụ thuộc vào việc trẻ đã sẵn sàng hay chưa.

Cách xi tiểu cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Quan sát để biết được thói quen đi tiểu của trẻ. Bố mẹ cần ghi lại số lần trẻ đi vệ sinh trong ngày hay những dấu hiệu khi trẻ buồn đi vệ sinh để lưu ý.

Khi trẻ có dấu hiệu buồn đi vệ sinh, bố mẹ hãy ngay lập tức đưa trẻ vào nhà vệ sinh hoặc bô một cách nhẹ nhàng.

Mỗi khi trẻ đi vệ sinh, hãy sử dụng một âm thanh quen thuộc nào đó để trẻ liên tưởng đến việc đi tiểu. Ví dụ như tiếng “sì sì, tiếng nước chảy.

Nhắc đi nhắc lại âm thanh đó mỗi khi bố mẹ thấy trẻ có dấu hiệu buồn đi tiểu hoặc đang đi vệ sinh. Dần dần, trẻ sẽ học được đó là dấu hiệu của việc đi vệ sinh.

Nếu không may trẻ đái dầm, bố mẹ cũng cần phải bình tĩnh để giúp trẻ không cảm thấy hoảng loạn.

Buổi tối, trước khi trẻ đi ngủ, bố mẹ có thể để bô cạnh giường hoặc cho trẻ đi vệ sinh trước khi đi ngủ. Một số chuyên gia nhi khoa cho rằng khi ngủ say, trẻ ít khi đái dầm nhưng nếu muốn trẻ ngủ ngon, bố mẹ có thể đóng bỉm buổi tối cho trẻ. Bên cạnh đó, sử dụng ga giường chống thấm cũng là một biện pháp khác bố mẹ có thể cân nhắc tới.

Bố mẹ nên linh hoạt, không cần quá cứng nhắc với việc xi tiểu. Đôi lúc, bố mẹ vẫn có thể dùng bỉm hoặc tả đã việc xi tiểu cho trẻ trở nên dễ dàng.

Luôn tích cực là điều mà bố mẹ nào cũng cần nhớ trong quá trình luyện đi vệ sinh cho trẻ. Bố mẹ không nên tạo áp lực hay có những hình phạt với trẻ. Mục tiêu của việc xi tè là để trẻ cảm thấy quen thuộc với việc đi vệ sinh đúng chỗ.

Tóm lại, việc xi tiểu cho trẻ sơ sinh là tốt và không hề ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe của trẻ. Mong rằng qua bài viết của ODP, bố mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi: ” Có nên xi tiểu cho trẻ sơ sinh không?” để từ đó có thể chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tốt hơn.

Nên Hay Không Nên Xi Tè Cho Trẻ Sơ Sinh?

Cách đây khoảng 1 năm, khi bạn Tee nhà mình được 7-8 tháng, mình đã nhận được một vài đề nghị từ phía ông bà, người lớn tuổi trong gia đình rằng bắt đầu bỏ bỉm để tập xi tè cho con được rồi. Vì thực sự khá mung lung về vấn đề này, nên mình tìm hiểu qua sách báo, tài liệu (chủ yếu là tài liệu tiếng Anh) và hỏi kinh nghiệm một số mẹ đang sinh sống ở nước ngoài. Sau một thời gian nghiên cứu, cuối cùng mình đưa ra quyết định: KHÔNG TẬP XI TÈ CHO CON và ĐỂ CON ĐÓNG BỈM HOÀN TOÀN cho đến tối thiểu là 18 tháng.

Trẻ bú mẹ, đặc biệt dưới 1 tuổi, khả năng kiểm soát cơ ɴiệu đạo, cơ hậu môn còn rất hạn chế. Bé sẽ có nhu cầu bài tiết phân và nước tiểu ra ngoài NGAY LẬP TỨC mà không thể có phản xạ dừng chờ. Việc đóng bỉm giúp cho bé thoải mái, không bị ướt khó chịu, hay phải thay tã thay quần nhiều lần trong một ngày.

Những vấn đề như hăm đỏ xuất phát từ quá trình vệ sinh cho bé không được thật sự sạch sẽ hoặc do loại bỉm đó không đạt chuẩn hay không phù hơp với làn da nhạy cảm của bé.

Đóng bỉm thường xuyên gây vô sinh lại hoàn toàn sai. Với mục đích để sản xuất tiɴh trùɴg , tiɴh hoàɴ cần môi trường nhiệt độ thấp là đúng. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, tiɴh hoàɴ không sản xuất tiɴh trùɴg.

Một số mẹ còn so sánh việc con mặc bỉm với việc phụ nữ đến kỳ hàng tháng. Mình thấy khá buồn cười. Xin phép đưa ra câu nói của một mẹ bỉm sữa mình đọc được trên facebook: “Giữa việc đóng BVS và việc mặc kệ cứ để dây bẩn ra áo quần rồi vài phút lại phải thay một lần, các mẹ chọn cách nào?”

2. Bàng quaɴg trẻ sơ sinh hoạt động theo cơ cấu đầy sẽ tự đẩy ra ngoài. Hành động xi tè cho bé thực chất chính là việc bắt bé đi tè (hoặc đi ị) theo âm thanh hay nói cách khác là theo NHU CẦU của người lớn, không phải nhu cầu của bé. Bạn sợ bé tè ra quần, ra giường nên 30 phút lại xi một lần, không cần biết bé có muốn đi tè hay không. Dĩ nhiên theo phản xạ có điều kiện, khi nghe thấy âm thanh ‘xì xì’, bé sẽ cố rặn ra tè, dù ít hay nhiều. Cuối cùng, trở thành hiện tượng đái dắt, đái són, bàng quaɴg thì bị mất phản xạ.

Rõ ràng là bé chưa thể học được cách gọi mẹ khi buồn tiểu, càng không thể biết đứng tránh chăn gối, hay vào nhà vệ sinh tự đi. Là chính người lớn đã lựa chọn cách bắt bé đi theo nhu cầu của mình. Vậy tại sao bạn lại mắng bé?

Dần dần, qua vài lần bị mắng, bị đáɴh, bé sẽ học được rằng: đừng đi tè khi chưa được xi dù có buồn mấy đi chăng nữa. Vậy là bàng quaɴg lại phải nhịn tiểu, và phải đi theo HIỆU LỆNH của người lớn.

VẬY CÁCH KHẮC PHỤC LÀ GÌ? 1. ĐỂ CON ĐƯỢC TỰ LÀM CHỦ VIỆC ĐI TÈ. Chúng ta là những bà mẹ hiện đại. Chúng ta để con tự ăn, tự chơi, tự ngủ, vậy chẳng có lý do gì lại kiểm soát việc đi tè của con. Trước 18 tháng, mình vẫn đóng bỉm gần như 24/24 cho con. Có thể khắc phục những nhược điểm bằng cách sử dụng loại bỉm tốt, kem hăm tốt, sử dụng bỉm đúng kích cỡ, cân nặng hoặc kích cỡ lớn hơn một chút để bé thoải mái vận động.

Sau 18 tháng, mình bắt đầu bỏ dần bỉm vào một số thời gian nhất định trong ngày. Đồng thời dặn con, dạy con học cách gọi mỗi khi muốn đi tè hoặc đi ị dù có đang đóng bỉm hay không.

2. Thay bỉm thường xuyên cho con khi bé tè đầy hoặc ngay sau khi bé ị. Ban ngày không dùng quá 4 giờ/bỉm. Ban đêm nên dùng loại bỉm thấm hút tốt để bé có thể yên giấc. Có nhiều mẹ luôn căn giờ đánh thức con dậy để xi tè, mình thấy sao mà vất vả thế? Khổ cả con, cả mẹ.

3. Tuyệt đối không trách mắng khi bé lỡ tè dầm. Hãy nhẹ nhàng nhắc nhở bé cho lần sau.

Nhiều mẹ còn tâm sự với mình rằng: sợ bị người khác chê mẹ lười, mẹ vụng nên không chịu xi tè mà cứ đóng bỉm cho con. Chúng mình đang làm những gì tốt nhất cho con mà. Sao các mẹ phải lo lắng chứ