Đang Có Bầu Bị Ong Đốt Có Sao Không / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Thanhlongicc.edu.vn

Bà Bầu Bị Ong Đốt Có Sao Không?

Bị ong đốt không phải là tình trạng hiếm gặp và cũng có thể gây nhiều tác động nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy đối với bà bầu bị ong đốt có sao không và có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bị ong đốt là tai nạn thường gặp, nhưng nhiều người lại chủ quan với loài động vật này. Trong khi nọc độc ong nếu không biết cách xử lý có thể gây nguy hiểm, ở mức độ nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Bà bầu bị ong đốt có sao không?

Bà bầu bị ong đốt có sao không?

Bị ong đốt cần xử trí càng nhanh càng tốt. Rất nhiều trường hợp khi bị ong đốt không xử lý kịp thời và đúng cách dẫn đến tình trạng nhiễm độc nặng và tốn nhiều thời gian điều trị. Trong trường hợp độc tích tụ nhiều có thể gây suy đa tạng và nguy hiểm đến tính mạng.

Đối với bà bầu bị ong đốt thì lại càng đáng quan tâm hơn. Bởi lúc này sức khỏe của mẹ cần được đảm bảo đầy đủ, nhưng lỡ bị ong đốt phải có thể dẫn đến nhiễm độc hay sốc phản vệ, rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Thực tế, đã có nhiều trường hợp bà bầu bị ong đốt trong tình trạng nguy kịch vì sốc phản vệ. Điển hình là câu chuyện của thai phụ 36 tuần ở tỉnh Phú thọ. Chị nhập viện trong tình trạng tiền hôn mê khi bị hoa mắt chóng mặt, khó thở, tức ngực, mạch nhanh, huyết áp tụt, vật vã kích thích, phổi có tiếng thở rít do phù nề thanh môn cấp và bắt đầu rối loạn ý thức.

Các bác sĩ xác định chị bị sốc phản vệ nặng do bị ong đốt nên đã cấp cứu theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế, bệnh nhân được tiêm thuốc chống sốc phản vệ. Tuy nhiên, những mũi tiêm này đều có thể gây bất lợi đến thai nhi. May mắn là nhờ cấp cứu kịp thời cùng với chuyên môn của bác sĩ, tính mạng của mẹ và bé đều được bảo toàn.

Đây là trường hợp điển hình nhưng không hiếm gặp. Và quả thực, bà bầu bị ong đốt không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn nguy hiểm đến em bé trong bụng nếu không có các biện pháp xử lý nhanh.

Cần làm gì khi bà bầu bị ong đốt?

Khi bà bầu bị ong đốt, điều quan trọng là cần được sơ cứu đúng cách sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có chuyên môn để được điều trị sớm. Bởi bất cứ khi nào tình trạng nguy hiểm cũng có thể xảy ra, nhất là khi chúng ta không có chuyên môn để xác định độc tính của loài ong tấn công mình.

Mỗi loài ong có độc tính khác nhau.

Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có ong một cách nhanh nhất có thể.

Lấy vòi chích của ong ra khỏi cơ thể nhanh chóng. Bạn có thể khều nhẹ hoặc dùng nhíp kẹp. Tuy nhiên, cần tránh việc nặn ép bằng tay vì hành động này có thể khiến nọc độc ngày càng lan rộng.

Giúp người bệnh rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng, nước ấm. Sau đó, bôi dung dịch sát trùng cồn 70 độ lên vết đốt.

Có thể chườm lạnh lên vết đốt. Đây là cách giảm sưng do ong đốt rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, người bệnh phải uống thật nhiều nước. Khi uống nhiều nước, nọc độc của ong sẽ được bài tiết qua nước tiểu, từ đó, giúp nạn nhân giảm nguy cơ suy đa tạng.

Sau khi tiến hành những bước sơ cứu trên, bạn nên thông báo ngay cho cơ sở y tế để được hướng dẫn các bước chăm sóc tiếp theo.

Chườm đá lên vết ong đốt giúp giảm sưng đau.

Do bà bầu bị ong đốt có thể gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé, nên bạn cần theo theo dõi sát sao tình trạng của thai phụ, ghi nhận lại những biểu hiện trên nạn nhân để báo với bác sĩ. Đặc biệt lưu ý các biểu hiện sau:

Bị ong đốt nhiều nốt và ở nhiều vị trí, đặc biệt là ở các vùng quan trọng như mặt, đầu, cổ,…

Bà bầu bị ong đốt có các triệu chứng đau nhiều, mệt mỏi, thậm chỉ khó thở, phù mặt, đi tiểu có máu,…

Nếu có thể, bạn nên xác định loài ong đã tấn công để ước tính khả năng gây độc. Một số loài ong như ong rừng, ong vò vẽ hay ong bắp cày,… thường có nọc độc mạnh, rất nguy hiểm. Cũng cần thông tin đến bác sĩ.

Thụy Anh

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bị Ong Đốt Bôi Gì? Ong Đốt Bị Sưng Phải Làm Sao?

10 Cách làm trắng răng bị vàng tại nhà nhanh nhất

Chuột sợ mùi gì nhất? 7 cách đuổi chuột khỏi nhà hiệu quả

Cách khử mùi tủ lạnh cực hiệu quả chỉ trong 3 phút

Bị ong đốt là điềm gì? Tốt hay xấu?

Do trong nọc của ong có độc nên khi bị ong đốt, bị ong chích thì trước tiên bạn sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Làm gì khi bị ong đốt? Nhiều người quan niệm rằng khi bị ong chích là điềm xui tuy nhiên hoàn toàn không phải nhé. Nếu như bị ong đốt thì đây có thể coi là một điềm báo may mắn đến cho bạn. Ong là một loại động vật có nhiều dương khí, dương vượng sinh âm nên khi Ong làm tổ trong nhà sẽ mang lại nhiều điều may mắn cho gia chủ. Tổ ong cũng là dấu hiệu của sự sum họp và đoàn tụ. Mật ong ngọt nên ong được ví như là tinh hoa của đất trời tự nhiên, khi ong đốt giống như là lan sự truyền tinh hoa cho người bị đốt, sẽ gặp được nhiều điều may mắn về các công việc kinh doanh hay cũng như may mắn trong cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng, nọc độc khi bị chích lại có nguy hiểm cho sức khỏe của con người, không nên chủ quan khi bị ong đốt sưng ngứa.

Bị ong đốt bôi gì? Bị ong đốt sưng bao lâu?

Baking soda tẩy nọc độc ong vàng đốt Bạn trộn baking soda cùng với dấm thành hỗn hợp sệt, sau đó chấm hỗ hợp này lên vết ong chích. Baking soda và giấm giúp trung hòa axit có trong nọc độc của ong. Chữa ong đốt bằng tinh dầu oải hương Thoa một vài giọt tinh dầu oải hương lên vết ong chích có công dụng làm giảm sưng tấy. Ngoài ra khi áp dúng các cách trên bạn nên kết hợp uống nhiều nước để thải bớt độc tố đang có trong cơ thể do trong nước giống như một loại chất lọc tự nhiên, lọc các độc tố ra khỏi con người. Chú ý: Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng nặng sau đây như: nhức đầu, nôn mửa, sốt cao khi bị ong đốt, chích thì cần lập tức đến các trung tâm y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời, thải độc tố ra ngoài nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ong Bầu Ăn Gì? Bị Ong Đốt Phải Làm Sao? Rượu Ong Trị Được Bệnh Gì?

Ong bầu thuộc họ ong mật, bao gồm rất nhiều loài và phân bố rộng rãi trên khắp trái đất. Đặc biệt, chúng là loài ong rất đỗi quen thuộc tại vùng quê của Việt Nam, nơi có những lũy tre xanh, những giàn bầu, giàn mướp đầy hoa cho chúng hăng say hút mật.

Đặc điểm nổi bật của chúng là cơ thể phân đốt, được bao phủ bởi một lớp màu đen tuyền, thân mũm mĩm, khá to. Trên cơ thể ong có những sợi lông tơ mềm, mịn màu đen nhạt, ở giữa ngực cũng có những sợi lông màu vàng nhạt.

Chân ong bầu ngắn, màu đen. Đôi cánh mỏng, màu nâu tím, óng ánh khi có ánh nắng chiếu vào. Kích thước trung bình của chúng thường từ 5 – 8 mm.

Khác với những họ ong khác, ong bầu thường làm tổ bằng cách đục lỗ ở trong các thân gỗ mục, cây tre hoặc các cây gỗ đã chết khác.

Giống như những loài khác trong họ ong mật, ong bầu thường ăn phấn hoa và mật hoa. Ngoài ra chúng còn thích hút dịch từ quả chín để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho mình.

Vì là loài thuộc họ ong mật, vậy nên đa số nọc của chúng đều không có độc, cũng có loài có độc tố nhẹ, nhưng chúng không gây nguy hiểm đến tính mạng của con người.

Thứ nhất bạn đừng quên rời khỏi khu vực, địa bàn của chúng và dùng nhíp lấy ngòi chích của ong ra khỏi vết đốt.

Tiếp theo, rửa sạch vết đốt bằng xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh để tránh gây viêm nhiễm.

Sau đó, bạn có thể chườm đá lạnh hoặc dùng kem đánh răng bôi lên vết chích, với tính chất mát lạnh, nó sẽ làm dịu đi cơn đau và giảm vết sưng một cách rõ rệt và nhanh chóng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng mật ong để bôi vào vết chích – với tác dụng kháng khuẩn cao, chắc cắn răng mật ong sẽ giúp bạn tiêu trừ vết sưng một cách hiệu quả.

Rượu ong đất có tác dụng gì

III. Rượu ong bầu đen chữa bệnh gì? Cách ngâm rượu ong bầu như thế nào?

Giới côn trùng có rất nhiều điều thú vị, trong chúng chứa ẩn những nguồn năng lượng vô cùng dồi dào. Chính vì vậy mà rất nhiều loài được sử dụng như là một loài dược liệu quý và bổ dưỡng. Trong đó, rượu thuốc ngâm từ ong bầu cũng được rất nhiều người sử dụng.

Theo sách thuốc đông y cho rằng, ong bầu không độc, có vị ngọt chua, giúp thanh nhiệt giải độc, tả hỏa, trừ phong, tiêu viêm, thích hợp cho những trường hợp nhức mỏi, đau khớp, nhiệt miệng, lở loét, đau rát cổ họng, viêm họng, co giật, kinh phong ở trẻ nhỏ,…

2. Ngâm rượu ong bầu như thế nào là đúng cách, hiệu quả?

Trước khi muốn ngâm ong, bạn cần cắt bỏ cánh và rửa sạch trước khi ngâm. Đa số hiện nay, ong bầu được sấy khô và bảo quản trước khi tiến hành ngâm rượu.

Thông thường cứ 1000ml rượu thì được ngâm với 100 – 150 cá thể ong, ngâm từ 3 – 5 tháng rồi mới đem ra sử dụng.

Lưu ý: Rượu ong bầu được dùng để uống trực tiếp (mỗi ngày một ly nhỏ) hoặc được dùng như cao để xoa bóp khi trái gió trở trời, đau nhức xương khớp.

IV. Ong bầu có giá bao nhiêu? Mua ở đâu tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh?

Ong bầu là loài ong có ích cho mùa màng, chúng tích cực tham gia thụ phấn cho cây trồng đặc biệt là họ nhà bắp, bí, bầu, mướp,..

Tuy nhiên, do có giá trị kinh tế cao, nên ngày nay rất nhiều nơi người dân tiến hành “săn” ong bầu để bán đi các thị trường nơi khác như Trung Quốc nhằm thu lợi nhuận cao.

Nếu ở Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh, bạn có thể tìm mua tại các cơ sở trại côn trùng nổi tiếng hoặc các shop uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm từ ong.

Bà Bầu Bị Muỗi Đốt Có Sao Không? Cách Trị Muỗi Đốt Cho Bà Bầu

1. Vì sao phụ nữ mang thai hay bị muỗi đốt?

Theo nhiều nghiên cứu, muỗi thích tấn công bà bầu vì những đặc điểm về cơ thể và thân nhiệt.

Mang thai bị muỗi đốt bởi cơ thể thường tỏa ra một lượng cacbon dioxide nhiều hơn do cân nặng cao hơn trong khi muỗi thường bị thu hút bởi yếu tố này.

Một lý do khác là người mang bầu tỏa nhiệt cao và nhiều hơn mức bình thường. Nhiệt độ cơ thể cao cũng là một yếu tố thu hút muỗi hơn.

Ngoài ra còn do một số yếu tố khác như nhóm máu, môi trường sống, thói quen sinh hoạt cũng là nguyên nhân khiến bà bầu dễ bị muỗi đốt.

2. Bà bầu bị muỗi đốt có sao không?

Khi bị muỗi đốt, các vết mẩn ngứa sẽ rất khó chịu, thậm chí nếu mẹ bầu là người dễ bị dị ứng còn có thể dẫn đến bị sưng tấy, dị ứng thậm chí bị sốt rét, sốt xuất huyết khi mang thai…

Ngoài ra, tại Việt Nam đã có trường hợp mẹ bầu bị muỗi đốt gây truyền nhiễm virus Zika – virus Zika gây ra tật đầu nhỏ ở thai nhi.

Chính vì vậy, các mẹ cần cẩn trọng tránh bị muỗi đốt thường xuyên tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm hại.

Giải đáp này nhằm giúp các mẹ hiểu rõ mang thai bị muỗi đốt có sao không.

3. Bà bầu bị muỗi đốt bôi gì?

Tất cả các loại thuốc bôi đều cẩn trọng khi sử dụng trên da bà bầu vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi do đó bà bầu cần tham khảo ý kiến bác sỹ để có giải pháp phù hợp cũng như loại thuốc trị muỗi đốt cho bà bầu an toàn.

Đối với những trường hợp muỗi đốt chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu, nổi nốt chị em có thể tham khảo một số loại thuốc dân gian bôi ngoài da an toàn cho bà bầu như:

Nha đam có tính khử trùng và làm dịu da, giúp giảm ngứa và sưng hiệu quả khi bị muỗi đốt. Lấy phần gel nha đam để lạnh trong 10 – 15 phút sau đó thoa đều lên vết muỗi cắn để làm dịu da.

Cắt lát khoai tây và thoa lên nốt muỗi đốt càng sớm càng tốt, khoảng vài phút lại cắt miếng khác để giảm ngứa, sưng, tránh để lại sẹo. Đây là cách trị muỗi đốt cho bà bầu rất an toàn và hữu hiệu.

Lúc mới bị muỗi đốt, bạn lấy ngay một viên đá lạnh thoa lên vết đốt trong một thời gian ngắn sẽ giảm thiểu sự khó chịu và sưng tấy.

Chanh có tác dụng sát trùng rất tốt, mẹ bầu lấy một lát chanh mỏng thoa lên nốt muỗi đốt, lặp lại động tác này trong vài phút và rửa lại với nước sạch.

Thoa mật ong vào nốt muỗi cắn cũng rất hiệu nghiệm vì mật ong cũng được coi là một kháng sinh chữa bệnh và chống nhiễm trùng tự nhiên cho làn da.

Có thể bôi một chút kem đánh răng lên nốt muỗi đốt để giảm sưng ngứa nhanh chóng.

Đó là những gợi ý cho mẹ bầu khi bị muỗi đốt nên bôi gì để giảm sưng ngứa, tấy đỏ. Bên cạnh cách trị muỗi đốt cho bà bầu nhanh và an toàn ở trên, chị em cần thực hiện thêm một số giải pháp để hạn chế bị muỗi đốt:

– Giữ nhà ở, môi trường sống sạch sẽ, thoáng đãng, nhiều ánh sáng.

– Luôn mắc màn khi đi ngủ để tránh bị muỗi đốt

– Sử dụng tinh dầu để đuổi muỗi trong phòng như dầu tràm, oải hương, vỏ cam, vỏ quýt khô.

– Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B1 như khoai tây, đậu xanh,…

– Hạn chế những thực phẩm có nhiều muối vì sẽ tăng nồng độ axit lactic tạo ra sự thu hút với muỗi.

Bà bầu bị muỗi đốt là tình trạng rất phổ biến, thông thường nốt muỗi đốt có thể không gây ảnh hưởng gì lớn nhưng cũng không thể chủ quan vì loài muỗi tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm. Vì vậy tốt nhất bà bầu cần chủ động phòng tránh bị muỗi đốt.

Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn.

Chó Bị Ong Đốt Có Sao Không? Phải Làm Sao Để Chữa?

1/ Những dấu hiệu cho thấy chó bị ong đốt

Chó bị ong đốt sẽ biểu hiện nhiều triệu chứng, nhưng đôi khi lại dễ lầm tưởng rằng chó đang mắc căn bệnh khác. Vì thế, bạn cần lưu ý những triệu chứng sau đây:

Vùng bị đốt sẽ sưng to và hơi nóng.

Thú cưng luôn có biểu hiện mệt mỏi, khó chịu, biểu hiện qua đôi mắt uể oải và hành động.

Vì mệt mỏi khó chịu nên chúng không muốn vui đùa chạy nhảy như mọi ngày. Thậm chí còn không muốn ăn uống, đứng lên. Chúng trở nên lười hoạt động và chỉ muốn nằm lì một chỗ. Chúng sẽ chẳng muốn để ý đến bạn khi bạn đến gần chăm sóc chúng nữa.

Nếu bạn nghe những hơi thở nặng nhọc, thì chú cún của bạn đã rất khó chịu rồi, cần kiểm tra chúng ngay lập tức.

Vùng mặt là bộ phận khá nhạy cảm khi bị ong đốt, không những ảnh hưởng đến mĩ quan mà còn ảnh hưởng không ít đối với sức khỏe của chúng. Những vết đốt lên mặt có thể sưng to lên mỗi ngày. Mặt chúng không lâu sẽ phồng lên với đôi mắt híp lại.

Không những vậy, khi chúng quá ngứa sẽ không tự chủ được mà dùng chân đưa lên gãi vết thương gây trầy xước và làm tổn thương khuôn mặt. Tuy nhiên đôi khi, những con ong sẽ có thể tấn công vào mũi, vào lưỡi hoặc vào cổ họng.

Đó là những bộ phận dễ bị tổn thương hơn bất kì nơi nào khác. Khi bị đốt vào những nơi đó, bạn sẽ khó mà phát hiện vết thương ở đâu, cũng sẽ không biết nguyên nhân gây ra sự khó chịu đó đến từ đâu.

2/ Chó bị ong đốt có sao không? Có nguy hiểm không?

Đây chắc chắn là một câu hỏi của những chủ nhân đang lo lắng vì có chó bị ong đốt. Tùy thuộc vào bộ phận nào trên cơ thể bị ong đốt thì sẽ có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Chó bị ong cắn vào chân sẽ không đáng lo ngại cho lắm vì phần đó khá cứng cáp, nếu bị đốt thì nhiều lắm là sưng nhẹ và ngứa ngáy, chúng sẽ dễ dàng khỏi hẳn sau mấy ngày.

Nhưng nếu chó bị ong đốt vào mắt, miệng, lưỡi, cổ họng,…thì độ nghiêm trọng sẽ khác. Như đã đề cập ở trên, chúng có thể bị sưng phù to và tự làm tổn thương khuôn mặt của mình. Nếu chích ở những nơi khó tìm thấy như mũi, cổ họng hay lưỡi, chúng sẽ thấy hô hấp khó khăn do ống thở bị sưng to, thậm chí bỏ ăn do miệng đau đớn, không thể nhai và nuốt thức ăn.

Nhưng trong trường hợp chó bị ong vò vẽ đốt hoặc là gặp phải ong bắp cày thì thật sự đó là vấn đề đáng lo ngại rồi đấy. Đó là những loài ong có nọc độc khá mạnh, ngoài bị sưng to, ngứa ngáy, chúng còn có thể gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn như nôn mửa, suy hô hấp,…v.v.

Như vậy, không phải chỉ dừng lại việc bị ngứa và sưng vài ngày, những chú cún con còn có thể gặp nguy hiểm nếu không được chuẩn đoán và xử lí kịp thời bằng những biện pháp và lời khuyên đúng đắn.

Nếu đã xác định được là do ong đốt, thì việc đầu tiên cần làm đó chính là tìm ngòi của con ong dựa vào vết sưng phù trên người chúng. Sau khi tìm được vị trí ngòi, bạn cần dùng nhíp, hoặc miếng thẻ cứng( phải sạch sẽ và không được bị gỉ sét) và gắp dứt khoát ngòi ra. Tránh việc xác định sai và gắp sai nhiều lần vì như vậy sẽ tổn thương thêm vết thương của chó. Tuyệt đối không dùng những vật quá sắt bén và quá nhọn, cũng như dùng tay nặn, vì có thể vết thương sẽ nặng hơn và khó kiểm soát.

Sau khi nặng thành công, thì tiếp theo bạn nên làm là tìm hiểu kĩ lưỡng những loại thuốc phù hợp để bôi cho chúng. Nếu không xác định được loài ong đã đốt chú chó nhà bạn, thì bạn cần chườm đá chó chúng trong khoảng thời gian là 10 – 15 phút, sau đó xem xét tình trạng của chúng.

+ Nhưng nếu chú cún của bạn không may bị ong vò vẽ hoặc ong bắp cày đốt, thì sau khi lấy được ngòi ra, ngay lập tức tìm chanh hoặc giấm để đắp lên vết thương. Vì những loài ong đó có nọc độc và khá nguy hiểm, nên cách tốt nhất là bạn đưa thú cưng đến gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời sau khi sơ cứu tại nhà, tránh khả năng dẫn tới nôn, suy hô hấp, … sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của pet nhà bạn.

Lưu ý: vì có những vết thương bạn không thể tìm thấy, do đó nếu bạn phát hiện những triệu chứng khó chịu bất thường của chúng mà không biết nguyên nhân là gì, thì bạn hãy đến bệnh viện ngay để cứu chữa kịp thời.

4/ Một số biện pháp hạn chế cún bị ong cắn.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy để hạn chế tình trạng chó bị ong chích thì bạn nên lưu ý tới một số vấn đề sau:

Hoa là nơi ong tập trung để hút mật, nên khi đi dạo chơi tránh đến gần những bông hoa, có thể những con ong đang ẩn nấp xung quanh đó.