Dịch Covid Có Được Về Quê Ăn Tết Không / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Về Quê Ăn Tết Mùa Dịch Covid

Cần xác định vùng có dịch

Theo thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, trong thời gian dịch xảy ra lại là cuối năm nên việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Nhiều thông tin cho rằng các tỉnh cách ly người từ vùng dịch trở về như cách ly tập trung người từ Quảng Ninh hay Hải Dương.

Thứ trưởng Tuyên cho biết có thể một số địa phương chưa hình dung một cách đầy đủ thế nào là ổ dịch, chưa hiểu hết đã là ổ dịch chúng ta phải phong tỏa và khoanh vùng và chưa hiểu được thế nào là địa phương có ổ dịch.

Thứ trưởng Tuyên cho biết, một phường có nhiều đường phố, có đường phố thì có ca bệnh dương tính thì chúng ta gọi đây là ổ dịch, phải khoanh vùng. Còn những phố không có ca bệnh thì coi là không có dịch.

Bộ Y tế đã giao cho Cục Y tế Dự phòng khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn để có thể thực hiện thống nhất trên toàn quốc.

Chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Ban Chỉ đạo quốc gia cũng như của Bộ Y tế, đối với những khu vực có ổ dịch được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định khoanh vùng và phong toả thì phải tuân thủ nghiêm ngặt. Tất cả những đối tượng F1 phải đưa đi cách ly tập trung. Những đối tượng F2 thì phải cách ly theo dõi tại nhà.

Những đối tượng không phải F1, F2 mà được về nơi cư trú thì bắt buộc phải khai báo và tự theo dõi, tự cách ly tại nhà để nếu có vấn đề phát sinh thì phải xử lý ngay.

Theo thông tin này, người dân ở vùng không có dịch vẫn có thể đi lại được. Khu vực cách ly nội bất xuất, ngoại bất nhập đương nhiên không thể ra vào.

Đi lại lưu ý gì?

ThS BS CK2 Nguyễn Trần Nam, trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh cho biết đối với dịch ở Hải Dương lần này chúng ta “bắt dịch” trong cộng đồng và là chủng mang đột biến biến thể tại Anh.

Theo báo cáo, chủng này phát hiện ở Anh và lây ra hơn 70 nước trên thế giới với tốc độ lây lan rất nhiều so với chủng trước đó. So với chủng ở Anh tỷ lệ bệnh nặng không nhiều nhưng không chủ quan.

Chủng này có 86 % người không có triệu chứng, chứng tỏ khả năng người mang trùng rất lớn và khả năng này vẫn có thể lây truyền cho người khác. Đến nay, tốc độ lây lan nhanh có những gia đình cả nhà đã dương tính với Covid-19. Thời điểm này thì tự phòng bệnh cho mình và gia đình là quan trọng nhất.

Đến lúc này, cách tốt nhất là đeo khẩu trang bởi vì hiện không ai có thể biết ai mang virus vì vậy đeo khẩu trang sẽ không lây bệnh và cũng không lan bệnh cho người khác. Tay cũng phải rửa thường xuyên vì mình thường xuyên sờ tay lên mặt.

Gần Tết, nhu cầu đi lại hội họp rất lớn, tất niên rồi lễ hội… bác sĩ Nam cho rằng tốt nhất hạn chế tụ tập. Khi tụ tập nên giữ khoảng cách an toàn. Khi Covid-19 chưa từ bỏ thì bất cứ ai cũng không nên chủ quan.

Bác sĩ Nam cho biết mỗi khi nhìn thấy nơi tụ tập đông người ví dụ như trong dịp Tết dương lịch vừa rồi những điểm đón giao thừa rất đông và không ai đeo khẩu trang. Đây thực sự là điều đáng sợ.

Bác sĩ Nam cho rằng nếu về quê ăn tết thì cần lưu ý tới các điểm sau:

Thứ nhất, theo dõi các thông tin về vùng dịch có được về hay không.

Thứ hai, nếu về quê, về nhà sẽ có nhiều người tới hỏi thăm đông người điều này tạo ra một không gian nhiều người. Điều này không nên có thể hạn chế thăm hỏi, tiệc tùng, chè chén.

Thứ ba, đối với trẻ em, các nghiên cứu đều cho thấy trẻ em bị mắc Covid-19 cũng như người lớn nhưng ít bị nặng so với người lớn. Chính vì vậy, trẻ em có khả năng mang siêu vi nhiều hơn người lớn và dễ lây bệnh cho người khác.

Với trường hợp cho bé đi chơi cần bảo vệ trẻ. Em bé dưới 2 tuổi không đeo được khẩu trang thì hạn chế ra khỏi nhà. Bé lớn hơn đeo được khẩu trang thì nên dạy trẻ cách đeo khẩu trang đúng.

Thứ tư, ngày tết nếu về quê hay đi du lịch tốt nhất nên chọn phương tiện, địa điểm ít người. Xe nên đi xe cá nhân. Bác sĩ Nam cho biết các xe khách công cộng ngày Tết họ thường chở quá số người quy định điều này cũng khiến cho nguy cơ lây dịch rất lớn.

Thứ năm, khi về quê, cần mang theo các thuốc về rối loạn tiêu hoá, thuốc hạ sốt. Các loại thuốc không cần kê đơn nên mang theo nhưng bác sĩ Nam lưu ý cần sử dụng đúng thuốc. Không sử dụng quá hàm lượng.

Thứ sáu, đối với những người đã mua vé máy bay, vé tàu ở vùng vẫn được di chuyển thì có thể đi lại nhưng hành trang mang theo cần thêm lọ nước sát khuẩn tay nhanh và khẩu trang. Bất cứ lúc nào vẫn đeo khẩu trang và phải đeo đúng cách, không đeo dưới mũi.

Vì sao 37 công nhân của Công ty POYUN dương tính khi xét nghiệm lần 2?

chúng tôi

Do Covid, Người Hải Dương, Quảng Ninh Có Được Về Quê Ăn Tết?

Tại Chỉ thị 05, Thủ tướng yêu cầu phong tỏa toàn bộ thành phố Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương, trong đó:

– Thực hiện giãn cách xã hội toàn bộ thành phố, trong thời gian 21 ngày kể từ 12h00 ngày 28/01/2021 theo nguyên tắc cách ly gia đình với gia đình, thôn với thôn, xã với xã, phường với phường…

– Tạm dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng từ thành phố Chí Linh ra bên ngoài, trừ các trường hợp vì lý do công vụ hoặc trường hợp thật sự cần thiết. Hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân.

Như vậy, người dân Chí Linh bị phong tỏa, giãn cách đến hết ngày 06 Tết Tân Sửu.

Đối với các huyện, thị, thành phố khác thuộc tỉnh Hải Dương, Thủ tướng giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương căn cứ theo mức độ nguy cơ với từng khu vực trên địa bàn, quyết định áp dụng các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội…

Căn cứ vào Chỉ thị 05, Ủy ban nhân dân Hải Dương đã ban hành Thông báo 21/TB-UBND, yêu cầu từ 0h00 ngày 29/01/2021 cho đến khi có thông báo mới tạm dừng hoạt động vận tải hành khách bằng xe khách tuyến cố định, xe buýt, xe hợp đồng, bao gồm cả phương tiện của các tỉnh, thành phố khác (trừ xe chở công nhân, xe taxi hoạt động nội tỉnh và phải thực hiện biện pháp chống dịch Covid-19).

Như vậy, tại Hải Dương, tạm thời phương tiện tỉnh khác không được ra vào. Người dân cần chờ chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (căn cứ tình hình dịch bệnh) để có kế hoạch về quê ăn Tết hay không.

Đối với người dân tỉnh Quảng Ninh

Tại Chỉ thị 05, Thủ tướng chỉ yêu cầu Quảng Ninh tạm dừng hoạt động của Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn kể từ 12h00 ngày 28/01/2021.

Việc quyết định áp dụng các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội được giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

Theo đó, trưa 29/01/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phát đi Công điện số 03/CĐ-UBND yêu cầu phong tỏa toàn bộ xã Bình Dương, thị xã Đông Triều; giãn cách xã hội tại toàn bộ thị xã Đông Triều và áp dụng nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Chỉ thị số 16/CT-TTg kể từ 12h00 ngày 29/01/2021 đến 12h00 ngày 23/02/2021 ( hết ngày 12 Tết).

Tỉnh này cũng ban hành Công văn hỏa tốc, cho phép kể từ 10h ngày 29/01/2021, chỉ các loại xe sau được phép hoạt động: xe chở người hoàn thành cách ly y tế; các phương tiện vận tải hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, các xe trên phải kiểm soát và duy trì số lượng người trên xe theo quy định phòng chống dịch.

Được biết, các phương tiện cá nhân cũng bị hạn chế di chuyển tại địa phương này.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại, rất khó để ra vào tỉnh Quảng Ninh, và những người xa quê rất khó về quê ăn Tết.

Dẫu vậy, từ nay tới Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 vẫn còn hơn 10 ngày nữa. Với những quyết tâm của lực lượng chức năng, theo lời Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam “quyết tâm dập dịch trong vòng 10 ngày“, người dân nhiều nơi tại Quảng Ninh và Hải Dương vẫn có hy vọng dịch được khống chế và được về quê đón Tết.

Bạn Có Định Về Quê Ăn Tết Không?

“Vé xe 600.000 đồng, hết giường nằm rồi, ngồi kế ghế cuối, 22h xe chạy, nhưng chị phải qua từ 19h giữ ghế, Tết đông đúc bọn em không hứa trước sẽ chừa chỗ”, Kim Vui (24 tuổi, Cà Mau) nhớ lại câu nói của phục vụ nhà xe khi cô gọi điện đặt xe về quê dịp Tết 2019.

Công ty cô cho phép nhân viên nghỉ Tết từ ngày 28 Âm lịch. Tiền thưởng của Vui năm ấy cũng chỉ đủ mua chút quà. Cô bạn 24 tuổi cũng không đủ thời gian sắm sửa đồ đạc, chỉ biết nhanh chóng đặt lịch về quê.

Hết lần này đến lần khác, các nhà xe đều từ chối yêu cầu đặt xe của Kim Vui, không hết vé cũng “không hứa trước, đến bến xe còn chỗ trống thì đi”.

“Gọi điện hỏi ít nhất 5 nhà xe, rẻ nhất cũng là 450.000 đồng, đắt nhất là 600.000 đồng hoặc hơn. Đã vậy, chưa chắc ra bến xe sẽ có chỗ tốt. Tôi sợ cảnh chen lấn, ngồi chật chội, vi phạm an toàn giao thông”, Kim Vui nói với Zing.vn.

Kim Vui quyết định ở lại Sài Gòn. Cô cũng đón bố mẹ và em trai lên thành phố hưởng cái Tết xa nhà.

Không chỉ Kim Vui, nhiều người cũng quyết định không về quê vì nhiều lý do như vé tàu, máy bay đắt đỏ, không kịp đặt. Ngoài ra, với người được thưởng không nhiều hay tiền kiếm được trong năm không bao nhiêu, họ cũng chọn cách ở lại thành phố ăn Tết.

Chi phí đắt đỏ, xe cộ đông đúc là nguyên nhân khiến nhiều người ở lại thành phố lớn ăn Tết. Ảnh: Ngọc An.

“Quyết định sáng suốt”

Sau một năm từ ngày quyết định ăn Tết Nguyên Đán 2019 tại Sài Gòn, Kim Vui cho rằng đấy là quyết định sáng suốt.

Kẹt xe tại cao tốc Trung Lương, khách ngồi vật vã trên xe cả ngày trời mới về đến nhà, tiền xe đội giá, khách bị móc túi, hành lý thất lạc… Trước những thông tin Kim Vui đọc được trên báo những ngày sau đó, cô chỉ biết thở phào nhẹ nhõm vì không về quê những ngày quá cận Tết.

Cha mẹ và em trai Kim Vui đi xe khách lên Sài Gòn cũng rất thoải mái.

“Dịp Tết, lượng người đi xe khách lên thành phố rất ít. Vé xe cũng không tăng, chi phí của 3 người chỉ bằng vé mình đi về nhưng tâm lý lại thoải mái hơn nhiều”, Vui nói.

Giao thông ùn tắc ngày Tết là điều không tránh khỏi. Ảnh: Việt Linh.

Gia đình 4 thành viên của Kim Vui cũng được dịp tận hưởng không khí yên bình, vắng lặng của của Sài Gòn. Đây cũng là lần đầu tiên cả nhà Vui ăn Tết ở thành phố, vì vậy cô có cảm giác rất khác.

Đến khi hết Tết, Vui cũng nhanh chóng lấy lại tinh thần làm việc. Người nhà cô về quê cũng không vướng cảnh kẹt xe.

Tuy nhiên, Kim Vui nhận ra một điều ăn Tết ở Sài Gòn chỉ được cảm giác bình yên chứ không thể hưởng trọn vẹn không khí ngày xuân.

“Ở Sài Gòn, Tết sẽ không có cảnh hàng xóm, người thân đến chúc mừng. Cha mẹ vì thương con cô đơn nên đồng ý lên đây cùng, chứ mình thấy ông bà cũng không mấy vui vẻ khi ăn Tết nơi quê người”, Vui nói.

Nghĩ vậy, năm nay Kim Vui cố gắng hoàn thành công việc trước ngày đưa ông Táo. Những ngày gần đây, cô có dư thời gian sắm sửa đồ đạc, mua quà về cho gia đình. Cô dự định về quê ngày 25 Âm lịch.

“Nếu được, về quê vẫn thích hơn”, Kim Vui kết luận.

“Ít ai thấy vui vì phải ăn Tết xa nhà”

Nói ăn Tết ở thành phố lớn là “giải pháp tối ưu” tránh kẹt xe, không quá mệt mỏi khi trở lại làm việc nhưng với một số người, không phải ai cũng muốn điều đó.

“Năm nay, mình quyết định ở lại Sài Gòn ăn Tết chỉ vì không đủ tiền về quê”, Anh Thi (25 tuổi, Đồng Tháp) nói.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình lao động, sau khi tốt nghiệp cấp ba, Anh Thi lên Bình Dương làm công nhân.

Lương mỗi tháng 6 triệu, trừ tiền phòng trọ ở ghép là 1,3 triệu đồng, mỗi tháng Thi phải gửi về quê 3 triệu đồng phụ nuôi em trai ăn học. Đến cuối năm, công nhân như anh được thưởng mỗi người 500.000 đồng, tiền tiết kiệm trong năm cũng không được bao nhiêu.

“Tiền để dành không có, về quê không chỉ tốn nhiều mà còn phải đối mặt với hàng loạt câu hỏi từ hàng xóm, họ hàng. Người ta luôn nghĩ mình có dư khi lên Bình Dương làm việc, nhưng lương công nhân chỉ đủ nuôi bản thân thôi”, Thi nói.

Quyết định không về quê ăn Tết của Anh Thi cũng bị gia đình phản ứng. Anh liên tục bị mẹ gặng hỏi, bị bố nói “lần sau đừng về nữa”, “con với cái có cái Tết cũng không chịu về”.

Thi cảm thấy khổ tâm vì bố mẹ chưa hiểu cho nỗi khổ của mình. Anh định qua Tết để dành thêm được ít tiền mới xin nghỉ phép về quê cùng gia đình.

“‘Không có tiền, tôi không nghĩ đến việc về quê. Tuy nhiên, với những người con xa quê, ít ai thấy vui vì phải ăn Tết xa nhà”, Thi khẳng định với Zing.vn.

Quây quần bên gia đình quan trọng hơn cả việc bạn mang bao nhiêu tiền về quê ăn Tết. Ảnh: FB.”Đón giao thừa không có gia đình là một mất mát”

“Tôi từng nghĩ đến chuyện không về quê ăn Tết nên bây giờ phải hối hận. Lúc nào cũng nghĩ đến chuyện kiếm tiền, đến khi cha mẹ già không còn mới nhận ra về nhà với gia đình mới là điều quan trọng nhất”.

Theo nhiều người, ăn Tết ở quê tiền bạc chỉ là một phần nhỏ, điều quan trọng là được đoàn viên cùng gia đình, đón giao thừa bên mâm cỗ, chia sẻ những chuyện vui buồn trong năm.

“Tôi là người ở Bạc Liêu nhưng chọn Hà Nội là nơi làm việc và sinh sống. Đi làm xa quê, đã nhiều năm không về nhà ăn Tết. Cha mẹ không còn, họ hàng không có, việc về quê với tôi không còn nhiều ý nghĩa nữa”, Hải Linh (31 tuổi, Bạc Liêu) nói với Zing.vn.

Lần cuối cùng Linh cảm nhận không khí Tết đoàn viên là 10 năm trước, khi cha mẹ anh còn đủ đầy. Đến khi cả hai mất đi, ở quê nhà điều kiện kinh tế không thuận lợi nên anh chọn cách làm ăn xa nhà.

Trong 10 năm xa quê, anh Linh cũng từng một lần về quê ăn Tết, nhưng đó chỉ là sự nhạt nhẽo. “Đón giao thừa khi không có gia đình, đó là một mất mát”, Hải Linh nói.

Vì vậy, Linh quyết định bán nhà và dọn hẳn ra Hà Nội sinh sống. Thỉnh thoảng anh có về quê thăm hỏi họ hàng, còn việc ăn Tết anh chọn về quê vợ ở Thái Bình để cảm nhận không khí gia đình.

“Các bạn cứ tranh thủ sắp xếp về quê ăn Tết. Tiền bạc còn kiếm lại được nhưng cha mẹ già không biết ở với chúng ta được bao lâu. Có người thèm về nhà cùng gia đình nhưng không được”, Hải Linh nói.

‘Tôi Từng Không Về Quê Ăn Tết Nên Bây Giờ Phải Hối Hận’

Nhiều người không về quê ăn Tết vì lý do tài chính. Thế nhưng, đối với một số người khác, tiền bạc chỉ là một phần vì được đón giao thừa với gia đình mới quan trọng nhất. “Vé xe 600.000 đồng, hết giường nằm rồi, ngồi kế ghế cuối, 22h xe chạy, nhưng chị phải qua từ 19h giữ ghế, Tết đông đúc bọn em không hứa trước sẽ chừa chỗ”, Kim Vui (24 tuổi, Cà Mau) nhớ lại câu nói của phục vụ nhà xe khi cô gọi điện đặt xe về quê dịp Tết 2019.

Công ty cô cho phép nhân viên nghỉ Tết từ ngày 28 Âm lịch. Tiền thưởng của Vui năm ấy cũng chỉ đủ mua chút quà. Cô bạn 24 tuổi cũng không đủ thời gian sắm sửa đồ đạc, chỉ biết nhanh chóng đặt lịch về quê.

Hết lần này đến lần khác, các nhà xe đều từ chối yêu cầu đặt xe của Kim Vui, không hết vé cũng “không hứa trước, đến bến xe còn chỗ trống thì đi”.

“Gọi điện hỏi ít nhất 5 nhà xe, rẻ nhất cũng là 450.000 đồng, đắt nhất là 600.000 đồng hoặc hơn. Đã vậy, chưa chắc ra bến xe sẽ có chỗ tốt. Tôi sợ cảnh chen lấn, ngồi chật chội, vi phạm an toàn giao thông”, Kim Vui nói với Zing.vn.

Kim Vui quyết định ở lại Sài Gòn. Cô cũng đón bố mẹ và em trai lên thành phố hưởng cái Tết xa nhà.

Không chỉ Kim Vui, nhiều người cũng quyết định không về quê vì nhiều lý do như vé tàu, máy bay đắt đỏ, không kịp đặt. Ngoài ra, với người được thưởng không nhiều hay tiền kiếm được trong năm không bao nhiêu, họ cũng chọn cách ở lại thành phố ăn Tết.

Chi phí đắt đỏ, xe cộ đông đúc là nguyên nhân khiến nhiều người ở lại thành phố lớn ăn Tết. Ảnh: Ngọc An.

“Quyết định sáng suốt”

Sau một năm từ ngày quyết định ăn Tết Nguyên Đán 2019 tại Sài Gòn, Kim Vui cho rằng đấy là quyết định sáng suốt.

Kẹt xe tại cao tốc Trung Lương, khách ngồi vật vã trên xe cả ngày trời mới về đến nhà, tiền xe đội giá, khách bị móc túi, hành lý thất lạc… Trước những thông tin Kim Vui đọc được trên báo những ngày sau đó, cô chỉ biết thở phào nhẹ nhõm vì không về quê những ngày quá cận Tết.

Cha mẹ và em trai Kim Vui đi xe khách lên Sài Gòn cũng rất thoải mái.

“Dịp Tết, lượng người đi xe khách lên thành phố rất ít. Vé xe cũng không tăng, chi phí của 3 người chỉ bằng vé mình đi về nhưng tâm lý lại thoải mái hơn nhiều”, Vui nói.

Giao thông ùn tắc ngày Tết là điều không tránh khỏi. Ảnh: Việt Linh.

Gia đình 4 thành viên của Kim Vui cũng được dịp tận hưởng không khí yên bình, vắng lặng của của Sài Gòn. Đây cũng là lần đầu tiên cả nhà Vui ăn Tết ở thành phố, vì vậy cô có cảm giác rất khác.

Đến khi hết Tết, Vui cũng nhanh chóng lấy lại tinh thần làm việc. Người nhà cô về quê cũng không vướng cảnh kẹt xe.

Tuy nhiên, Kim Vui nhận ra một điều ăn Tết ở Sài Gòn chỉ được cảm giác bình yên chứ không thể hưởng trọn vẹn không khí ngày xuân.

“Ở Sài Gòn, Tết sẽ không có cảnh hàng xóm, người thân đến chúc mừng. Cha mẹ vì thương con cô đơn nên đồng ý lên đây cùng, chứ mình thấy ông bà cũng không mấy vui vẻ khi ăn Tết nơi quê người”, Vui nói.

Nghĩ vậy, năm nay Kim Vui cố gắng hoàn thành công việc trước ngày đưa ông Táo. Những ngày gần đây, cô có dư thời gian sắm sửa đồ đạc, mua quà về cho gia đình. Cô dự định về quê ngày 25 Âm lịch.

“Nếu được, về quê vẫn thích hơn”, Kim Vui kết luận.

“Ít ai thấy vui vì phải ăn Tết xa nhà” Nói ăn Tết ở thành phố lớn là “giải pháp tối ưu” tránh kẹt xe, không quá mệt mỏi khi trở lại làm việc nhưng với một số người, không phải ai cũng muốn điều đó.

“Năm nay, mình quyết định ở lại Sài Gòn ăn Tết chỉ vì không đủ tiền về quê”, Anh Thi (25 tuổi, Đồng Tháp) nói.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình lao động, sau khi tốt nghiệp cấp ba, Anh Thi lên Bình Dương làm công nhân.

Lương mỗi tháng 6 triệu, trừ tiền phòng trọ ở ghép là 1,3 triệu đồng, mỗi tháng Thi phải gửi về quê 3 triệu đồng phụ nuôi em trai ăn học. Đến cuối năm, công nhân như anh được thưởng mỗi người 500.000 đồng, tiền tiết kiệm trong năm cũng không được bao nhiêu.

“Tiền để dành không có, về quê không chỉ tốn nhiều mà còn phải đối mặt với hàng loạt câu hỏi từ hàng xóm, họ hàng. Người ta luôn nghĩ mình có dư khi lên Bình Dương làm việc, nhưng lương công nhân chỉ đủ nuôi bản thân thôi”, Thi nói.

Quyết định không về quê ăn Tết của Anh Thi cũng bị gia đình phản ứng. Anh liên tục bị mẹ gặng hỏi, bị bố nói “lần sau đừng về nữa”, “con với cái có cái Tết cũng không chịu về”.

Thi cảm thấy khổ tâm vì bố mẹ chưa hiểu cho nỗi khổ của mình. Anh định qua Tết để dành thêm được ít tiền mới xin nghỉ phép về quê cùng gia đình.

“‘Không có tiền, tôi không nghĩ đến việc về quê. Tuy nhiên, với những người con xa quê, ít ai thấy vui vì phải ăn Tết xa nhà”, Thi khẳng định với Zing.vn.

Quây quần bên gia đình quan trọng hơn cả việc bạn mang bao nhiêu tiền về quê ăn Tết. Ảnh: FB.

“Đón giao thừa không có gia đình là một mất mát” “Tôi từng nghĩ đến chuyện không về quê ăn Tết nên bây giờ phải hối hận. Lúc nào cũng nghĩ đến chuyện kiếm tiền, đến khi cha mẹ già không còn mới nhận ra về nhà với gia đình mới là điều quan trọng nhất”.

Theo nhiều người, ăn Tết ở quê tiền bạc chỉ là một phần nhỏ, điều quan trọng là được đoàn viên cùng gia đình, đón giao thừa bên mâm cỗ, chia sẻ những chuyện vui buồn trong năm.

“Tôi là người ở Bạc Liêu nhưng chọn Hà Nội là nơi làm việc và sinh sống. Đi làm xa quê, đã nhiều năm không về nhà ăn Tết. Cha mẹ không còn, họ hàng không có, việc về quê với tôi không còn nhiều ý nghĩa nữa”, Hải Linh (31 tuổi, Bạc Liêu) nói với Zing.vn.

Lần cuối cùng Linh cảm nhận không khí Tết đoàn viên là 10 năm trước, khi cha mẹ anh còn đủ đầy. Đến khi cả hai mất đi, ở quê nhà điều kiện kinh tế không thuận lợi nên anh chọn cách làm ăn xa nhà.

Trong 10 năm xa quê, anh Linh cũng từng một lần về quê ăn Tết, nhưng đó chỉ là sự nhạt nhẽo. “Đón giao thừa khi không có gia đình, đó là một mất mát”, Hải Linh nói.

Vì vậy, Linh quyết định bán nhà và dọn hẳn ra Hà Nội sinh sống. Thỉnh thoảng anh có về quê thăm hỏi họ hàng, còn việc ăn Tết anh chọn về quê vợ ở Thái Bình để cảm nhận không khí gia đình.

“Các bạn cứ tranh thủ sắp xếp về quê ăn Tết. Tiền bạc còn kiếm lại được nhưng cha mẹ già không biết ở với chúng ta được bao lâu. Có người thèm về nhà cùng gia đình nhưng không được”, Hải Linh nói.

https://news.zing.vn/toi-tung-khong-ve-que-an-tet-nen-bay-gio-phai-hoi-han-post1035115.html