Dơi Cắn Có Sao Không / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Bị Dơi Cắn Có Sao Không?

Bị dơi cắn có sao không? Dơi có thể là tác nhân truyền bệnh dại sang người qua phân và vết cắn trực tiếp của chúng. Tuy không phải con dơi nào cũng nhiễm bệnh nhưng chúng ta cần thận trọng khi bị chúng cắn.

Đặc điểm của loài dơi

Dơi là loài vật thuộc lớp thú, có cấu tạo hai chi trước giống như bàn tay con người với các ngón tay được nối liền bởi màng da và tạo thành đôi cánh.

Dơi là loài thú duy nhất có thể bay được. Một số loài thú khác như chồn bay, sóc bay… trong có vẻ như có thể bay nhưng thực chất chúng chỉ có thể lượn trong một khoảng cách nhất định.

Dơi là loài có số lượng rất đa dạng, đến nay các nhà khoa học đã phát hiện khoảng 1240 loài dơi khác nhau.

Bị dơi cắn có sao không? Dơi là loài thú duy nhất biết bay

Có khoảng 70% số loài dơi ăn sâu bọ, số còn lại chủ yếu ăn hoa quả và chỉ có vài loài ăn thịt. Dơi cần thiết cho sinh thái bởi chúng đóng vai trò thụ phấn hoa hay phát tán hạt cây, sự phân tán của nhiều loài cây lệ thuộc hoàn toàn vào dơi.

Trong nông nghiệp, loài dơi được đánh giá là một trong những công cụ giúp người nông dân diệt trừ côn trùng gây hại cho các loại cây trồng.

Loài dơi có thể hút máu là rơi quỷ, chúng sẽ không thể sống sót trong nhiều ngày nếu không được hút máu. Mũi của chúng có 3 cơ quan cảm thụ nhiệt giúp dơi phát hiện đối tượng ở khoảng cách xa và cả những bộ phận có các mạch máu dễ tiếp cận nhất. Khi cắn, nước bọt của dơi có chứa chất khiến máu khó đông , nhờ đó chúng sẽ dễ dàng hút máu hơn.

Có một số loài dơi lại ăn thịt các động vật khác, trong đó có một số loài có thể bắt cá. Dơi ma ở Australia thích săn các động vật gặm nhấm, thằn lằn, ếch, tổ chim và thậm chí ăn thịt các loài dơi khác. Chúng quắp con mồi bằng cánh trước khi giết chết bằng một vết cắn ở cổ.

Bị dơi cắn có sao không?

Dơi là loài vật không có độc, tuy nhiên loài động vật này lại chứa nhiều mầm bệnh truyền nhiễm như bệnh dại, virus lyssa…

Đã có nhiều trường hợp bị dơi cắn mắc bệnh dại. Thời gian ủ bệnh dại phụ thuộc vào chỗ nào mà người đó bị cắn hoặc bị nhiễm vi rút. Chẳng hạn, người bị cắn ở mặt thì thời gian ủ bệnh ngắn hơn người bị cắn ở chân. Thời gian ủ bệnh này có thể là vài ngày đến vài tháng.

Bị dơi cắn có sao không? Bị dơi cắn rất nguy hiểm bởi chúng có thể gây bệnh dại cho bạn

Người bị cắn sẽ có dấu hiệu như sốt cao và đau đầu. Sau đó, vi rút bệnh dại này đã đi đến não, gây viêm não. Bệnh nhân có thể bị co giật và hôn mê. Phần lớn trong số họ đều tử vong.

Một căn bệnh nguy hiểm khác là dơi có thể lây nhiễm virus lyssa. Cho đến nay vẫn chưa có cách chữa trị hữu hiệu cho người nhiễm virus này.

Các bác sĩ cũng đưa ra khuyến cao nên tránh xa các loài dơi trên thế giới. Không chỉ vì sự nguy hiểm của loài vật này mà còn là vì nguy cơ virus lyssa lây lan từ người sang người.

Xử lý vết thương khi bị rơi cắn

Nếu bị dơi cắn, bạn cần được xử lý vết thương ngay lập tức:

– Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước.

– Nếu bị rách da phải làm mọi cách để cầm máu.

– Cố gắng tìm hiểu xem con dơi cắn bạn có bị bênh dại không.

– Đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tả vết thương và xem bạn có bị lây bệnh truyền nhiễm nào từ dơi không.

Cách chắc chắn nhất để biết một con vật có bệnh dại hay không là tìm thấy virut trong não chúng sau khi nó chết. Trong trường hợp bạn ở nơi hoang vắng thì có thể quan sát những con dơi còn sống có nhiễm bệnh hay không.

Nếu dơi mắc bệnh dại thì sẽ có điểm đặc biệt là thích gần người. Chúng sẽ có vẻ ngoài hiền lành và không trốn người ngay cả trong đêm tối. Hoặc nếu chúng điên cuồng tấn công người khi không hề bị khiêu khích thì cũng có khả năng đã mắc bệnh.

Thậm chí ngay cả khi bạn chắc chắn con dơi đó không mắc bệnh thì vẫn nên đến bệnh viện kiểm tra khi có điều kiện.

Bị dơi cắn có sao không? Bị dơi cắn rất nguy hiểm bởi có thể lây bệnh truyền nhiễm cho bạn

Công dụng từ dơi

Dơi tuy là loài vật có thể mang lại nguy hiểm cho con người nếu bị chúng cắn, tuy nhiên chắc bạn chưa biết, dơi còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.

Sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh có ghi: Con dơi có thịt vi ngọt, khí bình, không độc Làm khoan khoái trong lòng, lợi tiểu, tiêu phù, sáng mắt, trị băng huyết, bạch đới, nhọt lở, hen xuyễn, sốt rét cơn.

Theo ý kiến của Ds Bùi Kim Tùng nếu hệ thống lại những tính chất đó thì thịt dơi có đặc tính độc đáo nằm trong mạch khí của âm kiểu. Thịt dơi làm thông âm kiểu và bổ thận âm.

Phân dơi là vị thuốc được dùng phổ biến có vị cay, tính bình, không độc. Nó được dùng để trị mắt mờ, trứng cá trên mặt, tràng nhạc, hồi hộp, kinh sợ tích tụ, thai chết, thai ngang…

Cách dùng dơi làm thuốc: Bạn bắt dơi vào bạn ngày. Khi làm thịt chỉ cần bắt từng con nhúng vào nước sôi cho kết, kỳ sạch lông rồi mổ bụng dơi bỏ hết nội tạng. Chỉ lấy phần thịt rửa sạch máu rồi đem chế biến làm các món ăn.

– Máu rơi: Pha rượu uống để có sức khỏe sung mãn.

– Óc dơi: Chữa bệnh ung nhọt trong cơ thể.

– Thịt dơi: Chữa bệnh cho trẻ em bị ốm yếu, nhiều đàm (hen xuyễn) cổ nổi nhiều hạch. Dùng thịt dơi băm với thịt heo nạc tương muối chưng cho trẻ ăn. Hoặc nấu thành canh để ăn với cơm. Có hiệu quả rõ ở những trường hợp bệnh do đàm.

– Chữa ung nhọt: Dùng 10 con dơi làm thịt rồi chưng lấy nước uống. Uống liên tục cho đến khi khỏi.

– Chữa bệnh phụ khoa: thiếu máu sau sinh, bế kinh, bạch đới, tử cung lạnh không sinh đẻ, suy nhược mệt mỏi, phong tê… Dùng thịt dơi phối hợp thịt heo, gà, thêm các vị thuốc thanh bổ như hoài sơn, kỷ tử rồi chưng lên ăn.

– Chữa ho lâu ngày: Xào thịt dơi với củ cải.

– Chữa chứng đau nhức đầu chóng mặt: Nấu ăn thịt dơi với bí đỏ.

Ngoài ra, thịt dơi có thể nấu hoặc xào với hoa hẹ, mướp đắng, hành…

Bị Gián Cắn Có Sao Không?

Bị gián cắn có sao không? Gián là loài côn trùng gây hại cho cuộc sống sinh hoạt cũng như sức khỏe con người. Đây là loài côn trùng ăn bẩn và mang rất nhiều vi khuẩn, mầm bệnh. Vậy bị gián cắn có gây nguy hiểm gì không?

Gián thường sống ở đâu?

Gián là một loại côn trùng thường xuyên đem đến những phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt của con người. Chúng thường xuất hiện ở những nơi ẩm thấp, những ngóc ngách trong nhà và gây ra mùi hôi khó chịu. Gián còn gây nhiễm khuẩn cho những nơi chúng bò qua, trong đó có thức ăn của con người.

Bị gián cắn có sao không? Gián là côn trùng có hại lại mang rất nhiều vi khuẩn, mầm bệnh dịch

Gián thường tập trung nhiều nhất tại những vùng có khí hậu nhiệt đới, ôn đới, ẩm thấp. Chúng sống theo đàn và hoạt động vào ban đêm. Còn ban ngày chúng thường chốn ở những nơi ẩm thấp, tối tăm như nhà vệ sinh, ống nước, cống rãnh, chuồng gia súc, ố hốc, kẽ tường, kẽ tủ, tủ đựng thức ăn và bát đĩa… để trú ẩn. Về đêm, gián bò đi tìm thức ăn ở nhà bếp, thùng rác, tủ đựng thức ăn, chén bát, cống rãnh..

Gián là loài côn trùng ăn tạp và rất phàm ăn. Chúng ăn tất cả các loại thức ăn của con người, nhất là thức ăn cho chất bột và đường như bánh ngọt, sữa, socola…

Khi không có gì để ăn, gián còn gặm nhấm cả sách vở, đồ đạc… những thứ có chất bột. Thậm chí gián còn ăn cả đế giày, tấm lót giày, phân, rác thải hay chân người.

Gián có 3 giai đoạn sinh trưởng: trứng, thiếu trùng và con trưởng thành. Tùy theo từng điều kiện và nhiệt độ, độ ẩm thích hợp trứng gián có thể nở thành thiếu trùng sau 1-3 tháng.

Thiếu trùng thường không có cánh và chỉ dài vài milimet. Khi mới nở gián con có màu trắng và đen dần sau vài giờ. Khi gián con lột xác và lớn lên, chúng sẽ phát triển thành gián trưởng thành từ sau vài tháng đến hơn một năm tùy loại. Gián trưởng thành có thể có cánh hoặc không có cánh.

Vì sao gián cắn người?

Gián không có khả năng cắn người khi chúng ta thức giấc ngoại trừ tại khu vực đó gián đang phát triển mạnh mẽ với số lượng quá lớn, hơn nữa khi nơi đó thiếu nguồn nước và thức ăn cho chúng.

Trong nhiều tình huống, căn nhà có rất nhiều gián nhưng chúng không cắn người có thể là do bên ngoài có nhiều thức ăn cho chúng.

Bị gián cắn có sao không? Vì thiếu thức ăn nên gián sẽ cắn người

Khi lượng gián phát triển không được kiểm soát, chúng bắt đầu sinh sản nhiều hơn và nguồn thức ăn sẽ cạn dần. Cuối cùng chúng sẽ cắn người để lấp đầy cái bụng đói của mình.

Trường hợp bị gián cắn nhiều nhất là ở trên tàu thuyền. Nơi mà gián trở thành nỗi ám ảnh của các thủy thủ. Những thủy thủ trên thuyền phải đeo bao tay trước khi ngủ để không bị chúng cắn móng tay hay da của mình.

Theo nghiên cứu thì loài gián nào cũng có khả năng cắn người. Tuy nhiên periplaneta americana và periplaneta australasiae là hai loại gián có nhiều tỷ lệ cắn người nhất trên tàu.

Bị gián cắn có sao không?

Gián đã được ghi nhận là ăn thịt người, thịt của người sống lẫn xác chết. Chúng có khả năng cắn móng tay, móng chân, lông mi, bàn chân và tay của bạn. Các vết cắn của gián có thể gây dị dững, tổn thương và sưng tấy. Nặng hơn nữa, những vết gián cắn còn có thể gây nhiễm trùng.

Gián là côn trùng phát ra mùi hôi rất khó chịu, nhiều người còn không thể chịu được cái mùi hôi này gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra phân của gián không may bị lẫn vào thức ăn khiến chúng ta có nguy cơ mắc phải căn bệnh lao rất cao nếu ăn phải chúng.

Bị gián cắn có sao không? Gián là nguyên nhân truyền bệnh sang con người

Mặt khác khoa học cũng đã chứng minh gián là nơi sinh sống và hội tụ của hàng nghìn loại vi khuẩn, virút gây nguy hiểm đến sức khỏe của chúng ta. Do gián thường sống ở những nơi ẩm thấp, tối tăm, bẩn thỉu như ống cống, bãi rác, góc tường ẩm mốc… từ đó sinh ra trên người có hàng nghìn ký sinh trùng nguy hiểm.

Gián tuy không phải là tác nhân gây bệnh trực tiếp đến con người nhưng nó là trung gian truyền và phát tán một số loại bệnh. Do những con gián mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, kiết lỵ, dịch tả, dịch hạch hay virus bại liệt…

Chưa hết, gián còn mang các loại trứng giun đường ruột, gây tác động kích thích dị ứng, ngứa, viêm da, mí mắt và các rối loạn hô hấp khác tùy theo các cấp độ khác nhau.

Ngoài ra chính thói quen sinh hoạt của của con người đã tạo điều kiện cho loài gián sinh sôi, nảy nở. Nếu bạn không thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, lau chùi nơi mình sinh sống, đồ đạc bừa bãi, lung tung khiến lũ gián cần tấn công dữ dội hơn. Khi gián tập trung quá nhiều thì nguy cơ bạn bị chúng cắn là điều có thể xảy ra.

Bị Mèo Cắn Có Sao Không?

Bị mèo cắn có sao không? Có một số trường hợp bị mèo cắn nhưng chủ quan không đi khám dẫn tới việc mắc một số bệnh nguy hiểm trong đó có bệnh dại. Vậy thực hư việc bị mèo cắn có nguy hiểm và các xử lý ra sao?

Bị mèo cắn có nguy hiểm không?

Mèo là vật nuôi trong nhà khá đáng yêu và được rất nhiều người yêu thích. Không chỉ được nuôi như thú cưng, mèo còn là ‘hung thần’ của chuột và hầu hết ở các gia đình nông thôn đều nuôi mèo để bắt chuột.

Mèo rất hiền và sống gần gũi với người. Tuy nhiên trong một số trường hợp ngoại lệ bạn bị mèo cắn khi chơi đùa hay khi tiếp xúc với chúng. Điều này dễ gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

Bị mèo cắn có sao không? Bạn rất dễ mắc một số bệnh truyền nhiễm từ mèo sang người nếu bị mèo cắn

Mèo tuy là vật nuôi trong nhà, nhưng chúng cũng là loài vật chứa khá nhiều loại vi khuẩn, vi rút gây hại đến sức khỏe con người . Khi bị mèo cắn, các loại vi khuẩn, virút này sẽ theo nước bọt của mèo xâm nhập vào cơ thể bạn.

Nhất là lại ở Việt Nam khi việc tiêm vắc-xin phòng dại cho mèo, chó chưa được tuyên truyền nhiều, nên rất ít khi chó mèo được đưa đi tiêm chủng. Chính vì lí do đó mà việc chó mèo bị nhiễm virut dại là điều khó tránh khỏi, nhất là vào mùa hè.

Nếu không may bị cắn bởi chúng và không phát hiện kịp thời, bạn sẽ bị lây bệnh dại và có thể nguy hiểm đến tính mạng khi bệnh phát tác.

Những trường hợp mèo có thể mắc dại mà bạn nên cảnh giác như:

– Mèo mang về nuôi nhưng có biểu hiện ốm.

– Mèo thất lạc lâu ngày trở về nhà.

– Mèo đực dưới 3 năm tuổi đến mùa giao phối, đi khỏi nhà dài ngày rồi trở về nhà.

– Mèo mắc bệnh nhưng chưa được tiêm vắc-xin.

Bên cạnh đó bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh uốn ván. Vi khuẩn gây bệnh sẽ có ở trong bụi bẩn và phân động vật. Nếu vết thương của bạn bị bẩn hoặc sâu bạn rất dễ sẽ bị uốn ván.

Cách xử lý vết thương khi bị mèo cắn

Việc đầu tiên là bạn cần phải xử lý vết thương thật sạch bằng xà phòng dưới vòi nước xả mạnh. Dù máu chảy nhiều thì bạn vẫn phải xử lý vết cắn bằng cách rửa dưới vòi nước sạch trong 10 phút đầu, cứ để máu chảy không nên cầm máu.

Sau đó sát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, hoặc bôi thuốc khử khuẩn lên vết thương. Bạn cũng có thể uống kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn.

Sau đó dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại, tránh băng kín vết thương. Trong quá trình sơ cứu, tuyệt đối không để vết thương bị trầy xước, bầm dập.

Tiêm phòng dại và uốn ván

Sau khi bị mèo cắn bạn nhất định phải đến cơ sở y tế sớm nhất để được khám chữa. Bác sĩ sẽ xem xét vết thương và đưa ra quyết định có nên tiêm vacxin uốn ván, vacxin ngừa dại và huyết thanh dại hay không?

Nếu vết cắn nhẹ, xa nơi thần kinh trung ương thì có thể tiêm uốn ván và theo dõi con vật đã cắn.

Nếu bạn bị cắn tại những nơi gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ, vai; vùng gần tủy sống như hậu môn, cơ quan sinh dục… thì phải tiêm vaccin phòng dại và huyết thanh kháng dại ngay.

Do vậy khi bị mèo cắn bạn nhớ đến gặp bác sĩ ngay trước 48 giờ để tăng hiêu quả phòng bệnh.

Ngoài việc theo dõi người bị cắn thì bạn còn phải theo dõi con mèo đã cắn bạn. Theo dõi từ 10-14 ngày mèo có những biểu hiện của bệnh dại như mắt đỏ, trở nên hung dữ, bỏ ăn, chảy nước dãi, nuốt khó do liệt họng, chết trong vòng 7-10 ngày… Nếu mèo chết, phải tiêm phòng đủ 5 mũi trong vòng 1 tháng thì mới đảm bảo vắc-xin chống lại bệnh hiệu quả.

Bị mèo cắn có sao không? Khi bị mèo cắn bạn cần phải rửa vết thương bằng cách xả dưới vòi nước để trôi bụi bẩn

Tránh không bị mèo cắn

– Cần biết cách nhận diện khi nào mèo cảm thấy bị đe dọa: Mèo sẽ tấn công người khi chúng cảm thấy không an toàn. Do vậy nếu yêu mèo hãy hiểu những ngôn ngữ của mèo. Khi mèo sợ hãi sẽ:

+ Rít lên

+ Gầm gừ

+ Cụp tai

+ Xù lông, tức là toàn bộ lông dựng lên, làm cho mèo trông to hơn bình thường

– Chơi với mèo nhẹ nhàng: Những trường hợp có thể khiến mèo trở nên hung hăng khi:

+ Khi bị dồn vào chân tường

+ Khi mèo bị kéo đuôi

+ Nếu mèo bị giữ lại khi cố gắng trốn chạy

+ Nếu mèo bị làm giật mình hoặc bị đau

+Trong khi chơi đùa, thay vì để mèo vật lộn với tay hoặc chân của bạn thì hãy kéo một sợi dây và để mèo đuổi theo.

– Tránh tiếp xúc với mèo hoang: Mèo hoang thường ở trong thành phố và thị trấn nhưng chúng không quen gần gũi với con người. Khi gặp chúng bạn đừng cố vuốt ve chúng.

+ Đừng cho mèo hoang ăn ở nơi có trẻ con

+ Mèo không quen tiếp xúc với người sẽ có phản ứng khó đoán.

Bị Rắn Nước Cắn Có Sao Không?

Bị rắn nước cắn có sao không? Rắn là một loài động vật đáng sợ mà ai cũng tránh xa. Rắn thường chứa độc và có thể gây nguy hiểm chết người. Tuy nhiên, rắn nước ở Việt Nam lại là động vật hiền và không gây nguy hiểm?

Rắn nước là gì?

Rắn nước là loài rắn có chiều dài trung bình và có nhiều loại với màu không rõ rệt. Rắn nước là giống rắn có nhiều loại khác nhau nhưng đa số chúng đều hiền và không chứa độc tố. Rắn nước sống chủ yếu ở những nơi nước ngọt như đất trũng, ao hồ, đầm lầy. Thức ăn chủ yếu của loài rắn này là cá, ếch nhái.

Bị rắn nước cắn có sao không? Rắn nước là loài động vật ành và thường không chứa độc

Mỗi con rắn nước có thể đẻ mỗi lứa từ 4- 18 con hoặc trứng. Rắn con được sinh ra dài 14cm giống rắn trưởng thành.

Rắn nước cắn có sao không?

Hầu hết các loại rắn nước đều hiền lạnh và không chứa độc tố gây hại cho sức khỏe con người. Thức ăn chủ yếu của loài rắn này là các loại cá, ếch, nhái, ễnh ương, .. Chúng thường không tấn công con người, nhưng khi bị tấn công hoặc bị bắt ra khỏi nơi sinh sống chúng sẽ cắn người. Chính vì vật, khi gặp rắn nước bạn cần thật bình tĩnh, và không nên tấn công cũng như quấy rầy chúng.

Một số loài rắn nước dung dữ, có thể có chứa chất độc như Hydrophis ornatus, nhydrina schistosa, Astrotia stokesii ,..tuy nhiên những loại này thường sinh sống ở vùng nước mặn, ở ngoài đại dương. Đối với những loại rắn nước nhà thường sẽ không có độc tố.

Tuy rắn nước lành và không chứa độc tố, nhưng bạn cũng không được chủ quan bởi vết thương rắn căn. Do sống dưới nước lên nếu bạn bị rắn nước cắn dưới nước rất dễ gây nhiễm trùng vết thương. Nguy hiểm hơn là nhiễm các loại vi rút vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm. Do vậy, khi bị rắn nước cắn bạn cần biết cách sơ cứu đúng cách để không làm vết thương nhiễm trùng nặng gây nguy hiểm sức khỏe.

Cách sơ cứu khi bị rắn nước cắn

– Đầu tiên bạn cần xác định rõ loại rắn để có cách xử lý phù hợp. Nếu là loại rắn nước thường thì có thể sơ cứu nhẹ và băng bó vết thương. Tuy nhiên, nếu bị những loài không phải rắn nước cắn mà là rắn độc thì bạn cần lưu ý.

– Cố định vết thương để hạn chế chảy máu. Tuyệt đối không được có những tác động lên vết thương như ngăn sự lưu thông máu. Do vậy, cần nới lỏng quần áo, rang sức ở gần vùng bị cắn.

Bị rắn nước cắn có sao không? Do không chứa độc nên vết cắn của loài rắn nước thường không sao

– Rửa sạch vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước. Sau đó dùng nước muối sinh lý rửa lại vết thương rồi lấy băng gạc sạch băng lên vết thương.

– Nếu vùng bị cắn xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: đau nhức ở vùng bị rắn cắn, có vết răng rắn cắn sâu và bầm tín, hoặc có những hiện tượng tay chân run, co giật… cần đến ngay các trung tâm y tế để được khám và chữa trị.

Phòng ngừa rắn cắn

– Cần cảnh giác khi di chuyển ở các vùng đầm lầy, ao hồ, các cơn lũ, mùa thu hoạch vào ban đêm.

– Nên mang ủng, giày cao cổ và quần dài khi đi ở rừng, đầm lầy

– Khi gặp rắn nước, không nên tấn công, trêu chọc hay sờ vào miệng rắn.