Khoai Mì Có Tốt Cho Sức Khỏe Không / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Khoai Lang Có Tốt Cho Sức Khỏe Không?

Moitruong24h – Khoai lang chứa những lợi ích sức khỏe độc ​​đáo của khoai tây cộng với một chút thêm vào.

Nói chung, càng đưa được nhiều màu sắc từ trái cây và rau quả vào chế độ ăn thì càng tốt cho sức khỏe, đó là nhận định của Yasi Ansari, một chuyên gia dinh dưỡng thể thao ở Los Angeles và San Francisco.

Tuy nhiên, nhiều lợi ích dinh dưỡng không phải là lý do biện hộ cho việc tận dụng mọi cơ hội để ăn khoai lang chiên.

Lợi ích dinh dưỡng của khoai lang

Mọi loại khoai đều giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Nhưng khoai lang, với các giống khoai màu nghệ, màu vàng và tím, có lượng calo và carbohydrate thấp hơn mức trung bình. Chúng cũng có hàm lượng vitamin A cao hơn, một chất chống oxy hóa giúp tăng khả năng miễn dịch và duy trì làn da và thị lực khỏe mạnh. Một củ khoai lang cung cấp hơn 100% lượng vitamin A được khuyến nghị hàng ngày.

Khoai lang cũng rất giàu vitamin C và vitamin B6, rất quan trọng đối với sức khỏe của não và hệ thần kinh. Chúng cũng là một nguồn kali và magiê tốt, giúp cải thiện sức khỏe của tim nhờ giúp điều chỉnh huyết áp.

Thậm chí còn tốt hơn nữa, một củ khoai lang chứa khoảng 4g chất xơ từ thực vật, giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường týp 2 và cholesterol cao.

Khoai lang có nhiều carbohydrat không?

Là loại rau củ chứa tinh bột, khoai lang có nhiều carbonhydrat hơn các loại rau không chứa tinh bột như súp lơ xanh. (Một nửa cup khoai lang chứa khoảng 13g carbonhydrat, trong khi cùng một lượng súp lơ xanh như vậy có khoảng 3g.)

Nhưng đó có lẽ chỉ là một lý do khác để ăn – chứ không phải để sợ khoai lang. Khoai lang cung cấp nhiều năng lượng hơn so với các loại rau không chứa tinh bột, khiến chúng trở thành nguồn nhiên liệu ngoại lệ cho hoạt động hàng ngày và đặc biệt là hoạt động thể thao.

Điểm mấu chốt là tất cả các loại rau, miễn không chiên rán, là những lựa chọn lành mạnh để đưa vào chế độ ăn và cung cấp một loạt các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.

Cách tốt nhất để ăn khoai lang?

Khi mua khoai lang, hãy chọn những củ có màu sắc tươi tắn. Một số nghiên cứu thấy rằng màu của khoai lang càng đậm (cho dù đó là màu nghệ, màu vàng hay tím) thì hàm lượng dinh dưỡng càng cao. Và đừng cảm thấy bắt buộc phải bóc vỏ. Cách tốt nhất là ăn cả củ khoai lang nguyên vỏ, vì đó là nơi chứa nhiều chất xơ. Vỏ cũng là nơi chứa phần lớn các chất chống oxy hóa.

Còn cách tốt nhất để nấu khoai lang? Hấp, rang, nướng và luộc đều bảo quản các chất dinh dưỡng khác nhau trong khoai lang, vì vậy tất cả các loại chế biến đều bổ dưỡng. Bạn cũng có thể để nguội và nghiền nhuyễn thành sinh tố với sữa đậu nành, bột protein và quế; xay thành súp; hoặc nướng giòn và nhúng vào nước sốt. Khoai lang nghiền thậm chí còn là món tráng miệng tuyệt ngon giàu chất chống oxy hóa: thêm xi-rô cây thích hoặc mật ong và rắc quả óc chó. Chỉ cần cẩn thận đừng nấu khoai lang quá kỹ, vì nấu quá lâu có thể dẫn đến mất chất dinh dưỡng. Cũng nên nhớ rằng, một phần ăn của khoai lang thường là nửa cup, tương đương với kích thước của một con chuột máy tính hoặc một vốc tay.

Và đừng quên chất béo. Các vitamin tan trong chất béo như vitamin A được hấp thu tốt nhất với chất béo, vì vậy hãy ăn một lượng nhỏ chất béo với khoai lang. Một bạn đồng hành tốt cho sức khỏe là dầu ô liu, mà bạn có thể rưới lên khoai trước khi nướng. Một cách khác để thêm chất béo lành mạnh là ăn khoai lang cùng với quả bơ, hồ đào xắt nhỏ hoặc hạt quả óc chó.

TD (theo dantri)

Khoai Mỡ: Món Ăn Ngon Và Tốt Cho Sức Khỏe

1. Khoai mỡ là gì?

1.1. Thông tin chung

Ở Việt Nam, khoai mỡ còn có tên khác là khoai tím, khoai vạc, củ mỡ,… Loại củ này có nguồn gốc từ Đông Nam Á và thường bị nhầm lẫn với khoai môn. Là một mặt hàng chủ lực bản địa của Philippines, hiện khoai mỡ đã được trồng và ưa chuộng trên toàn thế giới.

Khoai mỡ tím có vỏ màu nâu xám và thịt màu tím, kết cấu trở nên mềm như khoai tây khi nấu chín. Chúng có vị ngọt, bùi, được dùng trong nhiều món ăn khác nhau từ ngọt đến mặn. Hơn nữa, khoai mỡ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxi hóa, tất cả đều có lợi cho sức khỏe của bạn.

1.2. Thành phần dinh dưỡng

100 gram khoai mỡ nấu chín cung cấp 140 calo, với:

Carbohydrat: 27 gram

Chất đạm: 1 gram

Chất béo: 0,1 gram

Chất xơ: 4 gram

Natri: 0,83% giá trị nhu cầu hàng ngày (DV)

Kali: 13,5% DV

Canxi: 2% DV

Sắt: 4% DV

Vitamin C: 40% DV

Vitamin A: 4% DV

Ngoài ra, chúng rất giàu các hợp chất thực vật và chất chống oxi hóa mạnh như anthocyanins. Và sau đây là các lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên của khoai mỡ.

2. Các lợi ích cho sức khỏe của khoai mỡ

2.1. Khoai mỡ chứa nhiều chất dinh dưỡng

Khoai mỡ giàu tinh bột, là nguồn cung cấp carbonhydrat, kali, vitamin C và các hợp chất thực vật tốt như anthocyanins:

Carbonhydrat: khoai mỡ cung cấp nhiều carbohydrat mà lại có lượng calo thấp, có thể thêm vào chế độ ăn với lượng vừa phải để cung cấp nguồn năng lượng chính. Đây được xem là sự thay thế tuyệt vời cho gạo và khoai tây giàu calo.

Protein: bên cạnh đó, khoai mỡ còn là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Chúng được xem là thực phẩm tốt cho người ăn chay hoặc những người muốn bổ sung protein trong chế độ ăn uống của họ.

Anthocyanins: các nghiên cứu chỉ ra rằng anthocyanins có thể giúp giảm huyết áp và chống viêm, đồng thời bảo vệ cơ thể chống lại ung thư và bệnh tiểu đường loại 2.

Vitamin: khoai mỡ rất giàu vitamin C, giúp giữ tế bào khỏe mạnh, tăng cường hấp thụ sắt và bảo vệ DNA khỏi hư hại. Ngoài ra, khoai mỡ còn là một nguồn cung cấp vitamin A và beta-carotene tự nhiên cần thiết cho cơ thể.

Canxi: khoai mỡ còn chứa lượng canxi dồi dào, rất cần thiết cho sự tăng trưởng cũng như phát triển ở trẻ em.

2.2. Khoai mỡ giàu chất chống oxi hóa

Khoai mỡ là một nguồn cung cấp anthocyanins và vitamin C tuyệt vời, cả hai đều là những chất chống oxi hóa mạnh. Những chất này đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim, tiểu đường và thoái hóa thần kinh:

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ nhiều vitamin C có thể làm tăng mức độ chống oxi hóa lên đến 35%.

2.3. Khoai mỡ có chứa các chất chống ung thư

Các nghiên cứu đầy hứa hẹn cho thấy hai chất anthocyanin trong khoai mỡ – cyanidin và peonidin – có thể làm giảm sự phát triển của một số loại ung thư như ung thư ruột kết, ung thư phổi và ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, các nghiên cứu này sử dụng một lượng lớn cyanidin và peonidin nên vẫn chưa chắc bạn sẽ có được những lợi ích tương tự khi ăn khoai mỡ.

Bên cạnh anthocyanins, khoai mỡ cũng chứa các chất khác có thể loại bỏ các gốc tự do, có lợi cho bệnh ung thư như beta-caroten và vitamin C. Ngoài ra, khoai mỡ còn chứa selen và iod, được biết là có tác dụng khắc phục các tế bào ung thư.

2.4. Có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Flavonoid trong khoai mỡ đã được chứng minh giúp giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Hơn nữa, chỉ số đường huyết của khoai mỡ thấp, ít calo nhưng lại có lượng carbohydrat khá cao. Chúng có thể giúp cung cấp đủ năng lượng và chất xơ nhưng không làm tăng đột biến lượng đường trong máu.

Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã quan sát thấy rằng chiết xuất khoai mỡ giàu flavonoid có thể bảo vệ các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Ngoài ra, các nghiên cứu trên chuột cho thấy khoai mỡ làm giảm cảm giác thèm ăn, giúp giảm cân và cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu.

2.5. Hỗ trợ kiểm soát mức cholesterol

Khoai mỡ cũng được biết đến có thể giúp kiểm soát mức cholesterol. Nó chứa nhiều chất xơ, có thể liên kết với các LDL-cholesterol hoặc cholesterol “xấu” và loại bỏ chúng khỏi cơ thể. Hơn nữa, khoai mỡ còn là một nguồn giàu beta-carotene giúp đảm bảo sự sản xuất của HDL-cholesterol hoặc cholesterol “tốt”.

2.6. Khoai mỡ có thể giúp giảm huyết áp

Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ chính gây ra các cơn đau tim và đột quỵ. Các nhà nghiên cứu tin rằng khoai mỡ có thể có tác dụng hạ huyết áp do chứa hàm lượng chất chống oxi hóa cao.

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy chất chống oxi hóa trong khoai mỡ có thể giúp giảm huyết áp theo cách tương tự thuốc ức chế men chuyển (ACEI). Mặc dù những kết quả này đầy hứa hẹn, cần thêm nhiều nghiên cứu trên người trước khi kết luận liệu khoai mỡ có thể làm giảm huyết áp hay không.

2.7. Lợi ích sức khỏe tim mạch

Một trong những lợi ích tốt nhất của khoai mỡ là lợi ích trên tim mạch. Khoai mỡ chứa nhiều kali và thậm chí còn rất ít natri và calo. Người ta biết rằng thực phẩm có nhiều kali rất tốt cho tim mạch. Một trong những lợi ích của kali là giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn máu.

Ngoài ra, anthocyanin trong khoai mỡ còn có thể ngăn ngừa sự tích tụ của cục máu đông trong động mạch và tĩnh mạch để cải thiện sự lưu thông máu. Vì vậy, nó là một thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe tim mạch.

2.8. Có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh hen phế quản

Khoai mỡ là một nguồn cung cấp chất chống oxi hóa và vitamin A và C, giúp bạn đạt được mức tiêu thụ hàng ngày đối với các loại vitamin này.

2.9. Làm chậm suy giảm nhận thức

Khoai mỡ rất tốt trong việc làm chậm quá trình suy giảm nhận thức. Nó không chỉ tốt cho trẻ em mà còn tốt cho người lớn tuổi nhờ vào sự hiện diện của beta-caroten.

2.6. Tăng cường sức khỏe đường ruột, giúp tiêu hóa tốt, chống táo bón

Các nghiên cứu cho thấy tinh bột kháng trong khoai mỡ giúp tăng sự phát triển của Bifidobacteria, một loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Những vi khuẩn này đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe đường ruột, hỗ trợ sự phân hủy của carbonhydrat phức tạp và chất xơ.

Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy khoai mỡ có tác dụng chống viêm. Thậm chí còn có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh như ung thư đại trực tràng, bệnh viêm ruột và hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, cần phải có thêm nhiều nghiên cứu hơn.

Chất xơ trong khoai mỡ có lợi trong việc giảm chứng táo bón cũng như làm giảm cholesterol “xấu”. Ngoài ra, kali còn giúp tiêu hóa khỏe mạnh và kích thích co bóp cơ trơn dạ dày, giúp bạn có thói quen đi tiêu tốt. Bằng cách này, táo bón cùng với các tình trạng tiêu hóa khác như tiêu chảy và trĩ cũng có thể được cải thiện. Ngoài ra, dù cung cấp nhiều năng lượng nhưng khoai mỡ cũng rất tốt để giảm cân do lượng calo thấp.

2.7. Cải thiện khả năng miễn dịch

Khoai mỡ cũng có lợi trong việc cải thiện khả năng miễn dịch nhờ vào lượng Vitamin C cao, là một chất tăng cường miễn dịch tuyệt vời. Hơn nữa, đây là một thực phẩm dễ tiêu thụ trong thời gian bị bệnh để thúc đẩy quá trình phục hồi.

2.8. Lợi ích cho sức khỏe xương, răng, mắt, da và tóc

Xương và răng: được bổ sung các khoáng chất như canxi và mangan, khoai mỡ là một giải pháp tự nhiên để ngăn ngừa các vấn đề về xương như loãng xương, khớp cứng, đau khớp và bảo vệ sự phát triển của răng.

Mắt: khoai mỡ là một loại thực phẩm có tiềm năng tốt cho sức khỏe của mắt. Điều này là do sự hiện diện của vitamin A và beta-carotene giúp ngăn ngừa sự thoái hóa tế bào có thể ảnh hưởng đến thị lực của bạn.

Làn da: các chất dinh dưỡng thân thiện với da được tìm thấy trong khoai mỡ như beta carotene, vitamin B6, vitamin C, vitamin E và chất chống oxi hóa rất tốt cho làn da, giúp tái tạo tế bào da tối ưu để da khỏe mạnh, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa. Ngoài ra, chúng còn có khả năng chống nắng tự nhiên, bảo vệ da khỏi tác hại của bức xạ UV.

Tóc: khoai mỡ còn giúp tóc khỏe mạnh cũng như ngăn ngừa rụng tóc đáng kể.

2.9. Lợi ích đối với phụ nữ mang thai và khả năng sinh sản

Khoai mỡ cũng là một nguồn cung cấp folate tuyệt vời. Chúng rất quan trọng và khá an toàn cho phụ nữ mang thai nếu ăn lượng vừa phải. Ngoài ra, chúng cũng tốt cho sinh sản do beta carotene và vitamin A có thể giúp tinh trùng khỏe mạnh hơn.

2.10. Cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ

Khoai mỡ chứa nhiều vitamin C, hữu ích trong việc cải thiện tâm trạng. Vitamin C kích thích sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, có tác động lớn đến tâm trạng và thậm chí còn có một số lợi ích cho não bộ.

Ngoài ra, do sự hiện diện của vitamin B6 giúp não sản xuất các hormone hỗ trợ thúc đẩy tâm trạng và điều chỉnh đồng hồ sinh học bên trong cơ thể. Điều này sẽ giúp bạn ngủ ngon vào ban đêm và cảm thấy tỉnh táo vào sáng hôm sau.

3. Cách dùng và cách chế biến khoai mỡ

Khoai mỡ tím có rất nhiều công dụng trong ẩm thực. Loại củ đa năng này có thể được luộc, nghiền, chiên hoặc nướng. Chúng thường được sử dụng trong nhiều món ăn như món hầm, súp, khoai chiên, xào. Ở Philippines, khoai mỡ được làm thành bột, dùng trong nhiều món tráng miệng như kẹo, bánh ngọt, món tráng miệng và mứt. Hơn nữa, khoai mỡ có thể được chế biến thành bột tạo màu cho thực phẩm.

Một vài công thức nấu ăn các món quen thuộc có khoai mỡ trong bữa ăn chính và ăn vặt Việt Nam như sau:

3.1. Canh Khoai Mỡ Nấu Thịt

Nguyên liệu cho khẩu phần 4 người:

300g khoai mỡ.

100g thịt xay.

Rau ôm, ngò gai.

Hạt nêm, đường, tiêu.

Các bước thực hiện:

Khoai mỡ gọt vỏ, lấy dao hoặc muỗng nạo nhỏ.

Ướp thịt với hạt nêm. Cho đầu hành lá hoặc củ hành xào thịt. Cho lượng nước đủ dùng vào nấu, nước sôi hớt bỏ bọt. Cho khoai mỡ vào nấu, nêm nếm lại vừa khẩu vị, canh sôi vài lượt tắt bếp.

Cho canh ra tô thêm hành lá, rau ôm ngò gai và ít tiêu.

3.2. Bánh khoai mỡ chiên

Nguyên liệu cho khẩu phần 4 người

800g khoai mỡ.

200g bột nếp.

200g bột năng.

200ml sữa tươi + đường.

Các bước thực hiện

Cho khoai vào nồi hấp, sau khi hấp chín lấy ra giã nhuyễn, nhào chung với bột, sữa tươi và đường.

Nắn bột thành từng viên nhỏ vừa ăn

Bắt chảo dầu nóng, cho bột vào chiên cho tới khi vàng đều thì vớt ra.

4. Tác dụng phụ của khoai mỡ

Một số người đôi khi có thể bị đau đầu và buồn nôn nếu ăn quá nhiều khoai mỡ. Hơn nữa, vitamin A khi dùng quá mức có thể thực sự gây độc cho cơ thể kể cả từ nguồn gốc rau củ. Ngoài ra, beta-carotene có trong khoai mỡ mặc dù có lợi cho phụ nữ mang thai, nhưng nếu dùng quá nhiều có thể thực sự có hại cho thai nhi.

Những người có vấn đề sau phải tránh hoàn toàn khoai mỡ:

Những người có vấn đề về thận, vì khoai mỡ chứa quá nhiều protein và khoáng chất.

Phụ nữ đang cho con bú.

Có các vấn đề như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung hoặc ung thư vú.

Những người bị thiếu protein S, nên tránh khoai mỡ vì có thể gây ra cục máu đông.

Có thể kết luận rằng khoai mỡ là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có thể chế biến trong nhiều món ăn đa dạng. Hơn hết, chúng mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe như tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, cũng như các loại thực phẩm khác, khoai mỡ sẽ đem đến tác dụng tốt nhất nếu bạn ăn với lượng vừa phải. Để đảm bảo khẩu phần ăn cân đối và đủ chất dinh dưỡng, bạn cần phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thức ăn chính (chất bột, đường; chất đạm; chất béo; vitamin, muối khoáng và xơ) và thay đổi món thường xuyên.

Ăn Khoai Mì Có Mập Không? Khoai Mì Có Bao Nhiêu Calo?

Khoai mì có bao nhiêu calo?

Khoai mì (phương ngữ miền Nam) hay sắn (phương ngữ miền Bắc) thuộc họ Đại kích bắt nguồn từ vùng nhiệt đới của châu Mỹ Latinh và được trồng từ cách đây khoảng 5.000 năm về trước. Cây khoai mì cao 2 – 3m, lá khía thành nhiều thùy, rễ ngang phát triển thành củ, tích lũy tinh bột nên được xem là cây lương thực ăn củ. Thời gian sinh trưởng khoảng 6 – 12 tháng, thậm chí 18 tháng tùy giống, vụ hay địa bàn trồng.

Hiện nay, khoai mì được trồng trên 100 nước vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Việt Nam đứng thứ 10 về sản lượng khoai mì trên thế giới (7,71 triệu tấn).

Về mặt dinh dưỡng, khoai mì rất giàu carbohydrate. Cụ thể 100 gram khoai mì chứa khoảng 112 calo, trong đó 98% lượng calo này đến từ carbohydrate. Số còn lại chứa protein, chất béo, chất xơ, canxi, vitamin A, B1, B2, B3, C, phốt pho, sắt…

Ăn khoai mì có mập không?

Vì khoai mì chứa hàm lượng calo cao, cao hơn nhiều so với những loại rau củ khác nên nếu ăn khoai mì với số lượng nhiều hay ăn thường xuyên, bạn có thể bị tăng cân. Để tránh tăng cân khi ăn khoai mì, bạn cần điều chỉnh lượng ăn từ các món ăn khác cho phù hợp.

Mỗi ngày chúng ta cần khoảng 2.000 – 2.200 calo để duy trì các hoạt động cần thiết. Nếu ăn 100 gram khoai mì thì bạn chỉ được nạp tối đa 1.888 – 2.088 calo từ các món ăn khác. Còn nếu ăn 200 gram khoai mì thì bạn chỉ được nạp tối đa 1.776 – 1.976 calo từ các món ăn khác.

Ăn khoai mì có giảm cân không?

Khoai mỳ có mập không? Đọc đến đây chắc các bạn cũng đã có lời giải đáp. Vậy còn vấn đề ăn khoai mì có giảm cân không thì sao? Vấn đề này cũng đang được rất nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng ăn khoai mì đúng cách với liều lượng hợp lý có thể giúp bạn giảm cân nhờ hàm lượng chất xơ cao. Chất xơ khi được tiêu hóa trong dạ dày sẽ khiến chúng ta cảm thấy no nhanh, hạn chế nạp thêm thức ăn vào cơ thể đồng thời giảm cơn thèm ăn trong ngày.

Khoai mì có tác dụng gì?

Khoai mì mang tới nhiều tác dụng cho sức khỏe và sắc đẹp nhưng không phải ai cũng biết. Một số tác dụng gì của khoai mì phải kể đến là:

Tốt cho hệ tiêu hóa: Chất xơ trong khoai mì giúp hệ tiêu hóa được cải thiện, loại bỏ độc tố, giảm viêm trực tràng.

Tốt cho mắt: Khoai mì chứa vitamin A giúp cải thiện thị lực, giảm nguy cơ mắc bệnh về mắt như khô mắt, suy giảm thị lực…

Tốt cho não: Dưỡng chất trong khoai mì giúp não bộ cải thiện các chức năng, đẩy lùi tình trạng lờ đờ, ù lì.

Chắc khỏe xương: Vì chứa vitamin D, canxi và kẽm nên ăn khoai mì góp phần giúp xương chắc khỏe, cứng cáp, tăng mật độ xương, tránh loãng xương.

Làm mềm và sáng da: Vỏ khoai mì được xem là phương thuốc tuyệt vời cho làn da, giúp làn da loại bỏ dầu thừa, thu nhỏ lỗ chân lông, trẻ hóa, mềm mại, mịn màng và sáng màu hơn. Để làm đẹp da, bạn cần phơi khô vỏ khoai mì rồi đem tán thành bột. Trộn bột vỏ khoai mì với nước thành hỗn hợp bột nhão rồi thoa đều lên mặt trong 20 phút. Sau đó rửa sạch mặt với nước là xong.

Cải thiện chứng đau nửa đầu: Do chứa vitamin B2 nên khoai mì có tác dụng giảm đau nửa đầu, đau nguyên đầu hiệu quả.

Tẩy giun sán: Ăn khoai mì có thể giảm bớt sự quấy phá của giun sán trong hệ tiêu hóa của bạn.

Cải thiện tình trạng chán ăn: Carbohydrate và chất xơ trong khoai mì giúp bạn lấy lại sự thèm ăn. Do đó, nếu cảm thấy mệt mỏi, chán nản khi ăn uống, bạn có thể bổ sung thêm ít khoai mì vào bữa ăn của mình.

Giảm huyết áp: Một số dưỡng chất trong khoai mì rất tốt cho sức khỏe thần kinh và huyết áp, giúp giảm huyết áp hiệu quả, đặc biệt phù hợp với những người bị huyết áp cao.

Ăn khoai mì có bị nổi mụn không?

Vì sợ nổi mụn nên nhiều người khá quan tâm tới chế độ ăn uống bởi thực tế là chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng tới làn da. Nếu ăn phải những đồ ăn có tính nóng hay quả có tính nóng thì rất dễ gây nóng trong, nổi mụn.

Cụ thể, khi bị nổi mụn, bạn nên kiêng những thứ sau

Đồ nếp

Đậu phộng

Rau muống

Thịt bò

Bánh mì

Sữa tươi

Đồ uống chứa cồn hay chứa các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước ngọt…

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Gia vị cay nóng

Đồ ăn cay nóng

Đồ ngọt

Đồ quá mặn

Tinh bột

Trái cây có tính nóng như nhãn, mít, sầu riêng, chôm chôm….

Thay vào đó, bạn nên bổ sung sữa chua, trà atiso, chuối, bột yến mạch, mật ong, dầu dừa, nha đam, bột sắn dây, cá, cà chua, cà rốt, gan động vật, các loại đậu, hạt, ngũ cốc nguyên cám, rau xanh và trái cây có tính mát.

Hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu hay bằng chứng nào cho thấy ăn khoai mì có thể gây nổi mụn. Do đó, nếu đang bị mụn, bạn vẫn có thể ăn loại củ này.

Ăn khoai mì có bị mưng mủ không?

Khoai mì không gây mưng mủ nên bạn hoàn toàn có thể ăn khoai mì khi có vết thương hở.

Để nhanh lành vết thương hơn đồng thời tránh tạo sẹo xấu, bạn nên ăn nhiều rau củ quả như khoai lang, bắp cải, súp lơ, mướp, cà rốt, cà chua hay cam… Bên cạnh đó là tránh xa rau muống, hải sản, đồ tanh, thịt gà và trứng.

Không ăn rau muống khi có vết thương hở: Rau muống chứa chất Madecassol có khả năng làm đầy vết thương một cách nhanh chóng. Vì vậy, ăn rau muống khi có vết thương sẽ khiến bạn hình thành sẹo lồi gây xấu xí, mất thẩm mỹ.

Không ăn hải sản, đồ tanh khi có vết thương hở: Ăn hải sản, đồ tanh khi có vết thương hở sẽ khiến bạn bị ngứa ngáy, khó chịu ở vết thương đồng thời khiến vết thương lâu lành, hình thành sẹo xấu.

Không ăn thịt gà khi có vết thương hở: Tuy giàu dinh dưỡng và được ưa chuộng rộng rãi ở Việt Nam nhưng thịt gà lại là thực phẩm không tốt với những người có vết thương hở. Ăn thịt gà khi có vết thương hở sẽ khiến vết thương lâu lành hơn.

Không ăn trứng khi có vết thương hở: Trứng có đặc tính đẩy mạnh quá trình tăng sinh mô sợi collagen đùn da thừa thái quá dẫn tới hình thành sẹo lồi. Do đó, bạn cần kiêng ăn trứng khi có vết thương hở.

Ăn khoai mì có tốt cho bà bầu không?

Nữ giới mang thai cần bổ sung đầy đủ folate và vitamin C để duy trì thai kỳ khỏe mạnh, ngăn ngừa thiếu máu cùng nhiều bệnh lý mà khoai mì lại rất giàu 2 chất này nên mẹ bầu có thể ăn được. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý chế biến khoai mì đúng cách đồng thời chỉ ăn với số lượng hạn chế.

Chuẩn bị khoai mì, đường, nước cốt dừa, củ dền, lá dứa, bột năng, thanh long đỏ, mè rang, dừa bào sợi và muối.

Khoai mì lột vỏ, ngâm đủ lâu thì rửa sạch lại với nước rồi cắt mỏng, xay nhuyễn, cho ra bát.

Đợi 30 phút cho tinh bột lắng xuống thì đổ nước, giữ lại tinh bột.

Trộn tinh bột khoai mì với bột năng cùng nước dừa, đường, muối tạo thành hỗn hợp dẻo rồi chia thành 3 phần.

Lá dứa, củ dền, thanh long đem xay lấy nước làm màu, chia nước màu thành 3 phần trộn riêng với 3 phần hỗn hợp khoai mì.

Cho 3 phần hỗn hợp khoai mì vào 3 khuôn, ép chặt rồi hấp chín. Bánh chín thì bỏ ra để nguội, cắt sợi, trộn với dừa bào và mè là có thể thưởng thức.

Ăn khoai mì có bị mất sữa không?

Ăn khoai mì không gây mất sữa nhưng mẹ vẫn cần hạn chế ăn. Nguyên nhân là do cơ thể lúc này của mẹ khá yếu, dễ bị ngộ độc khi ăn khoai mì chế biến không đúng cách.

Hướng dẫn cách làm bánh tằm khoai mì tốt cho bà bầu

Hơn nữa, hệ tiêu hóa của trẻ giai đoạn đầu đời còn non nớt, chưa thực hiện tốt các chức năng bên trong, đặc biệt là chức năng thải độc nên khi trẻ bú mẹ có ăn khoai mì nhiễm độc sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.

Để tránh bị ngộ độc khoai mì, bạn cần chú ý:

Sắn trước khi chế biến cần lột bỏ vỏ, cắt bỏ đầu, đuôi, ngâm qua đêm với nước (tốt nhất là ngâm 48 – 60h trước khi chế biến).

Khi luộc sắn cần cho nhiều nước và không đậy kín nắp nồi.

Thay nước 2 – 3 lần trong quá trình luộc khoai mì.

Chế biến chín kỹ.

Ăn kèm những thực phẩm chứa nhiều protein như trứng, sữa, các loại hạt…

Khoai mì nhổ lên phải nấu ngay, không được để quá lâu. Nếu chưa nấu thì phải vùi lại xuống đất.

Không ăn khoai mì có vị đắng, khoai mì cao sản, khoai mì có đốm xanh, mốc.

Không cho trẻ ăn khoai mì nhiều.

Không ăn khoai mì nướng nguyên củ hay khoai mì chiên nguyên củ.

Ngày sửa: 06-01-2021

Ăn Mì Tôm♨️ Có Hại Cho Sức Khỏe Hay Không❓

Ra đời và đáp ứng thành công nhu cầu của nhân loại, tồn tại ở mọi ngóc ngách của thế giới, có thể nói mì ăn liền đã trở thành món ăn nhanh phổ biến nhất.

Bởi lẽ khi sử dụng mì ăn liền, người ta có thể tiết kiệm được thời gian, công sức chế biến mà giá thành rẻ cùng hương vị hấp dẫn, khó cưỡng, dẽ dàng sử dụng và phù hợp với tất cả các đối tượng.

Tác hại của mì ăn liền

Ngoài những lợi ích được nên trên, có thể thấy mì ăn liền không chú trọng hướng đến sức khỏe của người sử dụng, thậm chí chúng còn mang đến những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người.

Hàm lượng chất béo cao

Trong một gói mì ăn liền có chứa rất nhiều chất béo. Một lượng mì khoảng 85gram chứa 14,5 gam chất béo, trong đó chất béo bão hòa gây hại cho sức khỏe chiếm 6,5gram.

Một gói mì ăn liền hầu như không chứa bất kỳ một thành phần dinh dưỡng nào có lợi cho sức khỏe. Trong đó, lượng vitamin và canxi là gần như bằng không, và chỉ có 4gram protein và 10% chất sắt.

Gói gia vị thiếu lành mạnh

Trong một túi gia vị đựng trong gói nilon đó thực ra chỉ có bột ngọt (mì chính), đường và các loại gia vị hương liệu.

Lượng muối dư thừa

Mỗi một gói mì chứa lượng muối lên đến 910mg, tương đương 41% lượng muối được khuyến cáo cho phép ăn hàng ngày.

Chứa bisphenol A

Bisphenol A sẽ được sử dụng để sản xuất mì ăn liền, mặc dù chúng ta không thể nhìn thấy nó, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không tồn tại.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng điều này sẽ có tác động tiêu cực lên các hormone, đặc biệt là estrogen, gây hại lớn cho cơ thể.

Hàm lượng calo cao

Mỗi một gói mì chứa tới 400 calo, liều lượng này tương đương với ¼ lượng calo được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ trưởng thành có thể ăn trong ngày.

Mì ăn là món ăn đã rán chín

Mì ăn liền sở dĩ không phải “nấu” chín nữa bởi vì chúng đã được chiên chín trong quá trình sản xuất. Mà ai cũng biết rằng đồ ăn chiên rán không hề có lợi cho sức khỏe.

Chất liệu làm bát, cốc đựng mì

Nếu sử dụng 0,001 mg chất một ngày có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Tuy nhiên, nhà sản xuất nhằm tránh tình trạng bị biến hình khi gặp nước nóng nên có thể đã sử dụng tới 0.015 mg chất này.

Đồng thời, dùng nhiều mì ăn liền khiến bạn bị mất cân bằng dinh dưỡng và béo bụng do tiêu thụ nhiều tinh bột, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.

Gia tăng quá trình lão hóa

Chất mỡ trong mì tôm thông thường đều thêm chất chống ô xy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ ô xy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Thời gian dài dung nạp quá nhiều chất chống ô xy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa.

Gánh nặng cho dạ dày, tiêu hóa

Mì ăn liền là một trong những món ăn được sấy khô sau khi chiên qua dầu. Trong mì chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, ăn thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. Nếu bạn ăn mì ăn liền xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày… Đặc biệt, những đứa trẻ thích ăn mì tôm càng dễ mắc chứng biếng ăn.

Gây ung thư

Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, muối, chất béo bão hòa… ăn mì tôm trong thời gian dài dễ gây táo bón, phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng, cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư, nguy cơ nhất là ung thư trực tràng.

Gây bệnh tiểu đường, tim mạch

Thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.

Hại thận, gây sỏi thận

Một thành phần có mặt trong mỗi gói mì ăn liền mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra chính là muối. Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận.

Nguy cơ loãng xương

Ngoài ra, mì ăn liền cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Tuy giúp bạn ngon miệng nhưng chất này lại khiến chúng ta dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.

Sử dụng mì ăn liền như thế nào để không hại sức khỏe?

Mặc dù có những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của con người như vậy, tuy nhiên đôi khi bận rộn chúng ta cũng không tránh được việc phải sử dụng mì gói. Vậy ăn mì gói như thế nào để nó ít gây hại nhất?Không sử dụng gói gia vị

Thành phần chính trong gia vị của mì ăn liền là bột ngọt, do đó khi đun sôi bột ngọt sẽ biến dạng cấu trúc phân tử thành chất không tốt cho sức khỏe.Theo các nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều thực phẩm này có nguy cơ suy dinh dưỡng cao.

Thêm các chất dinh dưỡng khác

Việc bổ sung nhiều rau xanh vào món mì ăn liền sẽ làm giảm tối đa lượng chất béo thừa. Mỗi vắt mì nên thêm khoảng 150gram rau xanh như cải ngọt, xúp lơ, cải xanh, giá đỗ…

Việc thêm rau vào bữa ăn sẽ làm cho lượng lớn các chất béo được cuốn theo rau ra ngoài cơ thể. Từ đó sẽ hạn chế được thấp nhất những tác hại chính mà vắt mì gây ra. Ngoài ra, mỗi vắt mì cũng nên bổ sung từ 25-30gram chất đạm từ thịt, trứng để bù đắp lượng vitamin, chất xơ và protein thiếu hụt trong mì ăn liền.

Tuyệt đối không ăn “mỳ úp”

Thay vì tiết kiệm thời gian bằng cách cho vắt mỳ vào tô, đổ nước nóng, đậy nắp đợi chín, thì chúng ta nên đun sôi, đổ ra để ráo; tiếp tục nấu nước lần 2 và cho mỳ đã chín sơ vào chế biến.

Bằng cách này, lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt đã bị biến đổi trong vắt mì sẽ giảm được phần nào. Đồng thời cũng tránh được lượng Polystyrene nạp nào co thể nếu sử dụng mỳ cốc, ly.

Tóm lại, Không thể phủ nhận vai trò của mì ăn liền trong cuộc sống nhiều bận rộn như ngày nay, nó là một loại thức ăn nhanh, có thể được dùng để ăn tạm “chữa cháy” khi thật cần thiết chứ không nên dùng thường xuyên và không thể xem đây là một món ăn hoàn hảo có thể dùng “mọi lúc mọi nơi”. Mì ăn liền sẽ không phải là một thực phẩm xấu nếu mỗi người biết cách lựa chọn và sử dụng cho phù hợp, phối hợp với các loại thực phẩm khác để “bữa ăn mì gói” đảm bảo tính đa dạng và đủ dinh dưỡng cho cơ thể mỗi ngày.