Mang Bầu Có Nên Xoa Bụng Ko / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Tại Sao Không Nên Xoa Bụng Khi Mang Thai? Xoa Bụng Bầu Có Tốt Không?

Khi mang thai, cơ thể bà bầu sẽ tăng lên, các cơn đau sẽ xuất hiện. Bà bầu luôn ở trong tình trạng đau nhức hết mình mẩy, chuột rút, mệt mỏi, stress… Nên nhiều bà bầu thường có thói quen xoa bụng để giảm các cơn đau. Hơn nữa, việc xoa bụng là động tác, cử chỉ thể hiện sự yêu thương, quan tâm của mẹ dành cho các bé.

Nhưng trên thực tế, việc xoa bụng của bà bầu lại ẩn chứa nhiều tác hại khôn lường với sức khỏe. Vì nếu bà bầu không làm đúng cách hoặc xoa bụng sai thời điểm thì có thể sẽ gây ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và thai nhi. Theo các nhà khoa học cho biết thì việc xoa bụng bầu không đúng cách, không đúng thời điểm sẽ gây ra các cơn đau dạ con và kích thích tử cung dẫn đến động thai, sảy thai, sinh non.

Tuy việc bà bầu xoa bụng là không nên, nhưng nếu bà bầu tiến hành đúng cách, đúng thời điểm thì việc xoa bụng khi mang thai sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như:

Giúp bà bầu dễ sinh hơn và không bị đau như bình thường

Giúp bà bầu dễ ngủ và có giấc ngủ ngon hơn, tinh thần thoải mái

Kích thích máu lưu thông, giảm tình trạng phù nề, làm dịu cơn đau khi mang thai

Kết nối mẹ với thai nhi, xoa bụng là một cách để giao tiếp với thai nhi, kích thích trí não của bé phát triển đồng thời mẹ có thể cảm nhận được chuyển động của thai nhi trong bụng

Hậu quả của việc xoa bụng bầu không đúng cách

Bên cạnh lợi ích của việc xoa bụng bầu đúng cách mang lại trong thai kỳ, việc bà bầu không nắm vững cách xoa bụng bầu dẫn đến xoa bụng không đúng cách và sai thời điểm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như:

Ảnh hưởng tới ngôi thai:

Đây là yếu tố tác động quan trọng đối với việc chuyển dạ của bà bầu. Trong giai đoạn đầu thai kỳ, thai nhi có thể thoải mái di chuyển trong tử cung của mẹ do còn nhiều nước ối. Nhưng khi đến tuần thứ 32 do thai nhi đã phát triển nhanh và lớn hơn nên lượng nước ối ít đi, đồng thời không gian trong tử cung cũng hẹp đi.

Do đó, trong khoảng tuần 30 – 32 việc bà bầu xoa bụng có thể khiến thai nhi thay đổi vị trí và không thể xoay lại được vị trí thuận lợi cho mẹ dễ sinh thường.

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ:

Dây rốn quấn cổ (tràng hoa quấn cổ) là tình trạng phải hiếm gặp, thường xảy ra khi thai nhi nhào lộn thay đổi tư thế trong bụng mẹ. Nếu chỉ bị dây rốn quấn cổ 1 – 2 vòng sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé và bé chào đời vẫn an toàn.

Nhưng nếu thai nhi bị dây rốn quấn nhiều vòng hơn sẽ dẫn đến việc cản trở quá trình trao đổi chất giữa mẹ và bé khiến bé không đủ dinh dưỡng để phát triển. Nguy hiểm hơn là dây rốn quấn chặt có thể gây tắc nghẽn mạch máu, trong đó việc bà bầu xoa bụng thường xuyên, nhất là trước 30 tuần sẽ làm tăng nguy cơ này.

Gây sinh non:

Ở tuần thai thứ 34 bà bầu sẽ có những cảm nhân về các cơn co thắt tử cung. Đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ tử cung của mẹ cũng trở nên nhạy cảm hơn. Vậy nên việc xoa bụng trong thời gian này sẽ kích thích tử cung co thắt gây đứt nhau thai và dẫn đến tình trạng sinh non.

Những trường hợp mẹ bầu không nên xoa bụng

+ Bà bầu bị nhau tiền đạo: Đây là tình trạng bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung, che một phần hoặc che kín toàn bộ tử cung. Những bà bầu bị nhau tiền đạo thì khi chuyển dạ thai nhi khó xoay đầu chui ra ngoài, gây khó sinh. Ngoài ra mẹ bị mất máu dễ khiến suy thai. Vậy nên, việc xoa bụng đối với những bà bầu bị nhau tiền đạo là điều cấm kỵ.

+ Khi thai nhi cử động nhiều hơn bình thường: Nếu mẹ bầu cảm thấy bé có cử động nhiều hơn bình thường cũng nên đến khám bác sĩ. Lúc này bà bầu tuyệt đối không được xoa bụng, bởi việc xoa bụng nhiều sẽ làm cho không gian yên tĩnh của thai nhi bị ảnh hưởng, cũng như kích thích thai nhi cử động nhiều hơn, có thể khiến thai nhi bị dây quấn cổ và tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, động thai và đe dọa tính mạng thai nhi trong bụng.

+ Khi có dấu hiệu sinh non: Đối với những bị bầu có dấu hiệu sinh non hoặc có tiền sử bị sinh non, thai chết lưu hoặc nạo phá thai cũng cần tránh việc xoa bụng quá nhiều. Vì những hành động này có thể kích thích tử cung co thắt, từ đó làm tăng nguy cơ sinh non.

+ 3 tháng cuối của thai kỳ: Như đã biết thì ở giai đoạn 3 cuối của thai kỳ là thời điểm nhạy cảm, thời khắc chuyển dạ đang gần nên mẹ bầu cần tuyệt đối tránh xoa bụng. Vì khi bà bầu khi xoa bụng có thể kích thích bé chuyển động xoay đổi ngôi thai theo chiều bất lợi.

Mặt khác, ở thời điểm này tử cung của người mẹ cũng nhạy cảm hơn, khi xoa bụng nhiều sẽ khiến nhau thai bị tổn thương, kích thích tạo ra cơn co thắt dẫn đến sinh non.

Hướng dẫn cách xoa bụng đúng cách khi mang thai

Việc xoa bụng mặc dù tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, nhưng chủ yếu là do bà bầu không thực hiện đúng cách. Ngược lại nếu việc bà bầu xoa bụng đúng cách sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và thai nhi, đồng thời tăng sự gắn kết tình cảm giữa 2 mẹ con.

Vậy nên, để nhận được những lợi ích từ việc xoa bụng mang lại trong thai kỳ và tránh những ảnh hưởng đến thai nhi, bà bầu có thể thực hiện xoa bụng theo cách sau:

+ Thời gian thực hiện: Vào 3 tháng đầu thai kỳ bà bầu không nên thực hiện xoa bụng quá 5 phút và vào những tháng cuối thì không quá 10 phút. Khi thực hiện, bà bầu cần ghi nhớ 1 điều đó là cần phải thực hiện xoa bụng vào thời điểm cố định trong ngày. Tốt nhất là nên thực hiện vào buổi tối trước khi mẹ bầu đi ngủ, lý tưởng nhất là 9h tối để tránh ảnh hưởng tới “lịch sinh hoạt” của bé trong bụng.

+ Hướng xoa bụng: Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, trẻ thường nằm cố định nên mẹ cũng dễ nhận biết được đâu là đầu đâu là chân của thai nhi. Từ đó thực hiện xoa bụng cho bé từ dầu xuống chân và bà bầu nên thực hiện theo hướng vòng tròn để tránh sự dịch chuyển của thai nhi.

+ Mức độ thực hiện: Dù ở giai đoạn nào của thai kỳ, việc bà bầu xoa bụng cũng nên nhẹ nhàng và hạn chế xoa bụng. Tuyệt đối không được mạnh tay hay dồn dập để tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Ngoài ra, bên cạnh việc xoa bụng thì trong thời gian mang thai để đảm bảo cho sức khỏe và thai nhi, đồng thời giúp thai nhi phát triển một cách toàn diện, các bà bầu cần lưu ý thêm một số điều như sau:

Nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc, tránh vận động mạnh, khiêng vác đồ nặng. Thay vào đó bà bầu nên vận động, đi lại nhẹ nhàng, áp dụng một số bài tập đơn giản sẽ tốt cho thai kỳ.

Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cần thiết trong thai kỳ đồng thời tránh xa những thực phẩm gây hại hoặc sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…).

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín để tránh vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Tránh tiếp xúc với những hóa chất độc hại, bức xạ,đi giày cao gót,….

Tránh dùng các loại thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Thăm khám thai định kỳ điều độ theo kịch hẹn của bác sĩ để tầm soát sức khỏe thai kỳ một cách tốt nhất.

Trong trường hợp nếu bà bầu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong thai kỳ cần phải đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám, kiểm tra xác định chính nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời, tránh những ảnh hưởng đáng tiếc có thể xảy ra.

Nếu vẫn còn băn khoăn trong việc lựa chọn địa chỉ thực hiện thăm khám thai uy tín tại Hà Nội thì phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, địa chỉ 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội là một gợi ý cho các mẹ bầu. Đây là cơ sở y tế chuyên khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản uy tín, đơn vị trực thuộc Sở y tế Hà Nội chuyên thăm khám và chữa trị các bệnh phụ khoa, chăm sóc sức khỏe sinh sản, thăm khám – siêu âm thai,…. được đông đảo chị em trên địa bàn thủ đô và các tỉnh lân cận tin tưởng lựa chọn.

Không những thế, phòng khám còn hội tụ đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa giỏi chuyên môn, kinh nghiệm dày dặn (trên 20 năm) từng có thời gian dài công tác tại các bệnh viện lớn của thủ đô trực tiếp thực hiện thăm khám và siêu âm thai như:

Bác sĩ CKI sản phụ khoa Đinh Thị Quỳnh Huế.

Bác sĩ CKI sản phụ khoa Hà Thị Huệ.

Bác sĩ CKI sản phụ khoa Giao Thị Kim Vân.

Bác sĩ CKII sản phụ khoa Nguyễn Thị Luyện.

Bên cạnh đó, nhằm đem lại những dịch vụ y tế tốt nhất cho người bệnh, phòng khám còn chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi, không gian thăm khám thoáng mát, rộng rãi mang tầm “bệnh viện khách sạn”. Cùng với đó là hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại và được nhập khẩu từ các nước tiến trên thế giới như: máy siêu âm 4D, hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động,… giúp cho việc thăm khám, chẩn đoán diễn ra nhanh chóng, chính xác và cho hình ảnh chân thực, sắc nét.

Thêm vào đó, Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế còn áp dụng công nghệ 4.0 trong y tế, tiến hành triển khai hệ thống y tế điện tử hiện đại, hỗ trợ tư vấn qua điện thoại, chat trực tuyến 24/24; đặt lịch khám, lấy mã số khám qua mạng; hồ sơ bệnh án được bảo mật tuyệt đối. Chi phí được niêm yết công khai, minh bạch phù hợp với quy định của bộ y tế.

Có Nên Xoa Bụng Khi Mang Thai ?

Theo các bác sĩ chuyên môn, hành động xoa bụng khi mang thai không gây ra nguy hiểm nhưng nếu được lặp đi lặp lại thường xuyên thì hành động này có thể gây ra những cơn co dạ con. Nhất là vào 3 tháng cuối, sự co thắt ở tử cung có thể khiến bà bầu bị động thai, thúc đẩy dấu hiệu chuyển dạ sớm và sinh non.

Cụ thể, khi mẹ bầu xoa bụng, xoa lưng sẽ kích thích tử cung giãn nở nhưng rất hiếm có trường hợp này xảy ra trong phần lớn các ca mang thai. Có nên xoa bụng khi mang thai không còn phụ thuộc vào trường hợp thai phụ đã từng sinh non, sảy thai trước đo, bị mắc bệnh rối loạn đông máu hoặc nhau bám bất thường… hay chưa. Nếu đã từng thì nên lưu ý không được xoa bụng, xoa lưng thường xuyên. Không những vậy, việc tác động lực lên bụng vào cuối thai kỳ còn làm cho thai nhi bị hoảng loạn. Bé dễ bị kích động và thúc liên tục vào tử cung của mẹ nên sẽ chào đời sớm hơn so với dự kiến.

Chia sẻ của Thầy Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa CĐHA Bệnh viện PSTW cũng cho rằng: “Tuy không “nghiêm cấm” việc mẹ quan tâm và xoa bụng bầu nhưng trong suốt thời gian mang thai thì thai phụ nên hạn chế tác động vào thành bụng bởi điều này có thể nảy sinh một số nguy hiểm”.

Mẹ bầu bị nhau tiền đạo Đối với những mẹ bầu được chẩn đoán nhau tiền đạo, việc xoa bụng bầu sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non. Nguyên nhân là do vị trí bánh nhau khi bám vào mặt trước hoặc mặt sau đáy tử cung, che đi một phần hoặc toàn phần cổ tử cung khiến cho thành tử cung mỏng và dễ bị kích thích hơn. Ngoài ra, với những trường hợp mẹ bầu bị nhau tiền đạo, quá trình chuyển dạ sinh thường sẽ khó khăn hơn và người mẹ dễ bị mất máu dẫn đến suy thai rất nguy hiểm.

Cách xoa bụng của mẹ bầu Nếu cử động của thai nhi nhiều hơn bình thường thì mẹ bầu nên đi khám ngay và hạn chế tuyệt đối việc sờ, chạm vào bụng bầu. Khi mẹ chạm vào bụng lúc này thì thai nhi sẽ cảm nhận được và trở nên phấn khích, từ đó bé khó kiểm soát được hoạt động của mình và dễ dẫn đến nhiều tác động nguy hiểm như dây rốn quấn cổ, vỡ màng ối, rỉ ối,…

Có dấu hiệu sinh non Những trẻ sinh non sẽ chào đời trước tuần 37 của thai kỳ, có đến 60% trẻ sinh non nhẹ cân, hệ miễn dịch yếu kém, các cơ quan chưa hoàn thiện và hệ hô hấp dễ bị tổn thương. Đối với những mẹ có dấu hiệu dọa sinh non, hoặc đã từng có tiền sử sinh non trước đó nên tránh xoa hay chạm vào bụng bầu quá nhiều. Hành động này có thể kích thích tử cung co thắt và làm tăng nguy cơ sinh non.

LƯU Ý CHO MẸ BẦU KHI XOA BỤNG HOẶC MASSAGE Mẹ bầu không nên xoa bụng quá 4 lần trong ngày, mỗi lần không nên kéo dài quá 5 phút. Thao tác của mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng, chậm chạp, không siết mạnh tay vào bụng. Trong 3 tháng đầu và 2 tháng cuối của thai kỳ là thời điểm mẹ không nên xoa bụng bầu. Vào tháng thứ 6, mẹ có thể xoa bụng theo nhịp đạp của thai nhi

Tại Sao Bà Bầu Không Nên Xoa Bụng?

Tại sao bà bầu không nên xoa bụng?, thiên chức sắp được làm mẹ khiến cho nhiều bà mẹ vô tình hay có thói quen xoa bụng nhưng có những cái gây hại mà không biết, cần lưu ý để mẹ tròn con vuông, tránh được gì thứ nên tránh cũng sẽ tốt hơn thay vì cứ vô tư thì con đẻ ra sẽ mệt mỏi và chậm phát triển hơn những đứa khác.

Theo như các bác sĩ chuyên gia trên thế giới, việc xoa bụng bầu không có gì là sai nhưng xoa làm sao đúng thời điểm và đúng cách thì sẽ mang lại nhiều lợi ích như sau:

Giúp mẹ bầu mau chóng sẽ dễ sinh hơn và không có cảm giác bị đau nhiều như bình thường

Mang lại 1 giấc ngủ thật ngon hơn và như liệu pháp tinh thần giúp thoải mái hơn cho người mẹ.

Kích thích tuần hoàn máu lưu thông, giảm nhanh tình trạng gây phù nề, làm dịu nhanh cơn đau trong quá trình mang thai

Tạo thông điệp kết nối mẹ với thai nhi, xoa bụng cũng được xem là một cách để giao tiếp với thai nhi, kích thích nhanh trí não của bé phát triển đồng thời với sức khỏe của người mẹ nên người mẹ mau chóng có thể cảm nhận được chuyển động của thai nhi trong bụng

Tác hại của việc xoa bụng bầu sai cách

Bên cạnh những tiện ích mà khi xoa bụng đúng cách mang lại hiệu ứng tích cực cho cả người mẹ và thai nhi thì việc xoa bụng sai cách cũng thường xảy ra với các bà mẹ không tìm hiểu kỹ năng lúc mang thai nên nhiều lúc vô tình xoa bụng sai cách sẽ ảnh hưởng đến thai nhi mà người mẹ không hề hay biết và không ngờ tới.

Vì vậy, bác sĩ khuyên các mẹ nên hạn chế việc chạm và xoa bụng trong khoảng từ 30 – 32 tuần là điều vô cùng cấm kỵ vì có thể vô tình khiến bé đổi vị trí không mong muốn và không thể xoay lại được vị trí thuận lợi cho mẹ dễ sinh thường nữa.

Như lời cảnh báo trước việc hiện tượng dây rốn quấn cổ hay tràng hoa quấn cổ không phải hiếm gặp, trường hợp thai nhi có thể bị dây rốn quấn cổ 1 – 2 vòng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của bé và bé chào đời vẫn trong tư thế thuận lợi an toàn.

nguồn: https://trekhoedep.net/

Xoa Bụng Bầu Khi Mang Thai Những Điều Cần Lưu Ý ” Truyện Cổ Tích

Xoa bụng bầu thường xuyên sẽ làm tăng sự gắn kết tình cảm của cha mẹ với em bé trong bụng, đó là suy nghĩ của không ít thai phụ. Số khác lại cho rằng, làm vậy thường xuyên sẽ giảm được hiện tượng rạn da ở bụng. Ít thai phụ biết rằng việc làm này có ảnh hưởng không tốt tới mẹ và thai nhi.

Bất cứ tuổi thai nào trong thai kỳ, sự kích thích ở một số các bộ phận như tử cung, vú, da bụng… là điều không nên vì có thể gây ra những cơn co dạ con. Các cơn co này xuất hiện nhiều dẫn đến phản ứng động thai, đẩy thai trong tử cung ra ngoài.dẫn đến hiện tượng động thải, sảy thai. Đặc biệt, việc xoa bụng bầu ở 2 tháng cuối thai kỳ càng nguy hiểm nhiều hơn, có thể xuất hiện tình trạng đẻ non hoặc đẻ ngay trong lúc xoa bụng.

Càng về giai đoạn cuối của thai kỳ, nguy cơ từ việc xoa bụng càng lớn. Do đó, các thai phụ nên tránh việc xoa vùng bụng. Đặc biệt là những bà bầu trong trường hợp có nhau thai bám mặt trước, từng có biểu hiện sinh sớm hoặc động thai càng không nên xoa bụng vì dễ gây kích thích hơn. Nếu dùng kem chống rạn, cần bôi rất nhẹ tay, tránh massage

Xoa bụng bầu thường xuyên sẽ làm tăng sự gắn kết tình cảm của cha mẹ với em bé trong bụng – đó là suy nghĩ của không ít thai phụ. Số khác lại cho rằng, làm vậy thường xuyên sẽ giảm được hiện tượng rạn da ở bụng. Tuy nhiên, câu trả lời đúng nhất dành cho bạn là không nên xoa bụng bầu, đặc biệt với thai phụ có những bất thường như: hay bị sảy thai, có dấu hiệu đẻ non, động thai… bởi vì:

– Làm tử cung xuất hiện cơn co: Bất cứ tuổi thai nào trong thai kỳ, sự kích thích ở một số các bộ phận như tử cung, vú, da bụng là điều tối kỵ vì có thể gây nên những cơn co dạ con và ảnh hưởng xấu cho thai nhi. Muốn vuốt ve, hãy làm theo cách sau: Đặt một ngón tay nhẹ lên bụng rồi thả ra, ấn nhẹ ngón tay từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Có thể vừa vuốt ve vừa nói chuyện với bé khoảng 10 phút trước lúc ngủ mỗi ngày (không dùng cả bàn tay xoa bụng).

– Gây hiện tượng động thai, sảy thai: Nếu xoa bụng, sẽ làm xuất hiện các cơn co tử cung. Các cơn co này xuất hiện nhiều dẫn đến phản ứng đẩy thai trong tử cung ra ngoài. Đặc biệt, việc xoa bụng bầu ở 2 tháng cuối thai kỳ càng nguy hiểm nhiều hơn, có thể xuất hiện tình trạng đẻ non hoặc đẻ ngay trong lúc xoa bụng.

Không chỉ có xoa bụng mới thể hiện sự âu yếm của bạn dành cho đứa bé trong bụng. Có nhiều cách khác nhau để bạn cho em bé thấy rằng bạn luôn quan tâm đến sự hiện hữu của bé trong cơ thể mình.

– Trò chuyện: Hãy trò chuyện với bé giống như trò chuyện với một người có thể lắng nghe và hiểu được những gì bạn nói. Bắt đầu bằng những câu chuyện, những bài hát hay bất kỳ âm thanh sống động nào. Theo các chuyên gia, những lời trò chuyện sẽ giúp bé cảm nhận được giọng nói quen thuộc và bước đầu làm quen với ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

– Cho bé nghe nhạc: Âm nhạc kích thích thính giác, não và các cơ quan khác, giúp bé mau lớn. Đây còn là hình thức giao tiếp quan trọng ngay khi bé chưa chào đời bởi sau này, con bạn sẽ dễ dàng nhận biết và yêu thích âm thanh, giai điệu. Bạn nên cho bé nghe những bản nhạc du dương, nhẹ nhàng, có thể đặt trực tiếp headphone lên bụng bầu nhưng nên giới hạn thời gian và tần suất.

– Massage: Đây là thói quen của nhiều thai phụ, nhất là những người có biểu hiện rạn da bụng. Tuy vậy, massage trong thai kỳ khác hẳn thông thường nên bạn phải cẩn thận, nhẹ nhàng, đặc biệt từ tháng thứa 7 trở đi, để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Vừa nhẹ nhàng massage vừa nói chuyện, bạn sẽ cảm nhận được những hoạt động của thai nhi và em bé cũng cảm nhận được sự âu yếm của bạn. Khi thoa kem, cũng cần nhẹ nhàng và lưu ý đến những loại tinh dầu chống chỉ định với bà Bầu như húng quế, thì là, bách xù, kinh giới… Kem, dầu thơm bạn dùng phải được chiết xuất từ các loại như hoa cam, neroli, phong lữ, chanh, tinh chất trà…

– Tại sao bạn lại ghét điều đó nhỉ? Mình đang mang thai sau 5 tháng và đã 2 lần sảy thai. Vì thế, mình rất tự hào và yêu quý đứa bé trong bụng này. Dường như những người xung quanh cũng thấy được niềm phấn chấn của mình. Những người hàng xóm, đồng nghiệp hoặc những người thân thậm chí những người qua đường thường chạm vào bụng mình hết sức âu yếm, mình thấy được tình cảm trong bàn tay của họ.

– Hầu như mọi người vẫn nghĩ như thế là thể hiện sự thân thiện, song không biết rằng, họ gây cho người khác sự không thoải mái. Mọi người nên hỏi trước khi hành động.

– Thật khó khăn đối với một bà mẹ công sở khi phản ứng với hành động đó. Tôi thường xuyên phải giao thiệp và không thể nào ngăn được động tác những người đối tác đặc biệt là phụ nữ thường bắt tay tôi và một tay thì chạm vào bụng, chúc may mắn. Đôi khi nó cũng làm cho mình cảm thấy khó chịu song không thể thô lỗ mà phản ứng với hành động đó được.

– Tôi đang mang thai và rất ghét người khác chạm vào bụng mình. Nhưng bạn biết đấy, họ thực hiện hành động đó rất nhanh khi bạn chưa kịp phản ứng gì. Cách của tôi là tôi thường lấy tay giữ trước bụng mình, khi họ có ý định chạm vào bụng thì nhẹ nhàng lấy tay đẩy ra. Bạn cũng nên thể hiện một ám hiệu là bạn không thích người lạ sờ vào bụng khi đang nói chuyện. Đừng thể hiện là bạn muốn “mọi người ơi, hãy đến đây và chúc may mắn cho đứa con của tôi”.

– Tôi cũng là một người ghét người lạ chạm vào bụng mình mặc dù họ không có ý gì xấu. Tôi thường phản ứng ngay khi họ chạm vào bụng, tôi lùi ra xa hoặc vỗ nhẹ vào tay họ. Dường như họ rất khó chịu song tôi chỉ thấy buồn cười.

– Tôi thường hạn chế đến chỗ đông người vì thế, hiếm khi tôi gặp trường hợp này. Nhưng nếu tôi gặp, tôi sẽ gỡ tay họ ra và thẳng thắn nói rõ cho họ biết là tôi không muốn người khác chạm vào bụng mình.

– Việc mang thai đối với mọi người là một tín hiệu vui và có lẽ họ chỉ muốn làm cho chúng ra cảm thấy ấm áp hơn. Tôi luôn suy nghĩ như vậy và cảm thấy không khó chịu lắm với hành động này.

Xoa bụng bầu khi mang thai gây các cơn co tử cưng rất nguy hiểm

Hoa (25 tuổi, Hà Nội) có thai 5 tháng. Lo sợ làn da sẽ bị rạn do tăng cân quá nhiều khi mang bầu, mỗi buổi tối sau khi tắm xong, dù mệt đến mấy, chị cũng không quên “nhiệm vụ” thoa kem lên toàn bộ da vùng bụng, hông, đùi. Chị massage thật kỹ để kem ngấm sâu vào da, tăng tác dụng bảo vệ. Sốt ruột thấy cái bụng ngày một lớn kéo theo nguy cơ làn da bị tàn phá, Hoa xoa kem mỗi lúc một mạnh tay hơn.

Ít lâu sau, Hoa thấy ở bụng có hiện tượng co cứng lại, xuất hiện ngày càng dày. Một hôm, thấy nhâm nhẩm đau bụng, cô lo sợ và đi khám. Bác sĩ cho biết cô bị động thai, dọa sẩy mà nguyên nhân là thoa kem chống rạn một cách quá “nhiệt tình”. Nghe bác sĩ nói, Hoa mới được biết hiện tượng co cứng vùng bụng mà cô gặp phải chính là các cơn co tử cung. Các cơn co này xuất hiện quá nhiều sẽ dẫn đến phản ứng đẩy thai trong tử cung ra ngoài.

Còn chị Thương (Hà Đông, Hà Tây) cũng suýt mất đứa con trong bụng do quá… âu yếm con. Thương đã 34 tuổi mà chưa có em bé nào. Hai lần mang thai trước đó của chị đều bị sẩy chỉ sau một cú vấp nhẹ. Lần này, chị rất giữ gìn và em bé vẫn bình yên qua hết tháng thứ sáu. Nó đạp rất khỏe và mỗi lần con cử động, chị Thương đều sung sướng áp tay lên bụng, vuốt ve em bé. Điều này dần dần trở thành một thói quen. Cứ lúc nào nghĩ đến con là chị lại đưa tay lên xoa bụng, coi đó là cử chỉ âu yếm để tăng sự giao tiếp với thai nhi.

Và chị Thương cũng phải đi khám với cùng một lý do như chị Hoa. Lúc này chị mới biết, cách “giao tiếp với em bé” của mình rất có hại, nhất là với những người dễ bị sẩy thai như chị.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Hinh, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, việc xoa bụng bị “nghiêm cấm” trong suốt thời gian có thai bởi đây là động tác cực kỳ nguy hiểm. Nó làm tử cung xuất hiện các cơn co, dẫn đến sẩy thai, động thai, sinh con thiếu tháng. Càng về giai đoạn cuối của thai kỳ, nguy cơ từ việc xoa bụng càng lớn.

Do đó, các thai phụ nên tránh việc xoa vùng bụng. Nếu dùng kem chống rạn, cần bôi rất nhẹ tay, tránh massage. Những người có tiền sử sẩy thai hay sinh non càng cần phải cẩn thận. Ngoài ra, việc kích thích đầu vú cũng dẫn đến gia tăng các cơn co tử cung. Vì vậy, khi quan hệ tình dục trong thời gian mang thai, nên tránh động tác này.

Bác sỹ không khuyến khích bạn quá thường xuyên xoa bụng, đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ vì sẽ kích thích sự co bóp tử cung dẫn đến sinh sớm.

Trong thời kỳ mang thai các bà bầu thường hay xoa bụng, đó là do sự hiếu kỳ và cũng là sự thể hiện tình cảm với bé yêu. Vậy xoa bụng trong thời kỳ “bầu bí” có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Xoa bụng không gây nên hiện tượng nhau thai quấn cổ thai nhi

Theo các bác sỹ chuyên khoa, hiện tượng nhau thai quấn cổ thường xảy ra ở giai đoạn đầu và giữa thai kỳ. Ở giai đoạn này nhau thai dài, không gian rộng, hoạt động của thai nhi có thể là quay 1 vòng hoặc 2 vòng quanh nhau thai. Có khi thai nhi có thể tự quay trả lại được như vị trí ban đầu, cho dù là bạn có xoa bụng hay không và có xoa thế nào đi nữa thì cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

Mặc dù vậy, các bác sỹ cũng không khuyến khích bạn quá thường xuyên xoa bụng, đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ vì sẽ kích thích sự co bóp tử cung dẫn đến sinh sớm. Đặc biệt là những bà bầu trong trường hợp có nhau thai bám mặt trước, từng có biểu hiện sinh sớm hoặc động thai càng không nên xoa bụng vì dễ gây kích thích hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn biết massage đúng cách thì lại có rất nhiều ích lợi cho sự phát triển của thai nhi.

Massage dưỡng thai giúp thai nhi phát triển hoàn thiện

Massage dưỡng thai là sự giao lưu tiếp xúc cảm giác sớm nhất giữa ba mẹ và bé. Thông qua sự massage phần bụng của mẹ, thai nhi cảm nhận được sự tồn tại của ba mẹ và đồng thời hình thành các phản ứng.

Từ khi được hai tháng tuổi, thai nhi đã bắt đầu có những hoạt động trong bụng mẹ. Nhưng do lúc đó thai nhi còn quá nhỏ, nên mẹ khó cảm nhận được các hoạt động đó. Khi thai nhi lớn hơn các hoạt động ngày càng rõ ràng như : uống nước ối, nheo mắt, mút tay, nắm tay và dễ nhận ra nhất là hoạt động từ tay chân bé, sự chuyển mình , v.v…

Ba mẹ có thể nhẹ nhàng massage vùng bụng mẹ để cảm nhận những hoạt động của bé. Cách tốt nhất là vừa massage vừa nói chuyện với bé, đồng thời nói cho bé biết là “ba mẹ rất yêu bé”.

Massage có thể giúp bé có những bài tập về cảm giác tiếp xúc, thông qua cảm giác này giúp kích thích hệ thần kinh của bé bắt đầu cảm nhận được thế giới bên ngoài cơ thể, từ đó giúp thúc đẩy tế bào não của bé phát dục, đẩy nhanh quá trình phát triển trí lực; Massage còn có thể kích thích các hoạt động tích cực của thai nhi, thúc đẩy sự phát dục của thai nhi.

Những bé thường xuyên được massage, sau khi sinh sẽ sớm phát triển các hoạt động như lẫy, nắm tay, bò, ngồi, tập đi v.v…

Lời khuyên từ các chuyên gia: Trước khi tiến hành massage cho thai nhi, mẹ bé cần giữ trạng thái vui vẻ, ổn định, thư giãn tránh sự căng thẳng, đồng thời cũng phải đi hết nước tiểu. Tốt nhất khi massage nên kết hợp với nói chuyện cùng bé hoặc cho bé nghe nhạc

-Nếu muốn vuốt ve, hãy làm theo cách sau: Đặt một ngón tay nhẹ lên bụng, ấn nhẹ ngón tay từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, vừa thực hiện động tác vừa nói chuyện với bé khoảng 10 phút trước lúc ngủ mỗi ngày.

– Nếu thai phụ sử dụng kem chống rạn da, khi bôi cần phải cẩn thận, nhẹ nhàng, đặc biệt từ tháng thứ 7 trở đi, để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Dùng một ngón tay, bôi kem từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, vừa bôi vừa nói chuyện, bạn sẽ cảm nhận được những hoạt động của thai nhi và em bé cũng cảm nhận được sự âu yếm của bạn.