Mẹ Sau Sinh Có Được Nhuộm Tóc Không / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Sau Khi Sinh 2 Tháng Nhuộm Tóc Có Được Không?

Sau khi sinh 2 tháng nhuộm tóc có được không? Đây là 1 trong số rất nhiều câu hỏi về làm đẹp sau sinh mà các chuyên gia của SLady nhận được. Vậy câu trả lời là gì?

Bận con cái, bỉm sữa, bận việc nhà, chăm chồng, nuôi con… nhưng chị em vẫn cần phải chăm sóc bản thân cho thật tốt, từ ăn uống đến làm đẹp. Đặc biệt là sau quá trình dài kiêng cữ, từ lúc bầu bí đến khi vượt cạn. Trong đó, những nhu cầu thiết yếu nhất chính là: chăm sóc da, giảm cân, lấy lại vóc dáng, làm tóc….

Vậy sau khi sinh 2 tháng nhuộm tóc có được không?

Thực chất, chưa có nghiên cứu hay bằng chứng khoa học cụ thể về tác hại của việc nhuộm tóc hay duỗi tóc sau sinh. Nhiều người thích hoặc chủ quan thì vẫn làm, còn người nào cẩn thận, kỹ tính, muốn kiêng cữ thì không làm (ít nhất là cho đến khi cai sữa).

Tuy nhiên, chúng tôi khuyến cáo sau khi sinh 2 tháng KHÔNG nên nhuộm tóc, vì những lý do sau:

– Thuốc nhuộm được xem là hóa chất, có tác dụng tẩy màu, thay đổi màu tóc. Hơn nữa, 1 số loại thuốc nhuộm có thể chứa nhiều chất độc hại như: Alkylphenol ethoxylate (APE), chất này khi cơ thể hấp thu vào có thể gây rối loạn nội tiết tố, hoặc chất para-phenylenediamine (PPED) có trong thuốc nhuộm có thể gây bệnh ung thư vú hoặc ung thư bàng quang.

– Một số loại thuốc nhuộm tóc có thành phần có thể gây kích ứng da đầu và gây đỏ mắt. Đặc biệt với những người da đầu yếu và nhạy cảm, thuốc nhuộm có thể gây ngứa, lở loét… Phụ nữ sau khi sinh 2 tháng, sức khỏe vẫn chưa hồi phục hoàn toàn thì càng nên thận trọng.

– Các loại thuốc nhuộm tóc thường có mùi hóa chất rất nồng, các mẹ hít phải có thể gây đau đầu, mệt mỏi… Khi bế em bé đồng nghĩa với việc bé cũng sẽ hít phải hóa chất này.

– Đó là chưa kể đến việc, không phù hợp hoặc bị kích ứng với thuốc nhuộm có thể khiến chị em gặp phải các tác dụng phụ như: nổi mẩn, ngứa ngáy, phù mặt, buồn nôn….

Tóm lại, sau khi sinh 2 tháng không phải thời điểm thích hợp để có thể nhuộm tóc. Tương tự như vậy, duỗi tóc sau sinh vào thời điểm này cũng không nên vì duỗi tóc cũng phải sử dụng đến hóa chất. Nếu muốn gọn gàng, sạch sẽ, chị em chỉ nên đi cắt thôi.

Sau sinh càng lâu càng tốt. Ít nhất là sau 6 tháng, khi sức khỏe ổn định hơn, em bé cũng cứng cáp hơn.

Vậy khi nào chị em có thể nhuộm?

Chọn địa chỉ làm uy tín, chất lượng tốt.

Kiểm tra thành phần thuốc nhuộm, tránh những hóa chất độc hại. Tốt nhất nên chọn những loại thuốc nhuộm có nguồn gốc thảo dược tự nhiên, an toàn.

Nên nhuộm tóc ở nơi có không gian thoáng để đỡ mùi.

Trước khi nhuộm nên kiểm tra xem có bị dị ứng với thành phần của thuốc không.

Tránh để thuốc nhuộm tiếp xúc với da đầu quá nhiều.

Mẹ Bầu Và Mẹ Bỉm Sữa Có Được Nhuộm Tóc, Uốn Xoăn?

Nếu các mẹ đang tự hỏi tóc như thế nào là khỏe mạnh, như thế nào là hư tổn do thai kỳ, thì bài viết này sẽ giúp chị em có thêm thông tin để chăm sóc tóc tốt nhất.

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của các bà mẹ mà còn tác động đến sinh lý cơ thể, dễ nhận thấy nhất chính là sự thay đổi của da và tóc. Mặc dù đây chỉ là thay đổi tạm thời và sẽ giảm dần sau khi sinh, thế nhưng thật không tốt khi chúng xuất hiện lúc mang thai – là thời điểm tương đối nhạy cảm vì các chị em hay suy nghĩ và sợ mình xấu.

Nếu các mẹ đang tự hỏi tóc như thế nào là khỏe mạnh, như thế nào là hư tổn do thai kỳ, thì bài viết này sẽ giúp chị em có thêm thông tin để chăm sóc tóc tốt nhất.

Lượng hoocmon estrogen cân bằng vốn có bị phá vỡ do thuốc tránh thai, cai sữa, phá thai, sẩy thai,… , tất cả đều ảnh hưởng đến mái tóc. Các chuyên gia về tóc cho rằng qua thời thai kỳ, tóc phát triển theo chu kỳ chung, đó là mỗi tháng mọc 1,5 cm và không dài thêm sau 2,3 tháng kế tiếp, sau đó tóc mới mọc trở lại như bình thường.

Tình trạng này thường chủ yếu do gen di truyền từ bố mẹ. Trong khi mang thai, tuyến dầu sẽ tiết ra lượng dầu nhiều hoặc ít hơn so với thông thường, để phù hợp với thay đổi của nội tiết tố. Vì vậy sẽ có người đang là tóc thẳng có thể đột ngột bị xoăn, hoặc tóc khô lại thành tóc dầu.

Muốn khắc phục tình trạng này, bạn nên đến các chuyên gia, bác sĩ da liễu để nhờ tư vấn chăm sóc bằng các loại dầu gội, dầu dưỡng phù hợp nhất.

Đã có khá nhiều tranh cãi có nên nhuộm hay uốn tóc khi mang thai hay không? Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia khuyên mẹ bầu không nên dùng bất cứ phương pháp làm đẹp sử dụng hóa chất vì chúng rất có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Hiện nay có nhiều loại thuốc nhuộm tóc có chiết xuất từ thực vật thiên nhiên, được dùng để thay thế cho những sản phẩm uốn chứa hóa chất, ví dụ như thuốc nhuộm từ cà rốt, lá móng, cà phê,…

Sau khi sinh xong, có nhiều mẹ cảm thấy hoảng vì mỗi khi gội đầu thường bắt gặp tình trạng rụng tóc thường xuyên. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, điều này hoàn toàn là bình thường, vì lúc này lượng estrogen đang dần hạ xuống trở lại bình thường, cũng có nghĩa là tóc sẽ ngừng dài ra và rụng đi. Hiện tượng này sẽ chỉ là tạm thời và diễn ra khoảng 4 tháng sau khi sinh, được thay thế trong vòng 6 đến 12 tháng nên đừng quá lo lắng.

Muốn cải thiện, các mẹ nên chịu khó bổ sung thêm dinh dưỡng từ thực phẩm và đắp mặt nạ phục hồi từ các nguyên liệu lành tính như bơ, trứng gà, hạnh nhân, tinh dầu ô liu, sữa chua, mật ong,…

Mẹ Sau Khi Sinh Rụng Tóc Nên Uống Thuốc Gì? Bao Lâu Thì Được Uốn Tóc?

Không khó để nhận ra những biểu hiện của rụng tóc ở đối tượng phụ nữ mới sinh nở. Nhiều chị em “kêu trời” vì tóc rụng hàng búi, rụng hói cả đầu, rụng nhiều khi gội đầu hay dùng tay vuốt tóc… Hiện tượng rụng tóc sau khi sinh là rất phổ biến và không còn xa lạ đối với chị em. Theo thống kê có tới 40% phụ nữ bị rụng tóc sau sinh và tình trạng này sẽ kéo dài trong khoảng 6 – 10 tuần.

Nguyên nhân là trong quá trình mang thai nội tiết tố thay đổi và chưa thể cân bằng ngay trong thời gian đầu sau khi sinh. Trong đó hàm lượng Estrogen bị suy giảm nên quá trình mọc tóc chậm lại. Ngoài ra, còn có các yếu tố khác tác động như tâm lý căng thẳng, áp lực chăm sóc con nhỏ, chế độ ăn uống… cũng ảnh hưởng tới vấn đề rụng tóc ở chị em.

Giải đáp: Hiện tượng rụng tóc sau khi sinh nên uống gì để phục hồi?

Hỏi: “Chào bác sĩ, em năm nay 26 tuổi, mới sinh con đầu lòng được hơn 1 tháng. Gần đây em thấy tóc rụng nhiều quá, chỗ nào nhìn cũng có tóc của em. Trên giường, nhà tắm, nền nhà… Nhìn đâu cũng tóc và tóc. Em cũng đã làm nhiều cách như ăn uống đầy đủ, bổ sung nhiều nước, không dùng dầu gội nhưng tình trạng vẫn không cản thiện là bao. Vậy xin hỏi, hiện tượng rụng tóc sau khi sinh nên uống gì để khỏi? Cảm ơn bác sĩ!”

Trả lời: Mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề của mình bởi rụng tóc do rối loạn nội tiết sau sinh có thể cải thiện được hoàn toàn nếu mẹ làm tốt những vấn đề sau:

– Uống đủ nước: Nước là yếu tố không thể thiếu trong mọi hoạt động sống. Thiếu nước sẽ khiến cho tình trạng rụng tóc trầm trọng hơn. Mỗi ngày nên uống khoảng 2,5 lít nước trắng hoặc nước ép hoa quả. Nếu mẹ nào không bị dị ứng với nha đam thì có thể uống khoảng 1/3 cốc nước ép nha đam vì thành phần của cây này có tác dụng tăng sức đề kháng cho tóc, giảm nguy cơ gãy rụng.

– Một số loại nước thảo dược giúp tóc mọc nhiều, đẹp hơn:

Hà thủ ô: Hà thủ ô có nhiều tác dụng thần kỳ như làm đen tóc, dưỡng huyết bổ can thận, nhuận tràng và giải độc. Mẹ có thể ra tiệm bán thuốc đông y để hỏi về liều dùng và cách dùng cho an toàn.

Vừng đen giúp cường thận, chống lão hóa: Đặc biệt, trong thực phẩm này chứa hàm lượng vitamin E, protein giúp chống oxy hóa, cải thiện tuần hoàn máu, kích thích tóc mọc, làm đen tóc và giúp tóc khỏe hơn. Mẹ có thể chế biến thành chè hoặc cháo vừng đen.

Cỏ nhọ nồi giúp bổ thận, mát huyết, giải độc, làm đen tóc và kích thích tóc mọc nhanh hơn. Loại này có thể bôi lên tóc hoặc uống, mẹ nên tham khảo của bác sĩ đông ý về cách sử dụng.

Ngoài ra, các bác sĩ không khuyến khích việc uống thuốc gì khi bị rụng tóc sau khi sinh vì có thể ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ mà nên bổ sung dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt điều độ.

– Bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể: Những loại vitamin cần thiết như A, B, C, E, H… có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau xanh và trái cây… Ngoài ra, các khoáng chất cần thiết như đạm, sắt, kẽm cũng giảm rụng tóc sau khi sinh và phục hồi nhanh chóng.

– Tinh thần thoải mái: Đừng tự áp lực cho bản thân là phải làm tốt mọi việc, nên san sẻ công việc cho chồng hoặc người nhà mình, có như vậy mới không bị căng thẳng – Một trong những nguyên nhân khiến tóc rụng nhiều.

– Dùng dầu gội tự nhiên: Thay bằng việc sử dụng những loại dầu gội tạo mùi, nhiều chất tẩy rửa. Mẹ nên tìm mua những loại dầu có nguồn gốc tự nhiên như bồ kết, hà thủ ô… Để da đầu không bị kích ứng, tóc sẽ giảm rụng đáng kể.

Nếu tình trạng rụng tóc quá nhiều, đầu bong tróc, ngứa ngáy thì nên đi khám bác sĩ da liễu để có phương pháp chữa trị phù hợp.

Mẹ sau khi sinh bao lâu thì được uốn tóc?

Không ít chị em mới sinh và muốn làm đẹp. Việc tạo kiểu tóc, uốn, nhuộm phải sử dụng thuốc có các thành phần hóa học giúp tóc vào nếp hoặc thay đổi màu tóc… Vậy những chất này có ảnh hưởng tới sữa mẹ không và sau khi sinh bao lâu thì mới được uốn, nhuộm tóc?

Theo các chuyên gia về sức khỏe thì không có bằng chứng nào khẳng định các loại thuốc uốn hay nhuộm có ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ tuy nhiên nếu vô tình để da con chạm vào thì cũng không tốt. Đặc biệt, những loại thuốc này có thể làm tóc hư tổn hơn và gãy rụng nhiều hơn nếu không chăm sóc tốt. Do đó uốn tóc sau khi sinh cũng cần phải cân nhắc.

Tốt nhất, mẹ nên đợi khoảng 6 tháng mới nên làm tóc sau khi sinh, lúc này cơ thể đã khỏe trở lại, nội tiết tố cân bằng, tóc đã giảm rụng thì mới nên tạo kiểu, làm đẹp cho tóc.

Lưu ý khi làm tóc:

Lựa chọn loại thuốc uốn tóc uy tín, thành phần hóa học không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Không được để thuốc dính trên những vết thương hở, đặc biệt tránh xa vùng ngực nơi cho con bú.

Rửa nhẹ nhàng da đầu để hóa chất không ngấm lên da quá lâu.

Nếu thuốc lỡ bị dính vào mắt thì nên rửa lại sạch bằng nước rồi gặp bác sĩ để kiểm tra.

Mẹ Cho Bé Bú Có Nên Nhuộm Tóc Hay Không?

1. Cơ chế tác dụng của thuốc nhuộm tóc

Hầu hết người phụ nữ nào cũng muốn mình đẹp từ trên đỉnh đầu xuống gót chân, vì thế mái tóc không ngoại lệ. Mái tóc có thể làm được rất nhiều kiểu để cho mái tóc đẹp nên như: hấp, duỗi, bấm tóc… Và nhuộm cũng vậy

Nhuộm có thể mang đến cho mái tóc một sức sống mới khác, tuốt lại vẻ đẹp của mái tóc Nhưng nhuộm tóc chủ yếu là đưa thuốc hóa chất vào mái tóc để chúng chuyển sang màu khác theo ý thích của từng người, nên chúng rất nguy hiểm đối với sức khỏe của mọi người cũng như phụ nữ sau sinh.

theo một số nhà khoa học cho hay, trong các loại thuốc nhuộm có thành phần của muối acetate, chì, muối citrate Bisthuth…những thành phần này làm thay đổi màu tóc sang một màu khác.

2. Mẹ cho con bú có nên nhuộm tóc hay không?

Các nhà chuyên gia khuyến cáo bà bầu đang mang thai được 3 tháng thì không nên nhuộm hoặc tiếp xúc với chất này, vì thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ, nên khi hít phải hoặc ngấm thuốc này vào người sẽ ảnh hưởng đến một số bộ phận đang phát triển của thai nhi.

Còn Đâu mức độ nguy hiểm của thuốc vẫn nằm trong giới hạn an toàn khi được sử dụng với phụ nữ đang cho con bú. Vì thuốc chỉ bên ngoài ra da đầu chứ không thể ngấm vào sâu bên trong da, không thể ngấm vào máu và ngấm vào sữa khi mẹ đang cho con bú được.

Tuy nhiên, các nhà chuyên môn vẫn phải khuyến cáo với các mẹ sau sinh là hạn chế việc dùng thuốc nhuộm tóc trong thời gian dưới 6 tháng chỉ nên dùng những phương pháp làm đẹp mà chứa ít hóa chất vì:

khi mẹ nhuộm tóc thì hóa chất sẽ vẫn còn dư nằm trên tóc và da đầu của mẹ, tránh việc con tiếp xúc hoặc động chạm vào tóc của mẹ hay tóc của mẹ dài vướng xuống mặt con khiến con tiếp xúc phải hóa chất .

Chưa kể đến mùi hương của hóa chất sẽ lưu lại trên tóc của mẹ mất vài ngày đầu. Nếu con ngửi mùi này vài ngày liên tục như vậy thì sẽ rất sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng có thể bị dị ứng với thuốc nhuộm tóc của mẹ vid làn da của trẻ mới sinh rất mong manh nhạy cảm với những tác bên ngoài. Vì thế trong vòng 6 tháng đầu của trẻ mẹ nên hạn chế không nhuộm tóc dù tóc mẹ có bị hỏng hay muốn thay đổi kiểu thì mẹ cũng nên tìm cách khác để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

3. Những lưu ý khi nhuộm tóc trong thời gian đang cho trẻ bú

Khi nhuộm tóc mẹ nên lưu ý những vấn đề sau:

Trước khi nhuộm mẹ nên tìm hiểu kĩ thuốc nhuộm, mẹ nên sử dụng những loại thuốc lành tính, gần gũi với thiên nhiên như thuốc thảo dược để đảm bảo sức khỏe cho mẹ hơn.

Khi mẹ có ý định nhuộm thì nên chọn tiệm tóc uy tín và có tay nghề để quá trình nhuộm của mẹ diễn ra thuận lợi và an toàn đối với mẹ hơn.

Trước khi nhuộm tóc mẹ nên thử một ít thuốc nhuộm nên da để xem da của mẹ có phản ứng lạ với thuốc không. Nếu mẹ thấy ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da vừa bôi thuốc thì tuyệt đối không nên nhuộm lên tóc vì thuốc dị ứng với da.

Nếu mẹ tự nhuộm tóc ở nhà thì khi nhuộm tóc thì nên mở hết những cách cửa để cho mùi của thuốc bay ra ngoài không bị ám vào cơ thể.

Khi nhuộm tóc trong thời gian cho con bú thì mẹ nên hạn chế mặc dù không có ảnh hưởng nhiều đến con nhưng để đảm bảo tuyệt đối cho con. Mong những thông tin trên cung cấp đầy đủ những gì mà các mẹ đang cần