Mèo Cắn Chảy Máu Có Sao Không / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Bị Mèo Cắn Chảy Máu Có Sao Không?

Tóm tắt nội dung bài viết

Bị mèo cắn chảy máu có sao không?

Mèo tuy là vật nuôi trong nhà nhưng trong nước bọt của chúng cũng chứa rất nhiều virus, vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của con người. Các loại khuẩn, virus này sẽ theo đường nước bọt của mèo xâm nhập vào cơ thể của bạn khi bạn bị mèo cắn.

Nguy hiểm hơn khi ở Việt Nam việc tiêm vắc-xin phòng dại cho chó, mèo chưa được phổ biến. Chính vì vậy mà việc chó mèo bị nhiễm virus dại là điều khó tránh khỏi.

Do đó nếu không may bị mèo cắn chảy máu và không có các biện pháp xử lý kịp thời bạn sẽ bị lây bệnh dại và nghiêm trọng hơn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng khi bệnh phát tác.

Những trường hợp mèo cắn có thể mắc bệnh dại

Mèo bị mắc bệnh nhưng không được tiêm vắc-xin.

Mèo hoang, bị thất lạc lâu ngày mới về nhà.

Khi mèo có các biểu hiện thay đổi các hành vi thông thường: cắn, cào khi không bị trêu chọc, tiết nhiều nước bọt, sùi bọt mép, ăn những thứ khác thường như móng chân, gậy, gỗ, chết đột ngột.

Cách xử lý vết thương khi bị mèo cắn

Xử lý tại nhà

Việc đầu tiên bạn phải làm là rửa sạch vết thương bị mèo cắn bằng xà phòng và nước sạch. Dù máu chảy nhiều nhưng trong vòng 10 phút đầu bạn cũng nên xử lý vết cắn bằng cách rửa vết cắn dưới vòi nước sạch, cứ để máu chảy không nên cầm máu.

Tiếp theo bạn nên tiệt trùng vết thương để ngăn vi khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn hoặc bôi thuốc khử khuẩn lên vết thương. Để phòng chống nhiễm khuẩn bạn cũng có thể uống thuốc kháng sinh.

Sau đó, để ngăn ngừa bụi bẩn bạn nên băng hờ vết thương bằng miếng vải sạch, tránh băng kín vết thương giúp cho vết thương mau lành. Trong quá trình sơ cứu, bạn tuyệt đối không để vết thương bị trầy xước, bầm dập.

Tiêm phòng dại và uốn ván

Bạn nhất định phải đến các cơ sở y tế sớm nhất để được khám và chữa trị kịp thời sau khi bị mèo cắn. Bác sĩ sẽ xem xét vết thương và đưa ra phương án nên tiêm vắc-xin ngừa dại và huyết thanh, vắc-xin uốn ván hay không?

Tiêm vắc-xin uốn ván đồng thời theo dõi con vật đã cắn nếu bạn bị vết cắn nhẹ, xa nơi thần kinh trung ương.

Tiêm vắc-xin phòng dại và huyết thanh ngay khi bạn bị mèo cắn tại những nơi gần thần kinh trung ương như đầu, cổ, vai, mặt, gần tủy sống như cơ quan sinh dục, hậu môn…

Để tăng hiệu quả phòng bệnh bạn nên đến gặp bác sĩ trước 24h.

Theo dõi con mèo đã cắn bạn

Theo dõi con mèo đã cắn bạn là việc làm hết sức quan trọng. Nếu trong vòng 14 ngày con mèo có những biểu hiện của bệnh dại như: trở nên hung dữ, bỏ ăn, chảy nước dãi, nuốt khó do liệt họng, đặc biệt mèo chết trong vòng 7-10 ngày bạn phải đi tiêm phòng đủ 5 mũi vắc-xin trong vòng 1 tháng thì mới đảm bảo việc chống lại bệnh hiệu quả.

Để tránh không bị mèo cắn bạn nên làm gì?

Học cách nhận diện khi nào mèo cảm thấy bị đe dọa, sợ hãi.

Mèo sẽ cắn khi chúng cảm thấy không an toàn, sợ hãi cần phải bảo vệ bản thân. Nếu yêu mèo, bạn nên hiểu ngôn ngữ của mèo. Khi sợ hãi mèo sẽ: gầm gừ, cụp tai, rít lên, xù lông làm cho cơ thể trông to hơn bình thường.

Chơi với mèo một cách nhẹ nhàng

Mèo sẽ trở nên hung hăng trong trường hợp:

Tránh tiếp xúc với mèo hoang

Mèo hoang thường ở trong thành phố hoặc thị trấn nhưng chúng thường không tiếp xúc với con người. Vì vậy không nên:Ôm, vuốt ve chúng, cho mèo hoang ăn ở nơi có trẻ con.

Hy vọng, bài viết trên hữu ích và có thể giúp bạn trả lời câu hỏi Bị mèo cắn có sao không? Để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất bạn không nên cho trẻ và bản thân tiếp xúc chơi đùa với mèo để tránh các trường hợp không may đáng tiếc xảy ra.

Chó Cắn Không Chảy Máu Có Sao Không?

Tình hình chó thả hoang và không được rọ mõm, đã gây ra những vụ chó cắn cho người dân, khiến cho những người đi đường cảm thấy ám ảnh và lo lắng. Khi bị chó cắn không chảy máu có sao không? cũng như có cần đi tiêm phòng hay không là những câu hỏi được nhiều bạn quan tâm.

Chó cắn không chảy máu có sao không?

Liên tiếp những vụ chó cắn thương tâm, đã khiến cho rất nhiều người hoang mang. Do vậy, khi bị chó cắn không chảy máu có sao không?

Theo các bác sỹ, thì bị chó cắn không nên chủ quan và coi thường, trong trường hợp bị chó cắn mà chảy máu thì tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên nếu bạn thấy không bị chảy máu, mà chỉ bị bầm tím, nhưng rất có thể sẽ có những vết trầy xước rất nhỏ, bằng mắt thường bạn sẽ không thấy.

Trong trường hợp con chó cắn mà bị dại, thì nguy cơ lây nhiễm dại vẫn xảy ra, tốt nhất khi bị chó cắn bạn nên đi tiêm phòng ở các trung tâm y tế trong thời gian sớm nhất.

Sơ cứu ban đầu khi bị chó cắn

– Làm sạch vết thương là điều quan trọng nhất, khi bị chó cắn, vết thương phải được rửa dưới vòi nước chảy, để loại bỏ các mầm bệnh, dùng xà bông và nước để rửa vết thương, bạn nên lưu ý rửa nhẹ nhàng, chứ không được chà xát mạnh.

– Dùng thuốc sát trùng để làm sạch vết chó cắn, có thể sử dụng cồn hay oxy già, để loại bỏ vi khuẩn.

– Nâng cao vùng bị thương, trong trường hợp bị chó cắn vào vùng chân hay tay cần giơ cao vùng bị thương lên, việc này rất quan trọng. Do khi chó cắn bị chảy máu, cách làm này sẽ hạn chế chảy máu và giúp cầm máu hiệu quả.

Sau khi đã làm các bước sơ cứu ban đầu, tốt nhất nên đưa người bị chó cắn đến các trung tâm y tế dự phòng, để tiêm phòng dại. Đồng thời thông báo với bác sỹ về tình trạng con vật đã cắn, và theo dõi con vật trong vòng 15 ngày kể từ khi bị cắn.

Trong thời gian 15 ngày, nếu con chó có biểu hiện ốm, chết, mất tích hãy đến gặp bác sỹ ngay.

Phòng chống bệnh dại như thế nào?

Để phòng chống bệnh dại xảy ra, người dân hãy thực hiện:

– Hạn chế nuôi chó mèo, nếu nuôi phải tiến hành tiêm phòng bệnh dại định kỳ theo đúng hướng dẫn của Thú Y.

– Nuôi chó mèo phải nhốt trong chuồng, không được thả rông, cũng như không được cho trẻ nhỏ chơi đùa với những con vật này.

– Tiêm vắc xin phòng bệnh dại cần tuân thủ đúng như tiêm đủ mũi, đúng lịch, không uống rượu bia, không dùng thuốc corticoid và thuốc ức chế miễn dịch.

– Không tiếp xúc với những con vật bị nghi dại, cũng như không mua bán, hay vận chuyển vật nuôi ra vào vùng dịch.

– Cần tiêu hủy ngay chó mèo bị dại,

Bị Mèo Cào Chảy Máu Có Sao Không Bác Sĩ?

Chào Kim Chi,

Phần lớn trường hợp bị mèo cào nếu được sát trùng đúng phương pháp và vết thương không quá sâu hoặc nằm ở những vị trí nguy hiểm thì sẽ mau lành. Tuy nhiên thường các nạn nhân bị mèo cào hay được khuyên đến khám bác sĩ là do nguy cơ mắc phải bệnh dại và nhiễm trùng vết thương.

Bệnh dại từ chó mèo khi cắn lây sang người có thể gây tử vong. Tuy nhiên, nếu con mèo đã cào em sau 15 ngày mà vẫn khỏe mạnh bình thường và còn sống, thì em không cần điều trị dự phòng dại sau phơi nhiễm, điều này an toàn vì con vật kia chắc chắn không bị dại và không lây bệnh cho em. Nhưng em chú ý chăm sóc vết thương kỹ để tránh nhiễm trùng, nếu có biểu hiện sưng nóng đỏ đau hành sốt, tụ mủ thì phải đến cơ sở y tế để được xử trí thích hợp.

Con “lãi” hay sán dải mèo không lây từ vết cào chảy máu vào trong cơ thể người được. Nguồn lây của giun là từ trứng dính trên các thức ăn tươi sống, sàn nhà, đồ vật trong nhà… do ăn uống thức ăn không vệ sinh bị nhiễm bẩn do bụi hoặc phân chó mèo có trứng giun. Khi thấy con mèo sống chung đi cầu ra lãi thì nhiều khả năng cả gia đình sống chung với mèo cũng bị nhiễm sán dải mèo (có hoặc không triệu chứng).

Thân mến.

Sau khi bị mèo cào, nếu được sát trùng đúng phương pháp và vết thương không quá sâu hoặc nằm ở những vị trí nguy hiểm thì sẽ mau lành. Tuy nhiên thường các nạn nhân bị mèo cào hay được khuyên đến khám bác sĩ là do nguy cơ mắc phải một số bệnh nghiêm trọng sau:

– Bệnh dại– Bệnh tụ huyết trùng– Các bệnh do mèo cào…

Khi bị mèo cào, rửa ngay vùng da bị cào bằng xà bông và nước. Nếu bạn có xà phòng chống vi khuẩn dùng nó là tốt nhất, nếu không có thể sử dụng bất kỳ loại xà phòng nào.

Bảo vệ các khu vực bị thương, nếu vết cào quá sâu có thể gây chảy máu. Tùy thuộc vào kích thước vết thương, có thể sử dụng băng hoặc một miếng gạc y tế để che vùng bị thương, tuy nhiên không được băng quá kín. Không được sử dụng bất kỳ loại thuốc mỡ nào để bôi lên vết thương. Thuốc mỡ sẽ làm tích tụ các bụi bẩn và vi trùng bên trong vết thương, khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng.

Xem xét vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng. Dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm sưng, đỏ, đau và rò nước. Nếu những dấu hiệu này xuất hiện, bạn cần đi khám để có được sự tư vấn của bác sĩ.

Theo dõi dấu hiệu sốt do vết thương mèo cào, đặc biệt là ở trẻ em. Nếu người bị mèo cào có biểu hiện sốt cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bị Chuột Cắn Chảy Máu Có Sao Không? Có Phải Chích Ngừa Không?

Tình trạng bị chuột cắn chảy máu không quá hiếm, đặc biệt chuột rất thích cắn chân người trong khi ngủ. Nếu chẳng may bị chuột cắn chảy máu liệu có vấn đề gì không và có cần phải chích ngừa không?

Chuột là loài động vật gặm nhấm chẳng những gây hại cho tài sản, thực phẩm của con người mà chúng còn tiềm ẩn những mối nguy hại với sức khỏe. Nếu bị chuột cắn nhưng con chuột đó khỏe mạnh, không mang virut bệnh dại, vết cắn có chảy máu cũng chỉ là vết xước ngoài da và đợi vài hôm sẽ lành. Nhưng nếu con chuột đó mang virut dại, câu chuyện không còn đơn giản như bạn thấy. Có thể bạn không biết rằng, nhiều người chủ quan với vết cắn của chuột sau đó sẽ bị suy thận, giảm tiểu cầu, sốt và có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh dại từ chuột lây sang người do con virut mang tên Hantavirus. Loại virut này sống trong phân, nước tiểu và cả nước bọt của chuột nên khi chuột cắn, virut sẽ theo vết thương hở lây sang con người. Biểu hiện thông thường khi con người bị nhiễm loại virut này gồm:

Bị sốt cao rất nhiều này, thậm chí nhiều tuần

Bị đau nhức cơ toàn thân

Suy nhược cơ thể, đau đầu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy

Khi bệnh nặng sẽ chuyển sang suy hô hấp, suy thận, suy tim và dẫn đến tử vong

Như vậy, khi chuột cắn chảy máu nếu may mắn bạn sẽ chỉ bị xước 1 vết thương nhỏ và lành khá nhanh. Nhưng không may mắn, bạn sẽ bị nhiễm virus kể trên trở thành mối nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng của bạn.

Bị chuột cắn có nên chích ngừa

Thật may, virut Hantavirus cũng như bệnh do loại virut này gây ra cho con người có thể điều trị được bằng kháng sinh. Bạn không nên chủ quan sau khi bị chuột cắn. Đầu tiên, tiến hành vệ sinh sạch sẽ vết chuột cắn bằng nước sạch và xà phòng, tiếp đến sát trùng lại bằng cồn.

Cách tốt nhất để không bị rơi vào tình huống này, hãy vệ sinh sạch sẽ ngôi nhà của bạn, đảm bảo không có chỗ trú ngụ cho chuột sinh sôi, nảy nở.