Lá cây gạo có hình lông chim, rộng khoảng từ 7 – 10cm, lá thường mọc chét ở cuống, cuống lá thì linh hoạt, có lá dài tới 20cm. Hoa cây gạo có hình chén có thể mọc đơn độc hoặc thành chùm, những bông hoa nở màu đỏ nổi bật, thường nở vào khoảng năm thứ 8 hoặc thứ 10.
Đang xem: ý nghĩa hoa mộc miên
Đài có hình chén thường có 3 thùy, đường kính trung bình từ 3 – 5cm. Quả cây gạo có chiều dài trung bình là 13cm, có màu xanh nhạt khi non và chuyển dần sang nâu khi chín. Như vậy đến đây thì các bạn đã biết mộc miên nghĩa là gì rồi đúng không nào?
Chuyện kể rằng ngày xưa ở một ngôi làng nọ có một anh chàng nhà nghèo yêu cô sơn nữ xinh đẹp. Ngày chuẩn bị cưới, một cơn lũ đi qua đã cuốn phăng hết ngôi nhà và lễ vật của chàng, vì thế dân bản đã trồng cây nêu để chàng lên hỏi ông trời về sự tình. Khi đi, chàng buộc vào tay cô gái dải băng đỏ, có 5 tua cánh thể hiện lời thề thủy chung của mình.
Gặp Ngọc Hoàng, chàng nói rằng trần gian khổ cực vì bị mưa nắng thất thường nên xin người xem xét lại, Ngọc Hoàng tìm hiểu và quyết định chuẩn tấu cho chàng trai làm thần mưa và nâng bầu trời xa mặt đất để người hạ giới không thể lên được.
Cô gái ngày ngày trông ngóng người yêu, và một ngày tháng Ba khi Ngọc Hoàng xuống hạ giới tình cờ biết chuyện của nàng, liền ban cho cô một điều ước. Cô gái ước “Xin người biến cây nêu thành loài hoa có rễ bám sâu, thân thẳng, ngọn cao để thần nhìn thấy anh ấy, dải vải đỏ biến thành bông hoa để anh ấy nhận ra thần” và gieo mình từ trên cao xuống.
Và dây tơ lụa đỏ bỗng chốc biến thành bông hoa đỏ với năm cánh nâng niu linh hồn cô gái, thân Mưa nước mắt rơi lã chã. Ngày nay, người ta gọi thường gọi đây là cây hoa gạo năm cánh đỏ rực rỡ như tình yêu vĩnh cửu, nồng thắm của đôi lứa.
Ý nghĩa phong thủyThông qua sự tích cây gạo ở trên thì các bạn cũng đã phần nào biết về ý nghĩa của hoa gạo rồi đúng không? Nó thể hiện cho một tình yêu lứa đôi sâu sắc, nồng nàn và thủy chung.
Ngoài ra, hoa gạo tháng 3 là hình ảnh gắn bó đi liền với hồi ức tuổi thơ làng quê của biết bao đứa trẻ, đó là buổi trưa hè nóng bức tụ họp nhau dưới gốc cây, là lúc nô đùa xung quanh tán lá rộng, hùng vĩ. Dường như đây là nơi chứa đựng biết bao nhiêu ký ức tuổi thơ hồn nhiên, đẹp đẽ của các thế hệ khác nhau. Và khi mà những cây gạo đại thụ dần nhường chỗ cho các tòa nhà cao ốc thì sắc đỏ chính là lời gợi nhắc về ký ức, về điều gì đó thầm kín mà con người ta mong đợi.
Trong dân gian người ta thường có câu “thần cây đa, ma cây gạo”, có lẽ rằng vì loại cây này thường được trồng ở nơi như giếng nước, bến làng, sân chùa và hoa cũng nở vào mùa lạnh lẽo nhất trong năm. Tuy nhiên, trên thực tế, cây gạo bởi các tán lá rộng rãi, gắn liền tất cả các ký ức tuổi thơ của biết bao thế hệ luôn mang theo một sự hoài niệm tạo nên màu sắc âm u này.
Tác dụng của cây gạoCây gạo (cây hoa mộc miên) từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của những đứa trẻ Việt Nam với biết bao hoài niệm. Và đây còn là một loại cây được ứng dụng rất nhiều vào cuộc sống:
Dùng làm vị thuốc đông y chữa bệnhTheo các nghiên cứu khoa học thì trong cây có chứa các thành phần hóa học quan trọng như acid catechutannic, acid amin, pectin tanin,… và các chất stearin có lợi cho sức khỏe, tầm gửi cây gạo cũng có nhiều các chất giúp điều trị bệnh về khớp. Ngoài ra, theo Đông y thì vỏ có vị đắng, tính mát, giảm tiêu sưng, hoa có khả năng thanh nhiệt, vị ngọt. Vì thế mà loại cây này được ứng dụng làm dược liệu các vị thuốc vần trong dân gian.