1. Có nên nhổ răng khôn hàm dưới không?
Răng khôn là gì?
Chiếc răng mọc cuối cùng, nằm bên trong cùng của hàm được gọi là răng số 8, hay dân gian gọi với cái tên răng khôn, răng trưởng thành. Bởi lẽ nó được mọc vào độ tuổi con người đã trưởng thành, từ 18 tuổi trở lên.
Răng khôn mọc sau cùng nên không còn đủ vị trí trên cung hàm, khiến cho chúng mọc bất thường: mọc lệch, mọc ngầm, mọc ngang,…Chúng có thể mọc chen nhau, xô đẩy các răng khác khiến cho người sở hữu nó đau đớn, sưng ngay tại vị trí mọc răng.
Một số trường hợp, răng khôn mọc ngầm, mọc lệch không kịp thời can thiệp bằng các kỹ thuật y khoa, nướu bị sưng tấy, thức ăn dễ tích đọng lại, dư thừa gây ra tình trạng hôi miệng, nướu bị viêm,…
Khuôn hàm con người có tới 32 chiếc răng, 28 răng bình thường và 4 chiếc răng khôn (2 cái hàm dưới và 2 cái hàm trên).
Răng khôn có tác dụng gì?
Do thời điểm mọc răng khôn là sau cùng, khi các răng khác đã đảm nhiệm toàn bộ chức năng, khung xương không còn khả năng phát triển được nữa. Nên khi răng khôn mọc, chúng sẽ chiếm vị trí của những răng khác, mọc lệch hoặc chiếm chỗ của những răng còn lại (đặc biệt là răng số 7). Khi đó, răng khôn không giữ một nhiệm vụ nào trong khuôn hàm, thậm chí còn gây đau đớn, khó chịu cho người sở hữu nó. Chúng được xem là “răng thừa”.
Có nên nhổ răng khôn hàm dưới?
Khi răng khôn hàm dưới bắt đầu nhú, có thể kèm theo những cơn đau kéo dài. Chính vì vậy mà đa số mọi người đều muốn nhổ bỏ chiếc răng khôn này. Thế nhưng, không phải trường hợp nào cũng cần thiết để nhổ bỏ răng khôn hàm dưới
Trường hợp nhổ răng khôn hàm dưới
Không phải bất kỳ trường hợp nào khi răng khôn hàm dưới mọc cũng đều cần nhổ. Răng khôn cần nhổ trong những trường hợp sau
Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây ra đau đớn và ảnh hưởng đến chức năng nhai cho người sở hữu.
Xung quanh răng khôn, hàm bị tổn thương, xuất hiện u nang.
Khuôn hàm bị lệch do ảnh hưởng của răng khôn mọc lệch.
Mô mềm xung quanh chân răng thường xuyên bị nhiễm trùng
Khi răng khôn mọc trong các trường hợp trên, nếu không kịp thời nhổ răng khôn, bạn có nguy cơ đối mặt với mặt với các biến chứng
Lợi bị trùm và viêm
Gây nha chu, viêm nướu
Khi gặp tình trạng này, có thể là răng khôn của bạn mọc thẳng, tuy nhiên hình dạng lại có sự bất thường. Việc này khiến cho thức ăn lâu ngày bị ứ đọng, răng bị sâu và viêm nha chu ở răng bên cạnh.
Hủy hoại răng và xương xung quanh
Khi răng khôn mọc lệch, đâm sang các răng số 7, nó làm cho răng này bị lung lay, tiêu hủy. Ở một số trường hợp, răng số 7 bị răng khôn hàm dưới đâm trong thời gian dài, chân răng dần lỏng lẻo, thậm chí có thể dẫn đến rụng răng. Khi mọc lệch, răng khôn còn khiến cho xương hàm dưới dần bị tiêu biến do răng khôn tác động vào tổ chức các mô xương nâng đỡ răng hàm lớn thứ 2. Chính vì vậy, cần thiết phải nhổ răng khôn hàm dưới để tránh biến chứng này có thể xảy ra.
Sâu răng
Do nằm tại vị trí trong cùng nên răng khôn hàm dưới rất khó để vệ sinh sạch sẽ, thức ăn còn thừa hay giắt vào bên trong đó, vi khuẩn sẽ dễ dàng tích tụ. Lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng.
Răng mọc chen chúc
Trong trường hợp răng khôn mọc lệch, chen lấn, đâm ngang sang răng bên cạnh khiến cho răng số 7 này bị viêm và nếu nặng thì sẽ có thể mất răng này.
Trường hợp không nên nhổ răng khôn hàm dưới?
Răng khôn hàm dưới sẽ không phải nhổ trong các trường hợp sau đây
Răng khôn xuất hiện nhưng không gây ảnh hưởng đến các răng còn lại, không gây các vấn đề về răng miệng.
Hình dạng của răng khôn không có sự bất thường.
Răng khôn hàm dưới nằm dưới xương hàm mà không có dấu hiệu phát triển thêm.
Bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính như huyết áp, tim mạch, tiểu đường hay rối loạn đông máu,…Trong trường hợp bắt buộc phải nhổ răng khôn thì cần có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ điều trị.
Phụ nữ mang thai, cho con bú hay đang trong thời kỳ nguyệt san..
Mọc răng khôn hàm dưới có thể gây nên rất nhiều biến chứng cho người sở hữu, sức khỏe của bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng. Do đó, bạn cần đến phòng khám nha khoa để được tư vấn và thăm khám kịp thời.
2. Chi phí nhổ răng khôn hàm dưới?
Nhổ răng khôn hàm dưới không phải là một dạng tiểu phẫu đơn giản, đặc biệt trong trường hợp răng mọc ngầm, mọc lệch, có mối liên hệ trực tiếp đến một số dây thần kinh trung ương. Do đó, quá trình này đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao, thiết bị máy móc hiện đại và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình của Bộ Y Tế.
Răng khôn đó có độ phức tạp như thế nào
Tình trạng của răng khôn hàm dưới
Quy trình nhổ răng
Phương pháp nhổ răng
Địa chỉ nhổ răng
Tay nghề, chuyên môn của bác sĩ.
Trong đó, có rất nhiều yếu tố để xác định mức độ khó của răng khôn hàm dưới, cụ thể như:
Vị trí mọc của răng trong xương hàm: Dụng cụ nhổ răng nha khoa sẽ khó tác động trực tiếp đến răng khôn hàm dưới hơn nếu nó mọc sâu tận bên trong, khiến cho quá trình nhổ răng trở nên phức tạp hơn, thời gian cũng lâu hơn.
Răng khôn có những bất thường: một số răng có những đặc điểm bất thường như chân răng bị cong, chân răng dùi trống, chân răng to,…do đó, kỹ thuật nhổ răng cũng phức tạp và yêu cầu cao hơn.
Xu hướng mọc của răng: Những chiếc răng khôn mọc sau cùng, không đủ khoảng trống để trồi lên, do đó rất có nhiều khả năng sẽ mọc xiên, mọc lệch, vuông góc với răng số 7. Trong trường hợp này, gặp nhiều khó khăn trong việc loại bỏ hoàn toàn chân răng.
Nguy cơ gây ra các biến chứng: Sưng, đau, răng số 7 bị hỏng là một số biến chứng có thể gặp khi răng số 8 hàm dưới mọc lệch.
Tổng chi phí dao động cho một ca nhổ răng khôn hàm dưới là 1 000 000 – 2 500 000. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân phải nhổ từ 2 – 4 răng cùng lúc, do đó chi phí cũng sẽ cao hơn, hay sử dụng phương pháp hiện đại (máy siêu âm) thì chi phí cũng cao hơn phương pháp nhổ răng truyền thống.
3. Một số biện pháp để giảm đau tối đa trong và sau quá trình nhổ răng khôn hàm dưới
Cảm giác đau đớn sẽ không xuất hiện ngay trong quá trình bác sĩ nhổ răng khôn vì lúc này bạn đã được tiêm thuốc tê. Thế nhưng, sau khi hết tác dụng của thuốc tê, tại vị trí bạn vừa nhổ răng sẽ xuất hiện những cơn đau nhức. Do đó, hãy lưu ý một số biện pháp giảm đau sau khi nhổ răng
Thường xuyên theo dõi vết mổ
Biện pháp này giúp bạn kịp thời phát hiện những biến chứng và đưa ra hướng xử lý kịp thời với mọi tình huống. Khi thấy xuất hiện một số dấu hiệu bất thường như sưng nướu, vị trí nhổ răng có mủ, đau đớn, sốt cao thì cần thông báo ngay với bác sĩ.
Các biến chứng tại nơi nhổ răng có thể xảy ra, nguy cơ nhiễm trùng cũng tăng lên nếu dùng vật cứng hay tay tác động vào vị trí nhổ răng, Ngoài ra, việc hồi phục các vết thương cũng chậm hơn.
Việc ăn uống cần chú ý hơn
Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý không chỉ khiến cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp vết thương của bạn mau lành hơn, hạn chế gặp các vấn đề về răng miệng.
Nên lựa chọn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, dễ nhai, dễ nuốt. Một số loại thực phẩm được khuyên dùng như súp, cháo, rau xanh bởi chất khoáng có trong rau xanh giúp việc phục hồi răng được tốt hơn.
Hạn chế sử dụng một số chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá bởi những thực phẩm này là cơ hội cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn, nguy cơ nhiễm trùng vết mổ sẽ tăng lên.
4. Một số lưu ý khi nhổ răng khôn hàm dưới để tránh nguy hiểm
Để hạn chế những biến chứng trong quá trình nhổ răng khôn hàm dưới, cần phải xem xét một số yếu tố sau
Với những bệnh nhân lớn tuổi hay có tiền sử mắc các bệnh về máu, bệnh tim, bệnh cao huyết áp
Trước khi quyết định nhổ răng thì cần được thăm khám kỹ lưỡng bởi các nha khoa có tay nghề cao. Nếu quyết định nhổ răng thì trong và sau quá trình nhổ răng, cần được theo dõi chặt chẽ để tránh các biến chứng xảy ra ở đối tượng này.
Lựa chọn nha khoa uy tín, đảm bảo chất lượng khi nhổ răng khôn hàm dưới.
Đây là một việc vô cùng quan trọng bởi kỹ thuật và chuyên môn của bác sĩ ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định nhổ răng và độ an toàn khi nhổ. Khi đến với nha khoa Thúy Đức, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi vấn đề này. Bởi nha khoa có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến. Bạn sẽ được thăm khám và tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ Phạm Hồng Đức – bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa vàlà Bác sĩ duy nhất tại miền Bắc đạt chứng chỉ AAO – Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ.
Trước khi nhổ răng, cần chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý
Một số bạn có cảm giác lo lắng, sợ hãi quá mức sẽ gây ảnh hưởng xấu trong suốt quá trình nhổ răng. Đặc biệt, khi bạn mắc bệnh huyết áp cao hay tim mạch thì sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Thực hiện nghiêm túc những chỉ định, lời căn dặn của bác sĩ sau khi nhổ răng.
Việc này sẽ giúp vết thương mau hồi phục, rút ngắn thời gian bình phục. Một số lời khuyên của bác sĩ như về chế độ ăn uống, cách giảm đau, vệ sinh răng miệng đúng cách,…