Nuôi Rùa Bị Chết Có Sao Không / Top 19 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Thanhlongicc.edu.vn

Cách Nuôi Rùa Nước Trong Nhà Khoẻ Mạnh Sống Lâu Không Bị Chết

Rùa nước cảnh là loài vật khá dễ thương, mang đến cho người nuôi nhiều trải nghiệm khác lạ so với chó mèo. Tuy nhiên, để nuôi rùa nước khoẻ mạnh, sống lâu thì không phải ai cũng có biết. Rất nhiều bạn đã gửi email về nuôi thú để hỏi cách nuôi rùa nước bởi các bạn cứ nuôi là rùa bị chết. Bài viết sau đây xin hướng dẫn bạn đọc cách nuôi rùa nước trong nhà chuẩn nhất, từ môi trường sống đến cách chăm sóc. Điều này chắc chắn sẽ giúp các bạn chăm sóc tốt hơn cho chú rùa của mình.

Cách nuôi rùa nước trong nhà

Thức ăn cho rùa nước

Cách chăm sóc, phòng bệnh cho rùa

Một số sai lầm thường mắc của người mới nuôi rùa

Cách nuôi rùa nước trong nhà

Cách nuôi rùa nước trong nhà có nhiều vấn đề phức tạp hơn rùa cạn vì bạn phải xây dựng hoặc tạo chỗ ở phù hợp cho chúng. Bạn có thể sử dụng một chiếc bể thuỷ tinh với kích thước phù hợp với bé rùa nước của mình, bổ sung một vài tiểu cảnh cho sinh động tư sỏi, rong rêu,… Thường thì với rùa nước các bạn phải cần một chiếc bể tối thiểu có kích thước chiều dài tối thiểu bằng 4 đến 5 lần cơ thể chúng và chiều rộng khoảng 2 đến 3 lần. Như thế chúng mới có thể thoải mái di chuyển bơi lội trong chiếc bể này.

Nếu nuôi ngoài sân vườn thì bạn có thể xây một bể xi măng, thêm một vài tiểu cảnh non bộ để rùa nước có thêm không gian tắm năng, sinh hoạt. Các tiểu cảnh này nên lựa chọn sao cho giống với tự nhiên nhất sẽ khiến rùa thích thú hơn. Ngoài ra các bạn cũng cần phải chú ý đến ánh nắng mặng trời, mực nước và đặc biệt là rào chắn xung quanh để tránh rùa đi mất.

Về nguồn nước cho môi trường sống của rùa thì các bạn cần một nguồn nước sạch, không chứa clo. Nếu sử dụng nước máy thì các bạn cần phải sử dụng máy lọc, lọc qua nhiều lần để khử hết clo trong nước. Một số bạn thường dính vào lỗi khử clo không kỹ dẫn đến việc rùa không chịu được và bị chết rất nhiều.

Bể kính hay bể xi măng bạn cũng phải vệ sinh vài lần mỗi tuần để đảm bảo môi trường sống trong sạch và sức khoẻ của rùa luôn đảm bảo. Nếu không lưu ý vệ sinh bể, các loại vi khuẩn rất dễ xâm nhập môi trường sống của rùa và có thể gây ra hậu quả không mong muốn.

Thức ăn cho rùa nước

Rùa nước là loài ăn tạp nênthức ăn cho rùa nước cảnh không đòi hỏi quá cầu kỳ, chỉ cần mua các loại cá nhỏ, tôm tép và rau là được. Tuy nhiên, rùa cũng rất thích ăn các loại hạt như đậu hà lan, đậu bi vì chúng không có răng. Bên cạnh đó, rùa cũng rất thích ăn chuối hoặc dâu tây và bạn có thể bổ sung thêm khoáng chất cho chú rùa cảnh của mình với các sản phẩm có bán sẵn trên thị trường.

Về thành phần thức ăn cho rùa thì các bạn nên cho rùa ăn 1 nửa là rau xanh, trái cây, củ quả còn lại 25% thì bạn cho chúng ăn thêm tôm tép, cá, côn trùng và 25% còn lại thì cho chúng ăn thêm thức ăn có sẵn dành cho rùa.

Ngoài ra thì các bạn cũng cần lưu ý một số thức ăn cho rùa không được ăn đó là thức ăn cho chó mèo, thức ăn có gia vị dành cho người, rau diếp cá, và đặc biệt là cơm… Nhiều bạn không biết thường cho rùa ăn cơm rất không tốt cho rùa. Khi cho ăn thì các bạn cũng nên cắt nhỏ thức ăn để rùa có thể dễ dàng ăn và tiêu hóa được chúng.

Cách chăm sóc, phòng bệnh cho rùa

Một điều nữa bạn cần quan tâm trong cách nuôi rùa nước trong nhà đó chăm sóc và phòng bệnh cho chúng. Rùa nước thường bị cảm với nhiều triệu chứng nh chảy nước mắt, mũi và khó thở. Chính vì thế, cần lưu ý tới nhiệt độ của nước và vệ sinh thường xuyên.

Nếu rùa bị bệnh cần theo dõi sát sao, tìm hiểu và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Tuy chưa có bác sĩ riêng cho rùa nhưng bạn vẫn có thể mang bé tới bác sĩ thú y để khám bệnh. Nếu bạn chăm chút và nuôi rùa đúng cách thì chúng có thể sống rất lâu.

Một số sai lầm thường mắc của người mới nuôi rùa

Sử dụng nước sạch trực tiếp (còn clo) để nuôi rùa khiến rùa bị chết. Khắc phục bằng cách sử dụng máy lọc để lọc sạch clo trong nước, phơi nước ra nắng để khử clo.

Thay nước liên tục khiến rùa không kịp thích nghi với môi trường sống. Thay nước cho rùa 2 ngày 1 lần và mỗi lần thay nên thay 20% đến 50% lượng nước trong bể. Nếu bể có hệ thống lọc thì 1 tuần các bạn thay nước 1 lần hoặc khi nào thấy bể bẩn thì thay. Thường thì nước bẩn rùa sẽ ít ăn hơn nên nếu bạn thấy rùa ít ăn thì lúc này lên thay nước cho rùa.

Không biết cho rùa ăn bao nhiêu là đủ. Cái này thì 2 ngày các bạn cho rùa ăn 1 lần và mỗi lần cho ăn 20 phút. Mỗi loài rùa có một tập tính khác nhau nên các bạn nên hỏi rõ người bán thì tốt hơn.

Nước trong bể thấp không đủ để ngập mai rùa hoặc quá sâu khiến rùa không thích nghi được.

Không nên nuôi rùa trong môi trường điều hòa vì nhiệt độ thay đổi đột ngột sẽ khiến rùa không kịp thích nghi với nhiệt độ.

Để rùa sống trong thời gian dài không có ánh nắng mặt trời, nếu nuôi trong nhà thì cần lắp đèn UVB cho rùa hoặc mang rùa ra tắm nắng mặt trời mỗi tuần tầm 7h. Nếu thiếu ánh nắng mặt trời rùa bị suy dinh dưỡng, cơ thể mềm, mai mềm…

<!-

Có Nên Nuôi Rùa Trong Nhà Không? Nuôi Rùa Trong Nhà Có Tốt Không?

Chọn loại thú cưng nào để nuôi vừa theo sở thích vừa mang lại tài lộc cho gia chủ là quan niệm của khá nhiều người. Hiện nay, nhiều người băn khoăn có nên nuôi rùa trong nhà không. Rùa là một trong những loài vật linh thiêng nên hoàn toàn thích hợp để nuôi rùa trong nhà, mang đến tài lộc, vinh hoa phú quý cho gia chủ.

Lợi ích của việc nuôi rùa trong nhà

Rùa là một loài động vật có tuổi thọ rất cao, ngang với con người. Trên thế giới ghi nhận có con sống đến hơn 100 tuổi. Do vậy, quan niệm phong thủy khi nuôi rùa sẽ làm tăng tuổi thọ cho con người, có người còn cho rằng rùa còn có khả năng trấn trạch, mang tới bình an cho gia chủ và mọi thành viên trong gia đình.

Hơn nữa, nếu gia đình nào đột nhiên có rùa bò vào nhà thì càng có nhiều may mắn, nhiều điều tốt lành sẽ đến. Trong nền văn hóa Việt Nam thì rùa là một trong những vật tứ linh vô cùng may mắn. Tứ linh bao gồm long, ly, quy phượng biểu tượng cho đất trời. Nơi có có một trong tứ linh xuất hiện thì nơi đó có phong thủy tốt, hưng thịnh và phát triển.

Rùa rất dễ nuôi

Lựa chọn nuôi rùa trong nhà có rất nhiều loại như rùa cạn và rùa nước. Mỗi loại lại đa dạng giống khác nhau nên không khó nuôi. Với rùa cạn, bạn hoàn toàn có thể để nó tự do đi lại trong nhà, chui rúc hít thở không khí tự nhiên vì nó không cần ăn uống hay chăm sóc gì nhiều. Với rùa nước thì cần tạo bể cá cảnh, thiết kế môi trường tự nhiên cho chúng sống.

Tuy nhiên, bể cá cảnh nuôi rùa nước thì nên chọn nơi phong thủy để đặt bể để đón tài lộc cho gia đình. Nuôi rùa nước cần cho chúng ăn khoảng 2 ngày một lần và dọn bể nước thường xuyên vì chúng thường thải chất thải ra ngoài, khá bẩn dễ làm chúng bị bệnh.

Rùa là động vật rất dễ nuôi, có nhiều may mắn và ý nghĩa phong thủy. Chính vì vậy, lấy rùa làm thú cưng vừa dễ chăm sóc lại không mất nhiều thời gian là lựa chọn của nhiều người.

Mệnh Kim Có Nên Nuôi Rùa Không?

Cập nhật vào 07/01

Rùa là một trong tứ linh thần thú, mang lại nhiều may mắn, tài lộc nhưng không phải ai cũng hợp nuôi loài vật này. Những người mệnh Kim có nên nuôi rùa hay không? 1. Khái quát về người mệnh Kim

Người mệnh Kim là những người sinh vào các năm:

Tuổi Nhâm Thân sinh năm 1932, 1992

Tuổi Ất Mùi sinh năm 1955

Tuổi Giáp Tý sinh năm 1984, 1924

Tuổi Quý Dậu sinh năm 1933, 1993

Tuổi Nhâm Dần sinh năm 1962

Tuổi Ất Sửu sinh năm 1985, 1925

Tuổi Canh Thìn sinh năm 1940, 2000

Tuổi Quý Mão sinh năm 1963

Tuổi Tân Tỵ sinh năm 1941

Tuổi Canh Tuất sinh năm 1970

Tuổi Giáp Ngọ sinh năm 1954

Tuổi Tân Hợi sinh năm 1971

Tính cách người mệnh Kim:

Người mệnh Kim vốn giỏi việc sắp xếp, có đầu óc tổ chức, có khả năng thích nghi nhanh với thay đổi, thích được kiểm soát. Người mệnh này có ý chí quyết đoán, kiên định, luôn có thái độ tập trung vào mục tiêu của mình. Họ trọng nghĩa khinh tài, quảng giao, biết kiềm chế bản thân, nhìn xa trông rộng, thích sự ổn định.

Điểm yếu là tâm trạng bất an hay cáu kỉnh, khó hòa hợp; cố chấp, bướng bỉnh, thiếu linh hoạt, hay toan tính, so bì, tự xem mình là trung tâm.

Người mệnh Kim tư tưởng tính cách khoáng đạt, tầm nhìn xa, có tố chất lãnh đạo. Những người thuộc mệnh này có tư duy về chính trị, nếu chú trọng tu đức sẽ mang lại hạnh phúc cho mọi người, nhờ đó con đường công danh cũng sẽ bằng phẳng. Tuy nhiên, nếu là kẻ dối trá, tham hư danh, kiêu căng, tự phụ thì con đường công danh thực sự tăm tối. Vì vậy, vận mệnh người mệnh Kim còn phụ thuộc vào khả năng họ tiết chế con người bản năng trong họ rất nhiều.

2. Người mệnh Kim có nên nuôi rùa không?

Câu trả lời là không vì theo âm dương ngũ hành, Quy (rùa) thuộc hành Hỏa. Theo quan niệm Ngũ hành tương sinh tương khắc, Hỏa khắc Kim, do đó, những gia chủ mệnh Kim không nên nuôi rùa trong nhà.

Người mệnh Kim nuôi rùa sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến vận khí của gia chủ, khiến cho công việc và cuộc sống gặp nhiều điềm xui, không thuận lợi, như ý.

Thay vào đó, người mệnh Kim nên nuôi chó, mèo hoặc chim sẽ mang đến nhiều may mắn nhất do chó thuộc hành Thổ, mèo thuộc hành Mộc và chim thuộc hành Kim.

Trong trường hợp bạn đặc biệt thích nuôi rùa trong nhà thì hãy lưu ý một số điều sau đây để việc nuôi rùa không gây ảnh hưởng xấu đến vượng khí:

Không nên nuôi quá nhiều rùa

Nếu như bạn không phải là nhà gây giống rùa hoặc kinh doanh rùa thì bạn không nên nuôi quá nhiều rùa. Cuộc sống hiện nay có tiết tấu nhanh, công việc bận rộn, giá cả đắt đỏ và diện tích nhà chật khiến rất khó có đủ khả năng chăm sóc tốt cho quá nhiều vật cưng. Hơn nữa trong nhà cũng không có quá nhiều không gian để sắp đặt các loại bể, bình nuôi rùa.

Bên cạnh đó chuyện công việc và gia đình đã quá đủ bận rộn, bạn không nên gia tăng sự mệt mỏi do nuôi quá nhiều rùa, điều này sẽ dẫn đến việc không thể chăm sóc thật tốt những chú rùa được nuôi, dẫn đến muốn được vượng khí mà hiệu quả lại không tốt lắm.

Chăm sóc rùa đúng cách

Bạn cần hiểu rõ loài rùa mình đang nuôi để chăm sóc chúng tốt nhất.

Thức ăn của rùa khá đa dạng tùy theo từng loại rùa. Rùa nước là động vật ăn thịt, trong khi rùa cạn chủ yếu là loài ăn cỏ. Rùa nước thích ăn sâu bột, sâu gạo, ốc sên, giòi và nhiều loại côn trùng khác. Rùa cạn thích hoa quả và rau, bao gồm rau lá xanh đậm như cải xoăn và củ cải, ngô và dưa hấu.

Môi trường sống của rùa cạn và rùa nước đều cần ánh sáng và cung cấp đủ nước để chúng có thể sống lâu.

Bạn cũng cần lưu ý khi nuôi rùa núi vàng sinh sản, rùa tai đỏ cảnh vào mùa đông,… chứng bệnh phổ biến ở rùa là cảm lạnh với các triệu chứng như khó thở, chảy nước mắt, mũi. Vậy nên bạn hãy tạo cho chúng môi trường sống ấm áp và lau rửa mắt, mũi thường xuyên. Nuôi rùa trong bể cá cảnh cũng cần được vệ sinh bể định kỳ mỗi tháng. Đây cũng là cách nuôi rùa con, rùa kiểng nước ngọt… không bị hôi, bẩn.

Cách xử lý khi rùa chết

Nhiều người băn khoăn không biết rùa chết có mang lại xui xẻo không. Bạn không cần quá lo lắng, nếu rùa đang nuôi không may bị chết thì nó mang ý nghĩa rằng rùa đã thay gia đình chủ nhân gánh nạn. Lúc này, theo các chuyên gia, cách xử lý tốt nhất sau khi rùa chết đi là bạn nên chôn cất rùa cẩn thận, không bao giờ được phép ăn thịt.

Vị trí nuôi rùa

Thông thường, rùa hợp nhất với hướng Bắc. Tuy nhiên, với các gia chủ mệnh Kim không hợp nuôi rùa, bạn có thể đặt bể hoặc chậu nuôi ở hướng Nam để đón ánh mặt trời hay những vị trí có đủ ánh sáng như ban công, cửa sổ,…

Đặc biệt, bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy phong thủy để tìm cách hóa giải vận xui nếu bạn vẫn muốn tiếp tục nuôi rùa. Cách hóa giải dễ nhất là sử dụng cách bài trí và các vật hóa giải phong thủy để làm dịu bớt sự mâu thuẫn giữa hai bản mệnh. Sau khi đã có được phương pháp hóa giải, bạn có thể nhờ đến dịch vụ thi công thiết kế nội thất để được tư vấn và hiện thực hóa vào ngôi nhà của mình.

Góc chia sẻ: Nếu bạn đang có ý định mua nấm lim xanh nhưng chưa biết nên mua ở đâu, bạn có thể tham khảo ngay:

Nuôi Rùa Phong Thủy Trong Nhà Có Tốt Không?

Ý nghĩa của việc nuôi rùa phong thuỷ trong nhà

Rùa là con vật có tuổi thọ cao. Chính vì thế nên người ta tin rằng nếu nuôi rùa ở trong nhà sẽ làm tăng tuổi thọ cho những thành viên trong gia đình .

Con người còn quan niệm rằng nuôi rùa trong nhà, trong căn hộ hay biệt thự là cách để trấn trạch, mang tới bình an cho gia chủ và mọi thành viên trong gia đình.

Nuôi rùa hợp với tuổi nào

Như trên đã kiến giải, nuôi rùa trong nhà đã là rất tốt rồi. Tuy nhiên với một số tuổi nếu nuôi rùa sẽ làm thăng tiến vận mệnh công danh. Theo các nhà nghiên cứu về phong thủy. Tuổi Thìn, Tỵ, Dậu, Dần là những tuổi tương đồng trong tứ linh kết hợp nuôi rùa sẽ hỗ trợ tốt hơn. Như hổ thêm cánh như rồng thêm vây vậy.

Những người nuôi rùa chính là dưỡng hỏa. Những người đang trong vận khí yếu, âm thịnh dương suy nuôi rùa cũng sẽ giúp tăng cường vận khí. Xua đuổi tà ma, bệnh tật, ngăn ngừa kẻ xấu ám hại. Có thể hình dung nôm na, thời nguyên thủy con người sống trong rừng, thường đốt lửa để sưởi ấm. Và xua đuổi thú dữ và nỗi sợ ma quỷ.

Người mệnh Kim thì không nên nuôi rùa, về cơ bản Hỏa Khắc Kim nên nuôi rùa cũng có ảnh hưởng nhất định đến vận khí của gia chủ.

Nuôi rùa có những ích lợi như thế nào ?

Về sức khỏe

Loài rùa đại diện cho tuổi thọ. Hầu hết loài rùa tưởng chừng như ì ạch, chậm chạp nhưng lại hay thắng các cuộc đua. Nhờ đức tính kiên trì bền bỉ, rùa sẽ tăng thêm sức lực cho bạn trong suốt quãng đường đời.

Mang tới may mắn

Những con rùa cũng quan trọng trong phong thủy vì nó mang trên mình bản đồ tử vi. Nhìn vào mai rùa, bạn có thể thấy những hình lục giác trông giống như những ô bát quái. Theo một số truyền thuyết thì những con rùa thần thoại bò lên từ lòng sông mang những bí mật của bát quái, nguồn gốc của phong thủy.

Đem lại tiền tài

Mệnh Mộc của góc Đông Nam thích ứng với năng lượng Thủy của rùa. Đặt một bức tượng hay tranh rùa ở phía Đông Nam là mẹo phong thủy để gia tăng thu nhập. Tốt hơn, nuôi một con rùa ở góc Đông Nam không chỉ bảo vệ sự an toàn mà còn gia tăng các khoản đầu tư của bạn.

Giúp có một giấc ngủ tốt

Đặt một con rùa nhỏ dưới gầm giường của bạn để giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm. Chúng sẽ bảo vệ bạn suốt trong giấc ngủ cũng như thu hút thêm các năng lượng tốt trong vũ trụ để tái tạo lại các phần năng lượng bị mất trong ngày.

Gia tăng cơ hội tài chính

Rùa trong văn phòng sẽ tăng cường và hỗ trợ bạn về sự nghiệp – không phải là vấn đề tăng chức mà giúp kiếm được nhiều tiền hơn. Đặt một đồng xu Trung Quốc trong miệng của rùa đại diện cho tiền bạc sắp đến.

Hướng dẫn nuôi rùa phong thủy đúng cách

Khi muốn sức khỏe của rùa thì người ta nhìn vào mai rùa bạn có thể nhìn thấy có 24 cách đặc trưng cho 24 sơn. Trong đó con người có 10 cách để xem đó là đại diện của 10 thiên can. Chính vì thế rùa mang nhiều ý nghĩa với con người, phong thủy nuôi rùa trong nhà sẽ rất tốt cho gia đình.

Nguyen Tam chúng tôi

Chăm Sóc Và Nuôi Rùa Sao Ấn Độ Chi Tiết Nhất

Rùa Sao Ấn Độ là loài bò sát nhỏ thuộc họ rùa. Được tìm thấy từ vùng Ấn Độ, Sri Lanka và Pakistan. Loài rùa này rất phổ biến đối với người mới bắt đầu nuôi rùa cảnh.

Rùa Sao Ấn Độ là một loài vật đơn độc. Dù nó cũng có thể sẽ xuất hiện với các con khác trong cùng khu vực nhưng nó thường thích một mình.

Đây là một trong số những loài rùa không có thói quen ngủ đông. Nhưng chúng sẽ giảm đáng kể các hoạt động khi trời quá nóng hoặc quá lạnh.

Chúng chủ yếu sống trong các khu rừng khô cằn, bụi rậm và đồng cỏ.

Trong tự nhiên, chúng dễ bị rắn và các loài chim săn mồi tấn công.

Rùa được chăm sóc cẩn thận ở điều kiện nuôi nhốt tốt có thể có tuổi thọ lên đến 80 năm. Chắc hẳn sẽ sống lâu hơn so với những loài rùa hoang dã chỉ khoảng trên dưới 30 năm. Trong môi trường tự nhiên chúng sẽ dễ săn mồi, hạn hán và đỉnh điểm có thể là cháy rừng.

Một con rùa trưởng thành khỏe mạnh có thể đạt kích thước từ 20 – 30 cm. Và nặng đến 2.2 kg. Con đực thường ngắn hơn con cái nhưng đuôi dài hơn. Tuy nhiên đuôi con cái ngắn nhưng lại dày hơn con đực.

Phần lớn Rùa Sao Ấn Độ khá hiền và nhút nhát. Nhưng chúng không thích bị cầm nắm, rửa ráy. Điều đó có thể sẽ gây stress ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của chúng. Chúng có thể nổi cáu và cắn. Chính vì vậy không nên nuôi nếu như trong nhà có trẻ nhỏ nghịch ngợm.

Hành vi tổng quan:

Rùa Sao Ấn Độ hoạt động chủ yếu vào buổi sáng hoặc cuối buổi chiều.

Lột da:

Bất cứ loài rùa nào cũng sẽ lột da trong thời kỳ đang phát triển. Phần da tập trung chủ yếu ở những khu vực như mặt, cổ và các chi. Bạn cần chú ý ngâm rùa trong nước ấm và tắm bằng sữa tắm cho bò sát. Sử dụng bàn chải đánh răng để chà nhẹ loại bỏ các lớp da chết.

Sinh sản:

Khi bắt đầu có gió mùa thì cũng là mùa giao phối của loài này. Con đực đạt độ chín muồi về tình dục ở khoảng 6 – 8 tuổi, con cái khoảng 8 – 12 tuổi. Con cái thường đẻ từ 7 đến 10 trừng. Trứng nở sau 47 đến 257 ngày tùy từng nhiệt độ.

Vấn đề ăn uống:

Loài rùa này rất nhút nhát khi bạn tiến đến. Bạn có thể làm quen với chúng khi cho ăn. Khi chúng quen dần với bạn thì khá hào hứng xuất hiện khi bạn cho ăn. Nếu như có dấu hiệu biếng ăn thì có thể sẽ báo trước nguy cơ bệnh. Tiêu biểu trong đó có nhiễm trùng đường hô hấp. Chúng bỏ ăn, mắt lờ đờ và miệng chảy dãi.

Dấu hiệu bệnh:

Bên cạnh ô nhiễm đường hô hấp thì một vấn đề nữa rất cần được quan tâm. Đó chính là bệnh xương chuyển hóa. Nếu như không được cung cấp canxi và viatmin D thích hợp. Vỏ của chúng sẽ không phát triển, thậm chí có những vết bong tróc. Với rùa càng già càng có thể khó đi lại, dễ gãy xương do xương yếu.

Có thể nuôi Rùa Sao Ấn Độ trong bể vĩnh viễn từ bé đến khi trưởng thành. Một bể dài gần 1m và rộng hơn nửa m là đủ chứa một con rùa trưởng thành. Cần có một khu vực nước sâu đủ để ngập đầu rùa.

Bên cạnh đó, bể càng rộng càng dễ phân chia không gian. Khu vực nước, khu vực phơi nắng với những phiến đá. Lắp ở đó đèn UVA/ UVB và một đèn sưởi (lên đến 35 độ). Khu vực khác chính là đất, đất xơ dừa hoặc đất rêu. Đủ mềm và sâu (khoảng 15 cm) để rùa đào tổ trong mùa sinh sản.

Nhiệt độ trung bình trung bình trong phòng là từ 26 – 32 độ C. Rùa có thể chịu được nhiệt độ đột ngột thấp tới 5 độ. Nhưng nếu ngoài trời nhiệt độ luôn không quá 21 độ thì nên thường xuyên bật hệ thống sưởi.

Rùa Sao Ấn Độ là loài chủ yếu thích gặm cỏ và các thực vật. Chế độ ăn giàu chất xơ và canxi. Thực đơn bao gồm cỏ, rau xanh, trái cây và một số loại đồ ăn bán cho rùa. Trong bể có thể để những thảm thực vật tươi tự nhiên cho rùa ăn bất cứ lúc nào. Bạn nên rải một lớp bột canxi lên rau xanh và thực vật.

Giá Rùa Sao Ấn Độ khá cao, thường từ tầm 2 triệu, hoặc có thể lên đến 7 triệu. Bạn cần quan sát tình trạng sức khỏe của rùa trong thời gian đầu nuôi nhốt. Chi phí khám bệnh định kỳ cũng như thực hiện tiểu phẫu thường vào khoảng từ 90.000 – 500.000 VNĐ.

Tốt nhất nên nuôi rùa trong một bể rộng giá từ 800.0000 – 1.000.000. Kèm theo đó lắp đèn sưởi để tạo một điểm nóng cho rùa phơi nắng. Đèn sưởi có già từ 150.000 VNĐ tùy từng loại. Đèn UV là cần thiết và phải thay định kỳ 6 tháng 1 lần, với giá từ 80.000 VNĐ cho loại đèn dành cho bò sát.