Ở Bình Dương Có Được Về Quê Ăn Tết Không / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Bình Dương Khuyên Công Nhân Xa Nhà Ở Lại, Không Về Quê Đón Tết

(CAO) Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương tuyên truyền, vận động công nhân quê những vùng có dịch nên ở lại Bình Dương ăn Tết, đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh, an toàn sức khỏe người dân và cộng đồng.

Ngày 2/2, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cho biết, do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, đã quyết định dừng tổ chức chương trình chuyến xe xuân nghĩa tình, Tết sum vầy cho người lao động (những chuyến xe đưa công nhân làm việc tại Bình Dương về quê ăn Tết).

Các tổ chức công đoàn sẽ tập trung vào các biện pháp phòng dịch và triển khai nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho công nhân lao động ở lại.

Ông Nguyễn Lộc Hà – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, những ngày qua tỉnh liên tục tổ chức họp khẩn để bàn giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương đã tuyên truyền, vận động công nhân lao động quê những vùng có dịch nên ở lại Bình Dương ăn Tết, đảm bảo công tác phòng chống, đảm bảo an toàn sức khỏe người dân và cộng đồng.

Để công tác phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, Liên đoàn Lao động tỉnh thông báo đến các cấp công đoàn về việc dừng tổ chức các chuyến xe nghĩa tình đưa khoảng 4.000 công nhân lao động về quê đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Những trường hợp đã được tặng vé sẽ được hỗ trợ 500.000 đồng/người. Đối với kinh phí di chuyển của người thân đi cùng nếu đã thu sẽ hoàn trả đủ.

Bà Nguyễn Kim Loan – Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cho biết, đơn vị này quyết định dừng tổ chức chương trình Tết sum vầy cho hơn 2.000 công nhân lao động và ra công văn chỉ đạo công đoàn các cấp phối hợp với địa phương và doanh nghiệp triển khai tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 ở nhà máy.

Bên cạnh đó, công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động có hình thức hỗ trợ, chăm lo kịp thời cho công nhân, người lao động. Ngoài ra, tỉnh đã đề nghị tổ chức công đoàn phối hợp với doanh nghiệp, chủ nhà trọ và địa phương để tổ chức hỗ trợ giá tiền, nhu yếu phẩm, thiết bị y tế phòng hộ cho công nhân lao động có quê đang xảy ra dịch bệnh, ở lại Bình Dương ăn Tết. Trường hợp khó khăn, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ tính biện pháp trích ngân sách hỗ trợ thêm.

Hiện nhiều côgn ty ở Bình Dương đã kêu gọi công nhân với tinh thần chung không di chuyển nhiều nơi trong những ngày nghỉ Tết, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. Các công nhân ở miền Bắc và miền Trung nếu đã mua vé và quyết định ở lại Bình Dương ăn Tết, công ty hỗ trợ 350.000 đồng và công đoàn hỗ trợ 150.000 đồng cho mỗi công nhân để bù đắp một phần chi phí. Công nhân nộp vé tàu, xe, máy bay để công ty lên danh sách chi trả.

Có Nên Về Quê Ăn Tết?

Chị Bùi Thị Quyên quê Thành phố Nam Định, quê chồng tại Thái Bình. Hai vợ chồng chị Quyên làm tại chúng tôi và 5 năm nay chưa ra Bắc ăn Tết. Năm nay, mẹ chị Quyên bị ốm nên chị và chồng quyết định ra Bắc ăn Tết với gia đình. Hiện chị Quyên đã đặt vé máy bay cho cả gia đình (hết 27 triệu đồng), chuẩn bị 25 âm lịch bay ra Bắc.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh như hiện tại khiến nhiều ngày nay vợ chồng chị Quyên lòng như lửa đốt. Chị Quyên cho biết cứ nghĩ không về thì lại tiếc tiền vé, trẻ con háo hức được về Bắc ăn Tết còn về thì đủ nỗi lo sợ. Lúc nào vợ chồng chị Quyên cũng suy nghĩ không biết phải làm thế nào.

Anh Đào Quốc Tuấn (trú tại thành phố Vũng Tàu) cũng mua vé cho vợ con về quê ăn Tết từ 24 tháng Chạp. Nhưng hiện tại, vợ chồng anh đã quyết định không về. Dù vé đã đặt không thể đổi vé, hoàn vé nhưng anh Tuấn lo cho vợ con lây nhiễm bệnh trên đường đi. Nhiều bạn của anh Tuấn về quê bằng xe cá nhân, nhưng gia đình anh Tuấn có 2 bé song sinh mới 22 tháng nên không thể đi xe cá nhân từ Vũng Tàu về Nghệ An.

Cùng hoàn cảnh với chị Quyên, anh Nguyễn Văn Định làm thợ điện nước tại Hạ Long, Quảng Ninh. Khi dịch xảy ra, anh Định và các anh em vẫn đi làm nên không thể về quê kịp. Theo kế hoạch, anh Định và vợ con sẽ về vào 18 tháng Chạp nhưng đến nay thì vợ chồng anh chỉ nằm lại ở phòng trọ chờ đợi có cơ hội về quê ăn Tết.

Anh Định cho biết cuộc sống ở Quảng Ninh hiện tại vẫn ổn. Anh chỉ mong đến khoảng 28 âm sẽ ổn định và có thể về quê ăn Tết. Cứ nghĩ phải xa quê, vợ anh lại mới sinh con và chỉ nằm chờ trong phòng trọ một ngày anh thấy dài vô tận. Nhưng đi lại cũng lo sợ bệnh tật nhất là chủng bệnh này lại dễ lây nhiễm hơn.

Bác sĩ Nguyễn Trần Nam – Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết việc về quê như thế nào để an toàn phòng chống dịch mà vẫn đón Tết vui vẻ, ý nghĩa cũng là suy nghĩ của nhiều người hiện nay.

Hiện tại Bộ Y tế đã công bố hai ổ dịch cần theo dõi thông tin trên báo đài, trên web, các thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật để đưa ra lộ trình phù hợp với gia đình.

Việc lên kế hoạch đi du lịch hiện nay, bác sĩ Nguyễn Trần Nam cho rằng du lịch hay đi về quê người dân cũng cần đảm bảo công tác phòng chống dịch.

Ngày Tết, những chiếc xe khách chật kín người rất nguy hiểm. Ví dụ có những xe 29 chỗ mà nhà xe xếp khách gấp đôi số người. Điều này càng khiến nguy cơ lây bệnh tăng thêm. Việc đi lại bằng máy bay an toàn hơn nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm.

Ngoài ra, hiện bệnh đang ở quanh ta xong ngoài bến xe, nơi công cộng nhiều người có đeo khẩu trang nhưng đeo sai cách. Tất cả những điều trên bác sĩ Nam cho rằng nếu thực sự cần phải về quê ăn Tết hay phải đi xa thì mọi người hết sức cân nhắc.

Nếu trên đường về quê, trên đường đi du lịch không may mắc bệnh hoặc trên chuyến xe có ca bệnh thì cả gia đình cũng đều không thể vui vẻ ăn Tết như kế hoạch, vì vậy bác sĩ Nam nhấn mạnh cần suy nghĩ rất kỹ.

Đặc biệt, đối với trẻ em nguy cơ mắc không thua kém người lớn, tuy diễn tiến nặng ít hơn người lớn nhưng trẻ em cũng có thể có nguy cơ mang virus lâu hơn, mang mầm bệnh nhiều hơn nên tốc độ lây sẽ nhanh hơn. Vì thế, với những trường hợp trẻ em cần về quê, đi chơi thì nên bảo vệ trẻ nhỏ một cách tuyệt đối an toàn.

Trẻ dưới 2 tuổi thường khó mang khẩu trang do trẻ bị ngộp thì tốt nhất hạn chế cho trẻ ra khỏi nhà.

Khi về quê, đi chơi du lịch cũng cần chú ý tới các bệnh về tiêu hóa. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng rất quan trọng song song với phòng chống Covid-19.

TS BS Nguyễn Trần Nam – Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết mặc dù Tết năm trước có Covid-19 nhưng chưa bung ra và không cần lo lắng quá nhưng năm nay Tết người Việt đối đầu với Covid-19 nên tâm lý của mọi người rất căng thẳng.

Nếu trường hợp có thể huỷ chuyển đi về quê ăn Tết, du lịch thì nên huỷ. Còn trường hợp sắp xếp đi được có thể đi các phương tiện cá nhân, phương tiện công cộng ít người. Cố gắng không đi xe khách quá số người quy định, khách bị dồn ép như vậy nguy cơ lây nhiễm bệnh cao hơn.

TS Nam đưa ra lời khuyên cho các gia đình nếu đi về quê cần nhớ:

Cần chuẩn bị thuốc men, có thể cho đi khám sàng lọc trước để chuẩn bị thuốc cho con tốt hơn.

Những đồ đạc, thuốc men có thể mang theo đó là thuốc hạ sốt. Đây là thuốc luôn cần bỏ vào túi. Vì thế thuốc hạ sốt không cần toa nhưng cần dùng đúng liều 10 đến 15 mg/ kg cân nặng. Người lớn có thể dùng viêm 500mg để giảm sốt, đau đầu.

Nước uống bù điện giải cũng cần mang theo để tránh trường hợp trẻ đau bụng, mất nước. Mang nước bù điện giải cần pha đủ liều lượng.

Với gia đình ở miền Nam ra Bắc cần giữ ấm cho trẻ, có thể thoa dầu cho bé, thuốc chống côn trùng đốt, quần áo ấm, nước rửa tay nhanh và khẩu trang. Đi đâu cũng cần mang theo nước rửa tay và khẩu trang để hạn chế vấn đề lây bệnh.

K.Chi

Về Quê Ăn Tết Mùa Dịch Covid

Cần xác định vùng có dịch

Theo thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, trong thời gian dịch xảy ra lại là cuối năm nên việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Nhiều thông tin cho rằng các tỉnh cách ly người từ vùng dịch trở về như cách ly tập trung người từ Quảng Ninh hay Hải Dương.

Thứ trưởng Tuyên cho biết có thể một số địa phương chưa hình dung một cách đầy đủ thế nào là ổ dịch, chưa hiểu hết đã là ổ dịch chúng ta phải phong tỏa và khoanh vùng và chưa hiểu được thế nào là địa phương có ổ dịch.

Thứ trưởng Tuyên cho biết, một phường có nhiều đường phố, có đường phố thì có ca bệnh dương tính thì chúng ta gọi đây là ổ dịch, phải khoanh vùng. Còn những phố không có ca bệnh thì coi là không có dịch.

Bộ Y tế đã giao cho Cục Y tế Dự phòng khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn để có thể thực hiện thống nhất trên toàn quốc.

Chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Ban Chỉ đạo quốc gia cũng như của Bộ Y tế, đối với những khu vực có ổ dịch được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định khoanh vùng và phong toả thì phải tuân thủ nghiêm ngặt. Tất cả những đối tượng F1 phải đưa đi cách ly tập trung. Những đối tượng F2 thì phải cách ly theo dõi tại nhà.

Những đối tượng không phải F1, F2 mà được về nơi cư trú thì bắt buộc phải khai báo và tự theo dõi, tự cách ly tại nhà để nếu có vấn đề phát sinh thì phải xử lý ngay.

Theo thông tin này, người dân ở vùng không có dịch vẫn có thể đi lại được. Khu vực cách ly nội bất xuất, ngoại bất nhập đương nhiên không thể ra vào.

Đi lại lưu ý gì?

ThS BS CK2 Nguyễn Trần Nam, trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh cho biết đối với dịch ở Hải Dương lần này chúng ta “bắt dịch” trong cộng đồng và là chủng mang đột biến biến thể tại Anh.

Theo báo cáo, chủng này phát hiện ở Anh và lây ra hơn 70 nước trên thế giới với tốc độ lây lan rất nhiều so với chủng trước đó. So với chủng ở Anh tỷ lệ bệnh nặng không nhiều nhưng không chủ quan.

Chủng này có 86 % người không có triệu chứng, chứng tỏ khả năng người mang trùng rất lớn và khả năng này vẫn có thể lây truyền cho người khác. Đến nay, tốc độ lây lan nhanh có những gia đình cả nhà đã dương tính với Covid-19. Thời điểm này thì tự phòng bệnh cho mình và gia đình là quan trọng nhất.

Đến lúc này, cách tốt nhất là đeo khẩu trang bởi vì hiện không ai có thể biết ai mang virus vì vậy đeo khẩu trang sẽ không lây bệnh và cũng không lan bệnh cho người khác. Tay cũng phải rửa thường xuyên vì mình thường xuyên sờ tay lên mặt.

Gần Tết, nhu cầu đi lại hội họp rất lớn, tất niên rồi lễ hội… bác sĩ Nam cho rằng tốt nhất hạn chế tụ tập. Khi tụ tập nên giữ khoảng cách an toàn. Khi Covid-19 chưa từ bỏ thì bất cứ ai cũng không nên chủ quan.

Bác sĩ Nam cho biết mỗi khi nhìn thấy nơi tụ tập đông người ví dụ như trong dịp Tết dương lịch vừa rồi những điểm đón giao thừa rất đông và không ai đeo khẩu trang. Đây thực sự là điều đáng sợ.

Bác sĩ Nam cho rằng nếu về quê ăn tết thì cần lưu ý tới các điểm sau:

Thứ nhất, theo dõi các thông tin về vùng dịch có được về hay không.

Thứ hai, nếu về quê, về nhà sẽ có nhiều người tới hỏi thăm đông người điều này tạo ra một không gian nhiều người. Điều này không nên có thể hạn chế thăm hỏi, tiệc tùng, chè chén.

Thứ ba, đối với trẻ em, các nghiên cứu đều cho thấy trẻ em bị mắc Covid-19 cũng như người lớn nhưng ít bị nặng so với người lớn. Chính vì vậy, trẻ em có khả năng mang siêu vi nhiều hơn người lớn và dễ lây bệnh cho người khác.

Với trường hợp cho bé đi chơi cần bảo vệ trẻ. Em bé dưới 2 tuổi không đeo được khẩu trang thì hạn chế ra khỏi nhà. Bé lớn hơn đeo được khẩu trang thì nên dạy trẻ cách đeo khẩu trang đúng.

Thứ tư, ngày tết nếu về quê hay đi du lịch tốt nhất nên chọn phương tiện, địa điểm ít người. Xe nên đi xe cá nhân. Bác sĩ Nam cho biết các xe khách công cộng ngày Tết họ thường chở quá số người quy định điều này cũng khiến cho nguy cơ lây dịch rất lớn.

Thứ năm, khi về quê, cần mang theo các thuốc về rối loạn tiêu hoá, thuốc hạ sốt. Các loại thuốc không cần kê đơn nên mang theo nhưng bác sĩ Nam lưu ý cần sử dụng đúng thuốc. Không sử dụng quá hàm lượng.

Thứ sáu, đối với những người đã mua vé máy bay, vé tàu ở vùng vẫn được di chuyển thì có thể đi lại nhưng hành trang mang theo cần thêm lọ nước sát khuẩn tay nhanh và khẩu trang. Bất cứ lúc nào vẫn đeo khẩu trang và phải đeo đúng cách, không đeo dưới mũi.

Vì sao 37 công nhân của Công ty POYUN dương tính khi xét nghiệm lần 2?

chúng tôi

Bộ Y Tế Nói Gì Về Thông Tin Người Đang Ở Hà Nội Không Được Về Quê Ăn Tết?

Nơi điều trị, cách ly bệnh nhân COVID-19.

Hiện tại, thời điểm cận Tết Nguyên đán, người dân chuẩn bị về quê đón năm mới cùng gia đình. Vì vậy, nhiều người, đặc biệt là những người đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội thắc mắc liệu họ có được về quê và di chuyển tới các địa phương khác trong dịp Tết hay không? Liệu khi về địa phương khác, họ sẽ bị cách ly tế 21 ngày hay không?

Không thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế

Có thông tin cho rằng, người Hà Nội thì không được về quê ăn Tết, về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, việc này đã được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho các địa phương. Cụ thể, chủ tịch UBND tỉnh sẽ quyết định phạm vi khoanh vùng, phong tỏa, cũng như các trường hợp thuộc diện phải cách ly, theo dõi y tế.

Do đó, việc có cách ly người từ 10 tỉnh, thành đang ghi nhận dịch COVID-19 hiện nay hay không tùy theo quyết định của lãnh đạo các địa phương.

“Đó là thẩm quyền của UBND các tỉnh, thành, không phải do Bộ Y tế hay Chính phủ quyết định”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Cần hiểu rõ thế nào là vùng dịch

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho rằng, lãnh đạo các địa phương và người dân cần hiểu rõ thế nào là vùng dịch để có biện pháp phù hợp.

Theo đó, vùng có dịch là nơi được chính quyền địa phương xác định và đang bị phong tỏa nghiêm ngặt, ‘nội bất xuất, ngoại bất nhập’. Danh sách cụ thể được căn cứ theo cập nhật của Bộ Y tế về địa chỉ nơi có ca bệnh. Như vậy, những người đang ở vùng dịch, nơi bị phong tỏa, người đi qua những khu vực đang bị phong tỏa tuyệt đối không được di chuyển.

Đối với trường hợp thuộc diện F3, F4 không sinh sống hoặc đi qua các địa điểm bị phong tỏa, có thể di chuyển đến địa phương khác khi được sự đồng ý của chính quyền địa phương nơi cư trú. Ngoài ra, họ bắt buộc phải khai báo với chính quyền ở nơi đến để được theo dõi y tế.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiên nay Cục Y tế Dự phòng đang soạn thảo hướng dẫn chung toàn quốc về vấn đề này. Trong đó, bộ sẽ hướng dẫn cụ thể cho người dân về việc có được di chuyển trong dịp Tết này cũng như các biện pháp phòng hộ.

Đặc biệt, ông Tuyên lưu ý 10 tỉnh, thành có dịch COVID-19, song điều đó không có nghĩa tất cả người dân tại các địa phương này đều thuộc diện cách ly, không được phép di chuyển.

PGS Trần Đắc Phu, chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế cũng cho biết, hiện nay căn cứ vào tình hình dịch nên chưa cấm việc người dân Hà Nội không nằm trong vùng dịch đi các nơi, điều đó đồng nghĩa không phải cứ người ở Hà Nội đi về các địa phương là phải thực hiện biện pháp cách ly tế (cách ly tập trung, cách ly tại nhà) trong 21 ngày.

Tuy nhiên, ông lưu ý không chỉ người dân ở Hà Nội mà tất cả người dân nói chung đều phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Cụ thể, không đi lại những chỗ không cần thiết, có thể di chuyển bằng phương tiện xe riêng hoặc thuê xe là tốt nhất. Nếu đi bằng các phương tiện công cộng thì phải chấp hành theo quy định của đơn vị vận chuyển (nhà xe, hãng hàng không, bến tàu…) như ngồi giãn cách, đeo khẩu trang, thường xuyên khử khuẩn…

Tương tự, người từ Hà Nội khi về Quảng Ninh, Hải Dương (không vào các vùng dịch) sau khi ăn Tết xong vẫn quay về Hà Nội mà không phải cách ly tế. Tuy nhiên, cần lưu ý thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch như theo dõi sức khỏe, khai báo y tế.

Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được.