Chúng bao gồm rất nhiều loài, với những màu sắc khác nhau, trong đó phổ biến là màu nâu, đen, vàng hoặc sự đan xen giữa các màu sắc này với các dải sọc khác nhau.
Chúng có cơ thể phân đốt, phân biệt rõ giữa phần đầu, ngực và bụng. Chúng có 3 đôi chân cứng cáp, giúp bám trụ khi ở trên các thân cây, hay khi săn mồi.
Kích thước trung bình của chúng khá lớn, thường từ 2 – 5,5 cm, trong đó nổi tiếng nhất là ong bắp cày khổng lồ Châu Á.
Là loài động vật có đời sống xã hội, nên ong bắp cày thường làm tổ có thể chứa lên tới hàng ngàn cá thể cùng loài.
Thông thường, tổ của loài ong này được xây dựng ở các bụi cây, trên các thân cây cao, mái hiên nhà, ban công hay thậm chí có loài còn làm tổ ở dưới mặt đất,…
Ong bắp cày thường ăn rất nhiều loài côn trùng, trong đó phổ biến nhất là các loài ong mật, châu chấu, chuồn chuồn, nhện, dế. Ngoài ra, chúng còn hút các chất dịch từ quả chín, ăn mật hoa và nhựa cây,…
Sau khi giao phối xong, ong đực sẽ chết.
Garuda là loài ong bắp cày khá nổi tiếng ở dãy núi Mekongga, thuộc bán đảo Sulawiesi của Indonesia. Cái tên Garuda của chúng được đặt giống với 1 biểu tượng của đất nước Indonesia.
Đây là một loài côn trùng sống chủ yếu ở khu vực nhiệt đới Đông Á. Với chiều dài trung bình gần 5cm, sải cánh dài gần 8cm, tốc độ bay 40km/h.
Loài ong này thường tấn công nhện đen nhằm làm tê liệt chúng và tiến hành đẻ trứng đẻ trứng vào thân nhện để cho ấu trùng có thực phẩm ăn.
Ấu trùng ong sẽ sống ký sinh ở phần bụng của nhện và lấy thịt nhện làm thức ăn. Sau khoảng 35 ngày, ấu trùng sẽ lột xác và chui ra ngoài.
III. Ong bắp cày đốt có nguy hiểm không? Cách chữa ong bắp cày đốt.
Ong bắp cày là họ ong khá phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, vậy chúng đốt có gây nguy hiểm hay không?
Nhìn chung, đa số nọc của các loài ong trong họ này đều có độc, đặc biệt là ong bắp cày khổng lồ Châu Á.
Bởi lẽ, nọc của loài ong này có thể dài tới gần 7mm, có chứa các Acetylcholine và một số dịch cực độc có thể phân hủy các mô ở người.
Nếu ong bắp cày đốt thì phải làm như thế nào?
Khi gặp phải trường hợp bị ong bắp cày đốt, bạn cần nhanh chóng tiến hành các bước sơ cứu trước khi có thể đưa nạn nhân đến bệnh viện.
Trước hết, di chuyển ra khỏi khu vực sống của ong, cần nới lỏng quần áo chỗ bị đốt để nạn nhân thoải mái hơn khi vết sưng to lên.
Tiếp đó, hạn chế cử động mạnh, di chuyển nhanh để tránh làm độc tố lan nhanh. Sau đó, dùng đá hoặc khăn lạnh chườm vào vết chích để làm tê liệt nó, nhằm giảm đau và giảm sưng cho nạn nhân.
Vết đốt của loài này có chất kiềm mạnh, vì vậy bạn cần bôi thêm chút giấm vào vết chích để trung hòa nó, cân bằng tính kiềm và giảm đau nhanh chóng.
Dùng xà phòng để rửa sạch vết chích, ngăn chặn sự viêm nhiễm có thể xảy ra.
Sau khi tiến hành sơ cứu xong cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến phòng khám gần nhất để kiểm tra và theo dõi. Đặc biệt là khi xuất hiện các triệu chứng co rút, khó thở, buồn nôn,…
IV. Rượu ong bắp cày có tác dụng gì? Cách ngâm rượu ong bắp cày
Rượu ong bắp cày có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy, đau lưng, đau đầu,.. nhất là trong các trường hợp thay đổi thời tiết.
Rượu ong bắp cày có tác dụng chữa đau nhức xương khớp hiệu quả Vậy ngâm rượu ong bắp cày thế nào cho đúng cách?
Theo kinh nghiệm, phần nhộng ong non là phần được lựa chọn ngâm nhiều nhất bởi vị béo, ngon và bổ dưỡng do nó mang đến.
Trước hết, bạn cần tránh các trường hợp bắt ong bằng hóa chất (vì nó sẽ dễ gây ngộ độc sau khi ngâm) và nên bỏ cánh nếu như ngâm ong trưởng thành.
Chuẩn bị 1 hũ thủy tinh vừa đủ, cho ong vào sau khi đã xử lý sạch. Tiếp đó, đổ ngập rượu trắng (gạo nếp hoặc gạo tẻ) với nồng độ 40 – 45 độ.
Thời gian ngâm: Thường từ 3 – 6 tháng.
Để đảm bảo tạo ra sản phẩm ngon thì bạn cần chú ý đến chất lượng rượu để ngâm đúng độ.
Thời gian ngâm phải đủ tháng để đảm bảo chất độc đã bị phân giải và trung hòa, đảm bảo chất lượng rượu ngâm an toàn và hiệu quả.
Hiện nay trên thị trường, ong bắp cày được bán khá nhiều, tùy vào mùa khác nhau mà giá cả trung bình thường dao động từ 200k – 500k/tổ.