Rượu ba kích trong dân gian được coi như “thần dược” của các quý ông. Với chức năng góp phần cải thiện sinh lý nam giới trở nên mạnh mẽ, dẻo dai. Tuy nhiên, ít ai biết rằng phụ nữ uống rượu ba kích cũng đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời.
Rượu ba kích là gì?
Rượu ba kích được tạo ra bởi sự kết hợp giữa rượu và rễ củ ba kích. Loại dược liệu quý hiếm từ xa xưa đã khẳng định vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người.
Rễ củ ba kích là thành phần của loại cây mọc thân thảo, leo quấn. Trước kia, chúng chỉ được tìm thấy trên các vùng đồi, rừng thứ sinh. Tập trung nhiều khu vực trung du, miền núi phía Bắc.
Hiện nay, ngoài ba kích rừng mọc hoang, người dùng còn được giới thiệu về dược liệu được trồng chuyên canh. Phục vụ cho mọi nhu cầu sử dụng, nhất là hỗ trợ hoạt động chế xuất công nghiệp.
Củ ba kích dáng dài, kích thước nhỏ, không đồng đều, phân chia nhiều đốt thắt đoạn. Vỏ bên ngoài màu vàng nhạt đến vàng sậm, màu sắc chất thịt bên trong có thể màu trắng trong hay hanh tím tùy loại.
Đến mùa thu hoạch (rơi vào tháng 10-11 hàng năm), người ta tiến hành đào cẩn thận xung quanh gốc cây. Thu về bộ rễ trọn vẹn, không bị xây xát, gãy vỡ.
Sau đó, củ ba kích được đem đi rửa sạch, sơ chế bỏ lõi trước khi ngâm rượu. Ba kích ngâm cùng rượu có thể dùng dạng tươi hay khô đều được.
Phụ nữ uống rượu ba kích có tốt không?
Ba kích ngâm rượu vốn là bài thuốc khiến các quý ông ưa chuộng. Bên cạnh đó, không ít nữ giới trải nghiệm rượu ba kích cũng ghi nhận nhiều hiệu quả bất ngờ.
1, Bổ sung nguồn khoáng chất dồi dào cho cơ thể
Thành phần hóa học của củ ba kích chứa rất nhiều vitamin, axit hữu cơ, khoáng chất vô cơ… Bởi thế, khi người dùng sử dụng sẽ được bổ sung nguồn năng lượng tối đa.
Góp phần tăng cường sức đề kháng, hình thành bức tường vững chắc, bảo vệ cơ thể trước các tác nhân tấn công gây bệnh.
Đặc biệt là sự góp mặt của hoạt chất anthraquinon chức năng thanh nhiệt, giải độc. Đồng thời giảm cholesterol máu, trị viêm da, làm mạnh xương cốt…
2, Điều trị huyết áp cao
Rượu ngâm ba kích khi đi vào cơ thể giúp lưu thông và ổn định đường huyết. Điều này rất tốt cho các trường hợp bị huyết áp cao.
3, Chữa rối loạn nội tiết tố
Ba kích là dược liệu theo Đông y có tính vị cay ngọt, hơi ấm. Tác động đến hệ thống nội tiết tố để cải thiện các vấn đề không tốt.
Phụ nữ uống rượu ba kích hứa hẹn có sự tiến triển tích cực với chứng kinh nguyệt không đều, bị lạnh tử cung. Qua đó, duy trì chức năng sinh lý khỏe mạnh nhất.
Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích đúng chuẩn
Tìm hiểu về cách ngâm rượu ba kích sao cho phát huy tốt nhất chất lượng là điều có lẽ bất cứ người dùng nào cũng đều quan tâm. Hãy theo dõi tiếp theo thông tin được bật mí, bạn nhanh chóng có cho mình bình rượu ba kích tuyệt vời.
1, Chuẩn bị nguyên liệu ngâm rượu ba kích
Đối với củ ba kích: Nên ưu tiên cho loại ba kích rừng, màu tím. Việc phát triển ở đặc thù địa hình đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt. Khiến cho ba kích rừng kích thước nhỏ, khá cứng.
Nhưng chính điều đó cũng đảm bảo rằng mọi dược chất quan trọng. Cũng như tinh túy đất trời hội tụ toàn bộ ở phần rễ củ. Không chỉ đem đến tác dụng tốt cho sức khỏe cơ thể, mà còn tạo màu bắt mắt khi ngâm rượu.
Đối với rượu: Muốn rượu ba kích cho chất lượng thơm ngon nhất, bạn hãy dùng loại rượu nồng độ 40-45 độ.
Bình ngâm rượu: Tránh dùng bình nhựa ngâm rượu vì có thể xảy ra phản ứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Thay vào đó, bạn nên chọn chum sành hay bình thủy tinh.
2, Ngâm rượu ba kích
Theo nhu cầu sử dụng cụ thể mà bạn có thể tiến hành ngâm rượu ba kích bằng nhiều công thức khác nhau.
Ngâm rượu ba kích độc vị:
Đây là cách bạn chỉ dùng nguyên ba kích ngâm với rượu mà không cho thêm bất cứ thành phần nào khác. Tương ứng, cứ 1kg ba kích tươi cần 3-4 lít rượu; 1kg ba kích khô ngâm trong 8-9 lít rượu.
Bạn bảo quản bình rượu ở nơi thoáng đãng. Chờ khoảng 20 ngày mở nắp ra, khuấy đều giúp ba kích tiết trọn mọi dược chất ra rượu và phai màu tối đa. Tiếp tục bảo quản đủ thời gian trước khi sử dụng.
Ngâm rượu ba kích nhiều vị:
Để gia tăng hiệu quả, bạn có thể thực hiện ngâm rượu ba kích kết hợp thêm nhiều vị dược liệu khác nhau.
Công thức 1: Bạn dùng 1kg ba kích tươi, dâm dương hoắc, thỏ ty tử mỗi thứ 300g và nhục thung dung 500g. Cho tất cả vào ngâm trong 5 lít rượu trắng.
Công thức 2: Từ 1kg ba kích tươi, 1kg bạch tật lê (loại khô), 0.5kg dâm dương hoắc (loại khô). Mỗi vị 100g gồm đỗ trọng, đại táo, đương quy, câu kỷ tử, cam thảo, sa sâm. Toàn bộ bạn đem ngâm cùng 7 lít rượu trắng.
3, Thời gian ngâm rượu ba kích
Rượu ba kích sẽ bắt đầu chuyển màu sau khoảng 20-30 ngày ngâm. Mức độ màu sắc phụ thuộc vào loại dược liệu tươi hoặc khô.
Ngoài ra, thời tiết cũng ảnh hưởng đến độ phai màu, tiết chất của ba kích ngâm rượu. Thông thường, vào mùa hè với nhiệt độ cao, rượu chuyển màu nhanh chóng. Ngược lại, nhiệt độ thấp mùa đông có khi phải cần đến 2 tháng mới đổi màu.
Rượu ba kích càng ngâm lâu, dưỡng chất sẽ càng tiết ra tối đa. Mang đến mùi vị thơm ngon đúng chuẩn, hiệu quả tốt nhất.
Thời gian lý tưởng bạn chờ sử dụng rượu ba kích rơi vào khoảng 3-6 tháng. Nhiều người dùng còn ghi nhận rằng khi hạ thổ (chôn bình rượu xuống đất) sẽ uống ngon hơn so với bình thường.
Lưu ý khi phụ nữ uống rượu ba kích
1, Chọn mua ba kích ngâm rượu đúng chuẩn chất lượng
Nhằm đáp ứng cho nhu cầu tìm kiếm, chọn mua củ ba kích không ngừng tăng cao. Thị trường đã xuất hiện nhiều cơ sở cung cấp dược liệu.
Với mỗi điểm đến lại có chính sách phục vụ riêng biệt. Nhất là khả năng giới thiệu về phong phú chủng loại ba kích để khách hàng tham khảo.
Bên cạnh việc trang bị kiến thức về ba kích rừng, trồng hay loại trắng, tím. Bạn đừng quên nhận biết ba kích Trung Quốc giá rẻ trà trộn.
Đặc điểm loại này thường là củ tròn, kích thước lớn. Ba kích Trung Quốc nếu đã được sơ chế bỏ lõi hoặc sấy khô, bạn sẽ rất khó phát hiện. Bởi mức độ tinh vi trong kỹ thuật thực hiện.
Do đó, bạn hãy tìm hiểu kỹ lưỡng mới xác định chuẩn xác về củ ba kích đảm bảo chất lượng an toàn. Tuyệt đối chỉ tin tưởng vào địa chỉ uy tín, không ham dược liệu giá rẻ để tránh các mối nguy hiểm tiềm ẩn.
2, Sơ chế sạch sẽ lõi tâm ba kích
Nghiên cứu khoa học tìm ra hoạt chất rubiadin và carbohydrates không tốt cho tim mạch xuất hiện ở lõi ba kích.
Rubiadin khi dung nạp vào cơ thể dẫn đến các biểu hiện tim đập nhanh, khó chịu. Còn carbohydrates lại chuyển hóa thành đường gluco, về lâu dài khiến đường huyết tăng cao trong máu. Nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý tim mạch.
Nếu không chú ý sơ chế bỏ đi sạch sẽ lõi tâm củ ba kích trước khi ngâm rượu. Người dùng sẽ rơi vào trạng thái buồn nôn, chóng mặt, tim đập dồn dập. Dẫn đến khó thở, thậm chí là nguy hiểm tính mạng với liều lượng rượu quá nhiều.
Có rất nhiều cách thức để bạn tách lõi ba kích như:
Cho củ ba kích lên thớt, bạn dùng chày hoặc dao bản to đập dập. Chất thịt và lõi tâm ba kích lúc này tách biệt nhau hoàn toàn, thuận tiện sơ chế. Có thể dược liệu bị vụn nhưng điều đó càng giúp cho rượu ngâm ra màu bắt mắt, đượm hương vị.
Một cách khác khá phổ biến mà người dùng ba kích áp dụng, đó là dùng dao tách lõi. Theo đó, bạn lấy dao chẻ đôi củ ba kích ra, dùng tay kéo lõi về hai phía là loại bỏ được theo yêu cầu.
Cách bỏ lõi ba kích hiệu quả 3, Liều lượng dùng rượu ba kích hợp lý
Rượu ba kích đã khẳng định được lợi ích mang đến cho người sử dụng. Nhưng không vì thế mà bạn lạm dụng. Liều lượng phù hợp nhất bạn cần tuân thủ là 20-30ml/lần, ngày dùng 2 lần sau mỗi bữa ăn.
4, Đối tượng không nên uống rượu ba kích
Ba kích ngâm rượu được khuyến khích dùng cho phụ nữ cần bồi bổ sức khỏe, bị huyết áp cao và người tử cung lạnh, kinh nguyệt kém đều. Trong đó, những đối tượng cần tránh lựa chọn rượu ba kích gồm:
Phụ nữ ở giai đoạn mang thai, đang cho con bú.
Người bị xơ gan, viêm thận mạn, viêm ruột kết mạn, viêm dạ dày, tiêu hóa không tốt. Thành phần rượu có alcohol dễ gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.