Sắn còn có tên gọi khác là củ mì, nó được trồng ở các vùng nhiệt đới trên thế giới vì khả năng chịu được các điều kiện phát triển khó khăn, đây là một trong những cây trồng chịu hạn tốt nhất. Sắn mọc theo từng cụm 5 – 25 củ, có kích thước to nhỏ khác nhau, trung bình chiều dài của củ sắn vào khoảng 3 – 50cm, màu nâu đậm thuộc họ Đại kích. Thời gian phát triển có thể kéo dài từ 6 – 18 tháng. Trong thành phần của củ sắn có chứa một hàm lượng carbohydrate khá dồi dào. Ngoài ra trong loại của này còn cung cấp một lượng chất xơ, tinh bột, vitamin đáng kể cho người sử dụng.
Hiện nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào nói về lượng calo trong bánh sắn, nhưng theo tích của chuyên gia dinh dưỡng thì trong 100g sắn có chứa 112 calo, lượng calo này cao hơn so với một số loại củ khác. Với lượng calo này thì khi được chế biến thành bánh và kết hợp với các thành phần khác như đường, nhân bánh,… lượng calo sẽ cao hơn. Ngoài ra, sắn còn chứa một số thành phần dinh dưỡng quan trọng như vitamin nhóm B (B1 và B2), tinh bột, chất xơ, canxi, phốt pho.
Với lượng calo có trong sắn vừa nếu trên có thể thấy lượng calo có trong sắn không quá cao. Nhưng việc ăn bánh sắn có béo không còn tùy vào cách mà bạn ăn. Trường hợp nếu bạn ăn quá nhiều, lượng calo cao trong loại củ này vẫn có thể khiến bạn tăng cân, thậm chí là có nguy cơ mắc tim mạch, huyết áp, đái đường,..
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, nếu ăn với một lượng vừa phải sắn cũng có thể giúp bạn giảm cân. Bởi trong sắn rất giàu tinh bột đề kháng. Đây là loại loại tinh bột giống như một loại chất xơ hòa tan có tác dụng gia tăng số lượng lợi khuẩn có trong ruột non, cải thiện chức năng của hệ thống tiêu hóa. Đồng thời, có khả năng loại bỏ mỡ thừa và giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, tránh sự thèm ăn. Hơn nữa, trong sắn còn chứa một lượng chất phản dinh dưỡng. Đây là những hợp chất được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm. Chất phản dinh dưỡng sẽ cản trở quá hấp thụ dinh dưỡng. Đối với người giảm cân, chất phản dinh dưỡng cũng có thể xem như hợp chất có lợi.
Chính vì như thế nó cũng được xếp là một trong số loại thực phẩm giúp giảm cân. Không dừng ở đó, khi ăn sắn bạn còn nhận được một số lợi ích như:
Giúp giảm đau nửa đầu
Điều trị tiêu chảy
Cải thiện thị lực
Chữa lành vết thương
Giảm sốt
tăng cường năng lượng
Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý không nên ăn sắn trong thời gian dài, chất phản dinh dưỡng có trong sắn sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Bởi quá trình hấp protein, vitamin, khoáng chất không cơ hội để chuyển hóa, dẫn đến nguồn dinh dưỡng đi vào cơ thể hầu như không được hấp thụ. Mặt khác, các bạn cũng không được ăn sắn sống vì nó có chứa các dạng xyanua tự nhiên, rất độc hại khi ăn. Không những thế, ăn sắn sống hoặc chế biến không đúng cũng có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng. Ngoài việc sắn chứa chất độc hại nó cũng hấp thụ các chất ô nhiễm ở dưới lòng đất hoặc môi trường xung quanh. Vì vậy, bạn cần phải chế biến sắn đúng cách, để tránh tình trạng mang bệnh vào người.
Cách chế biến sắn an toànĐể đảm bảo an toàn thì khi chế biến sắn các bạn cần thực hiện như sau:
Chỉ dùng sắn ngọt để ăn, phải chế biến ngay sau khi dở chúng lên khỏi đất và gọt thật sạch vỏ sắn bởi xyanua thường tập trung nhiều nhất ở phần vỏ.
Đầu củ sắn là phần chứa nhiều chất độc nhất nên phải cắt bỏ phần đầu này.
Sau khi loại bỏ vỏ các bạn không nên mang đi chế biến ngày mà hãy ngâm sắn trong nước trong khoảng 2 ngày để loại bỏ chất độc hại.
Không nên ăn sống sắn vì thế bạn nên chế biến sắn chín kỹ, khi ăn bạn có thể ăn kèm với một số thực phẩm chứa protein, vì protein có tác dụng giúp loại bỏ chất xyanua có trong sắn.
Những lưu ý khi sử dụng sắn
Nên ăn sắn chung với đường hoặc mật ong để trung hòa được lượng độc có trong sắn.
Không nên ăn quá nhiều, ăn vào buổi tối hoặc ăn trong lúc đói vì rất dễ gây ra tình trạng ngộ độc.
Nếu thấy sắn chế biến rồi mà ăn vẫn có vị đắng thì không được ăn nữa.
Không nên chế biến bằng cách nướng vì đây là trường hợp dễ gây ra ngộ độc nhất.
Phụ nữ có thai và trẻ em không nên ăn loại thực phẩm này.