Sau Sinh 1 Tháng Có Được Nhuộm Tóc Không / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Sau Khi Sinh 2 Tháng Nhuộm Tóc Có Được Không?

Sau khi sinh 2 tháng nhuộm tóc có được không? Đây là 1 trong số rất nhiều câu hỏi về làm đẹp sau sinh mà các chuyên gia của SLady nhận được. Vậy câu trả lời là gì?

Bận con cái, bỉm sữa, bận việc nhà, chăm chồng, nuôi con… nhưng chị em vẫn cần phải chăm sóc bản thân cho thật tốt, từ ăn uống đến làm đẹp. Đặc biệt là sau quá trình dài kiêng cữ, từ lúc bầu bí đến khi vượt cạn. Trong đó, những nhu cầu thiết yếu nhất chính là: chăm sóc da, giảm cân, lấy lại vóc dáng, làm tóc….

Vậy sau khi sinh 2 tháng nhuộm tóc có được không?

Thực chất, chưa có nghiên cứu hay bằng chứng khoa học cụ thể về tác hại của việc nhuộm tóc hay duỗi tóc sau sinh. Nhiều người thích hoặc chủ quan thì vẫn làm, còn người nào cẩn thận, kỹ tính, muốn kiêng cữ thì không làm (ít nhất là cho đến khi cai sữa).

Tuy nhiên, chúng tôi khuyến cáo sau khi sinh 2 tháng KHÔNG nên nhuộm tóc, vì những lý do sau:

– Thuốc nhuộm được xem là hóa chất, có tác dụng tẩy màu, thay đổi màu tóc. Hơn nữa, 1 số loại thuốc nhuộm có thể chứa nhiều chất độc hại như: Alkylphenol ethoxylate (APE), chất này khi cơ thể hấp thu vào có thể gây rối loạn nội tiết tố, hoặc chất para-phenylenediamine (PPED) có trong thuốc nhuộm có thể gây bệnh ung thư vú hoặc ung thư bàng quang.

– Một số loại thuốc nhuộm tóc có thành phần có thể gây kích ứng da đầu và gây đỏ mắt. Đặc biệt với những người da đầu yếu và nhạy cảm, thuốc nhuộm có thể gây ngứa, lở loét… Phụ nữ sau khi sinh 2 tháng, sức khỏe vẫn chưa hồi phục hoàn toàn thì càng nên thận trọng.

– Các loại thuốc nhuộm tóc thường có mùi hóa chất rất nồng, các mẹ hít phải có thể gây đau đầu, mệt mỏi… Khi bế em bé đồng nghĩa với việc bé cũng sẽ hít phải hóa chất này.

– Đó là chưa kể đến việc, không phù hợp hoặc bị kích ứng với thuốc nhuộm có thể khiến chị em gặp phải các tác dụng phụ như: nổi mẩn, ngứa ngáy, phù mặt, buồn nôn….

Tóm lại, sau khi sinh 2 tháng không phải thời điểm thích hợp để có thể nhuộm tóc. Tương tự như vậy, duỗi tóc sau sinh vào thời điểm này cũng không nên vì duỗi tóc cũng phải sử dụng đến hóa chất. Nếu muốn gọn gàng, sạch sẽ, chị em chỉ nên đi cắt thôi.

Sau sinh càng lâu càng tốt. Ít nhất là sau 6 tháng, khi sức khỏe ổn định hơn, em bé cũng cứng cáp hơn.

Vậy khi nào chị em có thể nhuộm?

Chọn địa chỉ làm uy tín, chất lượng tốt.

Kiểm tra thành phần thuốc nhuộm, tránh những hóa chất độc hại. Tốt nhất nên chọn những loại thuốc nhuộm có nguồn gốc thảo dược tự nhiên, an toàn.

Nên nhuộm tóc ở nơi có không gian thoáng để đỡ mùi.

Trước khi nhuộm nên kiểm tra xem có bị dị ứng với thành phần của thuốc không.

Tránh để thuốc nhuộm tiếp xúc với da đầu quá nhiều.

Sau Sinh 4 Tháng Có Nên Nhuộm Tóc Không Và Cần Phải Lưu Ý Những Điều Gì?

4 tháng sau khi sinh con, việc nhuộm tóc tuy không được khuyến khích cho lắm nhưng nếu muốn thì cứ nhuộm những màu nhẹ nhàng trước đã hầu hết các thành phần trong thuốc nhuộm sáng màu, màu quá đậm đều thật sự gây hại cho da đầu của mẹ. Muốn thật sự an toàn thì chỉ nên nhuộm tóc sau khi sinh con từ 6-7 tháng trở lên vì thời gian này hoàn toàn phù hợp cho quá trình hồi phục về mọi mặt. Ngay bây giờ sẽ là thông tin chính cho sản phụ tiện tham khảo nắm rõ.

1. Phụ nữ sau sinh 4 tháng có nên nhuộm tóc không?

Sau sinh 4 tháng có nên nhuộm tóc không? Hẳn đây cũng là câu hỏi được nhiều người thắc mắc băn khoăn. Hiện tại thì chưa có bất kỳ số liệu khoa học nào nói về ảnh hưởng của thuốc nhuộm tóc đối với các bà mẹ đang cho con bú. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, trong thuốc nhuộm có chứa hàm lượng chất hóa học không hề nhỏ nên khi nhuộm tóc sẽ khó có thể tránh khỏi tình trạng thuốc nhuộm dính vào da đầu, hay thậm chí là còn dư lại trên tóc một vài ngày sau đó, chắc chắn thế nào bé cũng vô tình tiếp xúc với tóc nhuộm của bạn bằng tay, hoặc thuốc có thể vương vào mắt bé.

Đó là chưa kể tới việc sau khi bạn từ salon tóc trở về, chính mùi hương của hóa chất rất mạnh và lưu lại trên tóc ít nhất một vài ngày, liệu bé hít phải mùi này một cách liên tục trong nhiều ngày có thật sự tốt hay không? Hoàn toàn không.

Trên thực tế, nếu muốn thay đổi bản thân thì bạn có thể tự do nhuộm theo màu tóc mà mình yêu thích. Tuy nhiên, trong khoảng 6 tháng đầu sau khi sinh, tốt nhất các mẹ nên hạn chế tối đa việc làm tóc, nhuộm tóc. Bởi về cơ bản thì 4 tháng đầu sau sinh, cơ thể người mẹ còn đang trong quá trình phục hồi về mặt sức khỏe, và ngoài 6 tháng cũng còn là thời điểm bé bắt đầu có những phát triển nhất định về thể chất, cơ thể bé cũng cứng cáp hơn để có thể miễn dịch hoàn toàn với những tác động từ bên ngoài môi trường và giảm thiểu tối đa những tác hại có thể xảy ra.

2. Tìm hiểu cơ chế và tác dụng của thuốc nhuộm tóc

Ngoài ép, uốn, duỗi thì nhuộm tóc cũng chính là cách để mẹ tút tát lại vẻ ngoài cho mình sau khi mới sinh con xong. Thế nhưng, có không ít những ý kiến cho rằng, nhuộm tóc chính là biện pháp “thuần hóa chất” khác với sử dụng nhiệt để tạo kiểu nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều hơn. Đặc biệt là đối với các mẹ đang mang thai hay cho con bú thì càng nên tránh.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hầu hết thuốc nhuộm tóc đều tác dụng theo phản ứng oxi – hóa, thành phần chứa chất 2-Nitro-PPD và Hydro Peroxide hoặc PPD. Muốn tóc chuyển thành màu như ý mà khách hàng yêu cầu thì các nhà tạo mẫu tóc sẽ pha trộn thuốc với nhau theo một tỷ lệ nhất định để tạo thành một phản ứng hóa học trong thân tóc. Trong các loại thuốc nhuộm tóc có chứa thành phần muối Citrate Bismuth, muối Acetate chì…làm tóc chuyển màu dễ dàng hơn.

3. Sau sinh bao lâu thì mẹ mới được nhuộm tóc?

Sau sinh 4 tháng có nên nhuộm tóc? Các chuyên gia thường khuyên mẹ, tốt nhất là chỉ nên nhuộm tóc sau khi cai sữa để đảm bảo an toàn cho bé. Nhất là trong vòng 6 tháng đầu sau khi sinh, các mẹ nhớ đừng nên nhuộm tóc mà hãy đợi chờ cho sức khỏe của mình hồi phục hoàn toàn trở lại và em bé cũng đủ cứng cáp, thể chất có sự hình thành phát triển vững vàng hơn để dễ dàng chống lại được những tác động, tác hại bất lợi từ bên ngoài. Tóm lại, sau sinh 4 tháng có nên nhuộm tóc không và bao lâu mới nhuộm được thì câu trả lời là trên 6 tháng sau sinh là tốt hơn cả.

4. Sau sinh 4 tháng có nên nhuộm tóc không và cần lưu ý những điều gì?

Tuy thuốc nhuộm không gây ảnh hưởng gì tới nguồn sữa mẹ nuôi con, nhưng trong trường hợp không may bạn bị dị ứng với thuốc nhuộm thì việc điều trị có thể làm gián đoạn quá trình chăm sóc con nhỏ vì bạn phải dùng thuốc kháng sinh hoặc hạn chế tiếp xúc do mẹ bị ngứa ngáy, nổi mẩn. Vậy nên, nếu bạn vẫn muốn quyết định nhuộm tóc và làm mới bản thân thì cần chú ý các vấn đề như:

Tuyệt đối không nhuộm tóc khi vùng cổ, mặt, da ở đầu đang bị thương tổn hay chịu tác động từ căn bệnh ngoài da nào đó.

Hãy lựa chọn loại thuốc nhuộm tóc uy tín và không gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ & bé.

Tránh để các hóa chất ở da đầu quá lâu và tốt nhất nên làm sạch da đầu nhẹ nhàng sau khi nhuộm tóc xong.

Nói chung, việc nhuộm tóc sau khi sinh con cần phải ghi nhớ thêm một vài điều, không nên mải mê theo đuổi việc làm đẹp quá mức mà làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mình về lâu về dài. Sau sinh 4 tháng có nên nhuộm tóc hay không và khoảng bao lâu mới nhuộm được, hẳn là bạn cũng đã có cho mình câu trả lời thỏa đáng chính xác nhất rồi, phải không nào? Như những gì đã trình bày ở trên thì việc nhuộm tóc sau kỳ sinh nở cũng không phải là tốt nhưng không có nghĩa là phải kiêng cữ trong một thời gian dài mà chỉ cần đọc kỹ bài viết này để ghi nhớ vài nguyên tắc cơ bản trước & sau khi nhuộm, tránh làm ảnh hưởng tới bản thân lẫn con nhỏ mới sinh là được. chúng tôi mến chúc các mẹ luôn vui và thành công trong cuộc sống.

Bảo Yến tổng hợp

Có thế bạn quan tâm :

Mới Nhuộm Tóc Có Nhuộm Lại Được Không?

Mới nhuộm tóc có nhuộm lại được không?

Theo nghiên cứu, để đảm bảo sức khỏe, khi bạn mới nhuộm tóc thì không nên nhuộm lại ngay, kể cả khi tóc bị nhuộm hỏng. Vì sẽ ảnh hưởng đến không chỉ hiệu quả nhuộm lại mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn. Bạn nên chăm sóc tóc cho đến khi tóc phục hồi lại rồi mới được không? – Bao lâu thì nhuộm lại được.

Theo khuyến cao, khoảng cách giữa các lần nhuộm tóc nên là từ 4 đến 6 thàng. Vì khi đó, da đầu và tóc đã tương đối khỏe và ổn định trở lại. Trung bình một tháng tóc dài thêm khoảng 1cm, nhuộm tóc có thể duy trì trong 3-4 tháng. Trong khoảng thời gian đó, chân tóc sẽ mọc dài thêm khoảng 2-3 đốt tay, dễ nhận ra sự khác biệt giữa tóc nhuộm và tóc không nhuộm. Để đảm bảo sức tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế tình trạng này bằng cách sử dụng thuốc nhuộm có chất lượng tốt, phù hợp với loại tóc của mình. ĐIều này sẽ giúp làm giảm hư tổn cũng như bảo vệ tóc của bạn 1 cách tối đa.

Bạn cũng không nên làm cùng 1 lúc nhiều hoạt động với tóc như ép, uốn, nhuộm cùng 1 lúc. Điều này vừa làm giảm hiệu quả cho cả 2 bên hoạt động vừa gây hại rất nhiều cho tóc. Sau khi ép hoặc uốn, bạn nên đê khoảng 1 tuần tóc?

Nếu bạn là 1 trong những trường hợp sau, thì tốt nhất là bạn không nên nhuộm tóc

+ Phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.

+ Người gặp các vấn đề về da vùng đầu, cổ, mặt, xuất hiện mụn đỏ, mụn nước hoặc da đang tổn thương.

+ Những thời điểm đặc biệt: phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, sau khi sinh, người đang ốm hoặc đang trong giai đoạn phục hồi sức khỏe.

+ Những bệnh nhân có tiền sử về thận và huyết áp. Những người dị ứng với các thành phần của thuốc.

Mới nhuộm tóc có nhuộm lại được không? – Chăm sóc tóc nhuộm như thế nào?

+ Không nên gội đầu thường xuyên. Gội đầu thường xuyên vừa làm mòn da đầu vừa làm giảm màu nhuộm.

+ Nên sử dụng dầu gội và dầu xả riêng cho tóc nhuộm.

+ Cẩn thận khi đi bơi. Clo có trong bể bơi gây hại cho tóc, đặc biệt là tóc đã qua xử lý. Chất này sẽ làm màu nhuộm phai nhanh và lấy đi dưỡng chất vốn có của tóc. Nếu đi bơi, bạn nên búi tóc thật cao để tránh ngấm nước vào tóc quá nhiều.

Sau Sinh 1,2 Tháng Ăn Rau Muống Có Tốt Không?

Lý do phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn rau muống

Mặc dù rau muống là thực phẩm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp da chậm lão hóa, điều trị táo bón và khó tiêu, điều trị thiếu máu, ngừa bệnh tim, tốt cho mắt… nhưng đây cũng là loại rau làm cho những vết thương trên cơ thể thành sẹo lồi khi ăn nó vào cơ thể. Nguyên nhân là khi ăn rau muống, cơ thể chúng ta sẽ tăng kích thích các sợi collagen nhưng các sợi này lại sắp xếp một cách rất lộn xộn.

Sinh thường sau 1 tháng ăn rau muống có tốt không?

Câu hỏi của chị Mai Phương ở Hà Tây, Hà Nội:

” Em mới sinh em bé được khoảng 1 tháng, nhưng sinh thường thì em có thể ăn rau muống sau khi sinh không? Liệu ăn rau muống có ảnh hưởng gì đến về khâu tầng sinh môn không ạ? Cả tháng sau sinh em chỉ ăn rau ngót thấy chán lắm rồi? Hay em có thể ăn loại rau nào khác nữa không ạ?

Sau sinh thường 1 tháng bạn vẫn chưa nên ăn rau muống. Thay vào đó, bạn nên sử dụng nghệ hoặc thuốc trị sẹo và tránh xa các món ăn có thể để lại sẹo lồi. Bạn có thể thay thế rau muống bằng một số loại rau và thực phẩm khác qua bài viết đã cập nhật gần đây của chúng tôi: Phụ nữ sau sinh ăn rau gì? 10 loại rau bà đẻ nên ăn

Sau sinh đẻ 2 tháng ăn rau muống có tốt không?

Câu hỏi của chị Bùi Phương Thúy ở Hải Hậu, Nam Định:

” Chuyên gia tư vấn giúp em, em sinh mổ sau 2 tháng rồi thì ăn được rau muống chưa ạ? Vết mổ của em hiện đã khô và em vẫn đang dùng các loại thuốc trị sẹo rồi thì em có thể ăn được rau muống chưa ạ?

Vậy sau sinh khi nào mới nên ăn rau muống?

Thực chất, không có một mức thời gian cụ thể nào cho việc trị sẹo sau khi sinh mổ hay sau thời gian khâu tầng sinh môn cả. Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi sản phụ cũng như cách chăm sóc vết thương và chế độ ăn uống kiêng khem để vết thương chóng lành.

Đối với các bà mẹ sinh thường, thì khoảng 3 tháng sau sinh có thể ăn rau muống. Còn đối với các mẹ sinh mổ thì cần kiêng cữ lâu hơn, tùy thuộc vào vết khâu dài ngắn, nông sâu khác nhau mà khả năng hồi phục vết thương có thể nhanh hoặc chậm. Thường là sẽ mất thời gian từ 6-7 tháng. Cũng bởi vì thế mà các bác sĩ mới khuyên các mẹ sau khi sinh mổ nên để ít nhất 2 năm mới có thai tiếp để vết thương có thời gian lành lặn hẳn.