Sau Sinh 4 Tháng Có Được Nhuộm Tóc Không / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Sau Khi Sinh 2 Tháng Nhuộm Tóc Có Được Không?

Sau khi sinh 2 tháng nhuộm tóc có được không? Đây là 1 trong số rất nhiều câu hỏi về làm đẹp sau sinh mà các chuyên gia của SLady nhận được. Vậy câu trả lời là gì?

Bận con cái, bỉm sữa, bận việc nhà, chăm chồng, nuôi con… nhưng chị em vẫn cần phải chăm sóc bản thân cho thật tốt, từ ăn uống đến làm đẹp. Đặc biệt là sau quá trình dài kiêng cữ, từ lúc bầu bí đến khi vượt cạn. Trong đó, những nhu cầu thiết yếu nhất chính là: chăm sóc da, giảm cân, lấy lại vóc dáng, làm tóc….

Vậy sau khi sinh 2 tháng nhuộm tóc có được không?

Thực chất, chưa có nghiên cứu hay bằng chứng khoa học cụ thể về tác hại của việc nhuộm tóc hay duỗi tóc sau sinh. Nhiều người thích hoặc chủ quan thì vẫn làm, còn người nào cẩn thận, kỹ tính, muốn kiêng cữ thì không làm (ít nhất là cho đến khi cai sữa).

Tuy nhiên, chúng tôi khuyến cáo sau khi sinh 2 tháng KHÔNG nên nhuộm tóc, vì những lý do sau:

– Thuốc nhuộm được xem là hóa chất, có tác dụng tẩy màu, thay đổi màu tóc. Hơn nữa, 1 số loại thuốc nhuộm có thể chứa nhiều chất độc hại như: Alkylphenol ethoxylate (APE), chất này khi cơ thể hấp thu vào có thể gây rối loạn nội tiết tố, hoặc chất para-phenylenediamine (PPED) có trong thuốc nhuộm có thể gây bệnh ung thư vú hoặc ung thư bàng quang.

– Một số loại thuốc nhuộm tóc có thành phần có thể gây kích ứng da đầu và gây đỏ mắt. Đặc biệt với những người da đầu yếu và nhạy cảm, thuốc nhuộm có thể gây ngứa, lở loét… Phụ nữ sau khi sinh 2 tháng, sức khỏe vẫn chưa hồi phục hoàn toàn thì càng nên thận trọng.

– Các loại thuốc nhuộm tóc thường có mùi hóa chất rất nồng, các mẹ hít phải có thể gây đau đầu, mệt mỏi… Khi bế em bé đồng nghĩa với việc bé cũng sẽ hít phải hóa chất này.

– Đó là chưa kể đến việc, không phù hợp hoặc bị kích ứng với thuốc nhuộm có thể khiến chị em gặp phải các tác dụng phụ như: nổi mẩn, ngứa ngáy, phù mặt, buồn nôn….

Tóm lại, sau khi sinh 2 tháng không phải thời điểm thích hợp để có thể nhuộm tóc. Tương tự như vậy, duỗi tóc sau sinh vào thời điểm này cũng không nên vì duỗi tóc cũng phải sử dụng đến hóa chất. Nếu muốn gọn gàng, sạch sẽ, chị em chỉ nên đi cắt thôi.

Sau sinh càng lâu càng tốt. Ít nhất là sau 6 tháng, khi sức khỏe ổn định hơn, em bé cũng cứng cáp hơn.

Vậy khi nào chị em có thể nhuộm?

Chọn địa chỉ làm uy tín, chất lượng tốt.

Kiểm tra thành phần thuốc nhuộm, tránh những hóa chất độc hại. Tốt nhất nên chọn những loại thuốc nhuộm có nguồn gốc thảo dược tự nhiên, an toàn.

Nên nhuộm tóc ở nơi có không gian thoáng để đỡ mùi.

Trước khi nhuộm nên kiểm tra xem có bị dị ứng với thành phần của thuốc không.

Tránh để thuốc nhuộm tiếp xúc với da đầu quá nhiều.

Phụ Nữ Sau Khi Sinh Có Nên Làm Tóc Không? Mấy Tháng Thì Được Làm?

Chị em tranh cãi: Sau khi sinh có nên làm tóc không?

(Đoạn hội thoại được trích từ một diễn đàn, tên nhân vật có thể được thay đổi)

Nguyệt: Các chị cho em hỏi là sau khi sinh có nên làm tóc không? Em sinh Mít được 1 tháng rồi, muốn đi cắt cho thoáng mát mà mẹ chồng không cho, nói là phải kiêng cữ, làm tóc như vậy không tốt. Không biết có đúng không?

Mai: Trước mẹ chồng chị cũng bảo thế đấy, mới sinh thì nên kiêng cữ, tóc tai đợi cai sữa cho con xong mới làm, chứ uốn nhuộm độc hại vào người lại khổ ra.

Hải Anh: Ôi, có sao đâu nhỉ, trước mình sinh 1 tuần xong cũng đã đi làm tóc rồi ấy.

Mẹ Ốc: Sau khi sinh làm tóc bình thường mà, chỉ cần không dính dáng đến mấy cái loại thuốc nhuộm hay hóa chất, uốn ép là được.

Thảo: Em cũng đang đau đầu không biết sau khi sinh có được làm tóc không đây? Mấy tháng thì được làm? Mẹ chồng nhất quyết không cho còn chồng thì cứ bảo làm đi, đầu tóc lúc nào cũng bù xù, nhìn phát chán. Em mệt thực sự ấy.

Duyên: Khổ phết nhỉ. Theo mình thì bà đẻ hoàn toàn có thể làm tóc nhưng chỉ cắt, gội bình thường thôi, không nên dùng hóa chất. Nếu có uốn, ép, nhuộm thì cũng phải chờ đến khi cai sữa cho chắc.

Chuyên gia giải đáp: Phụ nữ sau khi sinh có được làm tóc không? Mấy tháng thì được làm? Sau khi sinh có được làm tóc không?

Thực chất, chưa có nghiên cứu hay bằng chứng khoa học nào chỉ ra rằng phụ nữ sau khi sinh làm tóc có thể gây hại cho mẹ hoặc ảnh hưởng đến việc cho con bú. Vì vậy, không thể “cấm” tuyệt đối chị em làm đẹp trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, vì sức khỏe sau sinh còn yếu, lại đang cho con bú mẹ hoàn toàn nên chị em cũng cần lưu ý:

Trường hợp làm tóc không sử dụng đến hóa chất

Sản phụ hoàn toàn CÓ thể làm tóc mà không sử dụng đến hóa chất như cắt, gội, uốn lô tạo kiểu sau khi sinh vài ngày, khi sức khỏe dần phục hồi, (thông thường là sau khoảng 3 – 4 ngày đối với sinh thường, 6 – 7 ngày đối với sinh mổ).

Trường hợp làm tóc sử dụng đến hóa chất

Dù không ai cấm cản nhưng vẫn không thể phủ nhận trong các loại thuốc duỗi, nhuộm tóc thường có 1 số thành phần hóa học độc hại như aminophenol, phenilenediamine, amoniac… Đây đều là chất có tính oxy hóa với kiềm mạnh nên có thể làm thay đổi cấu trúc sợi tóc. Hít phải nhiều hóa chất độc hại này sẽ không tốt cho sức khỏe.

Hơn nữa, việc làm tóc như duỗi, nhuộm, sử dụng hóa chất có thể gây dị ứng: nổi mẩn, ngứa ngáy, phù mặt… Điều này ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của sản phụ, đặc biệt là khi đang nuôi con, cho con bú.

Vì vậy, các bác sĩ cũng khuyến cáo phụ nữ sau khi sinh KHÔNG nên làm tóc cần sử dụng đến các loại hóa chất như ép, uốn, nhuộm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé, tránh rủi ro.

Vậy sau khi sinh mấy tháng thì được làm tóc?

Như đã nói ở trên thì việc làm tóc sau khi sinh (cần sử dụng các loại hóa chất) không chắc chắn gây hại nhưng vẫn có những rủi ro nhất định. Vì vậy, tốt nhất sản phụ nên kiêng cữ, ít nhất là trong 6 tháng đầu cho con bú. Tức là sau khi sinh 6 tháng thì chị em có thể nghĩ đến chuyện làm tóc. Tuy nhiên, cần lưu ý:

– Chọn những salon uy tín, thuốc làm tóc đảm bảo chất lượng, nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên.

– Xem trên bảng thành phần để tránh sử dụng những loại thuốc nhuộm có chứa các chất Amoniac hoặc Peroxide không tốt cho sức khỏe.

– Làm tóc sau khi sinh cần chọn không gian thông thoáng để hạn chế hít phải mùi thuốc khó chịu.

– Hạn chế để thuốc làm tóc dính vào da đầu để giảm sự tiếp xúc của da đầu với thuốc.

– Nên thử xem có phản ứng phụ với các loại thuốc làm tóc không bằng cách thoa lên tay và theo dõi trong 48 tiếng, nếu không có biểu hiện bất thường thì mới làm.

– Gội sạch lại sau khi đã làm tóc xong.

Nguồn: chúng tôi

Sau Sinh 1 Tháng, 3 Tháng Ăn Dưa Hấu Được Không? Ăn Có Sao Không?

Sau sinh từ 1 đến 3 tháng, mặc dù các vết thương đã phần nào lành lại nhưng nhìn chung, sức khỏe của người mẹ vẫn còn khá yếu. Mặt khác trong thời gian này, hầu hết các bà mẹ vẫn còn cho con bú mẹ hoàn toàn nên việc ăn uống bất cứ thứ gì cũng đều phải thận trọng.

Dưa hấu hiện nay có quanh năm, nhưng chính vụ vẫn là vào mùa hè thu ở miền Bắc và dịp tết Nguyên Đán ở miền Nam. Cuối tháng 7 như hiện nay cũng là thời điểm mà chúng ta dễ dàng thưởng thức những trái dưa hấu tươi ngon, chín mọng. Vì vậy, Mabio đã nhận được không ít câu hỏi của các mẹ về việc sau sinh có ăn được dưa hấu không. Chúng tôi xin được tóm tắt lại như sau:

Câu hỏi 1: Cháu sinh thường, trộm vía cả hai mẹ con đều khỏe, sữa nhiều. Thấy người ta bán dưa cũng thèm quá mà cháu chưa dám thử vì không biết sau sinh 1 tháng ăn dưa hấu có được không ạ?

(Mẹ Thùy Linh, Yên Bái)

Câu hỏi 2: Cho tôi hỏi sau sinh ăn dưa hấu có sao không , bạn bè tôi người thì nói dưa hấu nóng ăn bị táo bón, người thì lại nói dưa hấu lạnh ăn vào dễ lạnh bụng, bục vết mổ. Xin được chuyên gia tư vấn.

(Mẹ Phạm Thị Ngọc, Hà Nam)

Câu hỏi 3: Cháu thấy các cụ bảo dưa hấu lạnh bụng, ăn vào con dễ tiêu chảy nên từ ngày sinh đến giờ chưa dám động vào. Giờ cháu đã sinh bé được 3 tháng thì có được ăn dưa hấu chưa ạ?

(Mẹ Nguyễn Hồng Anh, Hải Phòng)

Chuyên gia giải đáp: Sau sinh có ăn được dưa hấu không? Có sao không?

Với những câu hỏi về việc của các mẹ, sau sinh ăn dưa hấuMabio xin được giải đáp như sau:

Câu hỏi 1: Dưa hấu khá lành tính, và hiện nay cũng chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng sau sinh không được ăn dưa hấu. Hơn nữa bạn đã sinh bé được 1 tháng, sức khỏe và đường tiêu hóa của hai mẹ con đã tương đối ổn định rồi nên có thể sử dụng loại quả này.

Câu hỏi 2: Dưa hấu vị ngọt nhạt, tính mát, giàu dinh dưỡng, là trái cây quen thuộc của nhiều gia đình. Nếu ăn với lượng vừa phải thì bạn không cần phải lo lắng sau sinh có ăn được dưa hấu không, có sao không. Ngược lại, loại quả này còn mang đến cho bà mẹ sau sinh rất nhiều lợi ích sức khỏe:

– Dưa hấu chứa rất ít calo. Ăn dưa hấu giúp mẹ nhanh no, tránh những bữa ăn vặt không cần thiết, hạn chế sự tăng cân quá mức sau sinh.

– Dưa hấu chứa rất nhiều nước. Vì vậy ăn dưa hấu sau khi sinh con, đặc biệt vào mùa hè có thể giúp người mẹ giải nhiệt hiệu quả.

– Tất cả các loại dưa hấu, dù là dưa hấu vàng hay đỏ, dưa hấu có hạt hay không hạt đều rất giàu vitamin. Trong đó beta-caroten (một loại tiền vitamin A) tốt cho mắt; vitamin B phòng chống trầm cảm sau sinh ; vitamin C nâng cao hệ miễn dịch, phòng bệnh viêm nhiễm sau sinh; vitamin E dưỡng ẩm da, giảm khô âm đạo sau sinh ; vitamin K tốt cho xương khớp…

– Lượng chất xơ trong dưa hấu không thực sự nhiều nhưng sau sinh ăn dưa hấu vẫn có thể giúp người mẹ giảm táo bón.

– Dưa hấu rất giàu lycopen, là một chất chống oxy hóa cực mạnh, giúp bảo vệ sắc đẹp, phòng chống ung thư và bệnh tim mạch cho bà mẹ.

Câu hỏi 3: Dưa hấu tính lạnh, nhưng ăn 2 – 3 miếng/ngày chỉ có tác dụng làm mát, giải nhiệt chứ không thể gây lạnh bụng, đầy bụng, khó tiêu được, do đó sau sinh 3 tháng có thể yên tâm ăn dưa hấu.

Những điều cấm kỵ khi ăn dưa hấu mẹ sau sinh bắt buộc phải nhớ

Như vậy, câu hỏi sau sinh có ăn được dưa hấu không đã được giải đáp. Tuy nhiên, khi ăn dưa hấu các mẹ phải lưu ý một số điều cấm kỵ vì nếu ăn không đúng cách, dưa hấu cũng có thể gây nguy hại đến sức khỏe.

– Sau sinh ăn dưa hấu có thể ăn trực tiếp, làm nước ép hoặc dầm với sữa chua nhưng chỉ nên ăn tối đa 2 – 3 miếng/ngày. Ăn quá nhiều dưa hấu sẽ dễ gây lạnh bụng, chán ăn.

– Ăn ít dưa hấu có thể giúp mẹ sau sinh giảm cân, nhưng nếu ăn quá nhiều lại có thể khiến người mẹ tăng cân do dưa hấu chứa rất nhiều đường.

– Mẹ sau sinh đang bị nhiễm lạnh không được ăn dưa hấu vì các triệu chứng nhiễm lạnh sẽ càng nặng hơn.

– Nên ăn dưa hấu ngay khi bổ ra, không được để dưa hấu quá lâu, sau sinh cũng không nên ăn dưa hấu đã để trong tủ lạnh.

– Mẹ bị tiểu đường, nhiệt miệng cũng không nên ăn dưa hấu.

– Không ăn dưa hấu ngay sau khi ăn cơm, không ăn khi bụng đói vì nước trong dưa hấu sẽ làm loãng dịch dạ dày. Tốt nhất là ăn sau khi đã ăn cơm khoảng 1 giờ đồng hồ.

Sau Sinh 1 Tháng Nhổ Răng Được Không? Liệu Có Hại Cho Bé?

Chào bác sỹ! Em tên Minh, sống tại Quảng Nam. Em mới sinh bé được 1 tháng 15 ngày bằng phương pháp sinh thường. Tình hình sức khỏe hiện tại đã ổn định. Tuy nhiên, hơn 1 tuần nay em bị mọc răng khôn (em có đi khám bác sỹ tư và được chẩn đoán như vậy) đau nhức vô cùng, miệng sưng, không thể ăn uống được nhiều. Nếu tình trạng này kéo dài chắc em sẽ mất sữa vì không ăn uống được. Vì thế, em muốn tiến hành nhổ răng. Em đang rất lo lắng nếu như làm tiểu phẫu nhổ răng thì liệu có sớm quá không? Em bé có bị ảnh hưởng không? Em có tham khảo thông tin thì nhổ răng khôn phải sử dụng thuốc tê và thuốc giảm đau. Nếu như vậy thì có nguy cơ em bị mất sữa không ạ? Em xin cảm ơn!

(Nguyễn Ánh Minh – Quảng Nam)

Chuyên gia tư vấn: Những điều cần biết khi mẹ sau sinh 1 tháng muốn nhổ răng

Th.S Bác sĩ: Đào Hùng Cường (Bệnh viên đa khoa Quốc tế Phương Đông):

“Ngày nay, số lượng các chị em gặp phải các bệnh lý răng miệng sau sinh có xu hướng ngày một tăng lên. Điều này gây nên những đau đớn và khó chịu vô cùng. Có nhiều chị em bị một số bệnh lý răng miệng bắt buộc phải nhổ răng. Với trường hợp này phải cân nhắc thật sự kỹ càng để đảm bảo sự an toàn cho mẹ và nguồn sữa cho bé”

1 tháng liệu có an toàn để nhổ răng?

Theo lời khuyên của các bác sĩ Nha khoa, việc kiêng nhổ răng chỉ nên tiến hành vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Chính vì thế, với trường hợp các mẹ sau sinh thì hoàn toàn có thể nhổ răng được. Nếu thực hiện an toàn thì không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của mẹ cũng như em bé.

Vấn đề lo lắng hàng đầu là việc sử dụng thuốc tê cũng như thuốc giảm đau sẽ ảnh hưởng tới mẹ cũng như sữa cho bé bú. Vì thế, cần phải chọn cho mình một Nha khoa uy tín để điều trị.

Thường thì, khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ tiêm một chút thuốc gây tê cục bộ, liều lượng này rất nhỏ và không gây nên bất cứ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ. Sau khi nhổ răng xong, bác sỹ sẽ tiến hành kê thuốc giảm đau cho mẹ sau sinh nên cũng khá an toàn.

Điều quan trọng nhất là mẹ cần lắng nghe cơ thể mình: cơ thể đã phục hồi chưa? Khỏe khoắn chưa?… nếu đã sẵn sàng thì hoàn toàn có thể cho nhổ răng sau sinh 1 tháng.

Trước khi nhổ răng cần chuẩn bị gì?

Để có thể đảm bảo được sự an toàn cho quá trình nhổ răng sau sinh, mẹ cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

– Thông báo cho bác sỹ trực tiếp thực hiện tình trạng sức khỏe của bản thân, để bác sỹ lên phương án giải quyết nếu như có vấn đề phát sinh.

– Trong trường hợp, bạn mắc phải một số bệnh lý như: cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, máu khó đông… thì cần phải thăm khám thực sự cẩn thận trước khi quyết định có nhổ răng hay không.

– Chỉ trong những trường hợp cần thiết, không còn phương án khắc phục nào nữa thì mới nên tiến hành nhổ răng.

– Không nên cố chịu đau đớn vì những tác dụng nó gây ra còn nguy hiểm hơn việc bạn sử dụng một chút thuốc tê khi nhổ răng.

– Mặc dù bạn đau nhức và khó chịu nhưng tình trạng sức khỏe chưa cho phép thực hiện nhổ răng thì nên sử dụng những biện pháp giảm đau tự nhiên khác.

Làm sao để lượng sữa được duy trì và không bị ảnh hưởng?

Việc sử dụng thuốc tê và thuốc giảm đau sẽ phần nào ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng sữa. Mẹ lo lắng thuốc có thể ảnh hưởng tới sữa mẹ thì nên:

– Trước khi nhổ răng vắt sữa và để dành cho bé bú (bảo quản trong tủ lạnh) để trong khoảng thời gian bé vẫn có sữa mẹ bú bình thường.

– Khoảng 8 – 12 giờ sau khi nhổ răng thì mới được cho bé bú trực tiếp. Nên vắt hoặc hút bỏ đợt sữa đầu tiên.