Snack Bắp Ngọt Bao Nhiêu Calo / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Một Bắp Ngô Ngọt Bao Nhiêu Calo? Ăn Ngô Ngọt Có Béo Không?

Một bắp ngô ngọt bao nhiêu calo?

Ngô ngọt hay một số nơi còn gọi là ngô đường. Bởi lẽ loại ngô này có tên như vậy là vì hàm lượng đường tự nhiên trong ngô chiếm tỉ lệ tương đối cao.

Ngô ngọt là giống ngô có hàm lượng đường cao nhưng ngược lại hàm lượng tinh bột trong loại ngô này lại rất ít. Ăn ngô ngọt ngon hơn rất nhiều so với ngô nếp và ngô tẻ, vì thế loại ngô này được bày bán rất nhiều trên thị trường hiện nay. Theo kết quả của các chuyên gia dinh dưỡng thì cứ 100g ngô ngọt sẽ chứa khoảng 85,6 calo và 1 bắp ngô ngọt luộc cỡ lớn sẽ cung cấp khoảng 123 calo.

Bên cạnh đó, trong 100g ngô ngọt còn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như: protein (3.4g), chất xơ (2.4g), omega-3 (0.02g), omega-6 (0.59g), vitamin a (13 ug), vitamin C (5.5mg), folate (23 ug), choline (29.1mg), canxi (3mg), sắt (0,45 mg), magie (26mg), photpho (77mg), kali (218mg), natri (1mg)… Và các hợp chất thực vật khác như axit ferulic, anthocyanins, zeaxanthin, lutein.

Ăn ngô ngọt có béo không?

+ Lượng calo mà cơ thể cần cho 1 ngày: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày 1 người trưởng thành cần phải nạp cho cơ thể khoảng 2000 calo để duy trì hoạt động. Nếu ngày ăn 3 bữa thì lượng calo mà bạn cần bổ sung cho cơ thể ở mỗi bữa là 667 calo.

+ Lượng calo cung cấp từ 1 bữa ăn no với ngô ngọt: Để ăn no một bữa ngô ngọt (không ăn thêm bất cứ thực phẩm nào khác) thì bạn cần 3 bắp hoặc đến 500g ngô. Tương đương với lượng calo mà bạn nạp vào cơ thể lúc này là từ 369 – 428 calo.

Từ những so sánh trên có thể thấy được lượng calo được cung cấp từ 1 bữa ăn no với ngô ngọt thấp hơn rất nhiều so với lượng calo mà cơ thể cần cho 1 bữa. Do đó, có thể kết luận được rằng ăn ngô ngọt không béo.

Ăn ngô ngọt có giảm cân không?

Ngoài ra, hàm lượng chất xơ có trong bắp ngô có thể tạo cảm giác no lâu, giúp bạn nạp ít thức ăn vào cơ thể. Hơn nữa, chất béo trong ngô ngọt so với các loại thực phẩm khác lại rất ít, nhưng hàm lượng chất xơ, magie, vitamin E lại rất dồi dào nên các bạn không cần quá phải lo lắng về tình trạng mỡ thừa tích tụ trên cơ thể.

Đồng thời, chất béo trong ngô ngọt có xu hướng là chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn, đó là axit béo omega – 3 và omega – 6. Ngô ngọt khi luộc không chứa muối hay natri. Đây đều là những chất tốt cho cơ thể và quá trình giảm cân nên có thể kết luận ăn ngô làm giảm cân là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, đây là một loại thực phẩm rất tốt cho người ăn kiêng để giảm cân và cực kỳ an toàn.

Ăn nhiều ngô ngọt có tốt không?

Như đã biết thì ngô ngọt có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất dồi dào, nên mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như: giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường năng lượng, ngăn ngừa thiếu máu; cải thiện não bộ, tốt cho mắt và giúp kiểm soát cao huyết áp,….

Tuy nhiên, một thực phẩm dù tốt tới đâu nhưng nếu ăn quá nhiều, vượt quá mức tiêu chuẩn thì đều có nguy cơ phản ngược tác dụng, bất lợi tới sức khỏe. Và ngô ngọt cũng vậy, theo đó nếu bạn ăn nhiều ngô ngọt sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe như:

+ Làm tăng đường huyết: Thực tế, lượng đường có chứa trong ngô ngọt tương đối cao. Do đó, việc các bạn ăn ngô nhiều có thể làm tăng đường huyết, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường.

+ Gây khó tiêu: Nguyên nhân là do trong ngô ngọt có chứa một số chất như xenlulo, lectin là những chất mà cơ thể không tiêu hóa. Do con người thiếu một số loại enzyme cần thiết để tiêu hóa các chất này nên buộc cơ thể phải bài tiết ra ngoài. Nên khi bạn ăn nhiều ngô ngọt sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, khó tiêu.

+ Gây nên các bệnh về đường ruột: Trong ngô ngọt có chứa prolamins là một chất không tốt cho đường ruột. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất prolamins là nguyên nhân chính gây ra bệnh rò rỉ đường ruột. Đồng thời, một số chất khó tiêu hóa trong ngô cũng là nguyên nhân gây nên một số căn bệnh về đường ruột.

+ Khiến da bị nứt nẻ: Mặc dù lượng vitamin E trong ngô rất tốt cho làn da của bạn. Nhưng nếu bạn lạm dụng và ăn quá nhiều ngô sẽ khiến cho cơ thể thiếu một số axit amin như lysine, tryptophan dẫn đến việc làn da bị khô và nứt nẻ.

+ Tăng nguy cơ sâu răng: Trong ngô ngọt có chứa hàm lượng đường khá cao, do đó nếu bạn ăn nhiều ngô và sử dụng trong 1 thời gian dài sẽ khiến cho răng của bạn luôn có một lượng đường nhỏ bán trên răng và làm tăng nguy cơ sâu răng.

+ Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính: Lý do là bởi các bệnh mãn tính thường do sự thiếu cân bằng dinh dưỡng trong thời gian dài gây nên và ngô chính là một loại thực phẩm có nguồn dinh dưỡng không cân bằng. Cụ thể, tỉ lệ omega-3 và omega-6 tốt nhất là 1:1. Trong khi đó, tỉ lệ này trong ngô là 1:25 (có nghĩa là 1 omega3 và 25 omega 6). Vì thế việc ăn nhiều ngô và sử dụng trong thời gian dài sẽ không tốt cho sức khỏe.

Cách ăn ngô ngọt giảm cân

Giảm cân với ngô luộc

Thời điểm ăn ngô luộc để giảm cân tốt nhất là vào buổi sáng. Vì điều này không chỉ đảm bảo cho bạn no suốt buổi sáng mà còn giúp giúp giảm lượng calo nạp vào cơ thể.

Cách giảm cân với ngô luộc khá đơn giản, các bạn chỉ cần chuẩn bị ngô và lột bớt 1 phần vỏ rồi cho vào nồi luộc cùng với nước. Khi luộc ngô, các bạn nên luộc cả râu ngô và sử dụng phần nước luộc ngô làm nước uống giảm cân. Bởi trong râu ngô có chứa chất phytochemical có khả năng điều chỉnh các gen kiểm soát tích lũy chất béo trong cơ thể, biệt hóa tế bào mỡ đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển hóa các axit béo. Từ đó, giúp loại bỏ mỡ thừa trong cơ thể, ngăn ngừa tích lũy mỡ thừa trong cơ thể hiệu quả.

Giảm cân bằng súp ngô

Theoc chuyên gia dinh dưỡng thời điểm để ăn món súp ngô giảm cân tốt nhất là vào buổi trưa.

Ngô cắt khúc ngắn khoảng 2cm hoặc tách hạt

Nấm rửa sạch để ráo nước rồi cắt sợi.

Cà rốt rửa sạch, gọt bỏ vỏ rồi thái sợi hoặc cắt miếng nhỏ vừa ăn.

Ức gà luộc qua, xé sợi nhỏ.

Sau đó đun sôi 1 lít nước và cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Để các nguyên liệu chín đều các bạn nên đun thêm 20 – 30 phút và để lửa nhỏ.

Cuối cùng là cho súp ngô ra bát và thưởng thức.

+ Nguyên liệu

Giảm cân với salad ngô

+ Cách thực hiện

Nếu bạn đang trong quá trình giảm cân thì món salad ngô sẽ là một gợi ý tuyệt vời cho bữa tối giảm cân của bạn. Để thực hiện món salad ngô các bạn có thể thực hiện như sau:

1 bắp ngô ngọt

2 quả dưa chuột

10 quả cà chua bi

2 thìa nước chanh tươi

Gia vị: Đường, muối, dầu ô liu, ớt

+ Nguyên liệu

Ngô luộc chín, để nguội rồi tách lấy hạt

Dưa chuột rửa sạch, gọt bỏ vỏ, thái miếng nhỏ. Còn cà chua bi rửa sạch, bổ đôi.

Cho tất cả các nguyên liệu vào chung 1 bát rồi cho thêm 2 thìa nước cốt chanh, 1 thìa dầu ô liu, 1 thìa tỏi băm, 2 thìa đường, 1/2 thìa muối tiêu.

Cuối cùng là trộn đều cho hỗn thấm đều gia vị là bạn đã hoàn thành món salad ngô.

Ngoài ra, còn rất nhiều cách giảm cân bằng ngô khác như: ngô xào rau củ, bỏng ngô,…. Nhưng để việc giảm cân đem lại hiệu quả tốt nhất thì bên cạnh viên ăn ngô, các bạn cần kết hợp cho mình một chế độ ăn uống và tập luyện khoa học – hợp lý.

CÓ THỂ BẠN MUỐN TÌM HIỂU:

Ngày sửa: 04-05-2021

+ Nguồn Tham Khảo:

Bắp Bao Nhiêu Calo? Cách Ăn Bắp Giúp Giảm Cân

Bắp (hay còn gọi là ngô) là món ăn yêu thích của nhiều người. Tại Việt Nam, bắp hầu như được trồng ở khắp cả nước. Bắp là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Việc hiểu rõ bắp bao nhiêu calo sẽ giúp ích rất nhiều cho việc thiết kế thực đơn hằng ngày, đặc biệt là người có nhu cầu giảm cân.

Bắp bao nhiêu calo?

Theo kết quả từ các nghiên cứu của chuyên gia, cứ 160g phần lõi và 100g phần thịt của mỗi trái bắp có chứa 177 calo. Đây là lượng calo được xem như tương đương với 1 bát cơm trắng.

Ngoài ra, trong bắp chứa rất nhiều chất xơ và ít chất béo. Vì thế, dù bạn ăn nhiều bắp cũng không cần lo lắng về việc bị tích tụ mỡ trong cơ thể.

Ngoài việc hiểu rõ bắp bao nhiêu calo thì việc biết được các thành phần dinh dưỡng của bắp cũng là một thông tin quan trọng. Như vậy sẽ giúp bạn cân chỉnh dinh dưỡng hợp lý cho thực đơn giảm cân của bạn.

Chất xơ

Các loại bắp khác nhau sẽ chứa các hàm lượng chất xơ không giống nhau. Mức hàm lượng đó thông thường sẽ trong khoảng 9 – 15%.

Trong bắp chủ yếu chứa các loại chất xơ như: chất xơ không hòa tan, hemicellulose, cellulose, lignin. Bắp nguyên hạt thường sẽ chứa hàm lượng chất xơ lớn hơn so với bắp đã qua chế biến.

Carb

Bởi vì bắp cũng được xem như một loại ngũ cốc, cho nên thành phần của chúng chủ yếu vẫn có chứa carb (hay còn gọi là tinh bột). Mức tinh bột trong bắp sẽ chiếm khoảng 28-80% trọng lượng khô. Ngoài ra, một lượng nhỏ đường (1-3%) cũng có chứa trong bắp.

Trong số các loại bắp, bắp ngọt (hay còn gọi là bắp đường) chứa rất ít tinh bột (chỉ 28%) nhưng chứa hàm lượng đường rất cao (18%). Tuy vậy, việc ăn bắp ngọt không hề gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe chúng ta. Chúng không làm lượng đường huyết tăng nhanh, vì đây không phải thực phẩm có chỉ số glycemic cao.

Protein

Protein là một chất dinh dưỡng quan trọng không kém có chứa trong bắp. Tùy theo giống bắp khác nhau thì hàm lượng protein cũng sẽ chênh lệch. Hàm lượng protein trong bắp thường rơi vào khoảng 10 – 15%.

Trong đó, hàm lượng protein cao nhất và chiếm đến 44 – 79% tổng hàm lượng protein chứa trong bắp là zenis. Zenis giúp mang lại giá trị dinh dưỡng tối ưu cho cơ thể. Ngoài ra, chất này còn được dùng để tạo ra keo dán, mực in, vỏ thuốc, kẹo cùng các loại hạt.

Dầu ngô

Bắp chỉ chứa hàm lượng chất béo trong khoảng 5 – 6%, vì thế đây được xem là một loại thực phẩm ít béo được ưa dùng. Tuy nhiên, trong mầm ngô có chứa một lượng chất béo cực cao. Điều này đã được sử dụng trong nấu ăn để thay thế cho dầu ăn thực vật thông thường.

Trong dầu ngô tinh chế có chứa axit linoleic, một chất axit béo đa không bão hòa. Các phần còn lại sẽ là chất béo đơn không bão hòa cùng chất béo bão hòa. Một lượng đáng kể vitamin E và ubiquinone (Q10) cùng phytosterol cũng có chứa trong dầu ngô.

Các chất dinh dưỡng này có hiệu quả trong việc làm giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể, làm sáng da và ngăn ngừa lão hóa da. Tuy nhiên, dầu ngô không được khuyên dùng dù cho có giá trị dinh dưỡng cực kì cao.

Vitamin & khoáng chất

Bắp cung cấp rất nhiều vitamin cho cơ thể, điển hình là vitamin A, B, D… cùng các khoáng chất vi lượng khác. Các chất này cực kỳ có lợi cho cơ thể. Vì lẽ đó, bắp có thể được xem như món ăn sáng hoàn chỉnh, cung cấp đủ năng lượng cho một ngày mới.

Các hợp chất thực vật khác

Trong bắp chứa một số hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học, trong số đó có một số chất có lợi đối với sức khỏe. Ngoài ra, bắp cũng chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa hơn hẳn so với các loại ngũ cốc khác.

Ngoài bắp bao nhiêu calo nhiều người cũng quan tâm đến công dụng của loại thực phẩm này. Như đã nhắc đến nhiều từ đầu bài viết đến giờ, bắp có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Vì thế, bắp sẽ có nhiều lợi ích đối với sức khỏe chúng ta:

Hỗ trợ hệ tiêu hoá

Trong bắp có chứa các chất xơ không hòa tan, giúp hệ tiêu hóa thêm khỏe mạnh. Đồng thời, chất xơ này cũng hỗ trợ cho sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong ruột già. Từ đó, các vi khuẩn sẽ giúp biến chất xơ thành chuỗi axit béo ngắn.

Tốt cho người tiểu đường

Chất xơ có chứa trong bắp sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa thành đường của thức ăn. Nhờ vậy, nồng độ đường trong máu sẽ hạ thấp đáng kể.

Trong một cuộc thí nghiệm với 40.000 người, những phụ nữ thường xuyên ăn bắp sẽ có khả năng mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 30% so với số còn lại. Tuy nhiên, chúng ta nên kết hợp bắp cùng loại thực phẩm khác.

Phòng chống ung thư

Các chất beta-cryptoxanthin chứa trong trái bắp là một loại carotenoid với tác dụng chống oxy hóa. Từ đó, việc ăn bắp giúp ngăn ngừa ung thư phổi hiệu quả.

Việc sử dụng nhiều bắp, một loại ngũ cốc nguyên hạt, cũng giúp giảm bớt nguy cơ mắc ung thư vú. Hàm lượng chất xơ cao chứa trong bắp giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị ung thư.

Cải thiện trí nhớ

Với các vitamin B1 chứa trong bắp với khả năng hạn chế tình trạng đầu óc mệt mỏi hoặc chứng suy giảm trí nhớ. Mỗi ngày chúng ta nên sử dụng một chén bắp là có thể đáp ứng khoảng 24% lượng vitamin B1 mà cơ thể cần trong một ngày.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Các chất xơ hoà tan chứa trong bắp có khả năng liên kết với cholesterol trong mật, 1 loại cholesterol bài tiết từ gan. Sau đó, các chất xơ lẽ lan ra khắp cơ thể để hấp thụ các cholesterol có hại.

Bên cạnh đó, vitamin B trong bắp cũng làm giảm homocysteine. Có thể các bạn không biết, homocysteine tăng cao sẽ phá hủy các mao mạch, gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Bổ sung dưỡng chất cho phụ nữ mang thai

Các folate (vitamin B9) – chất giúp ngăn ngừa nguy cơ sảy thai, khuyết tật ở thai nhi – có rất nhiều trong bắp. Chính vì thế, bắp là loại thực phẩm được các bác sĩ phụ sản khuyên dùng cho phụ nữ mang thai.

Việc thai phụ bổ sung các folate từ bắp sẽ giúp thai nhi tổng hợp các tế bào mới và khỏe mạnh. Từ đó, thai nhi sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tăng cường sức khỏe cho mắt

Bắp có chứa flavonoid, một chất có tác dụng tốt với điểm vàng của võng mạc. Do đó, khi ăn bắp là bạn có thể bảo vệ mặt, hạn chế nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Mắt của chúng ta cũng sẽ sáng hơn và tăng cường thị lực. Selen trong bắp còn giúp điều tiết tuyến giáp, làm ngăn chặn sự xuất hiện của đục thủy tinh thể.

Hỗ trợ giảm cân

Bởi vì bắp không chứa nhiều chất béo nên khả năng tích trữ mỡ khi ăn bắp sẽ được hạn chế. Việc ăn bắp trong quá trình giảm cân cũng giúp lấp đầy ống tiêu hóa, giảm thèm ăn hay cảm giác đói.

Các bữa ăn giảm cân làm từ bắp cần được nắm rõ từ việc bắp bao nhiêu calo, các loại thực phẩm kết hợp để cân bằng giá trị dinh dưỡng cho bữa ăn.

Giảm tình trạng thiếu máu

Các vi chất dinh dưỡng như vitamin B12, axit folic và sắt có trong bắp sẽ giúp hỗ trợ sản sinh tế bào hồng cầu trong cơ thể. Nhờ vậy, nguy cơ mắc bệnh thiếu máu sẽ được hạn chế.

Mách bạn thực đơn giảm cân bằng bắp vừa hiệu quả vừa ngon miệng

Dù đã được chứng minh trong bắp không chứa nhiều chất béo, tuy nhiên chúng ta chỉ nên một lượng bắp vừa phải. Các món ăn giảm cân từ bắp nên được tính toán kỹ lưỡng về lượng calo để cân đối dinh dưỡng.

Bắp luộc cho buổi sáng

Trong trường hợp bạn tự luộc bắp tại nhà, bạn có thể luộc cả râu bắp và uống phần nước luộc. Các chất như canxi, kali, magie và các chất phytochemical chứa nhiều trong râu bắp. Đặc biệt, chất phytochemical có thể điều chỉnh các gen kiểm soát việc tích lũy chất béo bên trong cơ thể. Đồng thời, chất này cũng giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hỏa của các axit béo, giúp giảm mỡ bụng.

Món súp bắp thơm ngon

Nguyên liệu cần có cho món súp bắp dinh dưỡng này gồm:

Quy trình chế biến:

Vậy là bạn đã có một chén súp thơm ngon, đầy dinh dưỡng nhưng lại hỗ trợ cho việc giảm cân của bạn rồi đấy.

Ăn nhẹ cùng món salad bắp

Chúng ta cần có:

Quy trình chế biến như sau:

Mang cà chua và táo đi rửa sạch. Sau đó, cà chua bi cắt đôi, táo thì cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.

Trộn đều hỗn hợp nước cốt chanh, muối, dầu ô liu vào bát nhỏ để làm nước sốt.

Sau đó, bạn cho cà chua, táo, bắp vào dĩa, sau đó rưới nước sốt lên. Tiếp theo bạn trộn đều tất cả.

Lạ miệng cùng món nấm kho bắp non

Món nấm kho bắp non đầy thơm ngon, vị lạ. Điều này sẽ giúp bữa ăn trong khi giảm cân của bạn bớt nhàm chán và hấp dẫn hơn đấy.

Nguyên liệu cần có:

Quy trình thực hiện:

Sau đó, bạn múc món ăn ra bát, cho thêm hành paro và ngò rí vào để trang trí. Món ăn này có thể dùng cùng với cơm, đảm bảo cho bạn một bữa ăn thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng. Nhưng bên cạnh đó, hiệu quả giảm cân của bạn cũng vẫn được đảm bảo.

Những lưu ý khi sử dụng bắp để giảm cân

Mặc dù bắp là loại thực phẩm dễ tìm, dễ ăn, nhưng nếu sử dụng một cách không hợp lý sẽ gây ra nguy hại cho bản thân. Chính vì thế, việc hiểu rõ bắp bao nhiêu calo rất quan trọng. Ngoài ra, cách lựa chọn bắp sao cho tươi ngon cũng là một điều không thể thiếu.

Cách lựa chọn bắp tươi ngon

Giống như khi lựa chọn trái cây, việc chọn mua bắp cũng nên kỹ lưỡng để đảm bảo độ tươi ngon cũng như hàm lượng dinh dưỡng.

Nên chọn những trái bắp tươi, có lớp vỏ ngoài xanh và không bị khô. Râu bắp có độ mềm mượt, cuốn bắp không héo hoặc thâm. Ngoài ra, một điều cần lưu ý là nên chọn bắp có lớp vỏ ôm chặt phân thân.

Hạt bắt mẩy, đều, bóng, thẳng hàng.

Không nên chọn những trái bắp quá to, chỉ nên chọn trái bắp thon dài và vừa phải.

Không nên chọn bắp còn quá non. Bắp non sẽ không có độ dẻo cần thiết. Cũng không nên chọn bắp già. Khi bấm tay vào bắp cảm nhận được độ mềm và vừa chảy sữa, đó là một trái bắp ngon.

Những ảnh hưởng về sức khỏe khi ăn quá nhiều bắp

Có hại cho dạ dày: Trong bắp chứa xenlulo sẽ làm cơ thể không thể tiêu hóa hết nếu ăn quá nhiều. Hệ thống tiêu hóa khi đó không thể thao tác triệt để vì thiếu các enzyme. Ngoài ra, lượng chất xơ trong bắp sẽ gây hại cho dạ dày nếu dung nạp vào cơ thể quá nhiều.

Các bạn nên ăn bắp vào buổi sáng, buổi chiều, và buổi tối trước 7 giờ tối. Khả năng hấp thụ và tiêu hao năng lượng của cơ thể sau 7 giờ diễn ra rất chậm, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Gây các bệnh mãn tính: Trong bắp chứa khá ít axit béo có lợi như omega 3 nhưng lại dư thừa lượng omega 6. Tỷ lệ chênh lệch giữa 2 loại axit béo này sẽ gây hại cho cơ thể, là cơ chế hình thành các bệnh mãn tính.

Gây nứt da: Khi ăn quá nhiều bắp, bạn sẽ gặp tình trạng bị nứt ở tay chân, hoặc khắp người. Khi đó, có thể không có đủ các chất axit amin như lysine, tryptophan và niacin. Đây là các axit bảo vệ cơ thể, tránh tình trạng nứt da.

Seoul Spa đang có vô vàn ưu đãi hấp dẫn về dịch vụ giảm béo. Nhanh tay liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết dịch vụ và nhận ưu đãi!

100G Cải Ngọt Bao Nhiêu Calo? Cải Ngọt Có Tác Dụng Gì?

Thành phần dinh dưỡng của cải ngọt

Cải ngọt là một giống cây trồng thuộc họ nhà cải, có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc. Rau cải ngọt là cây thân thảo, cao từ 50 – 100 cm, thân hình tròn, không có lông, lá cây có phiến dài, phần đầu có hình tròn hoặc hình tù. Gốc cây hẹp, phần mép lá không nhăn, có màu trắng. Cải ngọt được gieo trồng và thu hoạch quanh năm, từ 20  – 40 ngày tùy vào từng mùa vụ. Do đó, chúng trở thành một trong những loại thực vật phổ biến nhất ở nước ta. Vậy 100g cải ngọt chứa bao nhiêu calo?

Theo nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng, để xác định 100g cải ngọt bao nhiêu calo, chúng ta cần dựa vào thành phần dinh dưỡng của cải ngọt. Theo đó, rau cải ngọt sẽ cung cấp cho con người những dưỡng chất như sau:

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng dinh dưỡng

Protein 1,1 g

Lipit 0,2 g

Carbohydrate 2,1 g

Canxi 61 mg

Photpho 37 mg

Sắt 0,5 g

Caroten 0,01 mg

Thiamin (B1) 0,02 mg

Ribopalavin (B2) 0,04 mg

Niaxin (B3) 0,3 mg

Vitamin C 20 mg

Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g cải ngọt

100g cải ngọt bao nhiêu calo?

Giải đáp cho câu hỏi 100g cải ngọt bao nhiêu calo, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết. Trong cải ngọt, chứa hàm lượng calo tương đối thấp, do đó chị em nữ giới, những người đang ăn kiêng, giảm cân không cần quá lo lắng về lượng calo trong loại rau này.

Trung bình, cứ 100g rau cải tươi sẽ chứa khoảng 50 kcal, con số không hề lớn và hoàn toàn phù hợp với khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, hàm lượng calo trong cải ngọt sẽ thay đổi đáng kể, tùy thuộc vào cách chế biến của mỗi người. Ví dụ như:

100g cải ngọt luộc chứa khoảng 52 kcal

100g cải ngọt xào tỏi chứa khoảng 63 kcal

100g cải ngọt hấp chứa khoảng 57 kcal

100g cải ngọt nấu tôm chứa khoảng 86 kcal

100g cải ngọt nấu mọc chứa khoảng 130 kcal

Cải ngọt có tác dụng gì?

Nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng đã chứng minh, ngoài việc chứa ít calories và giàu chất dinh dưỡng, rau cải ngọt còn mang lại rất nhiều công dụng, lợi ích tốt cho sức khỏe con người. Vậy cải ngọt có tác dụng gì?

Hỗ trợ điều trị bệnh Gout

Bệnh Gout là một căn bệnh rối loạn chuyển hóa, do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn tới tình trạng lắng đọng tinh thể muối ở khớp (bao hoạt dịch hoặc sụn khớp). Khiến khớp bị viêm sưng, gây đau đớn, nếu không điều trị kịp thời về lâu về dài sẽ dẫn tới biến dạng, cứng khớp vô cùng nguy hiểm.

Căn bệnh này thường xuất hiện ở những người có chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, không khoa học. Dung nạp vào cơ thể quá nhiều thực phẩm chứa nhiều protein, chất kích thích, thịt bò, tim, gan, hải sản,… Lúc này, rau cải ngọt sẽ trở thành một trong những loại thực phẩm có thể giúp bạn điều trị bệnh gout và được bác sĩ khuyến khích sử dụng. Bởi công dụng đào thải bớt đi hàm lượng axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể.

Ăn những món ăn chế biến từ cải ngọt như cải ngọt luộc, cải ngọt hấp. Sẽ giúp bạn điều trị và phòng ngừa bệnh gout vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, những người bị bệnh gout có thể sử dụng cải ngọt giã nhỏ và đắp vào khu vực khớp bị viêm sẽ làm dịu cơn đau nhanh chóng.

Cung cấp khoáng chất canxi cho người bị loãng xương

Như đã phân tích những thành phần dinh dưỡng có trong rau cải ngọt, canxi và vitamin là những “gương mặt” rất nổi bật trong loại rau này. Chất canxi là một loại khoáng chất rất quan trọng đối với quá trình hình thành, giúp hệ xương khớp luôn khỏe mạnh, rắn chắc. Vitamin K có khả năng làm tăng mật độ chất khoáng, giảm thiểu tình trạng gãy xương ở những người bị bệnh loãng xương.

Do vậy, khi bổ sung rau cải ngọt vào chế độ dinh dưỡng của bạn thường xuyên, chất canxi và vitamin K trong rau sẽ cung cấp dinh dưỡng, phòng ngừa bệnh loãng xương, xương khớp hoạt động kém,… hiệu quả. Đặc biệt với trẻ nhỏ, người cao tuổi là những đối tượng cần nạp lượng lớn canxi. Chưa kể, canxi trong rau cải ngọt 100% từ thiên nhiên, rất an toàn và dễ hấp thụ vào cơ thể.

Ngăn ngừa bệnh ung thư hiệu quả

Ung thư luôn được coi là căn bệnh vô cùng quái ác và trực tiếp đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Để phòng chống căn bệnh nguy hiểm này, ngoài việc xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, trong rau cải có chất  allyl isothiocyanate – một loại chất có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa, phòng bệnh ung thư vô cùng hiệu quả. Đặc biệt là ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư dạ dày,…

Tốt cho tim mạch

Do đó, thay vì sử dụng chất kích thích rượu, bia, thuốc lá hay đồ ăn nhanh nhiều cholesterol và chất béo như gà rán, coca, hamburger,… Các bạn hãy bổ sung rau cải ngọt để bảo vệ và phòng chống các căn bệnh tim mạch tốt hơn.

Tốt cho hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch

Chất xơ là một thành phần dinh dưỡng quan trọng và dồi dào có trong rau cải ngọt. Chưa kể, rau cải còn chứa chất nhầy, giúp bôi trơn hệ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột, tham gia vào quá trình hấp thụ và đào thải chất dư thừa ra khỏi cơ thể. Từ đó, giúp cơ thể phòng bệnh táo bón và tắc ruột hoặc bệnh trĩ hiệu quả.

Ngoài ra, để hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh, ăn rau cải ngọt là chưa đủ, các bạn cần thay đổi chế độ sinh hoạt, tập luyện thể thao hàng ngày để mang lại hiệu quả cao hơn.

Ngoài ra, ăn rau cải ngọt thường xuyên còn giúp tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt giải độc cơ thể,… Thông qua chất xơ, và hàm lượng vitamin B, C dồi dào.

Món ngon từ cải ngọt bạn nên biết

Cải ngọt nấu thịt băm

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Thịt lợn băm 150g, cải ngọt 300g, hành khô, gia vị.

Cách chế biến:

Bước 1: Làm sạch rau, nhặt bỏ rễ và lá hỏng, lá vàng. Băm hành khô.

Bước 2: Thêm dầu ăn vào chảo, phi hành, cho thịt băm vào đảo qua với muối hoặc mắm. Nêm nếm vừa miệng là được.

Bước 3: Đun sôi nước trên bếp, thêm thịt vào nồi, đợi nước sôi thì thêm rau cải. Đợi rau chín kỹ thì tắt bếp. Cuối cùng, múc canh ra bát và thưởng thức với cơm nóng hoặc ăn trực tiếp đều rất ngon.

Nấu cải ngọt với hến

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Hến 500g, hành tím 2 củ, cải ngọt 300g, gia vị (mắm, muối, mì chính).

Cách chế biến:

Bước 1: Sơ chế sạch hến bằng cách ngâm nước muối, thêm 1 quả ớt để chúng nhả hết cát, chất bẩn ra bên ngoài. Đem rửa sạch và cắt khúc các loại rau củ quả, bạn có thể cắt khúc khoảng 5 cm sao cho vừa ăn. Băm nhuyễn hành khô.

Bước 2: Luộc thịt hến, lấy phần thịt đem đi rửa sạch với nước. Sau đó đem thịt hến xào chung với hành khô, nêm thêm gia vị vừa ăn.

Bước 3: Thêm nước vào nồi hến, khi nước sôi thì thả rau cải ngọt vào, nếu tới khi chín kỹ thì tắt bếp. Cuối cùng múc canh ra bát tô và thưởng thức thôi.

Chỉ với vài bước cơ bản, các bạn đã có thể chế biến ngay cho mình một bữa ăn vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng với rau cải ngọt rồi. Tuy nhiên, để rau cải ngọt phát huy hết công dụng và không gây hại cho sức khỏe, các bạn nên lưu ý một số điều như sau:

Người bị đau dạ dày: đối với những người hay bị đầy bụng, khó tiêu, cải ngọt ăn nhiều sẽ gây ra hiện tượng sinh khí. Từ đó, khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là khi bạn ăn rau cải sống.

Người bị bệnh sỏi thận: Trong rau cải chứa rất nhiều axit axalic – một loại hợp chất làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu kẽm và canxi trong cơ thể. Ngoài ra, hàm lượng oxalate trong rau cũng rất cao. Vì vậy, người bị sỏi thận nên cân nhắc kỹ trước khi ăn cải ngọt.

Ngoài ra, để bảo vệ và cải thiện sức khỏe, các bạn đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng, kết hợp với tập luyện khoa học, đều đặn mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng tốt hơn.

Kết luận lại, rau cải ngọt không hề chứa nhiều calo và đặc biệt tốt cho sức khỏe. Vì vậy, hy vọng qua bài viết 100g cải ngọt bao nhiêu calo? Các bạn đọc sẽ biết cách ăn rau cải ngọt đúng cách và có thêm cho mình những kiến thức bổ ích.

Ngày sửa: 31-01-2021

Bắp Cải Bao Nhiêu Calo? Tác Dụng Của Bắp Cải?

1. Bạn biết gì về Bắp cải?

Mặc dù có hàm lượng chất dinh dưỡng ấn tượng, nhưng bắp cải thường không được chú ý.

Bắp cải có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau, bao gồm đỏ, tím, trắng và xanh lá cây, và lá của nó có thể nhăn nheo hoặc nhẵn.

Loại rau này đã được trồng trên khắp thế giới hàng nghìn năm và có thể được tìm thấy ở nhiều món ăn khác nhau trên thế giới, bao gồm dưa cải bắp, kim chi và xà lách trộn.

Ngoài ra, trong bắp cải chứa nhiều vitamin và khoáng chất.

2. Bắp cải bao nhiêu calo?

Mặc dù bắp cải rất ít calo. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng trong chúng rất ấn tượng.

Trên thực tế, chỉ 1 phần chứa 89 g bắp cải xanh sống chứa:

Lượng calo: 22

Chất đạm: 1 gram

Chất xơ: 2 gam

Vitamin K: 85% RDI

Vitamin C: 54% RDI

Folate: 10% RDI

Mangan: 7% RDI

Vitamin B6: 6% RDI

Canxi: 4% RDI

Kali: 4% RDI

Magiê: 3% RDI

Bắp cải còn chứa một lượng nhỏ các vi chất dinh dưỡng khác, bao gồm vitamin A, sắt và riboflavin.

Như đã trình bày ở trên, bắp cải rất giàu vitamin B6 và folate. Cả hai đều cần thiết cho nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng trong cơ thể. Chúng bao gồm chuyển hóa năng lượng và hoạt động bình thường của hệ thần kinh.

Ngoài ra, bắp cải có nhiều chất xơ và chứa chất chống oxy hóa mạnh, như polyphenol và các hợp chất lưu huỳnh.

Các chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra. Gốc tự do là các nguyên tử hay phân tử có số electron lẻ, điều này làm cho chúng không ổn định. Khi mức độ của chúng trở nên quá cao, chúng có thể làm hỏng các tế bào.

Bắp cải đặc biệt chứa rất nhiều vitamin C. Và đây một chất chống oxy hóa mạnh có thể bảo vệ chống lại bệnh tim, một số bệnh ung thư và mất thị lực.

3. Bắp cải có tác dụng gì?

3.1. Kiểm soát tình trạng viêm nhiễm

Viêm không phải lúc nào cũng là một điều xấu.

Trên thực tế, cơ thể dựa vào phản ứng viêm để bảo vệ khỏi nhiễm trùng hoặc tăng tốc độ chữa bệnh. Loại viêm này là một phản ứng bình thường đối với chấn thương hoặc nhiễm trùng.

Các loại rau họ cải như bắp cải thường chứa nhiều chất chống oxy hóa khác nhau đã được chứng minh là làm giảm chứng viêm mãn tính.

Trên thực tế, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng ăn nhiều rau họ cải làm giảm một số dấu hiệu viêm trong máu.

Một nghiên cứu bao gồm hơn 1.000 phụ nữ Trung Quốc cho thấy những người ăn nhiều rau họ cải có mức độ viêm thấp hơn đáng kể so với những người ăn ít nhất.

Kaempferol,Sulforaphane và các chất chống oxy hóa khác được tìm thấy trong nhóm thực vật đáng chú ý này có thể chịu trách nhiệm về tác dụng chống viêm của chúng.

3.2. Cải thiện tiêu hóa

Nếu muốn cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa của mình, bắp cải giàu chất xơ là lựa chọn phù hợp.

Loại rau này chứa nhiều chất xơ không hòa tan có lợi cho đường ruột. Đây một loại carbohydrate không thể bị phân hủy trong ruột. Chất xơ không hòa tan giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách bổ sung lượng lớn vào phân và thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên.

Hơn nữa, bắp cải rất giàu chất xơ hòa tan, đã được chứng minh là làm tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Điều này là do chất xơ là môi trường thuận lợi để phát triển các loài như Bifidobacteria và Lactobacilli.

Những vi khuẩn này thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như bảo vệ hệ thống miễn dịch và sản xuất các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin K2 và B12.

Ăn nhiều bắp cải là một cách tuyệt vời để giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và vui vẻ.

3.3. Giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Bắp cải tím có chứa các hợp chất mạnh gọi là anthocyanins. Chúng tạo cho loại rau ngon này có màu tím rực rỡ, bắt mắt.

Anthocyanins là một sắc tố thực vật thuộc họ flavonoid.

Nhiều nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa việc ăn thực phẩm giàu sắc tố này với việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

3.4. Giảm huyết áp

Huyết áp cao ảnh hưởng đến hơn một tỷ người trên thế giới và là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim và đột quỵ.

Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân cao huyết áp nên giảm lượng muối ăn vào hàng ngày. Tuy nhiên, bằng chứng gần đây cho thấy rằng việc tăng lượng kali trong chế độ ăn uống cũng quan trọng đối với việc giảm huyết áp.

Hàm lượng kali trong bắp cải nhiều nên bắp cải hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Kali là một khoáng chất và chất điện giải không thể thiếu của cơ thể để cơ thể hoạt động bình thường. Một trong những công việc chính là giúp điều hòa huyết áp bằng cách chống lại tác động của natri trong cơ thể.

Kali giúp tăng bài tiết natri dư thừa qua nước tiểu. Nó cũng làm giãn các thành mạch máu, làm giảm huyết áp.

Trong khi cả natri và kali đều quan trọng đối với sức khỏe, chế độ ăn hiện đại có xu hướng quá cao natri và quá thấp kali.

3.5. Giảm mức cholesterol

Một số người nghĩ rằng tất cả cholesterol đều xấu, có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Tuy nhiên, nó cần thiết cho cơ thể hoạt động bình thường.

Các quá trình quan trọng thường phụ thuộc vào cholesterol, chẳng hạn như tiêu hóa thích hợp và tổng hợp các hormone và vitamin D.

Bắp cải có chứa hai chất đã được chứng minh là làm giảm mức cholesterol LDL – một loại cholesterol không tốt cho sức khỏe.

4. Món ngon với Bắp cải

Ngoài việc siêu tốt cho sức khỏe, bắp cải rất ngon khi được chế biến thành các món ăn.

Bắp cải có thể được dùng ở dạng ăn sống hoặc nấu chín và thêm vào nhiều món ăn khác nhau như salad bắp cải, súp, món hầm và món kho.

Loại rau đa năng này thậm chí có thể được lên men và làm thành dưa cải bắp hay kim chi.

Ngoài khả năng sử dụng được với nhiều công thức nấu ăn, bắp cải có giá cả vô cùng hợp lý.

Bất kể phương pháp chế biến bắp cải như thế nào thì khi thêm loại rau họ cải này vào món ăn là một cách ngon miệng để có lợi cho sức khỏe.

Tóm lại, bắp cải là một loại rau đa năng dễ kết hợp vào chế độ ăn uống của bạn. Ngoài ra, có thể sử dụng nó để chế biến nhiều món ăn khác nhau, bao gồm salad, món hầm, súp, thịt xay và dưa cải bắp.

5. Kết luận

Bắp cải là một loại thực phẩm đặc biệt tốt cho sức khỏe con người.

Loại rau này có thành phần dinh dưỡng vượt trội và đặc biệt là hàm lượng vitamin C và K.

Ngoài ra, ăn bắp cải thậm chí có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh, cống viêm và cải thiện tiêu hóa.

Thêm vào đó, bắp cải là một nguyên liệu ngon và rẻ cho một số công thức nấu ăn.

Với nhiều lợi ích tiềm năng cho sức khỏe, thật dễ dàng để hiểu tại sao bắp cải xứng đáng được dành một chút thời gian tỏa sáng trong ánh đèn sân khấu và một số chỗ trên đĩa của bạn.

Ngoài nhiều lợi ích cho sức khỏe đã được kể trên thì Bắp cải còn có nhiều công dụng tuyệt vời khác. Tuy nhiên, nếu xuất hiện phản ứng bất thường, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu và xử trí kịp thời.

Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên