Hàm lượng calo trong tôm
Để biết được ăn tôm có béo không, thì chúng ta cần xác định hàm lượng calo trong tôm là bao nhiêu. Nhìn chung, tôm được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là giàu dinh dưỡng nhưng hàm lượng calories tương đối thấp.
Loại hải sản này chủ yếu chứa protein và nước. Theo đó, cứ trung bình 100g tôm chín, sẽ chứa khoảng 99 calories và bao gồm những chất dinh dưỡng như:
Chất dinh dưỡng Hàm lượng dinh dưỡng
Chất béo 0,3 g
Carbonhydrat 0,2 g
Cholesterol 189 mg
Natri 111 mg
Protein 24 g
Bảng thành phần dinh dưỡng chính trong 100g tôm
Chưa hết, tôm còn cung cấp cho con người hơn 20 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, đặc biệt có thể kể đến như sau: Vitamin B12, photpho, kẽm, magie, canxi, sắt, mangan, đồng, i – ốt…
Tôm khô: 269 calories
Tôm luộc: 99 calories
Tôm rang: 200 – 300 calories
Tôm kho: 125 calories
Tôm hùm: 185 calories
Ăn tôm có béo không?
Đây chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ quan tâm. Dựa vào hàm lượng calories và các tác dụng mà tôm mang lại, chắc hẳn nhiều bạn đã tìm ra câu trả lời cho riêng mình rồi đúng không nào!
Vậy rốt cuộc ăn tôm có béo không? Trên thực tế, ăn tôm đúng cách và khoa học, sẽ không gây béo như nhiều người vẫn nghĩ. Trung bình 100g tôm, chỉ chứa khoảng 99 calories. Các món tôm khô, hấp, rang cũng chỉ dao động từ 100 – 300 calo mà thôi.
Ăn tôm khô có béo không?
Ăn tôm có béo không, đã được chúng ta làm rõ trong ở phần trên rồi, vậy ăn tôm khô có béo không? Tôm khô là món ăn được rất nhiều gia đình yêu thích và rất hay gặp trong bữa ăn mỗi ngày.
Giống như tôm tươi, tôm khô vẫn giữ được hàm lượng protein, vitamin và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Hơn nữa, loại thực phẩm này gần như không có cholesterol, khi nạp vào cơ thể sẽ hạn chế tích tụ mỡ. Đồng thời tăng cường trao đổi chất, giúp no lâu và kìm hãm cơn thèm ăn.
Ăn tôm có giảm cân không?
Dựa vào những thông tin đã phân tích bên trên, đặc biệt là câu hỏi ăn tôm có béo không? Chắc chắn chúng ta có thể trả lời ngay câu hỏi ăn tôm có giảm cân không rồi!
Tôm không những không gây béo phì, thừa cân mà còn giúp bạn giảm cân hiệu quả nữa đấy. Vì chứa ít carbonhydrat và hàm lượng calories, nhưng lại đầy đủ dinh dưỡng. Tôm là một món ăn lý tưởng đối với những chị em đang nhen nhóm ý định giảm cân, hay đang trong quá trình ăn kiêng.
Tuy vậy, chị em chỉ nên ăn tôm luộc và cần hạn chế tác động dầu mỡ, chiên xào. Những món ăn này sẽ tác động rất tiêu cực đối với nỗ lực ăn kiêng và giảm cân.
Các món giảm cân chế biến từ tôm
Tôm hấp, luộc
Hấp và luộc là hai phương pháp vô cùng quen thuộc đối với nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là với những người đang giảm cân. Bởi khi bạn ăn tôm hấp và luộc, hàm lượng dinh dưỡng vẫn sẽ được bảo toàn tối đa.
Cách chế biến món ăn này, sẽ được thực hiện đơn giản như sau:
Chọn mua tôm tươi sống, đem về nhà rửa sạch và loại bỏ các chất thải ở phần đầu.
Cho tôm ra bát để ướp gia vị ( tùy chỉnh theo khẩu vị mỗi người ).
Đun sôi nước và cho tôm, sả vào hấp chín khoảng 10 phút.
Cuối cùng, vớt tôm ra đĩa và thưởng thức thôi.
Tôm xào
Có một món ăn, bạn rất cần bổ sung ngay vào chế độ dinh dưỡng của mình, đó là món tôm xào hoa bí. Món ăn này không những giàu dinh dưỡng, mà còn rất tốt đối với quá trình giảm cân của mọi người.
Các bước thực hiện vô cùng đơn giản:
Sơ chế hoa bí ( có thể thay bằng hoa thiên lý )
Chọn mua tôm tươi, bóc đầu và vỏ cứng, ướp gia vị trong 10 phút
Phi thơm tỏi rồi bỏ tôm vào xào khoảng 3 phút
Tiếp tục cho hoa bí vào xào chung, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp khi thức ăn đã chín đều.
Salad tôm, rau, củ
Với những người ăn kiêng, giảm cân, salad dường như đã trở thành món ăn vô cùng quen thuộc. Trong đó, không thể không nhắc tới món salad tôm, rau, củ – món tôm trộn vừa thơm ngon, dinh dưỡng, vừa hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Để chế biến món ăn này, các bạn cần thực hiện theo quy trình như sau:
Chọn mua tôm tươi sống, bóc đầu và vỏ tôm, sau đó hấp chín (bạn có thể xào với gia vị cũng được)
Chuẩn bị rau, củ, quả như xà lách, dưa chuột, cà chua… Cắt miếng vừa ăn
Trộn tôm và các loại rau củ vào trong 1 bát tô to, nêm thêm gia vị, chanh, đường, muối tiêu … Sao cho vừa miệng và thưởng thức thôi.
Tôm có tốt không? Ăn tôm có tác dụng gì?
Như chúng ta đã biết tôm có tác dụng giảm cân. Vậy ăn tôm nhiều có tốt không, tôm có tác dụng gì? Theo nhận định từ các chuyên gia về dinh dưỡng, tôm giàu dinh dưỡng nhất trong các loại hải sản. Trong tôm chứa chất chống oxy hóa, kháng viêm, …. Thêm vào đó là các chất omega 3, canxi, vitamin E, C, retinol, … Những chất dinh dưỡng này sẽ tác động lên cơ thể như thế nào?
Chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa trong tôm rất tốt cho sức khỏe, chúng bảo vệ và ngăn ngừa các gốc tự do phá hủy tế bào của bạn. Chất astaxanthin trong tôm còn ngăn ngừa hình thành nếp nhăn, bảo vệ làn da khỏi tia UV từ mặt trời. Từ đó, làm kìm hãm quá trình lão hóa cho con người.
Chất chống oxy hóa còn giúp củng cố động mạch, giảm nguy cơ đau tim và một số bệnh mãn tính nguy hiểm. Các chất astaxanthin cũng được chứng minh rất có lợi cho não bộ, phòng chống mất trí nhớ và các bệnh thoái hóa thần kinh.
Những lợi ích khác đáng chú ý
Nguồn dinh dưỡng dồi dào trong tôm còn mang lại rất nhiều lợi ích khác. Ví dụ như:
Tốt cho hệ tim mạch: Cung cấp cholestero tốt, tăng hoạt đọng từ hệ tuần hoàn máu.
Phòng ngừa loãng xương nhờ các chất vitamin, khoáng chất như canxi, kẽm,…
Cải thiện đôi mắt: “cửa sổ tâm hồn” của chúng ta sẽ được tăng cường hoạt động, nhờ các axit béo omega 3, vitamin E, C… Từ đó, giúp người ăn phòng tránh lão hóa mắt.
Ức chế bệnh tiểu đường: Các enzym có lợi sẽ cân bằng quá trình oxy hóa do bệnh tiểu đường gây ra.
Giảm viêm, tăng cường sức khỏe tim mạch và đặc biệt ngăn chặn bệnh ung thư nhờ khoáng chất selen.
Bởi tôm có quá nhiều công dụng, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích, trẻ nhỏ hay mẹ bầu là 2 đối tượng, nên bổ sung tôm vào chế độ ăn của mình.
Lưu ý khi ăn tôm giảm cân
Mặc dù vẫn biết ăn tôm không gây béo, nhưng các bạn cũng nên nắm bắt được cách ăn tôm sao cho đúng, hợp lý và khoa học. Để vừa đảm bảo sức khỏe, lại không làm ảnh hưởng đến quá trình giảm cân. Lưu ý khi ăn tôm giảm cân là gì, hãy tham khảo ngay sau đâu:
Không nên ăn đầu, vỏ tôm
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, phần đầu tôm ít dinh dưỡng và chứa khá nhiều chất thải. Lớp vỏ tôm chứa kitin còn gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy, mọi người không nên ăn những bộ phận này.
Không ăn quá nhiều
Ăn nhiều tôm, lạm dụng tôm rất dễ khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, trong trường hợp bạn lạm dụng tôm quá mức, bạn có thể bị tiêu chảy rất nghiêm trọng.
Vậy nên, một người lớn khỏe mạnh chỉ nên ăn 100g tôm/ ngày và trẻ em là 20 – 30g/ ngày.
Nên ăn tôm tươi sống
Hiện nay, nhiều người bán hàng vì lợi nhuận mà đi bán hàng, lừa đảo khách hàng. Tôm cũng là một trong những sản phẩm như vậy.
Ho có nên ăn tôm?
Trên thực tế, chưa có bất cứ đơn vị, tổ chức khoa học nào chứng minh bị ho khi ăn tôm. Nhưng ăn tôm bị ho, có thể do phần vỏ và càng khá cứng của tôm gây ra.
Tôm có máu không?
Đây được coi là một câu hỏi khá thú vị, nhưng lại không được nhiều người quan tâm. Đối với những động vật cấp thấp như tôm, cua, chuồn chuồn,… Đương nhiên sẽ có máu. Nhưng máu của chúng, chỉ là các tế bào giống với bạch cầu, chứ không chứa tế bào hồng cầu. Vì thế, máu của tôm sẽ không có màu đỏ, khiến một số người thắc mắc tôm có máu không?
Vỏ tôm có canxi không?
Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng: “Thực chất trong xương động vật mới có canxi và nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng. Còn vỏ tôm chỉ là chất kittin (một dạng polymer) tạo nên vỏ của các loại giáp xác, chứ không chứa nhiều canxi, thậm chí chất này khi ăn vào còn khó tiêu hóa.”
Ăn tôm có để lại sẹo không?
Các bác sĩ da liễu cũng khuyên những người có vết thương hở không nên ăn tôm. Vì vị tanh và một số chất có thể khiến vết thương bị sưng tấy, ngứa rát vô cùng khó chịu.
Can I Eat Shrimp as Part of a Low-Fat Diet? https://www.thespruceeats.com/shrimp-part-of-low-fat-diet-2246056#:~:text=Not%20only%20is%20non%2Dfried,of%20omega%2D3%20fatty%20acids. Truy cập ngày: 16/12/2020
Is Shrimp Healthy? Nutrition, Calories and More https://www.healthline.com/nutrition/is-shrimp-healthy Truy cập ngày: 16/12/2020
Ngày sửa: 16-12-2020