Ăn đêm hoặc uống rượu bia trước khi ngủ tưởng chừng đem lại nhiều lợi ích. Nhưng thực tế những thói quen này là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm. Bệnh ngừng thở khi ngủ, chứng nhồi máu cơ tim và bệnh tim. Đột quỵ, bệnh hen suyễn ở trẻ em… Đều bắt nguồn từ việc ăn đêm hoặc uống rượu bia trước khi ngủ.
Hội chứng ngưng thở là một loại bệnh, ngừng thở liên tục trong khi ngủ. Vì các nhóm cơ được thư giãn trong lúc ngủ. Khi một ngươi nằm ngửa, bệ đỡ của lưỡi gục xuống làm hẹp đường thở.
Người có chứng khó thở khi ngủ, đường thở bị co thắt mạnh; vì đường hô hấp bị đóng tạm thời, sự thở dừng lại. Họ có cảm giác như bị ngạt thở. Vì thế, họ thức dậy nhiều lần trong đêm. Họ trở nên bị thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc… Kết quả là tâm trạng căng thẳng, thiếu sự tập trung và hiệu suất làm việc kém.
Sự rối loạn này sẽ không dẫn đến bị chết bởi sự nghẹt thở trong khi ngủ. Tuy nhiên, lại làm yếu hệ thống miễn dịch và những chức năng trao đổi chất. Thiếu ngủ đặt gánh nặng lên trên hệ thống tuần hoàn. Cơ thể có nguy cơ xảy ra bệnh đau tim hay đột quỵ gấp 3,4 lần bình thường.
Một trong những dấu hiệu phổ biến của hội chứng ngưng thở khi ngủ là ngáy to khi ngủ. Bệnh nhân đang ngáy rất đều, tự nhiên không thấy có tiếng động phát ra. Trên 10 giây bắt đầu thấy bệnh nhân cựa mình, sặc lên rồi ngáy tiếp. Đó là dấu hiệu biểu hiện cơn ngừng thở. Bệnh nhân cảm thấy ngộp thở, ngột ngạt khó thở khi ngủ.
Biểu hiện đáng chú ý nữa là bệnh nhân thường thức giấc vào ban đêm. Có thể đi tiểu 3-4 lần, ngủ không ngon giấc. Ngủ dậy mệt mỏi, đau đầu buổi sáng, không sảng khoái, rất buồn ngủ, rất khó tập trung…
Một triệu chứng khác cũng thường gặp của hội chứng ngưng thở khi ngủ là buồn ngủ ban ngày quá mức. Bệnh nhân có thể ngủ trong khi đang làm việc, thậm chí khi đang lái xe.
Các biểu hiện khác của hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể là nhức đầu vào buổi sáng. Giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung, dễ cáu gắt, trầm cảm, thay đổi tính tình, tiểu ban đêm nhiều lần, khô cổ khi thức giấc…
Bệnh ngừng thở khi ngủ thường xuất hiện các dạng:
Sự ngưng thở trong chốc lác: Xuất hiện khi đường hô hấp bị tắc nghẽn
Sự ngưng thở trung tâm: Xuất hiện khi những hoạt động của trung tâm hô hấp của não suy yếu
Chứng ngưng thở kết hợp cả hai loại trên
Khi quản của con người được tổ chức theo cách mà không có cái gì ngoài không khí được vào. Tuy nhiên nếu thức ăn trong dạ dày trước khi đi ngủ trồi lên từ dạ dày đến cổ họng khi bạn nằm xuống. Khi điều này xảy ra, đường hô hấp bị hẹp lại. Và sự ngưng thở xảy ra để chống lại lượng thức ăn đi vào khí quản.
Thực tế có một phương pháp rất dễ để chữa bệnh “tắc nghẽn thở khi ngủ”. Đây là phương pháp thông dụng để chữa cho ba trường hợp trên. Đó là tránh đưa bất cứ thứ gì vào dạ dày trong vòng bốn đến năm giờ trước khi đi ngủ. Cách đơn giản để chữa bệnh này là đi ngủ với dạ dày trống.
Như chúng tôi đã nói, hầu hết mọi người bị hội chứng ngừng thở khi ngủ thì cũng bị béo phì. Điều này hoàn toàn hợp lý với vấn đề ăn đêm. Nếu bạn ăn đúng bữa trước khi đi ngủ vào ban đêm, lượng lớn isulin được tiết ra. Nhưng khi bạn ăn thức ăn với carbon-hydrat hay protein. Isulin thay đổi mọi thứ thành chất béo. Nên bạn rất dễ bị thừa cân khi ăn trễ vào ban đêm. Kể cả bạn không ăn bất cứ thứ gì có chứa chất béo.
Có nên uống rượu, bia trước khi ngủ?
Nhiều người có thói quen uống rượu bia trước khi đi ngủ. Họ nghĩ rằng nó giúp dễ ngủ hơn uống thuốc ngủ. Nhưng thói quen này gây ra sự nguy hiểm bạn không thể ngờ.
Khi uống rượu bia, lượng đường trong máu giảm xuống. Khiến cho thân thể run rẩy, đổ mồ hôi và hoa mắt. Chất ethanol trong rượu làm cho não phản ứng chậm với các kích thích. Lúc này người uống rượu sẽ thấy mệt mỏi, mất tỉnh táo cũng như buồn ngủ.
Đa phần người uống rượu bia trước khi ngủ nhiều đều chìm vào giấc ngủ nhanh li bì. Nhưng chất lượng giấc ngủ không hiệu quả. Giấc ngủ trong trạng thái mơ hồ, không sâu do dạ dày và gan vẫn hoạt động. Ngoài ra khi uống nhiều bia rượu làm cơ thể mất nước gây ra cảm giác uể oải. Tác hại của rượu bia với giấc ngủ đầu tiên người ngủ rất lâu nhưng dậy vẫn thấy mệt mỏi vì chật lượng giấc ngủ kém.
Những tác hại khi uống rượu bia trước khi ngủ
Uống nhiều rượu bia trước khi đi ngủ sẽ gây kích thích thần kinh gây hưng phấn và không thể ngủ dễ dàng. Rượu dễ gây ra hiện tượng ngủ mơ màng, chập chờn, ngái ngủ. Nhiều trường hợp giấc ngủ bị gián đoạn nhiều lần trong một đêm do rượu bia có tính lợi tiểu. Nên phải đi vệ sinh nhiều lần hơn và làm mất giấc ngủ ngon.
Một trong những tác hại của rượu bia là hội chứng ngưng thở khi ngủ. Bất kể những đối tượng có tiền sử ngủ ngáy hoặc chưa bao giờ ngủ ngáy. Đều có thể xảy ra hội chứng ngưng thở khi uống rượu vào buổi tối trước khi đi ngủ. Rượu làm suy yếu hơi thở do các cơ cổ được thả lỏng, làm chật đường thở gây cản trở. Tình trạng ngáy kéo dài và nặng hơn dẫn đến tình trạng ngưng thở.
Bạn nghĩ rằng, uống rượu bia trước khi ngủ sẽ giúp dễ ngủ hơn. Nhưng thực tế là hơi thở của bạn bị ngừng liên tục. Kết quả là làm giảm lượng oxy trong máu. Đây là nguyên nhân oxy bị thiếu hụt trong cơ tim và những ai bị chứng xơ cứng động mạch hay bị hẹp động mạch vành.
Hiện tượng đau đầu sau khi uống rượu bia là dấu hiệu cho thấy rượu bia đã từng bước gây đe dọa cho bộ não. Cụ thể là rượu bia sẽ hút một lượng nước trong cơ thể khiến các mạch máu và bộ não bị giãn ra. Làm cản trở oxy lên não, gây tổn thương các mô. Tích tụ lâu ngày làm vỡ mạch máu não. Những tình trạng này có thể dẫn đến chết.
Nguyên nhân của nhiều người bị chết lúc sáng sớm từ cơn đau tim. Hay chứng nhồi máu cơ tim thực tế là axit bị chảy ngược. Điều này xuất hiện như một kết quả của việc ăn uống trễ lúc ban đêm. Dẫn tới đương hô hấp bị đóng lại, sự thở sẽ không bình thường. Làm giảm lượng oxy trong máu và cuối cùng bị thiếu hụt đến cơ tim.
Những mối nguy hại này gia tăng nếu rượu bia được tiêu thụ cùng với việc ăn uống ngay trước khi ngủ. Vì khi một người uống rượu bia trung tâm đường hô hấp bị kìm nén. Hơn nữa làm giảm lượng oxy trong máu.
Nguyên nhân bệnh hen suyễn ở trẻ em
Nhiều bậc phụ huynh thường cho trẻ uống sữa nóng khi bé chuẩn bị đi ngủ. Vì họ nghĩ rằng nó giúp bé dễ ngủ hơn, nhưng đây cũng là một ý tưởng sai. Kể cả nếu trẻ ăn tối vào lúc 6 giờ tối, bé vẫn còn thức ăn trong dạ dày khi đi ngủ. Vì trẻ em thường ngủ sớm hơn người lớn.
Nếu bé uống sữa trước khi đi ngủ, dễ xảy ra hiện tượng chảy ngược. Như là một kết quả, hơi thở trở nên không bình thường. Đôi khi lại ngừng thở trong giây lát và khi trẻ em thở sâu chúng hít sữa vào. Điều này có thể dễ dàng trở thành chất gây dị ứng. Đây là một trong những nguyên nhân bị bệnh hen suyễn ở trẻ em.
Tuy nhiên điều này chưa được phổ biến vì chưa được chứng minh thực tế trên diện rộng. Nhưng theo những dữ liệu nghiên cứu thu thập từ những bệnh nhân của nhiều chuyên gia trên thế giới. (Và trong cuốn The enzyme factor của giáo sư bác sĩ Hiromi Shinya). Rất nhiều người hen suyễn đã được cho ăn hay uống sữa ngay trước khi ngủ từ khi còn nhỏ.
Giải pháp giúp bạn không có cảm giác bị đói khi ngủ
Để chống lại hội chứng ngừng thở khi ngủ, chứng nhồi máu cơ tim và bệnh tim. Hoặc bệnh hen suyễn ở trẻ em. Chỉ đơn giản là tạo một thói quen đi ngủ với dạ dày trống. Nhưng nếu bạn không thể chịu đựng sự dằn vặt của cơn đói vào lúc ban đêm. Thì ăn một ít trái cây tươi có chứa nhiều enzim khoảng 1 tiếng trước khi đi ngủ.
Enzim được tìm thấy trong trái cây tươi hoàn toàn được tiêu hóa. Và di chuyển từ dạ dày đến đường ruột trong khoảng 30-40 phút. Do đó bạn không cần phải lo lắng về sự chảy ngược xuất hiện sau khi nằm xuống. Ăn trái cây khoảng một tiếng rồi đi ngủ là tốt nhất.
Như chúng tôi vừa mới nói, trái cây tươi là những thực phẩm bạn nên ăn 1 giờ trước khi ngủ. Tuy nhiên những loại thực phẩm dưới dây sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.
Ăn chuối giúp ngủ ngon hơn
Chuối là nguồn thực phẩm giàu các chất khoáng như kali và magiê, giúp các cơ bắp thư giãn. Chuối còn chứa axit amino tryptophan – axit có khả năng phân hủy thành melatonin và serotonin; (một loại hormone giúp kích thích cảm giác thư giãn) trong não bộ.
Quả anh đào giúp bạn dể ngủ
Quả anh đào là một trong số ít những nguồn thực phẩm giàu melatonin. Đây cũng là nguyên nhân tại sao bạn nên ăn một chén anh đào như một bữa ăn nhẹ trước khi ngủ để giúp bạn dễ ngủ hơn. Nếu bạn không thích ăn thì có thể uống nước ép anh đào.
Các nghiên cứu được thực hiện gần đây của một đại học bang Louisiana. Cho thấy việc uống nước ép anh đào 2 lần mỗi ngày. Giúp những người mắc chứng mất ngủ kéo dài thời lượng giấc ngủ thêm 90 phút.
Quả kiwi cải thiện giấc ngủ
Trái kiwi rất tốt trong việc tăng cường chất lượng giấc ngủ. Đây là loại quả giàu kali, canxi, phốt pho, folate, magiê cùng nhiều chất dinh dưỡng khác. Loại quả này thường có màu nâu, xanh lá và chứa đầy thịt.
Một nghiên cứu từ Đài Loan cho thấy việc ăn 2 quả kiwi trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ. Có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách đáng kể.
Cải bó xôi giúp hỗ trợ giấc ngủ
Các loại rau lá có màu xanh hoặc đen thường giàu các nguyên khoáng chất như canxi, kali và lutein – những chất giúp hỗ trợ giấc ngủ. Trong số đó, cải bó xôi chính là một trong những loại rau mà cơ thể dễ hấp thu nhất.
Sau khi rửa sạch, bạn có thể dùng rau để làm món salad trộn như một bữa ăn nhẹ. Hoặc bạn có thể dùng nước ép cải bó xôi rất tốt cho sức khỏe.
Tạm kết
Uống rượu bia trước khi ngủ có tốt không? Có nên ăn đêm không? Sau khi đọc bài viết này chắc bạn đã có câu trả lời rồi phải không? Thói quen hàng ngày của nhiều người là nguyên nhân của bệnh tật. Một vài loại bệnh có thể được chữa trị nếu thói quen hằng ngày nhẹ nhàng được thay đổi. Vì vậy hãy giảm bớt dần những thói quen xấu. Song song đó hãy tìm hiểu và tập cho mình những thói quen ăn uống lành mạnh.
Nguồn: http://diptradau.com
Nano Head trị rối loạn tiền đình có tốt không hay lừa đảo? Nano Head mua ở đâu?
Ăn nhiều thịt có tốt không? Cách ăn thịt để có sức khoẻ tốt Enzyme là gì? Bí mật của sức khoẻ và trường thọ ít người biết Tác hại của đường với sức khoẻ – Những sự thật không thể ngờ
Diabet trị tiểu đường có tốt không hay lừa đảo? Viên sủi Diabet mua ở đâu?