Uống Sting Với Sữa Có Tốt Không / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Thanhlongicc.edu.vn

Uống Sting Với Sữa Có Tốt Không? Cảnh Báo Nên Tránh

Sting là một loại nước được rất nhiều người yêu thích đặc biệt khi pha với sữa. Nhưng uống sting với sữa có tốt không? Giải đáp uống sting với sữa có tốt không?

Nước ngọt có ga, trong đó có sting là loại nước được rất nhiều người “ghiền” và sử dụng thường xuyên. Chỉ cần khoảng 10 000 đồng là bạn có thể mua ngay một chai nước sting ngon miệng. Sting pha với sữa ông thọ cũng không còn mới lạ, vị ngọt lạ này đã kích thích rất nhiều người sử dụng. Thế nhưng uống sting với sữa đặc có tốt không?

✪ Sting: là loại nước uống có ga được sử dụng phổ biến. Bên trong có chứa nhiều đường, hương liệu, chất tạo màu,… Sting có chứa chất kích thích phóng thích dopamine làm cho bạn cảm thấy sảng khoái, tập trung hơn. Vì vậy, lúc mệt mỏi, nhiều người thường tìm đến loại nước này để giải khát.

Cũng giống như Chú ý: Sting thì nhiều bạn còn dùng nước uống có gas với sữa để làm thức uống như: Coca với sữa, bò húc pha với sữa ông thọ hay uống sữa đặc với nước khoáng có ga… Điều này hoàn toàn là không nên vì sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn.

Tác hại khi uống sting cùng với sữa bạn cần biết

Nước uống có ga với sữa là hai loại nguyên liệu bạn không nên kết hợp với nhau. Do vậy, sting cũng là loại thức uống nằm trong số đó. Chỉ nói riêng nước ngọt có ga, việc sử dụng nó hằng ngày cũng gây hại rất nhiều cho . Đã được khuyến cáo rất nhiều! Vậy việc kết hợp sữa đặc với sting tưởng chừng như ngon miệng lại đem đến nhiều tác hại không ngờ đến.

✮ Không chỉ trộn chung sữa với nước ngọt có ga hay sting vào một ly mới có hại. Việc sử dụng hai loại thức uống này quá gần nhau, ví dụ như mới uống sting liền uống thêm sữa. Lúc này, bạn có thể xảy ra tình trạng khó tiêu, co thắt bao tử hay nặng hơn nữa là trào ngược dạ dày. Không chỉ đơn giản là bị “Tào Tháo rượt” mà còn có thể nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

Các loại thực phẩm không nên dùng chung với nước uống có ga

Không chỉ riêng sữa, rất nhiều loại thực phẩm khác không nên dùng chung với sting (hoặc nước uống có ga). Bạn hãy tham khảo sau đây:

➤ Thực phẩm cay, nóng: Nhiều bạn thường dùng nước uống có ga để giảm độ cay khi ăn thức ăn cay, nóng. Tuy nhiên, nước ngọt có ga ở nhiệt độ cao sẽ chuyển đổi thành Axit Sunfuric. Chất này rất có hại cho dạ dày của bạn. Ngoài ra, việc hạ nhiệt đột ngột bằng nước lạnh có ga cũng gây hại rất nhiều đến răng miệng.

Trong nước ngọt và cà phê đều có chứa hàm lượng caffeine. Do đó, bạn sẽ bị mất ngủ nếu dùng chung cả hai loại nước uống này vào buổi tối. Bên cạnh đó, bạn còn có thể gây khó tiêu, đau bụng.

Rất nhiều các thí nghiệm cho thấy, khi thả kẹo bạc hà vào nước ngọt có ga sẽ gây ra hiện tượng nổ. Vì thế, nếu ăn kẹo này cùng với sting hay nước ngọt có ga sẽ gây ra hiện tượng “sôi” dạ dày, khó tiêu, chướng bụng.

Sử dụng mì tôm cùng với nước có ga sẽ gây ra phản ứng trào ngược khí. Lúc này, bạn sẽ bị phình bụng, khó thở.

Cũng giống như sữa đặc, trong bánh ngọt cũng chứa nhiều đường, chất béo. Sử dụng chung sẽ dẫn đến tình trạng béo phì, tăng cân nhanh. Nghiêm trọng hơn nữa, nếu lượng đường trong máu đạt ngưỡng nguy hiểm sẽ làm tim ngưng đập.

Uống Sting Có Tốt Không? Ăn Cùng Sầu Riêng Có Sao Không?

Sting là loại nước tăng lực có ga rất được nhiều người ưa chuộng trong nhiều năm trước. Tuy hiện tại đã không còn nhiều người uống nhưng thực sự vẫn còn một số người rất thích uống thậm chí nghiện loại nước này. Uống sting có tốt không là câu hỏi nhiều người quan tâm, nhất là cánh mày râu.

Uống sting có tác dụng gì?

Sting có giá thành khá thấp chỉ khoảng 10.000đ – 15.000đ một chai và 8.000đ -10.000đ một lon được bán ở nhiều nơi dễ dàng mua. Đây là loại nước tăng lực làm giảm sự mệt mỏi và cải thiện khả năng tập trung cho người dùng. Bên cạnh đó, nước tăng lực còn chứa một lượng đường đáng kể giúp bạn bổ sung năng lượng trong thời gian ngắn.

Uống sting có tác hại gì?

Nước uống sting dâu có hại không? Câu trả lời chắc chắn là có. Đây là loại nước uống tăng lực có ga, chứa các thành phần gây hại cho sức khỏe. Bên trong nó chứa rất nhiều đường, hương liệu, chất tạo hương, chất tạo độ chua, chất tạo màu… còn về thành phần dinh dưỡng thì không có nhiều.

Uống nhiều Sting có béo không?

Theo một nghiên cứu trên động vật của Đại học Purdue (Mỹ), chất làm ngọt nhân tạo bên trong nước tăng lực có thể phá vỡ khả năng điều chỉnh lượng calo của cơ thể dựa trên vị ngọt của thực phẩm bạn ăn. Bạn có thể hiểu rằng khi uống Sting khiến cho người uống càng thèm ăn nhiều hơn, vì cơ thể của họ nghĩ rằng họ đang ăn đường, dẫn đến thèm ăn nhiều hơn.

Lượng đường hóa học trong nước tăng lực là rất cao rất khó để tiêu thụ hết sẽ tích lũy thành mỡ thừa, đặc biệt là ở vùng eo. Nó gây ảnh hưởng rất nhiều tới hệ tiêu hóa, sản sinh ra khí CO2 làm cho bụng bạn to ra cho trướng khí, đầy hơi.

Uống sting có mất ngủ không?

Nếu tiêu thụ sau bữa ăn khi dạ dày phải tiêu hóa một lượng lớn thức ăn khác sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ruột và tuyến tụy,.. như đã nói bên trên thì uống sting làm cho bạn trướng bụng. Ngoài ra các chất kích thích khác trong nó khiến cho bạn cảm thấy cực kì hưng phấn, việc uống sau khi ăn tối và trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn phải trằn trọc cả đêm và khó ngủ.

Sting có gây vô sinh không?

Bên trong Sting chứa chất gây rối loạn nội tiết bisphenol A (chất nhân tạo để sản xuất nhựa PC). Chất này góp phần làm tăng nguy cơ ung thư, tàn phá hệ thống nội tiết, gây dậy thì sớm và nguy cơ vô sinh cao. Chất ngọt hóa học làm động mạch dương vật bị “hỏng”, từ đó nguy cơ rối loạn cương dương cũng cao hơn.

Theo một nghiên cứu được thực hiện ở 2500 nam giới tại Đan Mạch, kết quả cho thấy những nam giới thường xuyên uống nước ngọt có ga, chỉ số tinh trùng là 35 triệu/1, trong khi người uống ít là 56 triệu/1. Uống nước ngọt có ga mỗi ngày sẽ khiến 30% tinh trùng ở nam giới bị hao hụt.

Các loại nước ngọt đều được thêm axit phosphoric để tăng hương vị cho sản phẩm, chống mốc, vi khuẩn và bảo quản nước được lâu hơn. Tuy nhiên nếu lượng axit này thừa thãi trong cơ thể sẽ làm giảm mật độ xương, dẫn đến bệnh loãng xương, bệnh thận.

Uống sting nhiều gây suy thận

Sting có chứa chất phốt phát, một loại chất đã được xác định là góp phần gây nên sỏi thận. Chất này có tác dụng tăng hương vị cho sản phẩm, chống mốc, vi khuẩn và bảo quản nước được lâu hơn. Tuy nhiên nếu lượng axit này thừa thãi trong cơ thể sẽ làm giảm mật độ xương, dẫn đến bệnh loãng xương, bệnh thận. Suy thận làm cánh đàn ông dễ mắc bệnh yếu sinh lý.

Ăn sầu riêng uống sting có sao không?

Uống Tinh Bột Nghệ Với Sữa Tươi Có Tốt Không?

Hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị ung thư

Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng ngừa các bệnh về dạ dày.

Thanh lọc và bảo vệ gan khỏi những tác động xấu từ bên ngoài.

Hỗ trợ giảm đau khớp, phòng ngừa các bệnh về xương khớp.

Tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh thường gặp như cảm vặt, ho, sổ mũi…

Giảm hàm lượng cholesterol có trong máu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Tăng cường trí nhớ và hỗ trợ ngăn ngừa căn bệnh Alzheimer nguy hiểm.

Ngăn ngừa thâm nám, tàn nhang nhờ khả năng ức chế melanin.

Làm mờ nếp nhăn khóe mắt, các vết thâm sau mụn hiệu quả.

Trợ thủ đắc lực giúp chị em kiểm soát cân nặng, giảm cân, giảm mỡ.

Trị mụn trứng cá, mụn mủ, mụn bọc, đầu đen nhờ khả năng kháng viêm tự nhiên.

Cách uống tinh bột nghệ với sữa tươi giảm cân

Uống tinh bột nghệ với sữa không chỉ cung cấp những năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà nó còn hỗ trợ bạn giảm cân hiệu quả. Tất cả đều nhờ vào hoạt chất curcumin có trong tinh bột nghệ. Curcumin có tác dụng ngăn sự hình thành và phát triển của các mô mỡ mới. Curcumin cũng giúp tăng chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng nuôi cơ thể, giúp làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu… Từ đó, mỡ thừa sẽ hoàn toàn được loại bỏ ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên nhất. Bạn sẽ không thấy mệt mỏi, mất nước hay cơ thể suy nhược như những loại thuốc giảm cân khác.

Làm ấm khoảng 200ml sữa tươi không đường (khoảng 40-50°C).

Cho 2 thìa cafe tinh bột nghệ nguyên chất vào sau đó khuấy đều.

Có thể cho thêm 1-2 thìa cafe mật ong để tăng thêm hiệu quả sử dụng.

Uống ngay cốc sữa nghệ khi còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.

Để đạt được tác dụng giảm cân tốt nhất, bạn hãy uống sữa nghệ trước bữa ăn khoảng 20 phút. Ngày có thể uống 2 cốc sữa nghệ trước bữa ăn, sau đó giảm khoảng 30% khẩu phần ăn của mỗi bữa.

Cách uống tinh bột nghệ với sữa tươi và sữa ông thọ

Đối với những người đang cần bồi bổ cơ thể, những người có thể trạng yếu, bệnh nhân sau phẫu thuật… Không thể bỏ qua cách uống tinh bột nghệ với sữa tươi và sữa ông thọ này.

Cách làm như sau

Làm ấm khoảng 200ml sữa tươi có đường hoặc không đường (40-50°C).

Cho 2 thìa cafe tinh bột nghệ nguyên chất vào và khuấy đều cho tan hẳn.

Cho tiếp từ 2-3 thìa cafe sữa đặc ông thọ vào và tiếp tục khuấy từ từ.

Uống ngay ly sữa nghệ khi còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý đối với những bạn đang áp dung theo cách này đó chính là thời điểm uống sữa nghệ. Bạn nên uống sau 2 bữa ăn chính khoảng 1 tiếng là tốt nhất.

Áp dụng theo cách này, người gầy yếu có thể tăng từ 2-3 cân chỉ sau khoảng 1 tháng sử dụng. Những người bệnh sau phẫu thuật nên đơi khoảng 2-3 ngày khi đã được bác sĩ cho phép ăn uống thì mới được dùng sữa nghệ.

Uống tinh bột nghệ với sữa tươi có đường hay không đường?

Đây là một thắc mắc khá thường gặp đối với những bạn đã và đang áp dụng cách pha tinh bột nghệ với sữa tươi. Đó chính là lựa chọn sử dụng sữa tươi có đường hay không đường.

Nếu mục đích của bạn là giảm cân, giữ dáng thì nên dùng sữa tươi không đường. Hoặc bạn cũng có thể dùng sữa tách béo (đã được tách hết chất béo có trong sữa) để đạt hiệu quả giảm cân tốt nhất.

Đối với những bạn đang muốn tăng cân hoặc bồi bổ cơ thể thì hoàn toàn có thể lựa chọn tùy theo sở thích. Bởi dù uống với sữa tươi có đường hay không đường đều sẽ mang lại những tác dụng nhất định đối với cơ thể.

Sữa nghệ B-Care được sản xuất tại nhà máy Thanhhang Milk, một trong số ít các nhà máy sản xuât sữa bột ở Việt Nam đạt chứng chỉ an toàn thực phẩm Quốc Tế ISO 22000: 2005, là sản phẩm sữa nghệ pha sẵn an toàn cho tất cả thành viên trong gia đình, đặc biệt là phụ nữ sau sinh, người bị đau dạ dày, người sau phẫu thuật, mới ốm dậy.

Uống Thuốc Với Sữa Có Được Không, Uống Xong Ăn Sữa Chua Được Không?

Khi cơ thể bị bệnh, việc dùng thuốc là điều không thể tránh khỏi. Nhưng uống thuốc như thế nào, kết hợp ra sao cho nhanh khỏi bệnh và không để lại tác dụng phụ không phải ai cũng biết. Đôi khi, chỉ vì một vài thói quen không tốt sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng thêm trầm trọng.

Nhiều người thường lựa chọn sữa như một chất dung môi dẫn thuốc vào cơ thể. Đặc biệt, nhiều bà mẹ cho bé uống thuốc với sữa để giảm vị đắng, nhưng không hề hay biết đã tạo ra những phản ứng ngược, gây hại cho chính con mình. Trong trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không dùng sữa để uống thuốc mà phải kết hợp với nước lọc nguội cùng một lưu lượng vừa đủ.

Càng nguy hại hơn, đôi khi hành động tưởng chừng vô thưởng, vô phạt này có thể làm cho các phản ứng hoá học giữa các thành phần có trong thuốc và sữa xảy ra, ảnh hưởng đến sức khoẻ và dung nhan của bạn.

1 lưu ý nhỏ mà nhiều người mắc phải, đó là bổ sung sữa và các thực phẩm chức năng, thuốc chứa sắt gần nhau hoặc song song với mong muốn hoà tan chất sắt. Điều đó là hoàn toàn sai lầm, bởi hàm lượng canxi và các thành phần khác trong sữa sẽ tạo phản ứng kết tủa khi gặp sắt, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Không chỉ riêng sắt, bạn cũng cần nhớ tuyệt đối không uống sữa với các loại thuốc khác để không ảnh hưởng đến hiệu quả chữa trị.

Những loại thuốc đặc biệt không được kết hợp cùng sữa:

Digoxin: Canxi trong sữa có thể làm tăng độc tính của digoxin.

Thuốc chống tiêu chảy: Sữa sẽ khiến thuốc bị thay đổi dược tính

Thuốc kháng sinh Tetracycline

Thuốc chứa sắt, canxi và sắt: “cạnh tranh” với sữa trong tá tràng

Levodopa: Sữa phân hủy trong đường ruột, giảm khả năng hấp thụ thuốc.

Estrogen: Sữa làm tăng hoạt động của các enzyme chuyển hóa, làm giảm hiệu quả của estrogen.

Uống sữa xong uống thuốc có được không?

Sữa là một trong những nguồn cung cấp canxi rất tốt cho con người bởi tỷ lệ canxi và phốt pho trong sữa phù hợp, có lợi cho việc hấp thụ canxi của cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để đảm bảo nhu cầu canxi hàng ngày, ngăn ngừa các bệnh xương khớp mỗi người trưởng thành nên uống khoảng 300g sữa hoặc các sản phẩm từ sữa mỗi ngày.

Mặc dù mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể nhưng không phải uống sữa lúc nào cũng tốt. Bạn cần lưu ý tuyệt đối không uống sữa trước hoặc sau khi uống thuốc. Điều này là cấm kỵ với những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, người trung niên và người cao tuổi. Do sữa có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, thậm chí làm biến đổi và tăng độc tính của thuốc khi đi vào cơ thể.

Lý giải cho tình trạng trên, nhiều nghiên cứu cho thấy: việc uống sữa trước hoặc sau khi uống thuốc sẽ tạo ra một màng bọc quanh viên thuốc và niêm mạc dạ dày. Màng bọc này sẽ làm cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thuốc diễn ra lâu hơn, khi đó tác dụng của thuốc có thể đã giảm đi hoặc hoàn toàn biến đổi thành độc tính đối với cơ thể.

Không những vậy, một số kháng sinh, bao gồm Cipro có thể tạo phản ứng kết tủa với canxi, sắt và các khoáng chất khác trong sữa. Sự kết hợp này cũng sẽ làm giảm khả năng hấp thu thuốc của cơ thể, giảm hiệu quả của thuốc.Trong trường hợp bạn nhận được một đơn thuốc để điều trị mụn trứng cá hoặc nhiễm trùng, hãy hỏi rõ hơn về thành phần của thuốc.

Nếu có các thành phần của kháng sinh, bạn cần tránh ăn uống sữa, sữa chua, pho mát… trước và sau khi uống thuốc ít nhất 2 giờ. Bạn cũng nên hỏi dược sĩ về thời gian thích hợp nếu bạn đang uống các vitamin tổng hợp chứa các khoáng chất. Bởi vì không chỉ có sữa, những vitamin này cũng có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc kháng sinh.

Xem Thêm: Uống kháng sinh mà không biết mang thai hoặc bà bầu, các bé uống nhiều sao không?

Uống thuốc xong ăn sữa chua có được không?

Sữa chua là sản phẩm lên men lactic từ sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động vật nói chung sau khi đã khử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh ở nhiệt độ cao. Sữa chua được lên men bởi các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột như probiotics (Lactobacillus bulgaricus, Streptococcus thermophilus). Quá trình lên men giúp cho các dưỡng chất trong sữa được chuyển hóa thành dạng dễ tiêu hóa hơn, ngăn ngừa các bệnh về hệ đường ruột.

Ngoài ra, sữa chua còn giúp cho cơ thể hấp thu canxi và một số khoáng chất khác dễ dàng, điều hòa nhu động ruột, chống táo bón. Một số chủng vi khuẩn khác như Lactobacillus acidophilus và Bifidobacterium giúp tạo sự cân bằng và bồi bổ cho những vi khuẩn tốt hiện hữu có sẵn trong ruột. Không những vậy, một số thành phần có trong sữa chua có tác dụng trong việc giảm thiểu những vi khuẩn có hại cho đường ruột, tự sản sinh ra loại kháng sinh riêng làm chậm quá trình phát triển của các vi khuẩn có hại.

Khi được uống vào cơ thể, kháng sinh trong thuốc sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh và tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi ở đường ruột, làm mất đi một lượng vi khuẩn có lợi lớn. Do số lượng vi khuẩn có lợi trong ruột sẽ bị giảm dẫn đến sự mất cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại phát triển.

Để giúp cân bằng lại hệ vi sinh trong đường ruột, bạn cần bổ sung men vi sinh hoặc sữa chua. Tuy nhiên, việc bổ sung cần được tiến hành ngay sau đợt uống kháng sinh, chứ không phải trong khi dùng kháng sinh. Vì kháng sinh có trong thuốc sẽ “cạnh tranh” với men vi sinh gây ra những ảnh hưởng xấu với thành ruột và dạ dày, làm mất tác dụng của thuốc. Do đó, sau khi uống thuốc bạn có thể ăn sữa chua, nhưng nên cách ra khoảng 2 -3 tiếng để thuốc đã kịp phân tán đi chữa bệnh cho cơ thể.

Uống Trà Với Sữa Có Lợi Ích Gì Không?

Ở Anh và một vài quốc gia khác, trà thường được uống cùng với sữa. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ việc uống trà cùng với sữa có đem lại lợi ích gì không hoặc có gây ảnh hưởng gì đến cơ thể không. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn đầy đủ hơn về việc uống trà cùng với sữa.

Cả trà và sữa đều có rất nhiều lợi ích

Mặc dù có rất nhiều loại trà đem lại lợi ích cho sức khoẻ, nhưng trà xanh và trà đen là 2 loại trà được nghiên cứu nhiều nhất.

Cả trà đen và trà xanh đều được sản xuất từ lá của cây trà Camellia sinensis nhưng sẽ phải trải qua các quy trình xử lý khác nhau. Cả trà đen và trà xanh đều rất giàu flavonoid. Flavonoid trong trà hoạt động như một chất chống oxy hoá để giúp chống lại việc tế bào bị tổn thương do các gốc tự do. Quá nhiều các gốc tự do sẽ dẫn đến bệnh tim mạch và các vấn đề sức khoẻ khác. Đặc biệt, trà xanh rất giàu một loại flavonoid tên là catechin trong khi trà đen lại rất giàu theaflavin.

Do có chứa những hợp chất này, uống trà đen và trà xanh sẽ giúp làm giảm huyết áp, chống ung thư và giảm lượng cholesterol máu trên cả động vật và người.

Ngược lại, sữa lại rất giàu dinh dưỡng, ví dụ như protein, canxi và kali. Đây đều là những chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển tối ưu và phát triển xương.

Protein sữa có thể sẽ gây cản trở các thành phần trong trà, nhưng kết quả nghiên cứu còn chưa rõ ràng.

Cả trà và sữa đều có chứa các chất dinh dưỡng và các hợp chất tốt cho sức khoẻ, do vậy, kết hợp trà và sữa có vẻ sẽ đem lại nhiều lợi ích.

Trên thực tế, nghiên cứu trên 1800 người trưởng thành ở Trung Quốc chỉ ra rằng tiêu thụ trà và sữa riêng lẻ sẽ giúp làm giảm tình trạng ung thư khoang miệng và vẫn có lợi ích phần nào khi tiêu thụ trà và sữa cùng với nhau. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu gợi ý rằng protein trong sữa có thể làm cản trở sự hấp thu và hoạt động chống oxy hoá của các hợp chất trong trà.

Nghiên cứu trên 16 nữ giới trưởng thành tiêu thụ 500ml trà đen cho thấy cải thiện lưu lượng tuần hoàn, cải thiện chức năng tim mạch so với việc chỉ uống nước lọc. Trong khi đó, uống trà đen với sữa gầy sẽ không đem lại các lợi ích này.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, casein – loại protein trong sữa có thể sẽ gắn với flavonoid trong trà và cản trở hoạt động của flavonoid trong cơ thể.

Tuy nhiên, một nghiên cứu khác trên 9 người trưởng thành gợi ý rằng, tiêu thụ trà đen giúp làm tăng lượng chất chống oxy hoá trong máu và việc thêm sữa vào trà sẽ không làm ảnh hưởng đến việc này. Tác giả nghiên cứu gợi ý rằng, việc ủ trà lâu hơn có thể sẽ giúp hấp thu các chất chống oxy hoá tốt hơn, chứ không phụ thuộc vào việc có thêm sữa hay không.

Dựa trên các kết quả nghiên cứu đó, có thể nói rằng, sữa có thể sẽ ảnh hưởng phần nào đến hoạt động của các chất chống oxy hoá trong trà nhưng sự ảnh hưởng này có thể sẽ giảm đi nếu trà được ngâm và ủ trong thời gian dài. Tuy vậy, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để hiểu được ưu nhược điểm của việc thêm sữa vào trà.

Do trà xanh rất giàu flavonoid, sữa về lý thuyết có thể có ảnh hưởng tương tự như cách ảnh hưởng đến flavonoid trong trà đen.

Tuy nhiên, trên thực tế, nghiên cứu trên 18 người trưởng thành chỉ ra rằng uống sữa với trà xanh sẽ làm bạn đốt cháy ít năng lượng hơn so với việc chỉ uống trà xanh. Mặc dù kết quả nghiên cứu này khá thú vị nhưng cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để hiểu được ảnh hưởng của việc uống trà xanh cùng với sữa.

Tính cho tới nay, mới chỉ có nghiên cứu về ảnh hưởng của việc uống sữa cùng với trà đen và trà xanh, chứ chưa có nghiên cứu về việc uống sữa cùng với các loại trà khác.