Viêm Amidan Mãn Tính Có Nên Cắt Không?

Chào bác sĩ! Năm nay tôi 25 tuổi. Tôi bị viêm amidan đã nhiều năm. Nhưng sang đến năm nay, tôi thường xuyên bị amidan. Điều này ảnh hưởng nhiều tới công việc vì tôi làm hướng dẫn viên du lịch. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi viêm amidan mãn tính có nên cắt không? Mong sớm nhận được phản hổi. Tôi cảm ơn bác sĩ.

Bệnh viêm amidan mãn tính chủ yếu do các đợt viêm amidan cấp gây nên và thường do vi khuẩn hoặc virus gây bệnh. Điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và công việc, đặc biệt với công việc chính của bạn là hướng dẫn viên du lịch cần phải nói nhiều.

Nên cắt amidan trong những trường hợp sau:

Những đợt amidan mãn tính tái phát 4 lần/năm.

Áp xe quanh amidan từng phải điểu trị bệnh viện 1 lần.

Amidan quá phát gây chèn ép đường thở khiến người bệnh khó thở, ngủ ngáy.

Amidan sưng và nổi hạch cùng bên amidan.

Điều trị viêm amidan mãn tính bằng cách cắt amidna là một biện pháp hữu hiệu giảm tình trạng bệnh viêm amidan. Tuy nhiên, sau khi cắt amidan, người bệnh lưu ý những điều sau:

Bảo đảm điều trị theo chỉ định và lời khuyên của bác sĩ đã nêu ra.

Có chế độ dinh dưỡng khoa học. Trong giai đoạn đầu sau khi cắt amidan, người bệnh tuyệt đối không được ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn khô cứng và đồ uống kích thích.

Sau khi cắt amidan để tình trạng bệnh nhanh chóng bình phục cần kiêng nói.

Tránh làm các công việc nặng nhọc.

Cần nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế những stress, căng thẳng.

Bên cạnh đó, không được cắt amidan trong những trường hợp sau:

Người bệnh có tiền sử mắc các bệnh như giảm tiểu cầu, suy tủy, ung thư máu…

Người bệnh có triệu chứng nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc nhiễm khuẩn toàn thân.

Phụ nữ đang có thai và đang trong giai đoạn hành kinh.

BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Viêm Amidan Mãn Tính Có Nên Cắt Bỏ Không

Viêm amidan là chứng bệnh tiến triển rất nhanh nếu như không có hướng điều trị đúng đắn và kịp thời. Biểu hiện như ho, đau rát cổ họng, sốt cao, mệt mỏi sẽ trở thành hiện tượng mãn tính khi kéo dài. Phẫu thuật cắt bỏ amidan là phương pháp được áp dụng cho nhiều người bệnh. Tuy nhiên, người bị viêm amidan mãn tính có nên cắt bỏ không? Bài viết này sẽ giúp các bạn có được câu trả lời chính xác 1. Triệu viêm amidan mãn tính như sau:

+ Khởi bệnh đột ngột với cảm giác rét và gai rét rồi sốt 38 – 39oC;

+ Hội chứng nhiễm khuẩn, người mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, nước tiểu đỏ.

+ Bệnh nhân nuốt đau, nuốt vướng; có cảm giác khô rát và nóng ở trong họng, ở vị trí amidan; đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên khi nuốt và khi ho. Khó thở, thở khò khè, ngáy to.

+ Khám thấy môi khô, lưỡi trắng bẩn. Nếu do virut gây bệnh thì toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực và xuất tiết trong, amidan sưng to và đỏ, các tổ chức bạch huyết thành sau họng cũng sưng to và đỏ. Có thể kèm theo các triệu chứng chảy mũi, ho, khàn tiếng, viêm kết mạc.

+ Hạch dưới góc hàm không sưng to. Nếu do vi khuẩn gây bệnh thì amidan sưng to và đỏ, trên bề mặt có những chấm mủ trắng hoặc mảng bựa trắng.

+ Hạch dưới góc hàm sưng đau.

2. Bị viêm amidan mãn tính có nên cắt bỏ không?

Tiến hành phẫu thuật cắt viêm amidan khi tình trạng viêm nhiễm không thể chữa trị bằng phương pháp thông thường. Việc cắt bỏ phần amidan bị viêm nhiễm nhằm bỏ đi ổ amidan không còn chức năng miễn dịch cho cơ thể. Nếu không cắt bỏ, ổ viêm amidan sẽ lây lan sang phần amindan khác khiến chúng bị viêm nhiễm theo, nhiều trường hợp có thể dẫn tới bịt đường ống thở, có nguy cơ trở thành u ách tính.

Các trường hợp cụ thể được bác sĩ chỉ định tiến hành cắt bỏ viêm amidan:

– Viêm amidan cấp tính đã trải qua nhiều đợt chữa trị dài ngày theo đúng phương pháp mà bệnh vẫn không tiến triển thêm. Các triệu chứng đau họng, hạch ở cổ,… vẫn xuất hiện.

– Viêm amidan biến chứng thành áp xe amidan

– Viêm amindan sưng tấy quá phát, gây nên tình trạng khó thở, suy nhược cơ thể, sức khỏe giảm sút.

Tóm lại, trả lời cho câu hỏi khi bị viêm amidan mãn tính có nên cắt bỏ không thì câu trả lời là có. Ngay cả ở trẻ nhỏ, nếu bác sĩ chỉ định tiến hành phẫu thuật thì các bậc phụ huynh cũng cần cho trẻ cắt bỏ phần amidan bị viêm để tránh biến chứng nguy hiểm về sau.

Viêm Amidan Mãn Tính Có Nên Cắt Không? Ai Không Nên Cắt Amidan?

Viêm amidan là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra tại 2 khối tế bào lympho nằm ở 2 bên hầu họng do vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân môi trường khác. Viêm amidan được chia thành 2 dạng: Viêm amidan cấp và viêm amidan mãn.

Trong đó viêm amidan mãn tính có mức độ diễn tiến nặng hơn, tái phát nhiều lần trong năm (ít nhất 5 – 6 lần/năm) thường được cân nhắc chỉ định cắt bỏ. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, cắt amidan không thể chữa khỏi bệnh, thậm chí còn gây ra nhiều di chứng nguy hiểm. Vậy khi bị viêm amidan mãn tính có nên cắt không?

Theo bác sĩ Lê Phương, Giám đốc Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam: “Cắt amidan mặc dù không quá nguy hiểm, tỷ lệ thành công cao, di chứng ít, thời gian phục hồi nhanh. Đặc biệt, sau phẫu thuật cắt amidan người bệnh có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng sưng tấy, viêm nhiễm amidan, khô đau họng…

Do vậy, người bệnh không cần quá lo lắng nếu được chỉ định cắt amidan khi bị viêm mãn tính.Tuy nhiên, không phải cứ viêm amidan là cần cắt bỏ”.

Theo bác sĩ, viêm amidan mãn tính có nên cắt không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

Độ tuổi

Tần xuất tái phát viêm

Mức độ nghiêm trọng của bệnh

Khả năng đe dọa biến chứng

Cơ địa, bệnh lý nền kèm theo

Trên thực thế, chỉ định cắt amidan rất hạn chế, đặc biệt là khi các bác sĩ hiểu rõ lợi ích miễn dịch quan trọng của bộ phận này với sức khỏe, đặc biệt là trẻ em. Chỉ trong trường hợp amidan bị viêm nhiễm quá nhiều, không còn lợi ích sức khỏe, điều trị nội khoa không còn tác dụng và trở thành ổ viêm nguy hiểm, các bác sĩ mới cân nhắc tới việc cần cắt bỏ.

Chỉ định cắt amidan mãn tính được cân nhắc thực hiện trong một số trường hợp sau:

Viêm amidan tái phát nhiều lần trong 1 năm, từ 5 – 6 lần/năm.

Viêm amidan mãn tính gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm cầu thận cấp, viêm khớp cấp, thấp tim….

Kích thước amidan quá to, gây cản trở việc ăn uống, hít thở (Điển hình là một số trường hợp bị viêm amidan mãn tính kèm theo biến chứng ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ…)

Viêm amidan tái phát nhiều lần và xuất hiện các hạch ở cổ, ấn vào thấy đau (Trường hợp này có thể nghi ngờ, đe dọa biến chứng gây ung thư)

Viêm amidan mãn tính gây biến chứng áp xe quanh amidan

Một số trường hợp amidan có nhiều hốc, khe chứa đầy dịch mủ, gây hôi miệng, khó nuốt, nuốt vướng hoặc nghi ngờ ác tính.

Để biết bản thân có nằm trong các trường hợp cần cắt bỏ amidan, người bệnh nên đi khám để được kiểm tra và đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh. Nếu được chỉ định cắt bỏ, người bệnh cần tiến hành các xét nghiệm công thức máu, chức năng máu đông – máu chảy, chức năng gan thận… để đảm bảo an toàn và phòng ngừa rủi ro khi phẫu thuật.

Cắt amidan mãn tính có nguy hiểm không?

Hiện nay, cắt amidan không còn nguy hiểm như nhiều người vẫn lầm tưởng. Y học hiện đại phát triển nên các phương pháp và kỹ thuật cắt amidan cũng được cải tiến và nâng cao rất nhiều. Một số phương pháp phẫu thuật cắt amidan đang được sử dụng rộng rãi hiện nay gồm:

Phẫu thuật cắt amidan bằng máy Coblator

Mổ siêu âm

Kỹ thuật cắt amidan bằng laser

Phương pháp cắt amidan bằng Electrocautery

Cắt amidan bằng Sluder

So với các phương pháp truyền thống, các kỹ thuật này được đánh giá an toàn và có nhiều ưu điểm nổi trội hơn như:

Thời gian thực hiện thủ thuật tương đối nhanh (khoảng 45 phút).

Giảm mức độ đau trong quá trình trong và sau phẫu thuật

Hạn chế tối đa các tai biến trong phẫu thuật

Thời gian hồi phục hậu phẫu nhanh. Sau phẫu thuật, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi tại chỗ từ 4 – 6 tiếng để vết mổ được ổn định là có thể ra về và chăm sóc tại nhà.

Tuy nhiên, cũng giống như các phẫu thuật can thiệp vào cấu trúc sinh lý khác, phẫu thuật cắt amidan cũng tiềm ẩn nhiều tai biến, rủi ro không thể tránh khỏi như:

Chảy máu trong và sau quá trình phẫu thuật

Sốc phản vệ với thuốc gây mê

Nhiễm trùng sau phẫu thuật

Tử vong do nhiều nguyên nhân

Với trẻ nhỏ, cắt amidan có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đề kháng và miễn dịch của trẻ. Sau cắt amidan, trẻ có thể dễ mắc các bệnh lý tai mũi họng và các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi… Do vậy, nếu không thực sự cần thiết, không nên cắt bỏ amidan ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

Trên thực tế, người bệnh có thể không cần phẫu thuật nhưng vẫn điều trị triệt để được viêm amidan mãn tính. Thanh hầu bổ phế thang là bài thuốc đông y có khả năng điều trị viêm amidan từ gốc, loại bỏ bệnh hoàn toàn nhờ những thảo dược có tính đặc trị viêm nhiễm mạnh. Không những vậy, đây còn là phương pháp duy nhất điều trị hiệu quả đối với trường hợp viêm amidan do virus do có khả năng nâng cao hệ miễn dịch.

Cơ chế điều trị của Thanh hầu bổ phế thang là bổ chính công sau. Trước hết là phục hồi tạng phủ bị hư tổn để hình thành nội lực đẩy lùi tà độc ra khỏi cơ thể. Sau đó mới đến triệt tiêu viêm nhiễm, loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng bên ngoài. Cuối cùng là tăng cường bồi bổ để nâng cao sức đề kháng, phòng chống hiệu quả các dị nguyên gây bệnh từ môi trường.

Do đó, thành phần của bài thuốc là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những thảo dược mang tính tấn công và phòng ngự. Nếu phật thủ, xích thược, kha tử, bạch cương tàm, sơn tra, quất hồng bì… là những thảo dược giúp thanh nhiệt, giải độc, khai thông khí, trừ ho thì tang ký sinh, tang diệp, hoàng cầm, bạch truật, bạc hà… lại bổ huyết, dưỡng can thận, tăng cường sức đề kháng.

Người bệnh sử dụng Thanh hầu bổ phế thang không những triệt tiêu viêm amidan bền vững, nguy cơ tái phát thấp mà còn phòng ngừa được nhiều bệnh hô hấp khác như viêm họng, viêm xoang… Bài thuốc cũng đặc biệt an toàn dùng cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người cao tuổi – những đối tượng không nên cắt amidan và dùng kháng sinh để điều trị bệnh.

TÌM HIỂU NGAY Thực hư về tác dụng “quét sạch” viêm amidan của bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang Tâm sự chân thực về hành trình đẩy lùi viêm amidan cho con 3 tuổi của bà mẹ 9x

Ai không nên cắt amidan mãn tính? Chống chỉ định cắt amidan mãn tính

Bệnh nhân có bệnh về máu, rối loạn máu đông, máu chảy, bệnh tim mạch như suy tim nặng…

Bệnh nhân có bệnh lý mãn tính kèm theo như lao, đái tháo đường, viêm gan, AIDS….

Những trường hợp cần thận trọng

Bệnh nhân đang mắc các bệnh lý về amidan, mũi, xoang, bệnh cúm, cảm lạnh, sởi, sốt xuất huyết… phải điều trị qua đợt cấp của bệnh, ổn định mới cắt.

Bệnh nhân đang trong giai đoạn nhiễm khuẩn cục bộ hoặc toàn thân như mụn nhọt, viêm loét bộ phận…

Phụ nữ đang thời kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai, đang nuôi con bú…

Trẻ em dưới 5 tuổi

Người lớn trên 45 tuổi

Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh

Sau phẫu thuật cắt amidan cần lưu ý gì?

Ngày đầu tiên, bệnh nhân cần uống sữa lạnh

Ngày thứ 2, có thể uống nước súp, canh hoặc cháo loãng

Ngày thứ 3 – 7, có thể ăn các thực phầm mềm, nguội, ít gia vị, đặc biệt là tránh các gia vị cay nóng

Từ ngày tứ 7 – 10, có thể ăn cơm nhão, cháo đặc, sau đó ăn uống bình thường trở lại

Chế biến thực phẩm dạng mềm, lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu, hạn chế các gia vị cay nóng, dầu mỡ…

Không sử dụng nước đá, kem lạnh, các thực phẩm, đồ uống lạnh hoặc đồ uống chứa cồn, gas, chất kích thích trong thời gian đầu sau phẫu thuật

Nghỉ ngơi hoàn toàn trong 1 tuần đầu sau phẫu thuật

Hạn chế vận động mạnh, hò hét lớn tiếng

Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để hỗ trợ quá trình hồi phục và phòng chống nhiễm trùng sau phẫu thuật

Bổ sung đủ nước (tối thiểu 2 lít nước tùy thuộc vào thể trạng mỗi người)

Súc miệng, đánh răng đúng cách, tránh va chạm với vết mổ

Dùng nước muối sinh lý 0,9% hoặc ác dung dịch súc miệng chuyên dụng theo chỉ định để súc miệng – họng mỗi ngày, hạn chế khạc nhổ mạnh

Có biện pháp giữ ấm cơ thể, giữ ấm vùng cổ, ngực đặc biệt là khi ngồi điều hòa

Hạn chế ra vào những khu vực ô nhiễm

Tập luyện thể dục thường xuyên, phù hợp với thể trạng để nâng cao sức đề kháng

Đi khám khi có dấu hiệu chảy máu không ngừng sau 24 h phẫu thuật hoặc các dấu hiệu bất thường khác

Tái khám định kỳ theo lịch hẹn để kiểm tra mức độ hồi phục và các di chứng có thể xảy ra.

Viêm amidan mãn tính có nên cắt không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Người bệnh cần tiến hành thăm khám và đánh giá mức độ nặng của bệnh để bác sĩ cân nhắc có nên thực hiện phẫu thuật cắt amidan không. Hiện nay, thủ thuật cắt amidan không quá nguy hiểm như nhiều người nghĩ. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn các cơ sở khám chữa và thực hiện phẫu thuật uy tín, hiện đại để tránh những rủi ro không đáng có.

【Cần Biết】Viêm Amidan Mãn Tính Có Nên Cắt Không?

Viêm amidan là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em và cả người lớn. Bệnh thường bị xem nhẹ, nên khi người bệnh thăm khám bệnh thường chuyển sang mãn tính và đi kèm nhiều biến chứng. Lúc này, phẫu thuật loại bỏ ổ viêm amidan thường được bác sĩ xem xét nhưng người bệnh vẫn băn khoăn không biết viêm amidan mãn tính có nên cắt không.

Viêm amidan mãn tính có nên cắt không?

Anh N.T.D (28 tuổi) bị viêm amidan đã nhiều năm, gây nhiều khó chịu trong sinh hoạt, nhất là khi nói và nuốt.Anh đã điều trị bằng thuốc nhiều lần nhưng không có tác dụng.

“Nhiều người cứ nói đùa tôi rằng người lớn rồi mà còn mắc bệnh của trẻ con. Tôi bị viêm amidan đã nhiều năm, thoạt đầu thì không thường xuyên lắm nhưng nửa năm nay thấy tái phát thường xuyên hơn. Không chỉ bị đau rát họng, hơi thở có mùi mà tôi thường xuyên bị nuốt vướng, cảm giác rất khó chịu, nhiều khi còn có cảm giác đau nhói cả lên tai. Tôi đã từng uống thuốc điều trị nhiều nhưng không ăn thua, bệnh vẫn tái phát và đâu lại vào đó”, anh D chia sẻ.

Thấy tình trạng bệnh như vậy anh D đã đến viện để khám lại thì bác sĩ bảo tình trạng viêm mãn tính của anh có biểu hiện quá phát và dần biến chứng ảnh hưởng đến tai. Lúc này, bác sĩ khuyên anh nên điều trị thuốc cho ổn định rồi tiến hành Phẫu thuật cắt amidan để loại bỏ ổ viêm quá phát.

Nghe nói đến phẫu thuật cắt amidan, anh D cảm thấy lo lắng và phân vân không biết viêm amidan mãn tính có nên cắt không. Giải đáp về vấn đề viêm amidan amidan mãn tính có nên cắt không, các chuyên gia cho biết mặc dù phẫu thuật cắt amidan không quá phức tạp nhưng phẫu thuật cắt amidan phải theo chỉ định chặt chẽ. Phẫu thuật loại bỏ ổ viêm amidan được xem xét trong các trường hợp sau:

Viêm amidan điều trị bằng thuốc không hiệu quả, viêm amidan mạn tính tái đi tái lại nhiều lần trong năm mà phương pháp điều trị phổ biến ban đầu là nội khoa không có tác dụng

Amidan bị phì đại, to ra gây tắc nghẽn đường thở, gây khó nuốt, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh

Amidan viêm đi viêm lại ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe khi có những biến chứng nguy hiểm như biến chứng đến tim, viêm cầu thận cấp

Các trường hợp khác như viêm amidan có gây biến chứng viêm tai giữa, hen phế quản, viêm xoang… cũng sẽ được bác sĩ xem xét chỉ định phẫu thuật cắt amidan.

Như trường hợp của anh D là viêm amidan mãn tính xảy ra tình trạng quá phát, sau khi được bác sĩ phẫu thuật loại bỏ ổ viêm, anh D đã trở lại sinh hoạt bình thường ngay sau phẫu thuật vài ngày và hiện tại sức khỏe tốt, không thấy nuốt vướng hay khó chịu vùng họng như lúc chưa phẫu thuật cắt amidan.

Phẫu thuật cắt amidan ít đau, không chảy máu, hồi phục nhanh

Một trong những điều khiến nhiều người băn khoăn khi có chỉ định phẫu thuật cắt amidan là do sợ đau, chảy máu, có biến chứng sau mổ. Tuy nhiên, với ứng dụng phương pháp cắt amidan hiện đại, những nỗi lo lắng này được giải quyết hoàn toàn.

Khác với những phương pháp cắt amidan truyền thống, cắt amidan bằng dao plasma có ưu điểm ít đau, không chảy máu và hồi phục nhanh sau mổ. Cắt amidan bằng dao plasma sử dụng kỹ htuật đầu dò thông minh cùng với nhiệt lượng phù hợp, chỉ khoảng 65 – 90 độ C hoàn toàn không gây bỏng nhưng vẫn đảm bảo loại bỏ ổ viêm triệt để. Không chỉ vậy, cắt amidan bằng dao plasma còn có ưu điểm thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ khoảng 30 – 45 phút (phương pháp truyền thống thường kéo dài cả giờ đồng hồ), giảm rủ ro trong phẫu thuật của người bệnh rất nhiều.

Chúng ta vẫn thường biết, amidan được coi như lá chắn bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, khi các yếu tố tấn công gây bệnh, amidan viêm đi viêm lại nhiều lần, không những không đảm bảo chức năng miễn dịch mà còn là một ổ viêm chứa vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Loại bỏ ổ viêm trong trường hợp này là điều cần thiết để tránh các biến chứng xấu hơn.

Chuyên khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám cho người bệnh. Bệnh viện cũng áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt amidan bằng dao plasma hiện đại, đảm bảo an toàn và hồi phục tốt nhất cho người bệnh. Bệnh nhân sau cắt amidan tại viện đều được chăm sóc tận tình, đảm bảo sức khỏe tốt nhất khi xuất viện.

Bệnh Viêm Amidan Mãn Tính Là Gì Và Viêm Amidan Mãn Tính Có Nên Cắt Không?

Viêm amidan mãn tính là một nhiễm trùng amidan trong thời gian dài, bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại nên hình thành các túi nhỏ (nang) trong amidan chứa đầy vi khuẩn. Thông thường các viên sỏi nhỏ, có mùi hôi được tìm thấy trong các nang. Những viên đá này (sỏi amidan) có thể chứa một lượng lớn sulfa, khi bị nghiền nát chúng tỏa ra như mùi trứng thối đặc trưng gây hôi miệng. Chúng cũng có thể tạo ra cảm giác nghẹn cho bệnh nhân ở mặt sau của cổ họng.

Cơ thể mệt mỏi, gầy yếu, da xanh, luôn có cảm giác ớn lạnh, sốt về buổi chiều;

Đau nhức tai, hạch ở cổ sưng to và đau;

Khi nuốt có cảm giác vướng víu trong cổ họng như bị mắc dị vật;

Amidan to phì đại ở hai bên thành họng, xâm lấn làm hẹp khoang họng;

Khi nằm ngủ có cảm giác khó thở, xuất hiện tình trạng thở khò khè, ngáy to mặc dù trước đó không bị.

Việc phát hiện thông qua các dấu hiệu viêm amidan mãn tính nhanh chóng sẽ giúp người bệnh có hướng điều trị kịp thời, hiệu quả cao tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Vì thế, ngay khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu kể trên, người bệnh nên đi thăm khám để có phương án điều trị chính xác.

Theo các chuyên gia bệnh viêm amidan mãn tính có thể chữa khỏi nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa trị căn bệnh này, tùy vào cơ địa và tình trạng của người bệnh sẽ xác định giải pháp phù hợp nhất.

Thực tế nhiều người hiện nay cho rằng khi bị viêm amidan mãn tính chỉ có thể phẫu thuật cắt amidan mới khỏi hoàn toàn, điều này hoàn toàn không đúng. Không phải ai khi bị bệnh ai cũng đều phải cắt bỏ, bởi vì còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa của người bệnh có đáp ứng được phẫu thuật hay không.

Những trường hợp phải cắt amidan cần phải có sự chỉ định của bác sĩ và phải làm một số kiểm tra về sức khỏe trước khi tiến hành. Hơn nữa, phẫu thuật cắt amidan cũng gây nhiều nguy hại như khiến cơ thể mất đi hệ thống miễn dịch nên người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.

Nếu bị viêm amidan bạn nên kiêng những thực phẩm sau đây:

Thực phẩm khô cứng: Khi bị viêm amidan sẽ khiến cổ họng đau và khó nuốt do đó các thực phẩm khô cứng như hoa quả sấy, các loại hạt… sẽ làm bệnh nặng hơn;

Đồ ăn cay nóng: Các thực phẩm chế biến cay nóng sẽ khiến gây viêm nhiễm và cổ họng tổn thương nặng hơn. Nhiều trường hợp ăn nhiều đồ ăn cay nóng còn gây tình trạng nổi mụn trong cổ họng;

Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ: Đây cũng là một trong số những thực phẩm mà người bệnh viêm amidan mãn tính cần ăn kiêng. Những đồ ăn này có thể gây kích ứng mạnh đến vùng cổ họng, gây viêm sưng amidan nặng hơn;

Đồ uống có chất kích thích: Bia rượu và thuốc lá có thể khiến amidan sưng to và tấy đỏ nhiều hơn;

Đồ ăn lạnh: Đồ ăn, uống lạnh sẽ khiến amidan sưng to và gây tổn thương nhiều hơn;

Thực phẩm tươi sống: Những thực phẩm tươi sống thường dẫn theo các yếu tố vi khuẩn và virus gây bệnh, do đó đây cũng là những thực phẩm mà người bệnh cần phải ăn kiêng.