Ý Nghĩa Chuông Gió Nhật Bản / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Chuông Gió Nhật Bản Furin

Chuông gió Nhật Bản – Furin: Một âm thanh rất quen thuộc với người dân Nhật Bản từ ngàn đời nay là tiếng chuông gió vào một sớm tinh sương.

Khi nhắc đến mùa hè Nhật Bản, người ta thường nghĩ ngay tới lễ hội Hanabi (pháo hoa), cảnh bình minh, kem đá bào, và hẳn nhiên, không thể thiếu được hình ảnh của chiếc chuông gió (Furin) vô cùng long lanh, với những âm thanh độc đáo.

Tiếng chuông gió là một trong những âm thanh người Nhật rất yêu thích. Furin chủ yếu làm bằng thủy tinh, kim loại hay gốm, và khi được treo lên, gặp gió, trái cầu nhỏ xíu lủng lẳng bên trong thân chuông va chạm vào thành chuông, tạo nên những âm thanh dễ chịu.

Người Nhật tin tưởng rằng âm thanh leng keng của những chiếc chuông gió có thể xua đuổi tà ma nên thời xa xưa, chuông gió Nhật thường được treo ở mái hiên của các ngôi chùa , nhằm xua đuổi tà ma. Sau đó, việc sử dụng chuông gió được phổ biến rộng rãi hơn. Ngày nay, người ta hay treo nó ở trước hiên nhà, cửa sổ, nơi có gió để chuông phát ra tiếng kêu. Người Nhật còn cho rằng, tiếng kêu của chuông gió xoa dịu cái nóng của trưa hè, kích thích thính giác, và có thể gọi gió đến vào những buổi trưa hè nóng bức.

Chuông gió Nhật Bản Furin xuất hiện tại Nhật Bản từ bao giờ?

Chuông gió có nguồn gốc từ Ấn Độ. Vào thế kỉ thứ 6, những chiếc chuông này được sử dụng rộng rãi tại các chùa chiền ở nơi đây. Sau này, chuông gió du nhập vào Trung Quốc. Tại Nhật Bản, chuông gió xuất hiện từ thời Edo và có tên gọi là Furin. Chuông gió còn được coi là biểu tượng của sự may mắn trong văn hóa Á châu và được dùng trong phong thủy như một thứ bùa cầu may.

Tiền thân của chuông gió furin được cho là một loại chuông có tên là Futaku (nghĩa là Chuông treo) đã từng được dùng trong chùa đạo Phật ở Trung Quốc và cũng có trong thời kỳ Kamakura (1912 – 1933). Nhiều người dân dưới thời Muromachi (Chiến quốc – 1336 đến 1573) đã thích nghe tiếng furin.

Thời Edo (1603 – 1867), những người bán rong để Furin ở trong những bao hàng vác trên vai đã khởi đầu cho sự lan truyền phong tục Nhật Bản này trên khắp nước, thêm vào mùa hè Nhật Bản một nét quyến rũ đầy mê hoặc. Thật thú vị, mặc dù đến từng nhà chào hàng là chuyện đương nhiên với những người bán rong bình thường, nhưng những người bán furin không cần phải thế. Âm thanh dễ chịu của chuông gió thu hút sự chú ý của mọi người trong suốt hành trình. Người bán rong chuyển từ thị trấn này đến thị trấn khác, vì thế việc sử dụng Furin trở nên phổ biến ở khắp mọi nơi. Chiếc chuông furin của thời kỳ Edo – gọi là Edo-Furin, được trang trí bằng họa tiết sơn đã trở thành đại diện cho chuông gió Nhật hiện đại.

Ngày nay, các nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản vẫn được tìm thấy trong furin. Các thiết kế điển hình nhất của furin là “kingyo” hoặc cá vàng. Trong thế kỷ 16, Nhật Bản nhập khẩu khá nhiều furin của Trung Quốc, người Nhật đã học được cách để làm giống chúng, và ngày nay có hơn 20 loại khác nhau của cá chép Nhật Bản. Mặt hàng này được Nhật Bản xuất khẩu hàng đầu tại Hoa Kỳ.

Chuông gió cũng có thể được làm nhỏ hơn để treo trên lò sưởi Nhật Bản được biết đến như là “irori”, chuông gió hình vuông có 4 chân mở. Dây để treo được gọi là “jizaikagi”. Kể từ khi các ngôi nhà đã trở nên hiện đại hơn, rất khó để tìm thấy irori và jizaikagi. Vì vậy, khi nhìn thấy chúng, nó gợi lại cho những người yêu thích chuông gió Nhật Bản rất nhiều nỗi nhớ.

Ngày nay, chất liệu làm những chiếc furin đa dạng hơn từ gốm, sứ, kim loại… Hoạ tiết trang trí trên mỗi chiếc chuông gió cũng rất đặc sắc từ các hình ảnh con vật cây cỏ gần gũi thiên nhiên đến các hình tượng vị thần như thần Ebisu (thần may mắn, thần hộ mệnh cho sức khoẻ và trẻ nhỏ, thần Daukoku (thần tài, giữ an lành cho nhà cửa), thần Mame-Danuki (biểu tượng của sự khôn lanh, vui vẻ, biến hoá tài tình), chuông gió furin Nhật Bản luôn đậm đà tính nghệ thuật và mang 1 ý nghĩa tâm linh vô cùng sâu sắc.

Khi người con gái Nhật (con trai) nhận được chiếc chuông gió và treo nó lên nơi hướng về ánh sáng và có nhiều gió nhất khi nó phát ra âm thanh thì nó là bản nhạc của tình yêu và ý của người tặng đó là anh sẽ luôn bên em (hay em sẽ luôn bên anh). Ngoài ra theo quan niệm của phương đông và truyền thuyết về tình yêu thì chiếc chuông gió sẽ gắn kết tình yêu hai người mãi mãi khi một người trong hai người lạc mất nhau người con gái sẽ rung lên từng hồi chuông để chỉ đường dẫn lối cho người con trai trở về.

Thời gian gần đây, tại Nhật Bản phát triển một loại hình âm nhạc mới, sử dụng Furin làm nhạc cụ chính. Đây là một cách rất hay để gìn giữ biểu tượng cổ truyền này của đất nước Mặt trời mọc.

Bạn thấy đó, chuông gió Nhật Bản không chỉ là một thứ đồ chơi mà nó còn là giai điệu của người Nhật, là truyền thống văn hóa có từ lâu đời của xứ sở Phù Tang. Không chỉ mỗi chuông gió đâu, tại Nhật Bản còn nhiều thứ rất tuyệt vời đang chờ bạn tới khám phá nữa đó!

Xem giờ hiện tại ở Nhật Bản, Việt Nam cách nhật bản mấy giờ?

Xem bản đồ chi tiết các tỉnh và thành phố của Nhật Bản

Tìm hiểu chi tiết về các tỉnh, thành phố của Nhật Bản

Top những bộ phim học được Nhật Bản nên xem một lần trong đời khi còn trẻ

Tìm hiểu về những nết đặc sắc trong nghệ thuật gấp giấy Origami của người Nhật

Tìm hiểu về bộ kimono trang phục truyền thống lâu đời của xứ sở hoa Anh Đào

10 thông tin quan trọng về xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018 mà người lao động nên biết

Bảng giá chi phí xuất khẩu lao động Nhật bản mới nhất năm 2018

Chuông Gió Có Ý Nghĩa Gì? Vị Trí Treo Chuông Gió Phù Hợp?

11/9/2018 3:57:00 PM

Chuông gió không chỉ là một vật trang trí trong nhà, mà chúng còn có tác dụng trong phong thủy hay mang ý nghĩa trong tình yêu. Và nếu như, bạn muốn cầu chúc cho ai đó gặp nhiều an lành, hạnh phúc thì chuông gió là một quà tặng thực sự ý nghĩa. Đặc biệt, chuông gió mang ý nghĩa hong thủy vô cùng lớn lao, tượng trưng cho may mắn, giúp đem lại hạnh phúc cho gia đinh.

Nguồn gốc của chuông gió

Chuông gió còn được gọi là phong linh xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 6 tại Ấn Độ sau đó du nhập qua Trung Quốc. Còn ở Nhật Bản, chuông gió còn được gọi là Furin, du nhập vào Nhật từ thế kỷ 12 thời điểm mà đạo phật được truyền bá rộng rãi tại nước này. Và chính thức được sản xuất đầu tiên tại Nhật dưới thời Edo và được bày bán tại cổng đền Kawasaki – Daishi.

Những chiếc chuông gió được làm từ các chất liệu khác nhau như gốm, thủy tinh,… nhưng kim loại vẫn là chất liệu chủ yếu. Mỗi chất liệu lại cho một âm thanh riêng biệt, không hòa lẫn vào đâu. Cùng với quá trình đô thị hóa quá nhanh, ngày nay chuông gió không còn được chào đón nhiều như xưa.

Ý nghĩa của chuông gió

Trong phong thủy: Xua đuổi tà ma, bệnh tật và đem lại may mắn, anh lành cho ngôi nhà.

Chuông gió có tác dụng tiêu tán, hóa giải hung khí vì vậy người ta thường treo chuông gió để giải hung khí, biến hung thành cát, đem lại may mắn cho căn nhà hay văn phòng. Nên treo chuông gió tại cửa ra vào hay cửa sổ, vì phong linh còn được xem là linh hồn của gió, sự kết hợp giữa chuông cùng với gió sẽ tạo nên những âm điệu của đất trời, của âm dương nhật nguyệt.

Trong tình yêu: phong linh có ý nghĩa gắn kết hai người với nhau mãi mãi. Khi một trong hai người bị lạc nhau thì người con gái sẽ rung lên từng hồi chuông để chỉ đường dãn lối cho người con trai trở về. Và khi một người nào đó tặng bạn chiếc chuông gió, thì đó như một lời chúc, mang bình yên mãi bên bạn cùng với đó là lời hứa hẹn mãi mãi bên nhau của cả hai.

Vị trí treo chuông gió phù hợp

Chuông gió có thể treo ở nhiều vị trí khác nhau trong nhà như cửa chính, cửa sổ, cửa phòng ngủ hay trong phòng ngủ. Mỗi không gian lại có vị trí treo chuông gió phù hợp. Và các vị trí treo chuông gió cực kỳ quan trọng, vì có thể ảnh hưởng đến gia chủ rất nhiều.

Đa phần, mọi người thường treo chuông gió tại cửa chính của nhà, vì ngay cửa chính là nơi đón nắng gió nhiều nhất, giúp tạo ra năng lượng tốt, xua đuổi tà khí và tăng tài lộc cho gia chủ. Đặc biệt, cửa chính của nhà đối với cửa hoặc đường đi khiến phong thủy nhà bị lộ sát nên cần treo chuông gió. Đồng thời, treo chuông gió ở cửa chính góc bên trái để tránh tà khí.

Còn nếu cửa chính đối diện với cửa sổ thì cũng dễ gặp điều không may nên hãy treo chuông gió ở bện cạnh cửa sổ để tránh điềm xấu. Mặc khác, nếu cửa sổ đối diện với cửa sổ hàng xóm thì nên cần một chuông gió nhỏ bên hông cửa sổ để tránh mất tài lộc.

Ngoài ra khi treo chuông gió, cần xem xét hướng nhà để chọn chất liệu chuông gió phù hợp để tránh mang lại tai ương cho bản thân và gia đình:

Với chuông gió làm bằng kim loại có thể treo ở hướng Tây, Tây Bắc và Bắc.

Treo ở hướng Đông, Đông Nam và Nam thì việc chọn các chuông gió làm bằng gỗ hoặc tre là ưu tiên hàng đầu.

Chuông gió làm bằng sứ hoặc đất nung, hãy treo chúng vào khu vực phong thủy dành cho gỗ và đất như trung tâm ngôi nhà, hướng Đông và Đông Nam.

Tuyệt đối không treo tại hai hướng Đông Bắc và Tây Nam, vì đây là hai cửa xấu, gây ảnh hưởng đến gia chủ và tài lộc.

Những kiêng kỵ khi treo chuông gió trong nhà

Tác dụng của chuông gió chỉ phát huy tốt nhất nếu lựa chọn vật liệu, màu sắc và vị trí phù hợp. Mặt khác, lưu ý những kiêng kỵ để tránh chiêu âm, nạp hạn.

Chuông gió không được treo trên đường quỷ (đường được vẽ bằng đường thẳng từ hướng Đông Bắc sang Tây Nam ở đối diện).

Không treo chuông gió ở phòng vệ sinh vì nhà vệ sinh âm khí nặng dễ dẫn tới điều chẳng lành.

Chỉ treo chuông gió trong phòng ngủ trong một số trường hợp cửa phạm phong thủy.

Không treo chuông gió trong phòng bếp bởi nó kích thích hỏa khí nhiều, dương quá thịnh.

Chuông gió đẹp là vật dụng có thể trang trí nhà cửa, tạo điểm nhấn hay các âm điệu thú vị cho không gian và cũng có tác dụng phong thủy khá tốt cho nhà cửa. Và khi biết cách tận dụng những chiếc chuông gió cho không gian thêm đẹp và giúp đem tài vận, đuổi tà khí nhưng cần chắc chắn nắm rõ các kiến thức về chọn chuông gió phù hợp với phong thủy.

keyword: chuông gió, vị trí treo chuông gió

Chuông Gió Nhật Bản Furin – Âm Điệu Của Trời Đất “Xứ Phù Tang”

1. Chuông gió Furin và nguồn gốc

1.1 Chuông gió Nhật Bản là gì?

Chuông gió Nhật Bản được gọi là Furin. Trong tiếng Nhật, “Fu” là gió, “rin” là chuông. Furin có dạng hình tròn, có gắn một chiếc lưỡi treo vào trung tâm của chuông giúp tạo ra âm thanh khi nó chuyển động. Phía dưới có treo một tờ giấy nhỏ, tạo ra những âm thanh và giai điệu nhẹ nhàng, trong trẻo.

Tại Nhật, Furin truyền thống sẽ được treo bên trong nhà, gần cửa sổ hay dưới mái hiên để đón gió và nâng cao tiếng rung tuyệt đẹp đó.

1.2 Về nguồn gốc của chuông gió Furin của Nhật

Chuông gió có nguồn gốc từ Ấn Độ, được sử dụng phổ biến tại các chùa chiền vào khoảng thế kỷ thứ 6. Sau đó, những chiếc chuông này được du nhập vào Trung Quốc, là công cụ được sử dụng để bói toán.

Người Trung Quốc trước đây thường treo một chiếc chuông trong rừng tre và dự đoán dựa trên hướng gió và âm thanh của chuông.

Chuông gió được du nhập vào Nhật Bản khoảng thế kỉ 12. Chiếc chuông đầu tiên được sản xuất vào thời Edo. Tiền thân của Furin là một loại chuông có tên là Futaku (chuông treo), thường được sử dụng trong các ngôi của tại Trung Quốc.

Vào thời Edo (1603 – 1876), những người bán rong để Furin trong những chiếc bao hàng vác trên vai đã khởi xướng cho sự lan truyền phong tục này tại Nhật Bản. Âm thanh dễ chịu của chuông gió thu hút sự chú ý của mọi người trong suốt cuộc hành trình. Chuông gió Furin, vì thế, được yêu thích và sử dụng phổ biến ở khắp mọi nơi.

Đến khoảng thế kỷ 18, kỹ thuật đúc thủy tinh của người Hà Lan được du nhập. Và đến thế kỷ 19, chiếc chuông gió thủy tinh được ra đời, đánh dấu sự xuất hiện của chiếc chuông gió mang đậm phong cách Nhật Bản với hình vẽ độc đáo vẽ trên chuông được sơn vào mặt trong để tránh bị phai màu.

Ngày nay, chuông gió Nhật Bản không được chào đón như vậy xong âm thanh đặc biệt và không thể nhầm lẫn của những chiếc chuông vẫn luôn tượng trưng cho mùa hè hay báo hiệu một cơn gió nhẹ.

2. Chuông gió Nhật Bản có đặc điểm gì?

Tại Nhật Bản, chuông gió được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, chủ yếu nhất là gốm sứ, kính và kim loại. Những chất liệu này đem đến âm thanh nhẹ nhàng khi Furin chuyển động.

Ngày nay, những nét văn hóa truyền thống của “đất nước mặt trời mọc” vẫn được tìm thấy trong Furin. Thiết kế điển hình nhất của Furin là “Kingyo” hoặc cá vàng. Có đến hơn 20 loại khác nhau của cá chép Nhật Bản.

Chuông gió Nhật Bản thường được làm bằng thủy tinh hình tròn như trái lựu to. Đây cũng là sự khác biệt của Furin với những chiếc chuông gió của các nước khác.

Họa tiết thường được lấy cảm hứng từ thiên nhiên, cây cối, động vật hay thần linh…và được thêm một chiếc lá gió cầu may. Các hình ảnh được trang trí trên chuông gió rất đa dạng như hoa anh đào, cá vàng hay chim hạc…

Ngày nay, Furin được làm với nhiều hình dáng như ngôi đền, đèn lồng, chiếc ví,, con cá…và được trang trí nhiều màu sắc khác nhau nư đỏ, vàng, xanh lục, xanh lam, trắng…Mỗi màu sắc sẽ mang ý nghĩa riêng.

Các mẫu thiết kế của Furin thay đổi liên tục, từ đơn giản đến phức tạp. Kích thước của chiếc chuông gió truyền thống tương đối nhỏ, khoảng 4*5 hay 7*8. Hầu hết chuông gió đều được làm bằng gốm hoặc chất liệu gang.

Dưới mỗi chiếc chuông có treo một mảnh giấy, gọi là Tanzaku. Trên Tanzaku có thể là lời chúc may mắn, cầu bình an hay bài thơ Hai-ku hay thơ Wa-ka.

3. Ý nghĩa phong thủy của chuông gió Nhật Bản – Furin

Bên cạnh tác dụng trang trí và thư giãn thì những chiếc chuông gió Nhật Bản cũng mang giá trị phong thủy với nhiều ý nghĩa độc đáo. Cụ thể:

3.1 Xua đuổi tà ma và bệnh tật

Được du nhập từ Trung Quốc, chuông gió Nhật Bản mang màu sắc Phật giáo với ý nghĩa bảo vệ người khỏi quỷ dữ và được sử dụng trong những nghi lễ trừ tà.

Chuông gió Furin là một vật bảo vệ chống lại các thảm họa tự nhiên. Người Nhật cho rằng, gió lớn sẽ kéo theo dịch bệnh. Và để ngăn chặn dịch bệnh và bảo vệ bản thân, họ đã treo một cái chuông bằng đồng có tên là “Futaku” ở hiên nhà. Trong phạm vi âm thanh của chiếc chuông sẽ là nơi an toàn, tránh được tai ương.

Dưới thời Kamakura, giới quý tộc Nhật thường treo Furin trên cửa để ngăn chặn Yakubyougami – con quỷ đem đến bệnh tật, thảm họa.

3.2 Tượng trưng cho sự thuận lợi và may mắn

Sự hòa trộn giữa chuông và gió tạo nên âm điệu của trời đất cỏ cây, của âm dương nhật nguyệt. Yếu tố này thể hiện sự hài hòa của con người với thiên nhiên – hài hòa giữa con người với trời đất.

Hình ảnh chuông gió Nhật Bản treo dưới hiên nhà được xem là biểu tượng của sự may mắn. Chuông gió được sử dụng như một thứ bùa cầu may, đem lại cảm giác bình an cho gia chủ.

Người Nhật tin rằng, âm thanh của những chiếc chuông gió sẽ giúp xoa dịu cái nóng của trưa hè, kích thích thính giác và có thể gọi gió đến trong những ngày hè nóng bức.

3.3 Hóa giải hung khí và điều hòa phong thủy

Treo chuông gió cũng sẽ giúp tiêu tán hung khí, biến hung thành cát, đem đến cát khí, sự an lành và may mắn cho gia chủ.

Theo văn hóa của người Nhật, treo chuông gió ở giữa nhà, trước cửa ra vào hay cửa sổ, hướng xấu của căn nhà sẽ có tác dụng hóa giải khí xấu hiệu quả.

3.4 Thông điệp “anh sẽ mãi mãi bên em”

Bên cạnh những tác dụng phong thủy, chuông gió Nhật Bản còn mang ý nghĩa trong tình yêu với thông điệp “Anh sẽ mãi mãi bên em”.

Khi người con gái (con trai) nhận được chiếc chuông gió thì âm thanh của nó chính là bản nhạc của tình yêu. Chiếc chuông gió sẽ gắn kết tình yêu của hai người mãi mãi. Khi một trong hai người lạc mất nhau, người con gái sẽ rung lên từng hồi chuông để chỉ đường dẫn lối cho người con trai trở về.

Mang ý nghĩa may mắn, chuông gió như một “lá bùa hộ mệnh”, là món quà lý tưởng để du học sinh, thực tập sinh hay khách du lịch đến Nhật Bản mua tặng người thân và gia đình. Khi mua Furin làm quà, người ta thường viết lên mảnh giấy những lời nhắn và lời chúc đến người nhận.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.

Ý Nghĩa Của Chuông Gió Và Cách Bài Trí

Khi có gió thổi qua, tiếng chuông gió nghe thật êm tai nên nhiều người thường trang trí chuông gió trong nhà ở, nhưng đây là vật khí quan trọng trong tôn giáo nên cần phải sử dụng thận trọng. Vậy chuông gió có ý nghĩa gì và cần chú ý những gì khi bố trí chuông gió. Nội thất Nelin chia sẻ đến bạn đọc bài viết về ý nghĩa và cách bài trí chuông gió, để sử dụng chuông gió trang trí một cách hiệu quả.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chuông gió như chuông gió bằng đồng, chuông gió bằng poli và chuông gió bằng gốm sứ là nhiều. Ngoài ra còn có chuông gió bằng vỏ sò, chuông gió bằng xương, chuông gió bằng gỗ…vv. Chuông gió màu sắc, hình dáng khác nhau sẽ có ý nghĩa khác nhau. Có thể tổng hợp lại như sau:

Chuông gió màu đỏ thể hiện niềm đam mê, nhiệt tình và khát vọng.

Chuông gió màu vàng biểu hiện cho sự ôn hòa, ánh sáng, sự lạc quan vui vẻ và chủ nghĩa lý tưởng.

Chuông gió màu xanh thể hiện cho tuổi trẻ, hòa bình, tươi mới, ý chí tiến thủ, khỏe mạnh và may mắn.

Chuông gió màu xanh lam thể hiện cho sự tươi đẹp, bình an, sự tin tưởng, lòng tự tin và tính kiên định.

Chuông gió màu tím thể hiện sự cao quý, thanh lịch, bí ẩn, lộng lẫy và trí tuệ.

Cách trang trí chuông gió: Người cổ đại dùng chuông gió với mục đích cảnh bảo, xem hướng gió, mà ngày nay trong nhiều gia đình treo chuông gió bên cửa sổ là điều không nên, bởi trong phong thủy treo chuông gió ở cửa sổ có tác dụng chiêu tà khí vào nhà. Chỉ nên treo chuông gió ở cửa cổng là phù hợp nhất. Nếu treo chuông gió trong phòng trẻ em, phòng ngủ hoặc phòng sách thường xuyên nghe thấy tiếng chuông gió sẽ khiến cho con người thiếu kiên nhẫn, nổi giận và chất lượng giấc ngủ rất kém.

Trung Quốc cổ đại, người ta treo chuông gió để cảnh tỉnh, dưỡng tâm an tịnh hoặc có tác dụng cầu phúc. Còn ngày nay người ta treo chuông gió với tính thực dụng cao. Bất luận là như thế nào ý nghĩa và cách treo chuông gió chúng ta rất nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.