Ý Nghĩa Của 2 Vạch Liền Màu Vàng / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Vạch Kẻ Đường Màu Vàng Là Gì? Ý Nghĩa Của Các Loại Vạch Kẻ Đường Màu Vàng

Vạch kẻ đường giao thông màu vàng cũng tương tự như vạch kẻ đường màu trắng về chức năng, theo quy chuẩn mới 41/2016, vạch vàng trắng không còn chia theo địa phận mà chia theo mục đích. Cụ thể, nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy có màu vàng và nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều có màu trắng

Quy chuẩn Việt Nam số 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ có hiệu lực ngày 01-11-2016, vạch kẻ đường màu vàng không dùng riêng cho đường quy định tốc độ từ 60 km/h trở lên mà được dùng để phân chia 2 chiều xe lưu thông ngược chiều. Hiện nay, nhiều địa phương, thành phố đang đồng loạt thay đổi vạch kẻ đường từ màu trắng sang màu vàng theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc Gia về báo hiệu đường bộ.

Ý nghĩa của các loại vạch kẻ đường màu vàng

Các loại vạch kẻ đường quy chuẩn 41 được thể hiện cụ thể như sau

Vạch số 1.1: Vạch kẻ đường màu vàng nét đứt

Vach này là dạng vạch đơn, đứt nét và có màu vàng, có tên gọi khác là vạch 1.1. Loại vạch này được dùng để phân chia 2 chiều xe ngược chiều nhau ở những đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách.

Với loại vạch này, xe được phép cắt qua để đi ở làn ngược chiều từ cả 2 phía.

Vạch số 1.2: Vạch kẻ đường màu vàng nét liền

Ý nghĩa của loại vạch này tương tự với vạch màu vàng nét đứt, ở điểm dùng để để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 lài xe và không có phân cách ở giữa. Điểm khác với vạch kẻ vàng nét đứt, đó là khi tham gia giao thông ở những đoạn đường có vạch kẻ vàng nét liền, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Vạch này thường thấy ở những đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn.

Vạch 1.3: Vạch kẻ đường màu vàng nét liền đôi

Vạch kẻ này mang ý nghĩa phân chia làn đường 2 chiều trên quốc lộ hoặc đường cho phép tốc độ từ 60km/h trở lên. Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.

Vạch 1.4: Vạch kẻ đường màu vàng một đứt, một liền

Loại vạch này dùng để phần chia 2 chiều xe chạy cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách, được sử dụng ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để dảm bảo an toàn.

Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được cắt qua vạch.

Vạch 1.5: Vạch kẻ đường màu vàng đứt song song

Loại vạch được dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.

Vạch 1.17: Vạch kẻ đường màu vàng liên tục, gãy khúc

Loại vạch này quy định nơi dừng của phương tiện giao thông công cộng (xe buýt) hoặc nơi tập kết taxi. Vạch màu vàng liên tục, gãy khúc (kiểu chữ M) cấm các phương tiện khác dừng đỗ cách vạch này 15m cả về 2 phía, nhưng không cấm xe đè qua vạch.

Vạch 6.1: vạch cấm dừng xe trên đường

Áp dụng: được sử dụng để báo hiệu không được phép dừng xe bên đường. Vạch 6.1 sử dụng phối hợp với ký hiệu chữ “cấm dừng xe” trên mặt đường và biển báo “cấm dừng xe”; ngoài ra căn cứ theo nhu cầu đặt thêm biển báo phụ ghi rõ thời gian cấm dừng xe và phạm vi cấm dừng xe.

Vạch 6.1 là vạch đứt khúc màu vàng được sơn trên bó vỉa sát mép mặt đường phía cấm dừng xe hoặc sơn trên mặt đường phía cấm dừng xe, cách mép mặt đường 30 cm khi không có bó vỉa sát mép mặt đường.

Vạch 6.2: vạch cấm dừng xe hoặc đỗ xe trên đường

Áp dụng: được sử dụng để báo hiệu không được phép dừng hoặc đỗ xe bên đường. Vạch 6.2 sử dụng phối hợp với ký hiệu chữ “cấm dừng đỗ xe” trên mặt đường và biển báo “cấm dừng đỗ xe”; ngoài ra căn cứ theo nhu cầu đặt thêm biển báo phụ ghi rõ thời gian cấm dừng đỗ xe và phạm vi cấm dừng đỗ xe.

Vạch 6.2 là vạch liền nét màu vàng được sơn trên bó vỉa sát mép mặt đường phía cấm dừng xe hoặc đỗ xe hoặc sơn trên mặt đường phía cấm dừng xe hoặc đỗ xe, cách mép mặt đường 30 cm khi không có bó vỉa sát mép mặt đường.

Vạch 8.1: Vạch đứng trên mốc cố định

Áp dụng: sử dụng vạch 8.1 để cảnh báo người điều khiển phương tiện chú ý, trên đường đi phía trước có chướng ngại vật cao hơn mặt đường để đề phòng va quệt phải. Vạch này kẻ trên bề mặt phần đứng của chướng ngại vật có khả năng gây nguy hiểm đối với phương tiện giao thông như: trụ cầu vượt qua đường hoặc mặt trước của hai bên tường ở chỗ cầu vượt hay đường chui qua đường hoặc ở cửa đường hầm, trên kết cấu dải phân cách, trên đảo an toàn của đường ngang dành cho người đi bộ v.v….

Vạch 8.1 cấu tạo gồm những nét chéo vàng, đen hoặc đỏ, trắng xen kẽ nhau, nghiêng góc 45°, bề rộng và khoảng cách nét là 15 cm khi kẻ nên cho nét chéo xuống chéo về phía đường xe chạy.

Màu vàng, đen được sử dụng cho các đường ngoài khu vực đô thị; màu đỏ, trắng được sử dụng cho các đường trong khu vực đô thị. Khi cần thiết, các vạch cũng có thể được bẻ gập dạng chữ V

Vạch chỉ dẫn ở trạm thu phí (không đánh số):

Vạch vàng và đen đan xen nhau, mỗi vạch rộng 15cm, nghiêng 45 độ so với phương ngang, vẽ từ đầu dải phân cách

Vạch 4.4: Vạch kẻ kiểu mắt võng

Áp dụng: Vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.

Tùy theo sự cần thiết mà có thể sử dụng vạch kẻ kiểu mắt võng ở các vị trí thích hợp. Vạch kẻ kiểu mắt võng có thể sử dụng để xác định phạm vi cấm dừng trong phạm vi nút giao giao cùng mức, trên nhánh dẫn cửa vào hoặc cửa ra của nút giao hoặc những vị trí mặt đường cần thiết không cho phép dừng xe.

Vạch 5.1: Vạch dẫn hướng rẽ trái qua phạm vi nút giao

Áp dụng: dùng để định hướng quỹ đạo cho dòng xe rẽ trái theo giải pháp tổ chức làn đường được sử dụng trong nút. Mục đích sử dụng vạch là tăng tính dẫn hướng cho xe chạy; xe có thể cắt qua vạch khi cần thiết. Vạch dẫn hướng rẽ trái qua phạm vi nút giao là đoạn kéo dài của vạch phân cách hai chiều xe chạy (vạch tim đường) hoặc vạch phân chia các làn đường cùng chiều. Không nhất thiết phải sử dụng cả hai loại vạch kéo dài nói trên để định hướng quỹ đạo dòng xe rẽ trái.

Chỉ sử dụng vạch khi quỹ đạo xe chạy được định hướng bởi vạch 5.1 phù hợp với ý đồ tổ chức giao thông và không gây khó hiểu cho các phương tiện qua nút.

Vạch số 9.1: Vạch cấm xe quay đầu.

Vạch này áp dụng ở những vị trí cấm quay đầu xe tại nút giao hoặc chỗ mở dải phân cách hai chiều xe chạy.

Vạch kẻ đường màu vàng khác phụ trợ

Trong khu vực bề rộng phần xe chạy bị thay đổi hoặc số làn xe chạy tăng lên hoặc ít đi, cần thiết phải bố trí các vạch sơn trên mặt đường (có thể kết hợp với biển báo) để cảnh báo người tham gia giao thông điều khiển xe thận trọng hơn.

Vạch cho làn xe chuyên dùng Vạch phân làn đường trong khu vực nút giao cùng mức Bố trí vạch sơn khu vực chuyển tiếp giữa đường 3 làn xe và đường 2 làn xe Bố trí vạch sơn khu vực chuyển tiếp giữa đường 4 làn xe và đường 2 làn xe Bố trí vạch sơn khu vực chuyển tiếp giữa đường 4 làn xe và đường 3 làn xe Bố trí vạch sơn khu vực chuyển tiếp giữa đường 4 làn xe và đường 2 làn xe Bố trí vạch sơn phân chia hai chiều xe chạy cho đường có 3 làn xe trong khu vực số làn trên một hướng thay đổi từ một làn sang hai làn Bố trí vạch sơn phân chia hai chiều xe chạy cho đường có 3 làn xe trong khu vực số làn trên một hướng thay đổi từ hai làn sang một làn

Ý Nghĩa Vạch Kẻ Đường, Phân Biệt Vạch Kẻ Đường Màu Vàng Và Trắng

Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại : vạch nằm ngang và vạch đứng.

Vạch nằm ngang gồm : vạch ngang đường, vạch dọc đường và những loại vạch khác, đa số vạch kẻ đường là màu trắng, có một số ít vạch màu vàng. Trường hợp một số nơi vừa có biển báo và vạch kẻ thì người lái xe tuân theo biển báo.

Vạch dọc theo tim đường

+ Vạch dọc liền : để phân chia phần đường xe chạy hai chiều, phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Đối với loại vạch này các loại phương tiện không được vượt hoặc đè lên vạch.

+ Vạch dọc liền kép: thường xuất hiện ở đoạn đường vòng, nguy hiểm và những đoạn đường thẳng rộng cho phép xe chạy tốc độ cao để tăng thêm sự chú ý và đảo bảo an toàn.

Khi chạy xe trên đường có vạch dọc liền kép thì không được lấn vạch, đè lên vạch.

Ô tô chạy trên đoạn đường có kẻ vạch dọc liền không được vượt ô tô đi trước.

Vạch dọc đứt quảng để phân chia làn xe cơ giới, phần đường cho xe thô sơ và xe cơ giới. Xe chạy trên đoạn đường có vạch dọc đứt khoảng được phép vượt xe phía trước nhưng phải nhanh chóng về phần đường của mình.

Vạch ngang đường : gồm vạch đứt quãng và vạch liền, có thể là vạch đơn hay vạch kép.

Vạch liền ngang : yêu cầu mọi xe cơ giới, thô sơ phải dừng lại trước vạch dừng và theo hiệu lệnh người điều khiển giao thông hoặc hệ thống báo hiệu đường bộ.

Vạch đứt quãng ngang đường : phân chia phần đường gianh cho người đi bộ, đi xe đạp sang đường.

Phân biệt vạch kẻ đường màu vàng và trắng

Vạch kẻ đường màu trắng sử dụng cho đường chạy dưới 60km/h, còn vạch kẻ đường màu vàng để phân chia làn ngược chiều trên đường có tốc độ trên 60km/h.

Vạch vàng nét đứt : khi chia theo chiều dọc đường có tác dụng phân cách hai làn xe chạy ngược chiều còn nếu vạch ở lề đường hoặc trên vỉa hè có tác dụng ngăn cấm đổ xe.

Vạch vàng nét liền : vạch dọc đường có tác dụng phân cách phần xe chạy ngược chiều, không được lấn vạch, đè lên vạch. Nếu vạch ở lề đường hoặc vỉa hè có tác dụng ngăn cấm dừng hoặc đỗ xe.

Hai vạch liền vàng : ở giữa đường có tác dụng phân chia làn xe chạy ngược chiều, xe đi trên đường có vạch này không được quay đầu, đè lên vạch. Trường hợp một vạch liền, một vạch đứt quãng song song liền nhau, làn đường vạch nét liền xe không được quay đầu, được lấn nét, phía làn đường nét đứt khi đảm bảo an toàn cho phép vượt xe và quay đầu.

Tương tự như vạch màu vàng, vạch màu trắng sẽ áp dụng cho những đoạn đường dưới 60km/h. Do hầu hết những đoạn đường này nằm trong khu đông dân cư, khu đô thị nên những khu vực này ít xuất hiện vạch màu vàng.

Tất nhiên vạch kẻ đường màu vàng vẫn được sử dụng cho những làn đường có tốc độ dưới 60km/h nhưng với tác dụng khác như để xác định nơi cấm dừng, cấm đỗ, nơi đỗ xe cho các phương tiện vận tải công cộng.

Trên đường quốc lộ vạch vàng dùng để phân tách hai chiều xe chạy, còn vạch trắng dùng để phân chia các làn xe trong cùng chiều hoặc ngăn cách làn xe cơ giới và thô sơ, trong cùng một chiều xe chạy các làn được phân chia bằng vạch trắng dù chạy ở bất kỳ tốc độ nào.

Nguồn Vnexpress

Ý Nghĩa Của Màu Vàng

Màu vàng là màu của nắng. Nên chỉ cần nhìn thấy gam màu này, người ta tự nhiên sẽ cảm thấy sự ấm áp. Theo đó, gam màu này cũng là biểu trưng của hạnh phúc và sum vầy. Là gam màu của ánh nắng, của hạnh phúc và sự lạc quan, nên gam màu này luôn mang lại cảm xúc vui vẻ cho người nhìn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến màu vàng được sử dụng nhiều trong các thiết kế nội thất. Thị giác của con người cũng nhạy cảm nhất với gam màu này. Ngoài việc tạo liên tưởng đến ánh nắng, màu vàng còn dễ tạo ấn tượng cho người nhìn về sự xa hoa, quyền quý, cùng thành công. Cũng theo các nghiên cứu, thì một không gian tràn ngập sắc vàng sẽ tạo tâm thế thoải mái, dễ chịu cho mọi người. Đồng thời là nhân tố kích thích sự khơi dậy tính sáng tạo trong mỗi người.

Khi sử dụng màu vàng cho ngôi nhà, gia chủ cũng nên lưu tâm về khía cạnh phong thủy. Màu vàng là màu thuộc hành Thổ, như vậy sẽ thích hợp với những gia chủ mang mệnh thổ, hoặc mệnh tương sinh là mệnh Kim. Cũng lưu ý tránh sử dụng màu vàng cho mệnh tương khắc là mệnh Thủy để tránh ảnh hưởng đến vượng khí của gia chủ. Dựa theo hướng nhà, thì sơn nhà màu vàng thích hợp sử dụng cho nhà nằm hướng Bắc hoặc Nam. Và đặc biệt tránh các hướng Tây, Tây Nam.

Mặc dù là màu sơn được sử dụng nhiều. Nhưng những năm gần đây, bằng cách phối màu sáng tạo, sắc vàng đã thực sự lên ngôi, tạo nên vẻ đẹp ấn tượng và cá tính cho các không gian kiến trúc. Để phối màu sơn vàng có nhiều lựa chọn. Chẳng hạn như một cách phối màu rất phá cách là sự kết hợp giữa màu sơn vàng và màu xanh lá, hoặc phối màu vàng và màu đen, phối màu vàng và da cam… Màu vàng vừa có thể được sử dụng làm màu nền hoặc sử dụng để sơn các họa tiết trang trí. Mong là những chia sẻ về ý nghĩa của màu vàng và những cách phối màu sơn vàng cho ngôi nhà sẽ là tham khảo hữu ích cho bạn khi lựa chọn màu sơn cho không gian nội thất.

Ý Nghĩa Của Màu Sắc 2

– Màu đỏ là màu của lửa và máu, nó đi liền với sức mạnh, quyền lực, sự quyết tâm; nó cũng là biểu tượng của sự đe dọa, nguy hiểm và chiến tranh. Màu đỏ cũng là màu của cảm xúc, nhiệt huyết và tình yêu. Màu đỏ là màu của sự dũng cảm và hy sinh, đó là lý do ta thấy một số quốc kỳ của một số nuớc (trong đó có Việt Nam) có màu đỏ là màu nền.

* Màu đỏ nhạt: là màu của sự thụ hưởng, đam mê, nhạy cảm và tình yêu cũng như tính dục (sexuality) * Màu đỏ tím (pink): là biều tượng của lãng mạn, tình yêu và tình bạn. Nó thể hiện sự cảm xúc nữ tính (feminine passiveness) * Màu đỏ đậm: là biểu tượng của sự quyết tâm mạnh mẽ, sự lãnh đạo, dũng cảm, đợi chờ. Ở một sắc thái khác là sự giận dữ tột độ. * Màu nâu: màu của sự vững bền và chắc chắn. Đồng thời nó cũng là sự tượng trưng cho nam tính.

* Màu cam đậm: cẩn thận với màu này, nó mang nghĩa dối lừa và không tinh tưởng. * Màu cam đỏ: mang ý nghĩa đòi hỏi, hấp dẫn tính dục, và thỏa mãn. * Màu đỏ vàng: mang đến cảm giác sang trọng và quý phái. Màu này còn mang ý nghĩa thịnh vượng, thông thái.

– Màu vàng: là màu của nắng mặt trời ấm áp. Nó đi liền với cảm giác thụ hưởng hạnh phúc. Nó còn là màu của sự thông thái và mạnh mẽ. Màu vàng mang lại cảm giác ấm áp, làm tăng sự thích thú và khả năng hoạt động trí óc. Màu vàng nhạt còn mang sự thu hút đáng kể. Tuy nhiên khi màu vàng được sự dụng quá mức sẽ mang đến sự khó chịu và giận dữ, một số nghiên cứu đã cho thấy trẻ sơ sinh khóc nhiều hơn bình thuờng trong những căn phòng màu vàng. Màu vàng còn mang ý nghĩa danh dự và trung thành. Dù vậy trong một giới hạn nào đó, màu vàng được xem là yếu đuối và trẻ con.

– Màu xanh lá cây: là màu của thiên nhiên. Nó cho tượng trưng cho sự phát triển, hòa thuận, tươi mát màu mỡ. Màu xanh lá cây còn mang lại cảm xúc an toàn. Đây là lý do tại sao đèn giao thông sử dụng màu xanh lá báo hiệu “ok, đi đi”… Màu xanh này còn mang lại sự nhẹ nhàng cho mắt. Màu xanh lá cây còn mang ý nghĩa của sự phát triển và hy vọng.

* Màu xanh lá cây đậm: tuy nhiên là mang ý nghĩa thèm muốn, keo kiệt và ganh tỵ * Màu vang-xanh: mang ý nghĩa tiêu cực – ganh tỵ, bệnh họan và yếu đuối. * Màu xanh biển: thể hiện tươi khỏe và bảo vệ. * Xanh o-liu (olive green): là màu của hòa bình.

– Màu xanh dương: là màu của trời và biển. Nó đi liển với cảm giác sâu thẵm, vững vàng và yên bình. Nó còn là màu của sự trung thành, tin tưởng, thông thái, tự tin, thông minh. Màu xanh dương còn mang lại sự ý nghĩa trong sáng, tinh khiết. Đây là lí do tại sao các nhãn hiệu của các hãng nước khoáng thường có màu xanh dương. Trái nghịch với các màu nóng như đỏ, cam và vàng; màu xanh có liên hệ đến sự nhận thức và trí tuệ (có lẽ vì thế mà IBM sử dụng màu xanh này chăng, IBM = DeepBlue or Big Blue). Màu xanh dương còn được cho là màu của nam tính, dựa vào một số thông kê đã cho thấy, tỉ lệ rất cao nam giới ưa thích và sử dụng màu xanh.

* Màu xanh dương nhạt: diễn tả sự nhẹ nhàng, mỏng manh, về tinh thần thì có nghĩa là thông cảm. * Màu xanh dương đậm: thể hiện trí tuệ, sức mạnh, vững vàng và mang tính chuyên nghiệp cao, nó mang lại cảm giác an tâm.

– Màu tím (purple): màu tím là sự kết hợp giữa mạnh mẽ của màu đỏ và sự vững chắc của màu xanh. Màu tím là biểu tượng của sức mạnh, quý tộc, sang trọng và sự thèm muốn. Ở một góc độ khác màu tím còn là màu của sự huyền bí, ma thuật và sáng tạo. Các surveys đã cho thấy 75% trẻ thành niên lựa chọn màu tím hơn các màu khác. Một điểm dđáng chú ý là màu tím ít được tìm thấy trong tự nhiên, nên nó được xem là màu nhân tạo.

* Tím nhạt: đem lại cảm giác lãng mạn và hoài cảm về quá khứ * Tím đậm: tạo cảm giác buồn và vô vọng. Màu này đem lại cảm giác khá khó chịu cho hầu hết mọi người.

– Màu trắng đi liền với sự trong trắng, tinh khiết, thánh thiện và trinh nguyên. Được xem là màu của sự hoàn thiện. Màu trắng còn có ý nghĩa đơn giản và an toàn. Các lý do trên lý giải phần nào: bệnh viện sử dụng màu trắng, các thiên thần mặc đồ toàn trắng và các sản phẩm sửa, các sản phẩm giảm cân, giảm béo (low-fat, low-cholesterol…) sử dụng tem màu trắng … Và không loại trừ hacker-mũ trắng (white-hat hacker)

– Màu đen đi liền với quyền lực, thanh nhã, trang trọng. Ở một góc nhìn khác màu đen là hình tượng của cái tang tóc, cái chết, huyền bí và của quỷ (evil – devil). Màu đen còn là màu của sự sợ hãi và bí ẩn (lỗ đen vũ trụ). Nó thường đem lại ý nghĩa tiêu cực (danh sách đen, truyện/sách/báo đen, ngày đen tối). Nhưng nó đôi khi mang lại ý nghĩa cực kỳ tiêu cực nếu được sử dụng hợp lý: nó bao hàm ý nghĩa trang trọng,lịch thiệp và quý phái: đây là lý do tại sao các loại xe cao cấp (Mercedes, BMW,..) đều có màu đen. Đều đặc biệt là sự kết hợp của màu đen với các màu khác mang lại ý nghĩa hoàn toàn khác nhau: