Ý Nghĩa Của An Cư Lợi Hại Phú Bại Tồn Vong / Top 19 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Thanhlongicc.edu.vn

Ý Nghĩa Của An Cư Lợi Hại Sát Phú Bại Vong

Tính tuổi mẹ và theo phương pháp cổ, đây là một phương pháp tính tuổi để sinh con hợp lý nhất cho các bà mẹ. Theo câu chú an cư lợi hại sát phú bại vong.

Cách tính an cư lợi hại sát phú bại vong

Thuận theo địa chi

Tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi. Bắt đầu chữ AN từ tuổi mẹ, gặp năm an, cư, lợi, phú là tốt. Nhằm chữ BẠI xấu nhất, sinh con xong phủi tay trắng, con có thể nhằm lục bại tinh khó nuôi, nếu không hóa giải thì nam đễ bị hình ngục, nữ dễ tự tử… Nhằm chữ SÁT là xấu thứ nhì, nếu không hóa giải thì con sau này dễ bị tai nạn liên miên…

Ví dụ:

1) Mẹ tuổi Sửu: tính AN từ sửu, năm dần được CƯ, năm mão được LỢI, năm Thìn bị hại…

2) Mẹ tuổi tuất: tính an từ tuất, thì năm dần bị sát, năm mão được PHÚ…Bạn nữ nào tuổi tuất nên sinh con vào năm mão, mọi việc sẽ thuận lợi, làm ăn ngày càng giàu có và con sinh ra năm đó còn có thể hóa giải một số sai phạm về phong thủy…

Cung tốt: An, Cư, Lợi, Phú Cung xấu: Hại, Sát, Bại, Vong

Ví dụ: một trường hợp chị A tuổi Mùi:

Chị A tuổi Mùi an vào cung An, thì tiếp theo tuổi Thân là cung Cư, Dậu là cung Lợi, Tuất là cung Hại …… Dần là cung Vong, Mão là cung An, ……, Ngọ là Hại

Trường hợp tốt nhất sẽ là Bố mẹ rơi cung tốt, sau đó con cái cũng rơi cung tốt thì gia đình sẽ ổn. Nếu bố, mẹ cung tốt, con cung xấu hoặc bố, mẹ cung xấu, con cung tốt thì có xu hướng ảnh hưởng xẫu trong gia đình đó ..v..v.. cái này khá hợp lý nếu con cái mà không ngoan tất bố mẹ buồn, bố mẹ không tốt con cái cũng không có điều kiện tốt để phát triển.

Nếu người bà (mẹ của chị A) sinh năm Hợi, bắt đầu người bà cung An ta tính được chị A sẽ rơi vào là cung An (tốt), chị A bây h cố gắng sinh trùng cung tốt thì sẽ tốt cho gia đình chị A (cần phải kể thêm yếu tố anh chồng chị có vào cung tốt không nữa, tốt cả thì tuyệt quá :D). Chính vì đó chị A nên sinh con vào các năm Mùi, Thân, Dậu, Tí, Mão, Thìn, Tỵ.

An Cư Lợi Hại Sát Phú Bại Vong, Câu Phú Có Thực Sự Chính Xác Không

Xin chào Tâm sự gia đình – mục Tử vi Phong thủy. Thưa chuyên gia, tôi sinh ngày 27/7/1988, lúc 13 giờ, còn chồng tôi sinh năm 13/12/1989. Hai vợ chồng kết hôn năm 2103 và đã có 1 cháu trai, cháu sinh ngày 12/3/2014 lúc 16 giờ.

Hiện tại tôi đang có bầu cháu thứ 2. Dự sinh là vào năm 2023, trung tuần tháng 4 dương lịch. Vợ chồng tôi từ khi lấy nhau, tôi cảm thấy cuộc sống có phần bế tắc nhiều hơn là thông thoáng, khởi sắc… Từ đầu năm cho đến nay, trong công việc cũng như cuộc sống vợ chồng giữa 2 chúng tôi liên tục gặp trắc trở. Con ở gần ba mẹ thường đau ốm, nên vợ chồng tôi bàn với nhau gởi con về ngoại thì cảm thấy cháu đỡ đau ốm và bụ bẫm hơn lúc ở với chúng tôi…

Nhiều lúc tôi tự nghĩ phải chăng vợ chồng tôi mạng Mộc nên khắc với cháu đầu, khiến cháu đau ốm rồi cuộc sống công việc gia đình gặp trục trặc có phải là do vận hạn năm nay hoặc là tiền vận của cả hai sẽ vất vả như vậy… Thật sự lúc này khi có bầu cháu thứ 2 (là do ngoài ý muốn ), tôi cảm thấy rất lo lắng về tương lai… Cả hai cũng rất cố gắng nhưng cứ gặp trắc trở, nên tôi muốn nhờ chuyên gia tư vấn giúp tôi có cách nào cải thiện tình hình hiện nay của vợ chồng tôi không? Cách tính chữ An Cư Lợi Hại? Sinh con trùng chữ sát có sao không?

Cháu thứ 2 có hợp với vợ chồng tôi không? Có thể căn cứ sinh con vào câu phú: An Cư Lợi Hại Sát Phú Bại Vong không ạ?

Chuyên gia tử vi giải đáp thắc mắc Trả lời thắc mắc câu phú An Cư Lợi Hại Sát Phú Bại Vong

Rất tiếc bạn không cung cấp giờ sinh của chồng nên chúng tôi không đủ dữ liệu thực hiện phép “hợp bát” so tuổi vợ chồng, để dự đoán xác thực hơn. Tuy nhiên, theo phép Lữ Tài thì các bạn lấy nhau được quẻ Phúc đức, điều đó đã chứng nghiệm khi hai bạn “đầu năm cưới hỏi, cuối năm sinh con”. Bạn sắp có con thứ hai, niên mệnh ngũ hành của hai cháu lần lượt là Sa Trung Kim và Sơn Hạ Hỏa, đều có thể bổ trợ cho sự khiếm khuyết của hệ ngũ hành trong cung mệnh của bạn. Sinh nở tự nhiên mà đạt được sự ám hợp như vậy chứng tỏ Lữ Tài dự đoán có cơ sở; đồng thời cho thấy việc chọn năm sinh con là sai lầm nghiêm trọng của người đời. Cái “ngoài ý muốn” của hai bạn thực chất là sự trù định tiên thiên do quẻ Phúc đức trong cung vợ chồng mang lại, hai bạn nên mừng mới đúng.

Theo vận trình, số hai bạn phải từ 36 tuổi trở ra mọi việc mới từng bước phát triển, vất vả rơi đúng vào thời gian nuôi con có thể coi là một thuận lợi, bởi khi vận hội đến thì con cái đã cứng cáp. Chúng tôi cho rằng hai bạn đã đặt mục tiêu quá cao, kỳ vọng nhiều vào một vấn đề nào đó, dẫn đến tự gây sức ép cho mình trong cuộc sống hàng ngày. Hai bạn mới chỉ xây dựng gia đình chưa đầy 3 năm nhưng đã có hai con – tài lộc vô giá của đời người, không nên kỳ vọng nhiều quá. Không phải ai muốn sớm có con cái cũng được. Hai bạn cần biết tự cởi bỏ sức ép, giữ nhịp sống hài hòa, tập trung chăm sóc sức khỏe và con cái, mở lượng khoan dung, khắc phục cố chấp – tham vọng… đó mới là lựa chọn sáng suốt, đúng thiên đạo. Thuận mệnh thì như chèo thuyền xuôi dòng, trong ấm ngoài êm. Về tuổi của cháu lớn, hệ ngũ hành trong cung mệnh của cháu khá hài hòa, số có cả quan vận tài vận, sau này cha mẹ sẽ được hưởng phúc. Có câu: “Phúc đức tại mẫu”, giáo dục đức cần kiệm, khiêm nhường là con đường dẫn đến thành công cho cháu. Nếu tham vọng làm ông này bà nọ, hiếu thắng, nóng vội theo thói giáo dưỡng hiện nay thì sẽ thất bại. Cần lưu ý rằng, cha mẹ nào thì con nấy, hãy là tấm gương bao dung hài hòa cho con cái noi theo, nếu không chớ trách thầy đoán bậy! Đối với sức khỏe của cháu, bạn hãy tự xét lại xem có phải mình đã nuôi con theo “cách tốt nhất” do các dịch vụ sữa, đồ ăn trẻ sơ sinh làm sẵn hoặc những “hướng dẫn” thương mại trên các mạng xã hội không. Ngoài ra, việc để trẻ “bú sữa em” mà kinh nghiệm dân gian kiêng kỵ có thể là nguyên nhân chính của vấn đề. Nay cháu được bà chăm nuôi theo cách truyền thống, tránh bú sữa em nên bụ bẫm khỏe mạnh là đúng, hoàn toàn không phải vì niên mệnh ngũ hành của cháu xung khắc với niên mệnh ngũ hành của cha mẹ.

Thực hư về câu phú an cư lợi hại phú bại tồn vong có đúng không?

Theo MASK

Hãy Giải Thích Ý Nghĩa Của Câu Tục Ngữ Thất Bại Là Mẹ Thành Công

Dàn ý hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công 1. Mở bài

– Giới thiệu và nêu ý nghĩa câu tục ngữ “Thất bại là mẹ của thanh công”, câu tục ngữ là lời đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta từ thực tế cuộc sống, đồng thời là lời khuyên hữu ích cho mỗi người trong cuộc sống.

2. Thân bài

– Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Câu tục ngữ khẳng định những sai lầm, thất bại chính là nguyên nhân dẫn đến thành công tiếp theo của con người. – Khẳng định tính chất đúng đắn và giải thích tại sao đúng?

Vì mỗi người để đạt đến một mục đích nào đó trong cuộc sống thì luôn phải trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn khởi đầu thường rất khó khăn.

Vì trong cuộc sống không phải lúc nào con người cũng gặp những thuận lợi, êm xuôi.

Vì sau một lần vấp ngã hay thất bại, ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân (nguyên nhân thất bại, làm thế nào để tránh thất bại).

– Chứng minh (bằng dẫn chứng trong thực tế hoặc sách báo): Đứa trẻ tập đi dễ bị vấp ngã; lần đầu tiên tập bơi hoặc chơi một môn thể thao dễ lúng túng, không thành công; những nhà khoa học, nhà kinh tế lớn trên thế giới cũng đã thất bại nhiều lần mới có thể thành công và nổi tiếng. – Bàn luận, mở rộng:

Phê phán những người tự ti, thiếu lạc quan, dễ chán nản trong cuộc sống.

Yếu tố quan trọng để thành công sau thất bại: Sự tự nhận thức và ý thức cao của con người; ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; lòng kiên trì, can đảm đối mặt với thử thách và chiến tháng nỗi sợ hãi của chính mình.

3. Kết bài

– Tóm lại về ý nghĩa của câu tục ngữ. – Bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Bài văn mẫu hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – bài 1

Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng đã sử dụng cách nói so sánh. So sánh thất bại – không đạt đựơc mục đích, với thành công – thực hiện đựơc mục đích đề ra. Lời nói trên mới nghe như chứa một mâu thuẫn. Nhưng nếu giải thích ta có một ý nghĩa rất thực tế. Thất bại là kết quả xấu, là thiệt hại, hư hỏng. “Mẹ” ở đây có ý nói là lớn, là đầy hiệu lực. Đó là một lời khuyên để mọi người vững chí bền lòng, kiên trì không nản trước khó khăn thất bại. Nếu biết học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt tới kết quả cao hơn. Vì sao lại nói “Thất bại là mẹ thành công”?

Đối với người nản chí thì không đúng như vậy, nhưng đối với những người bền chí, kiên trì thì quả là đúng. Vì sau thất bại, người ta sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu để không còn thất bại nữa. Ngoài ra, thất bại còn rèn luyện ý chí vươn lên cho mỗi người. Đã bao lần bạn vấp ngã mà có thể bạn không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị vấp ngã. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?…Bất cứ một kết quả nào cũng có những nguyên nhân, lí do riêng do đó thất bại cũng có lí do riêng.

Muốn đổi thất bại lấy thành công thì phải lấy sự thất bại làm bài học cho mình, rút kinh nghiệm cho mình. Tuy nhiên để làm được điều đó người ta phải thật sự nỗ lực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Có như vậy chúng ta mới không vấp ngã những lần tiếp theo. Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn.

Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công.

Thực tế cuộc sống đã thể hiện điều đó. Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.

Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – bài 2

Thành công và thất bại, chúng đối lập nhau sâu sắc, tưởng chừng giữa chúng không có mối quan hệ nào. Nhưng kinh nghiệm của dân gian ta đã chỉ ra rằng: Thất bại là mẹ thành công. Nghĩa là giữa hai yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết. Nói theo cách khác: Thất bại là nhân tố tạo ra thành công.

Thật vậy! Trong thực tế, để có được thành công, ai cũng từng trải qua thất bại, không ai giành được thành công lớn ngay từ đầu. Để có được điểm mười tuyệt đối, chắc hẳn bạn đã làm sai dạng đó một vài lần. Trước khi cho ra đời những con tiện đẹp mắt, người thợ tiện cũng đã nhiều lần bị trầy xước ở bàn tay và tạo ra những con tiện có hình thù méo mó, sai kích thước. Những bậc vĩ nhân cũng vậy. A. Nô-ben từng làm nổ phòng thí nghiệm vài lần trước khi chế tạo ra được loại thuốc nổ hoàn hảo của mình. Lu-I Patx-tơ cũng đã vài lần thất bại trước khi tìm ra loại vắc xin phòng bệnh dại. Hay như A. Anh-xtanh, bộ óc vĩ đại nhất của thế kỉ XX, thở nhỏ ông lại bị coi là chậm phát triển do thành tích học tập quá… “bê bết!”… Nhưng với tất cả mọi người, dù là người thường hay bậc vĩ nhân, điều quan trọng là sau những thất bại, chúng ta nhìn thẳng vào đó để tìm nguyên nhân và rút ra những bài học quý giá. Những kinh nghiệm ấy vô cùng quý báu, nó là tri thức cho những lần thực hành sau giúp ta thực hành thành công.

Không chỉ vậy, thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người thực sự khao khát học hỏi, khám phá thế giới thường có lòng tự trọng rất cao. Trong số họ, ít ai dễ dàng chịu đầu hàng. Thất bại khiến niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Chính điều đó thúc đẩy họ tìm tòi, học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa để thực hiện bằng được công việc của mình. Bà Tống Khánh Linh sau khi sang Mĩ du học, trong kì thi vấn đáp đầu tiên bà bị những người bạn ngoại quốc mỉa mai: “Trung Quốc là một bãi rác, một bãi rác lớn”. Kì thi đó bà thất bại. Nhưng Tống Khánh Linh đã không ngừng học tập và ở kì thi sau và đỗ với số điểm rất cao. Tương tự như vậy, trong thực tế, có những học sinh học kém vì lòng tự trọng, quyết không thua kém bạn bè đã cần cù học hỏi và trở thành những học sinh giỏi, vượt xa nhiều bạn cùng lớp.

Con đường học tập là con đường nhiều chông gai vất vả, rất khó tránh khỏi những thất bại: Không giải được bài toán, không viết được bài văn, không được điểm cao trong bài kiểm tra, không đạt danh hiệu học sinh giỏi… Nhưng khi thấu hiểu tư tưởng câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” chúng em sẽ nổ lực để vượt qua những thất bại tạm thời để nổ lực hơn vì những thành công lớn ở phía trước.

Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – bài 3

Tôi không nhớ câu thơ, lời hát do ai viết. Song, đúng là một triết lí tuyệt vời bởi nó nói đúng với chúng ta những điều đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống. Đời người vô cùng rộng lớn và không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Kể cả những người thành đạt nhất cũng không tránh khỏi đôi lần thất bại đắng cay. Song, chính sự thất bại đã làm con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Chính thì thế mà ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ để khuyên dạy con, cháu: “Thất bại là mẹ thành công”.

Trước hết, ta hiểu câu tục ngữ như thế nào? Câu tục ngữ có sáu tiếng nhưng trong đó có hai tiếng trái ngược nhau: Thất bại là mẹ thành công. Đồng thời, chỉ trong có bốn từ đó thôi, mà dân gian kết hợp vừa so sánh để khẳng định qua từ là, lại kết hợp nghệ thuật ẩn dụ: Coi thất bại là người mẹ (của thành công). Khi nói đến mẹ chẳng nghĩ đến sự dạy bảo chí tình, chí nghĩa: Ai chẳng biết mẹ mong mỏi những điều tốt cho các con, mẹ mong các con thành đạt. Vậy có gì vô lí khi thất bại của mỗi chúng ta lại được ví dụ như mẹ ta. Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Thất bại lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, nếu ta không lòng ngã chí, tất sẽ thành công. Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến.

Ta hiểu như thế vì cái lí, cái tình đều đúng. Ta hiểu như thế còn bởi tấm gương của các bậc tiền bối chính là kim chỉ nam cho ta noi theo. Ngày xưa, dân gian ta ca ngợi con người “có công mài sắt, có ngày nên kim”, như ông Đoàn Tử Quang – một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

Ngày nay, cũng rất nhiều anh, chị học lớp 12 rất giỏi, song đi thi đại học không phải đỗ ngay. Có thể năm sau, năm sau nữa mới đỗ. Nhưng các anh, các chị cũng luôn luôn học tập với tinh thần thất bại là mẹ thành công để quyết chí đỗ đạt thành tài.

Lại nói chuyện xa hơn, trên thế giới, tấm gương của các thiên tài như, ông Ê-đi-xơn nhà vật lí nổi tiếng thế giới đã phải thất bại một nghìn lần trong thí nghiệm, mới tìm ra được chất dùng làm dây tóc bóng đèn đấy. Nếu không có một nghìn lần cố gắng của ông, thi không biết bao giờ mới có dây tóc bóng đèn để phục vụ con người? Bao nhiêu lần thất bại để đổi lấy một lần thành công, nhưng là một thành công tuyệt vời – một thành công sinh ra từ một nghìn người mẹ thất bại. Thật đáng khâm phục!

Thật giản dị, các bạn à! Trong lớp các bạn có những học sinh kém: Có thể đã vài ba lần bị điểm yếu khi trả bài kiểm tra. Hãy nhắc bạn ấy rút kinh nghiệm ngay từ những người mẹ thất bại ấy. Thế nào bạn ấy sẽ học giỏi lên đấy!

Trường tôi có nhiều bạn đã thực hiện được phần nào ý nghĩa của câu tục ngữ: Cụ thể bạn Trần Thị Thu Lan lớp tôi học yếu văn. Do đúc rút kinh nghiệm và say mê học hỏi nên lên lớp bạn đã là học sinh giỏi văn của trường, đạt giải nhì cấp quận trong kì thi học sinh giỏi cách đây ba năm và giải ba cuộc thì viết thư UPU Quốc tế lần thứ 30 của Hà Nội năm ấy. Bây giờ bạn đang học ở một lớp chuyên văn tại trường THPT Chu Văn An. Bạn ấy đã viết thiệp mừng gửi về Trường nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 (cùng với các học sinh giỏi văn như Lê Na, Phương Liên)

Chúng con cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp chúng con đạt thành công từ những lần thất bại ban đầu, để ngày hôm nay, chúng con yêu văn đến thế…

Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – bài 4

Ngắn gọn và súc tích câu tục ngữ trên đã khẳng định những sai lầm, thất bại chính là nguyên nhân dẫn đến thành công tiếp theo của con người.

Theo tôi, câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí hoàn toàn đúng đắn.

Chúng ta biết rằng, mỗi người để đạt đến một mục đích nào đó trong cuộc sống thì luôn phải trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn khởi đầu thường là giai đoạn khó khăn nhất đối với chúng ta, bởi chúng ta sẽ phải bước những bước đi đầu tiên, thậm chí phải thử nghiệm những điều hoàn toàn mới lạ so với kinh nghiệm của chúng ta, không loại trừ cả những rủi ro, mạo hiểm. Do đó, thất bại là điều không ít người tránh khỏi,

Hơn nữa, trong cuộc sống, ai dám tự nhận rằng mình luôn luôn gặp những thuận lợi, êm xuôi, rằng may mắn lúc nào cũng mỉm cười với mình? Thiết nghĩ đó chỉ là điều ảo tưởng, phi thực tế. Cuộc sống đầy những điều bất ngờ, những sự ngẫu nhiên, những khúc rẽ quanh co khó lường, nên nguy cơ thất bại có thể luôn chờ đợi ta ở bất kì chặng đường nào trong cuộc đời chúng ta. Nói như nhà triết học Hi Lạp Xi-xê-rông: “Là con người thì có sai lầm, chỉ có kẻ ngu xuẩn mới cố chấp sai lầm của mình mà thôi”. Hay như Lê-nin đã nói: “Chỉ có ai không làm gì cả thì mới không mắc sai lầm”.

Khẳng định “Thất bại là mẹ của thành công” còn bởi lẽ sau mỗi lần vấp ngã hay thất bại, mỗi chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân những nguyên nhân nào dẫn đến thất bại, làm thế nào để tránh thất bại… Có thể nói, sau những va vấp đó, ta sẽ trưởng thành hơn, sẽ nhận được những bài học từ cuộc sống và vốn sống, vốn kinh nghiệm mà ta tích luỹ và rút kinh nghiệm bản thân thì mặc dù “cái giá” mà họ phải trả cho những thất bại đó có thể là khá “đắt”, nhưng bù lại, họ đã nhận biết được cái nào đúng, cái nào sai, làm thế nào là hợp lí; và chắc chắn trên bước đường đi tiếp, họ sẽ tránh không đi vào những sai lầm mà mình đã từng trải qua đó nữa.

Thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ này. Một đứa trẻ mới chập chững tập đi lúc đầu chắc chắn sẽ bị vấp ngã nhiều lần, nhưng nếu bé vịn giường, đứng lên đi tiếp thì chân bé sẽ cứng cáp hơn, bàn chân đặt trên mặt đất sẽ vững vàng hơn, và dần dần, bé sẽ đi vững và nhanh hơn.

Trên thế giới cũng có không ít tấm gương của các nhà khoa học, nhà kinh tế lớn đã thất bại nhiều lần mới có thể thành công và trở nên nổi tiếng. Nhà làm phim hoạt hình Mĩ nổi tiếng Oan Đi-xnây từng bị toà báo sa thải nhiều lần vì thiếu ý tưởng và bị phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len. Nhà khoa học Pháp Lu-I Pa-xto cũng chỉ là một học sinh trung bình về môn Hóa trong trường phổ thông (xếp thứ 15/22 học sinh của lớp), vậy mà sau này trở thành người đặt nền móng cho ngành vi sinh vật học cận đại. Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Chiến tranh và hòa bình”, lại bị đình chỉ khi học đại học vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”. Nhà tư bản lớn người Mĩ Hen-ri Pho bị cháy túi đến năm lần trước khi thành công. Còn ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng người Ý En-ri-cô Ca-ru-xô từng bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Như vậy, có thể nói, với những nhân vật nổi tiếng đó, thất bại không làm cho họ bị chùn bước mà trái lại là động lực đẩy họ bước tiếp đến thành công.

Nhìn vào cuộc sống ở quanh ta, có thể thấy hiện nay vẫn tồn tại không ít những người tự ti, thiếu lạc quan, dễ chán nản trong cuộc sống. Một nữ sinh lớp 12 tự tử vì thi trượt đại học, một người vợ tự tử vì chồng ngoại tình, một cô gái chết đi vì một lần lầm lỡ…, đó là những con người không dám sống, không can đảm đối mặt với những thất bại của mình. Cái chết của họ thật vô nghĩa và chỉ để lại nỗi đau cho gia đình và người thân.

Vậy nên, yếu tố quan trọng để con người có thể gặt hái được thành công sau thất bại, đó là sự tự nhận thức và ý thức cao của con người; là ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; là lòng kiên trì, can đảm đối mặt với thử thách và chiến thắng nỗi sợ hãi của chính mình để tiếp tục tiến lên. Đúng như Lê-nin đã nói: “Người thông minh không phải là người không mắc sai lầm mà là người phạm sai lầm không trầm trọng và biết mau chóng sửa chữa nó”. Ta cũng hiểu rằng “Lòng can đảm của một người không phải là dám chết mà là dám sống”.

Như vậy, câu tục ngữ “Thất bại là mẹ của thành công” thật chí lí và hữu ích, không phải cho một đối tượng nào, mà là cho tất cả chúng ta, cho những người đã, đang và sẽ đối mặt với những chông gai, gian khó trong cuộc sống. Ai đó đã nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng chỉ là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”. Hi vọng rằng mỗi người trong chúng ta sẽ có cách nhìn nhận về thành và bại một cách cởi mở hơn, lạc quan hơn khi hướng về tương lai.

Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – bài 5

Hai chữ ” thất bại” và “thành công” trong câu tục ngữ tương phản nhau. “Thất bại” được nhân nhóa thành “mẹ”; con người ấy là “thành công” do người mẹ “thất bại” sinh ra. Ông cha ta đã có một cách nói quá thật sắc, thật gọn, thật hay để nêu lên một bài học quý báu khuyên mọi người đừng ngã lòng. nản chí mà phải bền gan, bền chí, quyết tâm vươn lên sau mỗi lần thất bại. Thành công là hệ quả được tìm thấy trong bài học thất bại

Trong cuộc sống, ta luôn luôn đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Bắt tay vào làm một công việc mới ai cũng cảm thấy ” Vạn sự khởi đầu nan”. Trong học tập, lao động, chiến đấu,… ta phải đối diện với bao cái khó, ngay những người thông minh, tài trí cũng thế. Có cái khó, ta tìm được cách để vượt qua. Nhưng cũng có cái khó làm ta thất bại.

Có người bị thất bại thì nản chí, hoang mang, trở nên bi quan, tiêu cực. Nhưng cũng có người, sau mỗi thất bại, mỗi lần ngã đau, họ đã dũng cảm đứng lên, dám nhìn thẳng vào sự thật, tỉnh táo tìm ra nguyên nhân thất bại, để ý chí, quyết tâm được nâng cao hơn bao giờ hết. Trước mọi thất bại, không nên cay cú, nóng vội, không được chủ quan mà càng phải thận trọng. Bài học thất bại là bài học cay đắng ở đời, ta cần phải biết bình tĩnh, sáng suốt tìm ra được phương pháp để giành được thành công mới, thắng lợi mới. Sự lớn lên ấy là chân lí mà ta đã tìm được qua câu tục ngữ : “Thất bại là mẹ thành công”.

Có thất bại trong chiến đấu phải trả bằng xương máu. Có thất bại làm ăn phải tốn nhiều của cải. Có thất bại làm hao mòn trí lực, danh dự, thời gian,…. Mỗi một thất bại là một quả đắng ! Có thành công nào mà không hề gặp khó khăn, không hề trải qua ít, nhiều thất bại ? Phải đồ nhiều công sức, mồ hôi, tâm huyết, thời gian,….. ta mới làm nên trái hạnh phúc ngọt ngào. Câu tục ngữ : “Thất bại là mẹ thành công” dạy ta bài học làm người, làm người chân chính, con người có nghị lực, có bản lĩnh, có niềm tin…

Đọc tiểu sử các vĩ nhân, ta càng thấy rõ những cống hiến của họ cho nhân loại là sự kết tinh của tài năng và ý chí chiến thắng khó khăn, thử thách. Sau hơn một thế kỉ chiến đấu và hy sinh anh dũng lớn lao, nhân dân ta mới làm nên Cách mạng tháng Tám, chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng 30.4.1975 giải phóng Miền Nam thống nhất Tổ quốc. Trong đời học sinh mỗi chúng ta cũng vậy, sau mỗi bài tập, bài kiểm tra, sau mỗi kì thi ai cũng cảm thấy ” lớn lên” tự tin hơn, càng thấm thía lời dạy bảo của ông cha : “Thất bại là mẹ thành công”

Cụ Phan Bội Châu ( 1867-1940) là nhà cách mạng vĩ đại, là nhà thơ lỗi lạc của đất nước ta đầu thế kỉ XX đã có bài thơ : “Thất bại là mẹ thành công” gồm 30 câu thơ, mỗi câu thơ có 4 chữ, viết năm 1926, giản dị mà sâu sắc vô cùng :

…” Càng nhiều thất bại Càng chắc thành công Xin chớ ngã lòng Xin càng bền chí Ngã rồi liền dậy…”

Đọc bài ” Cha tôi” của Đặng Huy Trứ, ta càng thấm thía bài học “Thất bại là mẹ thành công”; trong thất bại phải nỗ lực, phải bền chí vươn lên.

Trong cuộc sống, ta phải táo để giảm bớt mọi thất bại. Nhưng phải dũng cảm trước mọi rủi ro, thất bại. Phải học tập để nanang cao trí tuệ, phải rèn luyện ý chí và bản lĩnh để khắc phục khó khăn thử thách, vươn lên giành nhiều thắng lợi. Câu tục ngữ ” Thất bại là mẹ thành công” không chỉ cổ vũ chúng ta dũng cảm đứng vững trước thử thách mà còn nhắc nhở mỗi người gần ca ” Thắng không kiêu, bại không nản”. Trên con đường học tập đi tới ngày mai của tuổi trẻ, những câu tục ngữ ấy, bài học ấy là vô giá.

Lợi Và Hại Của Cà Phê Hòa Tan

Hàng triệu người bắt đầu một ngày mới bằng một ly cà phê. Thông thường chúng ta không đủ thời gian để pha cà phê cho đúng cách. Vì thế, món đồ uống phổ biến nhất là cà phê hòa tan.

Việc sản xuất hàng loạt cà phê hòa tan với quy mô lớn đã được Nestle đưa ra vào năm 1938. Và trong suốt 80 năm nay người ta không ngừng tranh cãi về lợi ích và tác hại của cà phê hòa tan.

Cà phê hòa tan làm bằng gì?

Nguyên liệu để sản xuất cà phê hòa tan là cà phê hạt không còn đủ độ đẹp mắt để tiêu thụ, ngoài ra người ta cho thêm sữa bột, hương liệu, đường.

Ngày nay trên thị trường có bán ba loại cà phê hòa tan, đó là cà phê hòa tan dạng bột, dạng hạt nhỏ và đông khô.

Cà phê hòa tan có tốt cho cơ thể?

Cà phê hòa tan có rất ít lợi ích cho cơ thể. Các chuyên gia lưu ý rằng cà phê hòa tan có tác dụng lợi tiểu và giúp loại bỏ lượng nước dư thừa khỏi cơ thể và giảm phù nề.

Một ưu điểm nữa là cà phê hòa tan có giá rẻ, pha nhanh và cho bạn cơ hội cảm thấy phấn chấn tỉnh táo mà không cần nhiều thời gian.

Uống hay không uống?

Tuy nhiên, cà phê hòa tan có nhiều nhược điểm: nó gây ra sự nghiện về tâm lý nhanh hơn loại cà phê hạt và gây tác động tiêu cực tới hệ thống thần kinh của con người.

Chất caffeine trong cà phê hòa tan nhiều hơn là trong cà phê dạng hạt. Uống nhiều cà phê hòa tan sẽ làm suy yếu hệ thống thần kinh: một người buổi sáng nếu không uống ly cà phê thì rất khó bắt đầu làm việc, và khi cơ thể vừa trở lại bình thường sau liều caffeine lại tiếp thụ khẩu phần cà phê tiếp theo. Hậu quả là xuất hiện các triệu chứng như khó chịu, hồi hộp, mất ngủ.

Cà phê làm tăng huyết áp, vì điều này ảnh hưởng không tốt tới hệ tim mạch. Chất axit chlorogen có trong cà phê hòa tan có thể gây ra bệnh tim và cơn đau tim.

Canxi, chất rất cần thiết cho khớp của chúng ta có thể bị đưa ra khỏi cơ thể thông qua chất caffeine. Do đó, những người thích uống cà phê kể cả khi còn trẻ cũng vẫn có thể cảm nhận được vấn đề về đầu gối hoặc đau khuỷu tay.

Cà phê hòa tan kích thích thành dạ dày và tấn công màng nhầy. Viêm dạ dày, loét dạ dày, hội chứng axit cao là những bệnh mà người yêu cà phê có thể mắc phải.

Lợi Và Hại Của Cồn Đối Với Sức Khỏe

Có rất nhiều thông tin trái chiều về đồ uống có cồn.

Một mặt, với một lượng vừa phải thì nó có lợi cho sức khỏe.

Mặt khác, khi uống quá nhiều thì nó lại gây nghiện và cực kỳ độc hại.

Sự thật là những ảnh hưởng tới sức khỏe của thức uống có cồn là cực kỳ phức tạp.

Chúng khác nhau tùy thuộc mỗi cá nhân, lượng tiêu thụ của mỗi người và loại đồ uống mà họ uống.

Vậy thì, cồn ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?

Cồn là gì và tại sao mọi người lại uống nó?

Các hoạt chất trong đồ uống có cồn được gọi là ethanol.

Thường được gọi chung là “cồn,” ethanol là chất làm cho bạn say.

Ethanol được sản xuất bằng quá trình khi men tiêu hóa đường trong những thức ăn giàu carb, chẳng hạn như nho (cồn) hoặc ngũ cốc (bia).

Cồn là loại “thuốc” giải trí thông dụng nhất trên thế giới. Nó có tác động rất mạnh mẽ lên tâm trạng và tinh thần.

Cồn có thể làm người ta bớt nhút nhát và ngượng ngùng, khiến cho mọi người giao tiếp và hành động dễ dàng hơn mà không bị ức chế. Đồng thời nó có thể làm suy yếu sự phán xét và làm cho con người làm những việc mà làm xong họ thường hối hận vì đã làm (1, 2).

Một số người uống ít, trong khi số khác lại thường chè chén say sưa. Việc uống quá nhiều cồn trong khoảng thời gian liên tục có thể gây nghiện.

Tổng kết: Ethanol là một hoạt chất trong đồ uống có cồn, thường được gọi là “cồn.” Nó có những ảnh hưởng mạnh mẽ lên trạng thái tinh thần của bạn.

Cồn bị vô hiệu hóa bởi gan

Gan là một bộ phận quan trọng với hàng trăm chức năng trong cơ thể con người.

Một trong những chức năng chính của nó là vô hiệu hóa tất cả các chất độc hại mà cơ thể nạp vào. Vì thế, gan đặc biệt rất dễ tổn thương do uống cồn (3).

Các bệnh về gan mắc phải do việc uống cồn được gọi chung là bệnh gan do cồn.

Bệnh đầu tiên có thể nói đến là gan nhiễm mỡ, đặc trưng bởi sự tăng lên của chất béo trong các tế bào gan.

Mỡ ở gan có ở 90% người uống nhiều hơn 16 g cồn mỗi ngày và thường không có triệu chứng cụ thể và hoàn toàn phục hồi (4, 5).

Đối với những người nghiện cồn nặng, uống cồn sẽ khiến cho gan bị viêm hoặc nhiễm trùng. Trong trường hợp xấu nhất, các tế bào gan chết đi và được thay thế bằng các mô sẹo, dẫn đến tình trạng cực kỳ nghiêm trọng là xơ gan (3, 6, 7).

Tổng kết: Cồn được chuyển hóa bởi gan, và việc tiêu thụ thường xuyên có thể làm tăng lượng mỡ trong tế bào gan. Lạm dụng cồn có thể gây ra bệnh xơ gan, một tình trạng sức khỏe rất nghiêm trọng.

Cồn và não bộ

Uống nhiều cồn có thể gây nhiều tác động bất lợi lên bộ não.

Về cơ bản ethanol làm giảm sự liên kết giữa các tế bào não, một hiệu ứng nhất thời do việc say.

Uống nhiều cồn có thể dẫn đến tình trạng mất trí nhớ tạm thời, một hiện tượng xảy ra khi uống quá nhiều cồn (8).

Những ảnh hưởng này tuy chỉ là tạm thời, nhưng lạm dụng cồn về lâu dài có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn trong não, dẫn đến suy giảm chức năng não (9, 10, 11).

Bộ não thực sự rất nhạy cảm với những tổn thương do lạm dụng cồn mãn tính (12), có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ (13), làm teo não ở những người trung niên và cao tuổi (14, 15).

Trong trường hợp xấu nhất, mức độ nghiêm trọng của tổn thương não có thể làm suy giảm khả năng con người có thể sống một cuộc sống bình thường.

Tổng kết: Chứng say cồn chỉ là tạm thời, thì việc lạm dụng cồn mãn tính có thể làm suy giảm chức năng não vĩnh viễn. Tuy nhiên, uống cồn ở mức độ vừa phải có thể có lợi cho não bộ, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Cồn và chứng trầm cảm

Trong khi việc uống cồn và chứng trầm cảm dường như cùng làm tăng nguy cơ, nhưng việc lạm dụng cồn có thể là nguyên nhân mạnh hơn (20, 21, 22).

Nhiều người bị lo lắng và trầm cảm cố ý uống cồn nhằm giải tỏa stress và cải thiện tâm trạng (23, 24). Việc này có thể có tác dụng trong vòng vài giờ, nhưng sau đó nó sẽ làm trầm trọng hơn lên sức khỏe tổng thể và một vòng luẩn quẩn sẽ diễn ra.

Uống nhiều cồn đã được chứng minh là nguyên nhân chính gây ra bệnh trầm cảm ở một số người, và việc điều trị bằng việc lạm dụng cồn gây ra những ảnh hưởng lớn (25, 26, 27).

Cồn và cân nặng

Béo phì là một vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng.

Cồn thực ra là chất dinh dưỡng giàu năng lượng thứ 2 sau mỡ, cung cấp tới 7 calo/1 gram.

Bia có chứa một lượng calo tương đương với các đồ uống nhẹ có đường, trong khi rượu vang đỏ lại chứa lượng calo cao gấp hai lần (28, 29, 30).

Có vẻ như thói quen và sở thích ăn uống cũng đóng một vai trò nhất định.

Ngoài ra, uống bia thường xuyên có thể gây tăng cân (35, 36) trong khi uống rượu vang đỏ có thể lại làm giảm (31, 35).

Cồn và sức khỏe tim mạch

Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong xã hội hiện đại.

Nó thực sự là một căn bệnh nguy hiểm, phổ biến nhất là các cơn đau tim và đột quỵ.

Mối quan hệ giữa cồn và bệnh tim mạch khá phức tạp, và dường như phụ thuộc vào vài yếu tố khác nhau.

Uống cồn ở mức độ nhẹ tới vừa phải có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, trong khi nghiện cồn dường như làm tăng nguy cơ mắc bệnh (37, 38, 39, 40).

Có một số lí do cho những lợi ích của việc uống cồn ở mức độ vừa phải.

Uống cồn vừa phải có thể giúp:

Tăng mức HDL (tốt) cholesterol trong máu (41).

Giảm huyết áp, nguyên nhân chính của bệnh tim (42).

Giảm nồng độ fibrinogen trong máu, một chất gây nghẽn mạch máu (43).

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (44), một nguyên nhân chính nữa của bệnh tim.

Giảm chứng căng thẳng và lo lắng tạm thời (41, 45).

Cồn và bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một bệnh phổ biến về trao đổi chất, hiện đang ảnh hưởng tới khoảng 8% dân số thế giới (46).

Biểu hiện đặc trưng là nồng độ đường trong máu cao bất thường, bệnh tiểu đường tuýp 2 do tế bào giảm hấp thu glucose (đường trong máu), một hiện tượng được gọi là kháng insulin.

Uống cồn ở mức độ vừa phải có vẻ giúp giảm sự đề kháng với insulin, giúp chống lại các triệu chứng chính của bệnh tiểu đường (47, 48, 49, 50).

Do đó, uống cồn trong khi ăn có thể làm giảm lượng đường trong máu lên 16-37% so với nước (51). Lượng đường trong máu giữa các bữa ăn (lượng glucose đường huyết) có thể giảm xuống (52).

Trên thực tế, nguy cơ chung của bệnh tiểu đường có thể giảm khi uống cồn ở mức vừa phải. Tuy nhiên, khi uống quá nhiều hay nghiện cồn, nguy cơ sẽ tăng lên (53, 54, 55, 56).

Tổng kết: Uống cồn ở mức độ vừa phải có thể giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách tăng cường sự hấp thụ lượng đường trong máu của các tế bào.

Cồn và bệnh ung thư

Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm gây ra bởi sự phát triển bất thường của tế bào.

Uống cồn là một trong những tác nhân gây ung thư miệng, vòm họng, đại tràng, ung thư vú, ung thư gan (57, 58, 59).

Các tế bào ở miệng và vòm họng đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi cồn. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên bởi vì chúng tiếp xúc trực tiếp với mọi thứ.

Thậm chí uống ít cồn, 1 lần 1 ngày, vẫn có nguy cơ tăng tới 20% ung thư miệng và vòm họng (59, 60).

Rủi ro sẽ tăng lên với mức tiêu thụ cồn mỗi ngày. Uống hơn 4 lần mỗi ngày sẽ làm nguy cơ mắc ung thư miệng và vòm họng tăng gấp 5 lần, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú, ruột già và gan (58, 59, 61, 62).

Tổng kết: Uống cồn có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư miệng và vòm họng.

Uống cồn trong thời gian mang thai có thể gây ra dị tật thai nhi

Uống cồn trong thời gian mang thai là nguyên nhân hàng gây ra dị tật thai nhi ở Mỹ (63).

Uống cồn trong thời gian đầu mang thai là nguy cơ chính đặc biệt nguy hiểm cho em bé đang phát triển (64).

Thực tế, nó có nhiều tác động tiêu cực tới sự phát triển, tăng trưởng, trí tuệ và hành vi, có thể ảnh hưởng tới đứa trẻ trong suốt cuộc đời còn lại (63).

Tổng kết: Nghiện cồn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất về các dị tật thai nhi bẩm sinh. Thai nhi đặc biệt dễ bị tổn thương trong thai kỳ.

Cồn và nguy cơ tử vong

Điều thú vị là dường như có một vài sự mâu thuẫn trong câu nói của ông. Các nghiên cứu cho thấy uống cồn từ ít tới trung bình có thể giảm nguy cơ tử vong sớm, đặc biệt ở các nước phương Tây (65, 66).

Đồng thời, lạm dụng cồn là nguyên nhân chính thứ 3 gây ra những cái chết có thể phòng tránh được ở Mỹ (67), một nguyên nhân quan trọng gây ra các bệnh mãn tính, tai nạn, tai nạn giao thông và các vấn đề xã hội.

Tổng kết: Uống cồn ở mức vừa phải có thể làm tăng tuổi thọ, trong khi lạm dụng cồn là một yếu tố có nguy cơ cao gây tử vong sớm.

Cồn gây nghiện dẫn đến chứng nghiện cồn ở những người có bẩm chất

Một số người nghiện ảnh hưởng của cồn, trạng thái này gọi là phụ thuộc vào cồn (nghiện cồn).

Khoảng 12% dân số Mỹ được cho là phụ thuộc vào cồn vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ (68).

Sự phụ thuộc vào cồn là một trong những nguyên nhân chính gây ra lạm dụng cồn và tàn phế ở Mỹ và là yếu tố gây nguy cơ cao mắc nhiều bệnh khác nhau (69).

Nhiều yếu tố có thể khiến con người gặp vấn đề trong việc uống rượu bia, như tiền sử gia đình, môi trường xã hội, tinh thần và gen.

Nhiều loại triệu chứng phụ của việc phụ thuộc cồn đã được xác định, đặc trưng là thèm cồn, không có khả năng kiềm chế, hoặc mất tự chủ khi uống cồn (70).

Theo nguyên tắc, nếu cồn đang gây ra nhiều vấn đề trong cuộc sống của bạn, thì bạn có thể có vấn đề với việc phụ thuộc vào cồn hoặc nghiện cồn rồi.

Tổng kết: Uống cồn có thể dẫn đến sự phụ thuộc vào nó, hoặc nghiện cồn, ở những người đã có tiền sử các bệnh về cồn.

Lạm dụng cồn có thể gây những hậu quả tồi tệ cho sức khỏe

Uống nhiều cồn là hình thức lạm dụng chất gây nghiện phổ biến nhất.

Lạm dụng cồn có thể có những ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe, tới toàn bộ cơ thể và gây ra một loạt vấn đề sức khỏe.

Ví dụ, nó có thể gây tổn thương gan (bao gồm xơ gan), tổn thương não, suy tim, tiểu đường, ung thư và nhiễm trùng (9, 54, 58, 71, 72, 73).

Việc tổng hợp tất cả những ảnh hưởng khủng khiếp của cồn không nằm trong phạm vi của bài viết này.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nếu bạn là người nghiện cồn nặng, thì ít nhất bạn cũng nên ăn kiêng và tập thể.

Việc kiểm soát lượng cồn uống vào, hoặc nên kiêng hoàn toàn trong trường hợp nghiện cồn, nên được ưu tiên số một.

Tổng kết: Nghiện cồn lâu ngày có thể có những tác động xấu đến cơ thể vào não bộ, làm tăng nguy cơ mắc các loại bệnh tật.

Loại đồ uống có cồn nào là tốt nhất (hoặc ít tệ nhất)?

Những thứ bạn uống thường ít quan trọng hơn là bạn uống bao nhiêu.

Tuy nhiên, một số loại đồ uống có cồn lại tốt hơn những loại khác.

Rượu vang đỏ dường như có khá nhiều lợi ích, bởi vì nó chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe.

Điều đáng nói là việc uống nhiều không đồng nghĩa với việc có nhiều lợi ích hơn cho sức khỏe. Dù là loại nào thì nghiện cồn cũng đều gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.

Tổng kết: Rượu vang đỏ có lẽ là loại đồ uống có cồn tốt nhất cho sức khỏe, có thể do nồng độ các chất chống oxy hóa cao trong nó.

Bao nhiêu là quá nhiều?

Khuyến cáo cho lượng cồn uống vào thường dựa trên số lượng phần uống tiêu chuẩn uống mỗi ngày.

Vấn đề là, hầu hết mọi người đều không có khái niệm về “phần uống tiêu chuẩn” thực sự là gì. Mọi thứ trở nên tệ hơn khi định nghĩa chính thức của thức uống tiêu chuẩn ở mỗi quốc gia lại khác nhau.

Ở Mỹ, một phần thức uống tiêu chuẩn là bất kỳ loại đồ uống nào đều chứa 14 gram cồn nguyên chất (ethanol).

Hình ảnh này cho thấy “phần uống tiêu chuẩn” cho mỗi loại đồ uống có cồn phổ biến:

Uống cồn vừa phải được định nghĩa là 1 ly tiêu chuẩn mỗi ngày cho phụ nữ và 2 ly đối với nam giới.

Mặt khác, uống cồn nhiều được định nghĩa là nhiều hơn 3 ly mỗi ngày đối với phụ nữ và 4 ly đối với nam giới (79).

Tần suất uống cũng rất quan trọng. Uống vô độ là một hình thức lạm dụng đồ uống có cồn và có thể gây hại.

Tổng kết: Uống cồn ở mức độ vừa phải được định nghĩa là 1 “phần uống tiêu chuẩn” mỗi ngày cho phụ nữ, và 2 ly cho nam giới.

Thông điệp chính

Nói chung thì các ảnh hưởng tới sức khỏe của cồn dao động trong khoảng “có thể tốt” tới “cực kỳ độc hại”.

Uống một lượng nhỏ, đặc biệt là rượu vang đỏ, lại có nhiều lợi ích về mặt sức khỏe.

Nếu bạn thích cồn và giữ được mức uống vừa phải, vậy thì nên tiếp tục những gì bạn đang làm.

Tuy nhiên, nếu bạn có xu hướng uống nhiều quá mức hoặc cồn gây ra vấn đề trong cuộc sống thì bạn nên xem xét việc tránh nó càng xa càng tốt.

Cồn là một trong những thứ hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân. Nó tốt cho một số người, nhưng lại tai hại cho một số khác.