Ý Nghĩa Của Cuộc Cách Mạng Khoa Học Kỹ / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

78 Dự Án Của Học Sinh Đạt Giải Tại Cuộc Thi Khoa Học Kỹ Thuật Năm Học 2022

Sáng 31/12, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh học sinh Trung học năm học 2019 – 2020.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Văn Thành tham quan các gian trưng bày dự án của học sinh. Ảnh: Mỹ Hà

Kết thúc hai ngày chấm giải, theo đánh giá của ban tổ chức, các dự án tham gia dự thi đã thể hiện được nhiều ý tưởng khoa học mới, có kỹ năng nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khá hoàn chỉnh, nhiều dự án mang tính thực tiễn, có tính khả thi cao, nhiều dự án đã tiếp cận các giải pháp công nghệ trong thời đại 4.0.

Nổi bật là các dự án như ứng dụng deep learning trong chẩn đoán ung thư vú di căn của nhóm học sinh trường Chuyên Phan Bội Châu; ứng dụng IOT vào điểm danh và quản lý học sinh của các bạn học sinh THCS Đặng Thai Mai, hay thiết bị hỗ trợ vận động sớm chân bị liệt của bệnh nhân đột quỵ não bị liệt nửa người của nhóm học sinh trường Chuyên Phan Bội Châu…

Bên cạnh đó, phần lớn các dự án dự thi có nội dung và phương pháp nghiên cứu phù hợp; thực hiện tiến trình nghiên cứu, ghi chép nhật trình và trình bày báo cáo khoa học đáp ứng được yêu cầu đổi mới của một công trình khoa học.

Một số dự án đã tiếp cận được những vấn đề lớn có tính khái quát hoặc đã sử dụng những kỹ thuật cao ở phòng thí nghiệm các trường đại học, bệnh viện, viện nghiên cứu, các cơ quan chuyên môn.

Đặc biệt, nhiều dự án có ý nghĩa đời sống thực tiễn, được nghiên cứu từ trăn trở, khám phá qua kinh nghiệm dân gian, qua mong muốn cải tiến công việc, cuộc sống hàng ngày của các em học sinh như guồng nước đa năng, máy hút rác, xử lý cam sau thu hoạch…

Kỳ thi năm nay, có sự tham gia của rất nhiều học sinh là người dân tộc thiểu số, trong đó có 11/19 dự án đạt giải cao.

Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao giải cho 78 dự án đạt giải cấp tỉnh (60,46%), trong đó có 7 dự án đạt giải Nhất, 19 dự án đạt giải Nhì, 27 dự án đạt giải Ba và 25 dự án đạt giải Tư.

Ngoài ra, 8 đơn vị khác đã được trao giải tập thể. Trong đó giải Nhất thuộc về Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vinh, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu; giải Nhì thuộc về Phòng Giáo dục và Đào tạo Đô Lương, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng; giải Ba thuộc về Phòng Giáo dục và Đào tạo Diễn Châu, Nghĩa Đàn, Trường THPT DTNT và Trường THPT Quế Phong.

Ban tổ chức cũng đã chọn 2 dự án xuất sắc để tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật toàn quốc được tổ chức tại Thành phố Đà Nẵng. Đó là dự án Ứng dụng Deep Learning trong chẩn đoán ung thư di căn qua mẫu sinh thiết mô hạch bạch huyết và Dự án Thiết bị hỗ trợ vận động sớm chân bị liệt ở bệnh nhân bị đột quỵ não có liệt nửa người. Cả hai dự án đều của Trường THPT chuyên Phan Bội Châu.

Phát biểu tại lễ trao giải, đồng chí Thái Văn Thành – Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đã chúc mừng thành công của hội thi và các nhà trường, các học sinh đoạt giải.

Lãnh đạo Sở cũng khẳng định, kết quả của cuộc thi đã cho thấy chất lượng giáo dục toàn diện từng bước khẳng định được vị thế. Bên cạnh đó, mong muốn sau cuộc thi, các học sinh không ngủ quên trong chiến thắng mà cần tiếp tục phát huy, hoàn thiện ý tưởng của mình, nuôi dưỡng tình yêu với công tác nghiên cứu khoa học.

Danh sách các dự án đạt giải:

Mỹ Hà

Khai Mạc Cuộc Thi Khoa Học, Kỹ Thuật Dành Cho Học Sinh Trung Học Cấp Tỉnh Năm Học 2022

Sáng 16/12, tại Trường Đại học Nha Trang, Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa tổ chức Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh năm học 2020-2021. Tới dự có ông Hà Quốc Trị, Phó Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa; ông Võ Hoàn Hải, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Giám đốc Sở GDĐT; ông Bùi Thanh Bình, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh khánh Hòa.

Ông Hà Quốc Trị, Phó Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia dự thiÔng Võ Hoàn Hải, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Giám đốc Sở GDĐT trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia dự thi

Tham gia Cuộc thi năm nay có 148 dự án thuộc 14 lĩnh vực của 250 học sinh đến từ 35 đơn vị (8 phòng GDĐT huyện, thị xã, thành phố và 27 trường THPT trong toàn tỉnh) với. So với năm trước, số dự án và số học sinh tham gia đều tăng. Một số đơn vị có nhiều dự án tham gia cuộc thi cấp tỉnh như: Phòng GDĐT Cam Ranh, Phòng GDĐT Nha Trang, Phòng GDĐT Ninh Hòa, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Trường THPT Trần Bình Trọng, Hoàng Hoa Thám, Huỳnh Thúc Kháng.Đây là cuộc thi có ý nghĩa rất lớn đối với lứa tuổi học sinh và nhà trường. Cuộc thi nhằm mục đích khuyến khích học sinh nghiên cứu khoa học; sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, tiếp cận với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 (Cuộc cách mạng công nghệ 4.0); góp phần đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực của học sinh; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học; tạo cơ hội để học sinh giới thiệu kết quả nghiên cứu Khoa học, kỹ thuật của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu giữa các đơn vị; đồng thời chọn sản phẩm tham gia Cuộc thi cấp quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức vào tháng 3/2021 tại tỉnh Thừa Thiên – Huế./.

Ông Lê Đình Thuần, Phó Giám đốc Sở GDĐT trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia dự thiTS Quách Hoài Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại Học Nha Trang trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia dự thi

 Tác giả: Đức Tuấn, Thanh Sang

 Nguồn: khanhhoa.edu.vn

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Cách Mạng Tháng Mười

“…Dù người ta nghĩ thế nào về chủ nghĩa bônsêvích chăng nữa cũng không thể chối cãi được tằng: Cách mạng Tháng Mười Nga là một trong những sự kiện lớn của lịch sử nhân loại…”                                                                                                                                              Giôn Rít

Một thế kỷ đã trôi qua, kể từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, cuộc cách mạng đã làm cho mơ ước ngàn đời của quần chúng bị áp bức và bị bóc lột về cuộc sống tốt đẹp, về khả năng xây dựng một xã hội mới công bằng, văn minh đã trở thành hiện thực. Vì thế Cách mạng Tháng Mười được ghi nhận là cuộc cách mạng giải phóng xã hội, giải phóng con người. Nhưng chính vào những ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười, trong gần ba thập kỷ qua, đã xuất hiện không ít những luận điệu xuyên tạc, bôi đen Cách mạng Tháng Mười, công kích quyết liệt lý tưởng và sự nghiệp cao cả của cuộc cách mạng vĩ đại này. Những luận điệu đó đổi trắng thay đen, coi Cách mạng Tháng Mười là một thể nghiệm sai lầm, là cuộc cách mạng phi lý, không tưởng , kéo lùi sự phát triển của loài người. Cái cớ mà họ đưa ra vẫn chỉ là coi sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã đặt dấu chấm hết đối với Cách mạng Tháng Mười. Đúng là kể từ khi Cách mạng Tháng Mười thành công, gần ba thập niên vừa qua là tổn thất nặng nề nhất và đau buồn nhất đối với các đảng cộng sản, nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa và các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Nhưng không vì thế mà Cách mạng Tháng Mười mất đi ý nghĩa lịch sử nhân loại.

I

1. Cách mạng Tháng Mười là sự đột phá quan trọng tạo ra sự thay đổi trình tự phát triển của các nấc thang trong xã hội

Nghiên cứu lịch sử xã hội loài người, Mác đã khái quát nó qua sự phát triển các phương thức sản xuất kế tiếp nhau và gọi đó là các hình thái kinh tế – xã hội. Quá trình phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là quá trình lịch sử, tự nhiên. Sự thay đổi hình thái kinh tế – xã hội này bằng hình thái kinh tế – xã hội khác nhất định sẽ diễn ra và phải có điều kiện: hình thái cũ đã mất hết khả năng tự phát triển và trở thành lực cản xã hội. Chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ bị chủ nghĩa xã hội thay thế, và điều đó sẽ xảy ra ở những nước mà chủ nghĩa tư bản phát triển đến đỉnh cao.

Trước Cách mạng Tháng Mười, chủ nghĩa tư bản Nga còn ở giai đoạn phát triển thấp. Phải có sự phát triển hơn nữa thì chủ nghĩa tư bản ở đây mới có thể tạo ra những tiền đề cho xã hội mới. Cũng vì vậy, không ít các nhà dân chủ – xã hội Nga cho rằng: trước tên, cần tạo ra những tiền đề văn minh cho chủ nghĩa xã hội, sau đó giai cấp công nhân mới có thể giành chính quyền và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lênin và Đảng bônsêvích Nga đã vận dụng sáng tạo các luận điểm của Các Mác vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước Nga bằng việc trước tiên giai cấp công nhân giành lấy chính quyền, rồi sau đó dựa vào chính quyền của mình, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.

Sự vận dụng sáng tạo đó của Lênin là có căn cứ thực tế. Nước Nga Sa hoàng lạc hậu hơn các nước tư bản rất nhiều, xã hội vô cùng thối nát. Đã thế, nó lại bị cuốn vào cuộc chiến tranh đế quốc nên càng gặp khó khăn gấp bội. Mặc dù ở Nga, mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản chưa thật sâu sắc nhưng đã xuất hiện tình thế cách mạng vì mâu thuẫn trong lòng xã hội đã gay gắt đến tột độ. Đó là mâu thẫn giữa giai cấp thống trị với các tầng lớp lao động và binh lính. Khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến tranh cách mạng” là khẩu hiệu sáng tạo. Cách mạng Tháng Mười đã nổ ra và thành công. Sự “đột phá Tháng Mười” mở đầu cho một xu thế mới của lịch sử thế giới. Nước Nga đứng trước một thách thức vĩ đại của lịch sử: chủ nghĩa xã hội khoa học vượt ra ngoài lý thuyết, đi vào thực tiễn trong một nước tư bản chủ nghĩa chưa phát triển, tàn dư phong kiến còn nhiều, lại bị kiệt quệ sau chiến tranh. Nó phải giải quyết một cách rất sáng tạo hàng loạt vấn đề chưa có tiền lệ.

2. Cách mạng Tháng Mười tạo xung lực mạnh mẽ làm thay đổi thế giới

Sự phát triển của xã hội loài người từ sau Cách mạng Tháng Mười đã chứng tỏ những đóng góp của Cách mạng tháng Mười là rất to lớn.

Thế giới trước Cách mạng Tháng Mười la thế giới của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu sau chiến thắng chủ nghĩa phong kiến đã bành trướng ra khắp thế giới với sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự chưa từng có. Các nước tư bản phát triển trở thành trung tâm vũ trụ, chi phối mọi mặt đời sống quốc tế. Cách mạng Tháng Mười nổ ra và thắng lợi đã làm cho hệ thống tư bản chủ nghĩa bị phá vỡ một mảng lớn. Các dân tộc bị áp bức bừng tỉnh, bung ra với một động lực mới. Các nước tư bản phát triển không còn có thể mặc sức bành trướng, tự do “tranh ăn” với nhau bằng những xung đột, kể cả chiến tranh thế giới. Không có Cách mạng Tháng Mười thì không thể có phong trào giải phóng dân tộc quốc tế lớn mạnh, dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa, giải phóng hàng loạt nước trên thế giới như gần thế kỷ vừa qua đã chứng thực.

Cách mạng Tháng Mười tạo ra một khả năng mới cho sự phát triển của các dân tộc, tạo ra đối trọng mới để thế giới cân bằng. Trước Cách mạng Tháng Mười, chế độ tư bản chủ nghĩa hiện diện như một định mệnh. Các nước nhỏ, nghèo nàn, lạc hậu, các nước thuộc địa nhìn thấy thực trạng của nhà nước tư bản chính quốc mà kinh hãi. Chủ nghĩa tư bản phát triển trên máu và nước mắt của người lao động. Tích lũy tư bản là tích lũy sự giàu sang, cũng là tích lũy sự khốn khó. Sự xuất hiện một nước Nga Xô viết, tiếp theo là hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa khác, đã thành tấm gương lớn, thành một sức hút mạnh mẽ. Chủ nghĩa xã hội chưa mang lại sự giàu có hơn chủ nghĩa tư bản vì điểm xuất phát quá thấp, nhưng nó cũng đã làm được nhiều việc hơn chủ nghĩa tư bản trong việc xóa bỏ áp bức, bất công. Đó là sự đáp ứng nhiều mặt khát vọng của con người.

Không ai có thể phủ nhận sự thật sau đây:

Chủ nghĩa xã hội đã từng là một hệ thống hùng mạnh trên thế giới. Với hơn 10 nước, trên 1,5 tỷ người, trong đó có nước đứng vào hàng siêu cường, là một trong hai khối kinh tế chính trị quân sự hùng mạnh. Chủ nghĩa xã hội hiện thực trong một thời gian dài đã là chỗ dựa tin cậy của các nước thuộc địa, của phong trào giải phóng dân tộc, vì thế, đã làm cho chủ nghĩa tư bản phải kiêng nể. Chính nhờ có đối trọng ấy mà thế giói vừa qua có sự cân bằng nhất định, đỡ bị áp đặt, chèn ép, đe dọa từ phía các thế lực tư bản từng thống trị thế giới trước đây, ngăn ngừa được thảm họa chiến tranh hạt nhân. Chủ nghĩa xã hội hiện thực không chỉ là nhân tố cần thiết cho hòa bình và ổn định thế giới, mà còn là điều kiện không thể thiếu để các nước nhỏ có được độc lập, tự do thật sự.

Cách mạng Tháng Mười đã làm cho ngay các nước tư bản chủ nghĩa cũng phải có sự thay đổi cần thiết. Chủ nghĩa tư bản tới nay còn đứng vững và phát triển được là vì bản thân nó đã có nhiều thay đổi khác trước. Chủ nghĩa tư bản hiện đại là chủ nghĩa tư bản có sự điều chỉnh và thích nghi. Có một điều chắc chắn là: ngày nay chủ nghĩa xã hội vẫn là một yếu tố quan trọng tham gia quyết định chiều hướng phát triển của thế giới, chủ nghĩa tư bản đã không thể “tự nó”, mà phải “vì nó”. Những thay đổi của chủ nghĩa tư bản trong chiến lược kinh tế, chính trị và trong các chính sách về phúc lợi xã hội, về lương, về bảo hiểm… đều do kết quả đấu tranh của gia cấp những người lao động và cùng với nó, là có phần tác động của chủ nghĩa xã hội.

II

Thế giới trong những thập kỷ qua đã thay đổi chưa từng thấy, đặc biệt là xảy ra sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, thành quả trực tiếp do cách mạng Tháng Mười đem lại.

Trước hết cần xác định: sự sụp đổ đó, tuyệt nhiên không thể quy tội cho Cách mạng Tháng Mười. Đó cũng không phải là sự tiêu vong của chủ nghĩa xã hội. Lịch sử đã chứng tỏ Châu Âu sau một loạt cuộc cách mạng tư sản đâu đã thuần chất tư sản. Ở Pháp, không ít năm sau Cách mạng tư sản, thế lực quân chủ phong kiến vẫn còn trỗi dậy. Thành quả do Cách mạng Tháng Mười đem lại có thể bị mất đi ở nơi này, nơi khác, nhưng Cách mạng Tháng Mười trước sau vẫn là cột mốc lịch sử báo hiệu một chiều hướng và khả năng phát triển mới của nhân loại.

Cách mạng Tháng Mười đã đặt ra những nhiệm vụ cụ thể và đã thực hiện được sứ mệnh của nó. Những thành quả của nó không thế lực nào có thể phủ nhận, cho dù đang bị thử thách. Sự khủng   hoảng và đổ vỡ của hệ thống xã hội chủ nghĩa hiện nay do nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân khách quan và có những nguyên nhân chủ quan.

1. Những nguyên nhân khách quan

Cách mạng Tháng Mười mang tính chất đặc thù. Đây không phải là cuộc cách mạng thủ tiêu xã hội tư bản chủ nghĩa khi xã hội đó đã phát triển đến tột đỉnh và mâu thuẫn nội tại gay gắt tới mức không thể điều hòa, mà đây là cuộc cách mạng chống chiến tranh đế quốc diễn ra ở một nước tư bản chủ nghĩa thuộc loại lạc hậu ở châu Âu. Và chính điều đó đặt cuộc cách mạng sau đó trước những nhiệm vụ khó khăn chưa từng thấy. Nếu không có sự nỗ lực lớn, không có bước đi, phương pháp thích hợp, thì việc phải trả giá nặng nề, thậm chí bi đát là điều khó tránh.

Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không chỉ phải vượt qua sức ỳ to lớn của các thực trạng kinh tế- xã hội lạc hậu, thua kém xa các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, mà chủ nghĩa xã hội hiện thực còn phải thường xuyên đương đầu với sự chống phá điên cuồng mang tính phục thù của chủ nghĩa tư bản. Bằng mọi thủ đoạn kinh tế- chính trị, quân sự, văn hóa, tư tưởng, các thế lực đế quốc đã không ngừng gây sức ép, làm suy yếu, và là nhân tố dẫn đến làm tan rã nhiều nước xã hội chủ nghĩa.

2. Những nguyên nhân chủ quan

Sự lãnh đạo của một số Đảng cộng sản cầm quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những thành tích và ưu điểm, còn có nhiều thiếu sót, sai lầm, thể hiện ở một số điểm sau:

Một là, duy ý chí, cứng nhắc và chủ quan. Các Đảng khi nắm quyền thường tự đưa ra nguyên tắc, quy luật, mô hình theo một dạng, một kiểu, rồi tự buộc mình phải vận động trong khuôn khổ  và theo tiêu chí đã định. Như vậy, chủ nghĩa xã hội tại các nước đó đã không tránh khỏi trì trệ, rập khuôn, thiếu khoa học, mất khả năng sáng tạo, làm cạn kiệt tiềm năng vốn có, ngày càng lạc hậu với thời đại, thua kém chủ nghĩa tư bản về nhiều mặt.

Hai là, vi phạm, xa rời và từ bỏ những nguyên tắc cơ bản chủ nghĩa Mác- Lênin, của chủ nghĩa xã hội. Có thể nêu một số trường hợp.

Cải tổ, cải cách là cần thiết để chủ nghĩa xã hội khắc phục được những biến dạng tai hại. Nhưng coi cải tổ như một sự phủ định sạch trơn thì chẳng khác gì từ bỏ, chống lại Cách mạng Tháng Mười, đi chệch mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

Phát triển  nhận thức, tư duy mới là cần thiết nhưng không thể nhân danh tư duy mới đi đến phủ nhận tất cả, phủ nhận quan điểm, lập trường giai cấp, rồi phủ nhận luân học thuyết cách mạng là chủ nghĩa Mác-Lênin.

Dân chủ là cần, là hoài bão, là nhu cầu bức xúc của xã hội văn minh. Nhưng dân chủ tràn lan, vô tổ chức, không có van hãm, thì lại thành vô chính phủ.

Không thể không cảnh giác với vấn đề đa nguyên chính trị, đa Đảng đối lập. Không ít Đảng cộng sản cầm quyền vì thực hiện đa nguyên, đa Đảng như thế nên đã mất chính quyền, và sau đó lại không được hưởng chính chế độ đa nguyên, đa Đảng do mình đã đề ra.

III

Tình hình trên làm nổi rõ một số bài học lớn:

Bài học về nguyên tắc. Phải tránh cả hai cực đoan : một phía là nguyên tắc hóa vô tội vạ, quy luật hóa tràn lan, mô hình hóa cứng nhắc; và cực đoan phía khác là vi phạm  và xa rời nguyên tắc, từ bỏ nguyên tắc và vô nguyên tắc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói; “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Phải có nguyên tắc bất di bất dịch. Đó là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ; là việc bảo vệ và củng cố chính quyền nhân dân. Phải phân biệt được những gì là nguyên tắc, định hướng, những gì là giải pháp tình thế. Phong trào cộng sản phải tiếp tục sự nghiệp Cách Mạng Tháng Mười, nhưng không khát khao đeo bám những kinh nghiệm quá khứ, mà luôn luôn sáng tạo, mở cửa, để bước đi theo nhịp bước của thời đại.

Bài học về sự đổi mới. Chủ nghĩa xã hội là sự vận động không ngừng. Chủ nghĩa xã hội cần phải đổi mới. Sự nghiệp đổi mới cần được tiến hành thường xuyên liên tục. Nhưng đổi mới cũng phải có định hướng, chỉ đạo. Đổi mới sáng tạo có kế thừa chứ không phải là xóa bỏ sạch trơn. Đổi mới phải đảm bảo tình hình ổn định, bảo đảm trật tự, kỷ cương chứ không thể là sự đảo lộn, hỗn loạn vô chính phủ.

Bài học cảnh giác. Cách mạng đã thành công – chưa đủ. Cách mạng đã đứng vững và đã trải qua những thử thách – cũng vẫn chưa đủ. Chúng ta đều biết, cách mạng Tháng Mười có sức sống vô cùng mạnh mẽ; chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã từng chiến thắng chủ nghĩa phát xít; Liên Xô đã xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật hùng hậu và trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới. Thế mà chúng ta đã chứng kiến sự tan rã nhanh chóng của Liên Xô và chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu. Vậy luôn luôn phải đề cao cảnh giác. Cảnh giác với nhiều loại kẻ thù chính trị, tư tưởng, gây sức ép từ ngoài và đục phá từ trong. Cảnh giác với các thế lực hiếu chiến, phản động, không bao giờ từ bỏ dã tâm tiêu diệt chủ nghĩa xã hội hòng giành lại vị trí đã mất.

Dân tộc Việt Nam có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Chúng ta nhớ và luôn luôn nhớ rằng nhờ có Cách mạng Tháng Mười, nhân dân ta đã tìm ra con đường giải phóng; nhờ có chiến thắng của Hồng quân Liên Xô đánh tan chủ nghĩa phát xít, chúng ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lập ra Nhà nước của mình; nhờ có sự giúp đỡ to lớn của Đảng cộng sản và nhân dân Liên Xô của các Đảng cộng sản và nhân dân các nước bầu bạn xa gần, chúng ta đã đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội như hôm nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Càng nhớ lại những ngày tủi nhục mất nước, nhớ lại mỗi bước đường đấu tranh cách mạng đầy hy sinh, gian khổ mà cũng đầy thắng lợi vẻ vang thì giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam càng thấm thía công ơn to lớn của Lênin và Cách mạng Tháng Mười”./.

Bài 12 : Những Thành Tựu Chủ Yếu Và Ý Nghĩa Lịch Sử Của Cách Mạng Khoa Học Kĩ Thuật Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai

– Do các đòi hỏi của cuộc sống về kỹ thuật và sản xuất để đáp ứng những nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

– Những năm gần đây, nhân loại đang đứng trước những vấn đề to lớn: bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường. Điều đó đặt ra những yêu cầu mới (công cụ sản xuất mới có kỹ thuật cao, nguồn năng lược mới, những vật liệu mới) đối với khoa học – kỹ thuật.

– Do nhu cầu phục vụ chiến tranh của các nước đế quốc.

– Do nhu cầu phục vụ chiến tranh của các nước đế quốc.

2. Đặc điểm của cách mạng khoa học – kỹ thuật

– Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

– Thời gian phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn.

– Đầu tư vào khoa học có lợi nhất.

– Khoa học đang trong thời kỳ bùng nổ thông tin.

– Trong lĩnh vực khoa học cơ bản, con người đã thu được những thành tựu hết sức to lớn ở các ngành Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học.

– Phát minh lớn về công cụ sản xuất (máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động, rô bốt).

– Tìm ra nguồn năng lượng mới: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, năng lượng gió, năng lượng quả đất.

– Sáng chế ra những vật liệu sản xuất mới, quan trọng nhất là polime (chất dẻo) đang giữ vị trí hàng đầu trong đời sống hàng ngày của con người cũng như trong các ngành công nghiệp.

– Nhờ cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp mà con người đã tìm ra được phương hướng khắc phục nạn thiếu lương thực và thực phẩm.

– Những tiến bộ lớn trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc (máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao, tàu biển trọng tải triệu tấn, hệ thống vệ tinh nhân tạo phát sóng truyền hình hết sức hiện đại…).

– Thành tựu chinh phục vũ trụ (tàu vũ trụ, tàu con thoi, con người đặt chân lên mặt trăng).

Năng lượng mặt trời

Sản xuất điện từ nguồn năng lượng gió

20/07/1969, phi hành gia người Mỹ Neil Amstrong đã đặt chân lên mặt Trăng

II. Ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật

1. Ý nghĩa

– Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật có ý nghĩa vô cùng lớn lao, như một cột mốc lớn chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh loài người .

– Mang những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu.

-Tạo nên những đổi thay to lớn trong cuộc sống.

– Cách mạng khoa học kỹ thuật đã mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kỳ diệu làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.

– Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về năng suất lao động.

– Thay đổi cơ cấu dân cư lao động với xu thế tỷ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỷ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ tăng dần.

– Đưa loài người sang nền văn minh thứ ba, nền văn minh sau thời kỳ công nghiệp hóa, lấy vi tính, điện tử, thông tin và khoa sinh hóa làm cơ sở.

– Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… ngày càng quốc tế hóa cao.

– Chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống.

– Nạn ô nhiễm môi trường (ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ…).

– Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông gắn liền với kỹ thuật mới, dịch bệnh và tệ nạn xã hội…

* Hướng dẫn trả lời câu hỏi

1. Cho biết nguồn gốc của cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay?

Nguồn gốc của cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

2. Cho đến nay, trong lịch sử loài người đã diễn ra mấy lần cách mạng kĩ thuật?

Đến nay, trong lịch sử loài người đã diễn ra 2 lần cách mạng kĩ thuật. Đó là:

– Cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất hay Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII

– Cách mạng kĩ thuật lần thứ hai hay Cách mạng khoa học – kĩ thuật thế kỉ XX, bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và hiện đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên thế giới

3. Em hãy cho biết nội dung chủ yếu của cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai?

Nội dung chủ yếu của cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai là:

– Tự động hóa cao độ bằng cách sử dụng rộng rãi máy tính điện tử

– Hiện đại hóa kĩ thuậ và sản xuất trên cơ sở những phát minh khoa học mới nhất

– Sử dụng những nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới, những công cụ sản xuất mới

– Tấn công vào lòng các đại dương, đi sâu vào lòng đất, nghiên cứu bí mật của sự sống, thám hiểm vũ trụ bao la.

4. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuận lần thứ hai có những đặc điểm gì?

– Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

– Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Vì vậy khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

– Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn và hiệu quả ngày càng cao của công tác nghiên cứu khoa học.

5. Nêu những thành tựu chủ yếu của cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai?

Trải qua nhiều thế kỉ, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã đạt được những tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu trên tất cả các lĩnh vực :

– Những phát minh to lớn trong lĩnh vực khoa học cơ bản như toán học, vật lí, hóa học và sinh học. Dựa vào những phát minh này, con người đã ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất để phục vụ cuộc sống của mình như phương pháp sinh sản vô tính, ” Bản đồ gen người”.

– Những phát minh lớn về những dụng cụ sản xuất mới, đặc biệt là máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động.

– Tìm ra được những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú và vô tận như năng lượng nguyên tử, năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều…

– Sáng chế ra những vật liệu mới như chất pô-li-me (chất dẻo) với độ bền và sức chịu nhiệt cao, được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày của con người cũng như trong các ngành công nghiệp.

– Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp. Nhờ cuộc “Cách mạng xanh” này, nhiều nước đã có thể khắc phục được nạn thiếu lương thực, đói ăn kéo dài từ bao đời nay.

– Những tiến bộ thần kì trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc như máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao và những phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến qua hệ thống vệ tinh nhân tạo.

– Những thành tựu kì diệu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ như phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất, bay vào vũ trụ và đặt chân lên Mặt Trăng.

6. Trong thời gian gần đây có thành tựu khoa học – kĩ thuật nào quan trọng đáng chú ý?

Trong thời gian gần đây thành tựu khoa học – kĩ thuật quan trọng đáng chú ý là :

– Tháng 3 – 1997, các nhà khoa học đã tạo ra được một con cừu bằng phương pháp sinh sản vô tính từ tế bào lấy ở tuyến vũ một con cừu đang có thai. Con cừu này được đặt tên là Đô-li

– Vào tháng 6-2000, Tiến sĩ Cô-lin – Giám đốc sở Nguyên cứu gen nhân loại quốc gia (Mĩ) đã công bố “Bản đồ gen người”

– Tháng 3-2002, người Nhật đã sử dụng cỗ máy tính lớn nhất có tên gọi là “máy tính mô phỏng thế giới” (ESC) có khả năng làm hơn 35 nghìn tỉ phép tính trong một giây.

7. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai có gì khác so với cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XIX?

Những điểm khác biệt giữa Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai với cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XIX là :

– Có nội dung phong phú và phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều

– Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

8. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai có ý nghĩa như thế nào?

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai có ý nghĩa vô cùng to lớn như một cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống của con người.

9. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai đã và đang có những tác động như thế nào đối với cuộc sống của con người?

* Tích cực:

– Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai đã cho phép thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người với những hàng hóa mới và tiện nghi sinh hoạt mới.

– Cách mạng khoa học – kĩ thuật đã đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên, nhất là ở các nước phát triển cao.

– Hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.

* Hạn chế:

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật do con người làm chủ nên được sử dụng theo những mục đích khác nhau. Nếu được sử dụng đúng hướng sẽ mang lại nguồn lực và sức mạnh to lớn. Ngược lại, nếu được sử dụng với mục đích trái với lợi ích phát triển của nhân loại có thể dẫn tới những sự tàn phá không lường hết được.

– Đã tạo ra nhiều vũ khí hủy diệt có số lượng lớn mà chỉ cần một phần rất nhỏ trong số đó đã đe dọa sự sống của loài người.

– Tài nguyên ngày càng kiệt quệ, Trái Đất đang kêu cứu.

– Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa sự sống của loài người.

– Sinh ra nhiều bệnh tật, tai nạn gắn liền với kĩ thuật hiện đại

– Đặt ra nhiều vấn đề xã hội gắn liền với kĩ thuật hiện đại.

Những hậu quả nói trên đang đặt ra cho nhân loại nhiều vấn đề cấp bách :

– Phải bảo vệ tài nguyên – môi trường

– Phải sử dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào mục đích hòa bình.

10. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay đã và đang mang lại những hậu quả tiêu cực như thế nào đối với cuộc sống con người?

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay đã và đang mang lại những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do chính con người tạo ra), đó là :

– Chế tạo các loại vũ trí và phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống.

– Nạn ô nhiễm môi trường (ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ…. và tất cả những “bãi rác” trong vũ trụ)

– Việc nhiễm phóng xạ nguyen tử, những tai nạn lao động và tai nạn giao thông, những bệnh dịch mới

– Những đe dọa về đạo đức xã hội và an ninh đối với con người.