Ý Nghĩa Khoa Học Và Thực Tiễn Của Nghiên Cứu Khoa Học / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Ý Nghĩa Khoa Học Và Thực Tiễn

Cùng dự còn có các đồng chí Lê Quang Dực, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Trình, Ủy viên Ban Thường vụ, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa-Thông tin, Quân khu I, Quân khu II; đại diện Ban Tuyên giáo TW, Bộ Thông tin Truyền thông, Viện Lịch sử Việt Nam…

Cách đây tròn 60 năm, trên mảnh đất lịch sử Việt Bắc-Căn cứ địa kháng chiến của cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng đập tan cuộc tiến công chiến lược quy mô lớn của thực dân Pháp lên Việt Bắc. Với chiến thắng oanh liệt này, quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp, đảm bảo an toàn cho các cơ quan đầu não của TW.

Chiến thắng Việt Bắc trở thành một sự kiện lịch sử lớn trong cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc ta, trở thành biểu tượng của ý chí quyết chiến, quyết thắng, thể hiện khí phách kiên cường và sức mạnh sáng tạo của quân và dân ta. Thắng lợi đã khẳng định sự đúng đắn đường lối kháng chiến của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cuộc hội thảo về Chiến thắng Việt Bắc Thu đông 1947 mang nhiều ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn, nhằm khẳng định và làm sáng tỏ thêm về một số vấn đề: Âm mưu và hành động xâm lược, bản chất hiếu chiến, phiêu lưu mạo hiểm của thực dân Pháp thông qua kế hoạch tiến công lên Việt Bắc hòng phá căn cứ địa và chụp bắt cơ quan đầu não kháng chiến của ta; Sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của TW Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân tố quyết định thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc và toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; Tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta mà trực tiếp là quân, dân vùng Việt Bắc đã tạo nên sức mạnh to lớn của cuộc chiến tranh nhân dân chống lại kẻ thù xâm lược trong giai đoạn đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; nghệ thuật chỉ đạo xây dựng và bảo vệ căn cứ địa, bảo vệ cơ quan đầu não TW, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân; tầm vóc, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và những bài học kinh nghiệm về xây dựng, bảo vệ đất nước, vận dụng và phát huy trong sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng, an ninh nhân dân hiện nay.

Đặc Điểm Của Nghiên Cứu Khoa Học

[School_PPNCKH] Đặc điểm của nghiên cứu khoa học

Trước khi tìm hiểu các đặc điểm của nghiên cứu khoa học chúng ta hãy tìm hiểu xem khoa học là gì và nghiên cứu khoa học là như thế nào? 😀

Từ ” khoa học ” xuất phát từ tiếng Latin “Scienta”, nghĩa là tri thức. Theo Webter’s New Collegiste Dictionary, “Khoa học” được định nghĩa là “những tri thức đạt được qua kinh nghiệm thực tế và nghiên cứu”.

Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm … dựa trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới (đây là hướng nghiên cứu hàn lâm) hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn (đây là hướng nghiên cứu ứng dụng).

Nghiên cứu khoa học là một dạng hoạt động xã hôi, là một dạng nhân công lao động xã hội và có các đặc điểm sau:

1. Tính mới mẻ

Quá trình nghiên cứu khoa học là quá trình sáng tạo ra những điều mới mẻ, vì vậy nó có tính mới mẻ.- Quá trình nghiên cứu khoa học không có sự lặp lại các thí nghiệm hoặc một việc gì đã được làm trước đó. – Tính mới trong nghiên cứu khoa học được hiểu là dù đạt được một phát hiện mới thì người nghiên cứu vẫn phải hướng tới, tìm tòi những điều mới mẻ hơn.

2. Tính thông tin

Sản phẩm của nghiên cứu khoa học có thể là một bài báo khoa học, tác phẩm khoa học, cũng có thể là một mẫu vật, sản phẩm mới, … Tuy nhiên dù sản phẩm đó là gì thì nó đều mang đặc trưng thông tin về quy luật vận động của sự vật hiện tượng, thông tin về quy trình công nghệ và các tham số đi kèm.

3. Tính khách quan

Tính khách quan là đặc điểm của nghiên cứu khoa học và cũng là tiêu chuẩn của người nghiên cứu khoa học. Nếu trong nghiên cứu khoa học mà không khách quan thì sản phẩm nghiên cứu khoa học sẽ không thể chính xác và không có giá trị gì cả.

4. Tính tin cậy

Một kết quả nghiên cứu được gọi là tin cậy nếu nó có khả năng kiểm chứng bởi bất kỳ người nào, bất kỳ trong trường hợp, điều kiện giống nhau nào đều cho một kết quả như nhau.

5. Tính rủi ro

Nghiên cứu khoa học là quá trình tìm ra cái mới, vì vậy nó có thể thành công hoặc thất bại, thành công sớm hoặc thành công rất muộn. Vì vậy tính rủi ro của nó là rất cao.

6. Tính kế thừa

– Tính kế thừa có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp nghiên cứu khoa học.- Hầu hết các phương hướng nghiên cứu đều xuất phát và kế thừa từ các kết quả đã đạt được trước đó.

7. Tính cá nhân

Dù có thể là một nhóm người cùng thực hiên nghiên cứu thì vai trò cá nhân trong sáng tạo cũng mang tính quyết định

8. Tính kinh phí

– Nghiên cứu khoa học rất khó định lượng được một cách chính xác như trong lao động sản xuất và thậm chí có thể nói không thể định mức. – Hiệu quả kinh tế không thể xác định được – Lời nhuận không dễ xác định

Đề Tài Nghiên Cứu Về Văn Hóa Truyền Thống Của Dân Tộc Raglai::mang Ý Nghĩa Khoa Học Và Thực Tiễn Cao

Sau 3 năm triển khai thực hiện (2008-2010), tháng 6-2011, Đề tài nghiên cứu khoa học “Sưu tầm, bảo tồn, nghiên cứu phục hồi và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc Raglai trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” do Thạc sĩ Nguyễn Hữu Bài – nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh làm chủ nhiệm đã được Sở Khoa học – Công nghệ nghiệm thu và xếp loại xuất sắc. Đề tài không chỉ sưu tập được nhiều tài liệu gốc, hiện vật quý có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, mà còn đưa ra những giải pháp khả thi nhằm bảo tồn, phục hồi và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống (VHTT) của người Raglai.

. Tính cấp thiết của đề tài

Bộ đàn đá của dân tộc Raglai.

Trên địa bàn tỉnh, người dân tộc Raglai chỉ chiếm 3,4% dân số, sống tập trung chủ yếu ở hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. Trước đây, nhiều tác giả đã nghiên cứu về văn hóa của người Raglai như: Công trình “Người Raglai ở Việt Nam” của Nguyễn Tuấn Triết; đề tài “Văn hóa và xã hội người Raglai” của nhóm nghiên cứu Phan Xuân Biên, các công trình sưu tập luật tục, sử thi Raglai của Phan Đăng Nhật, Phan Đăng Kính… Tuy nhiên, phần lớn các công trình trên chỉ nghiên cứu và phản ảnh từng mảng đơn lẻ, thiếu tính hệ thống và giải pháp bảo tồn, phát huy những giá trị VHTT của người Raglai. Trong khi đó, VHTT của người Raglai trên địa bàn tỉnh mang nhiều nét đặc thù khác biệt. Do vậy, tính cấp thiết là đòi hỏi phải có một công trình nghiên cứu mang tính tổng thể, hệ thống và logic về các giá trị văn hóa của người Raglai ở Khánh Hòa.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Bài – chủ nhiệm đề tài cho biết: “Những giá trị VHTT của người Raglai như: tập tục cúng tế, hát kể, hát khan, ca dao, tục ngữ… chỉ có những người già, nghệ nhân lớn tuổi mới biết và nắm rõ. Tuy nhiên hiện nay, số lượng người già cũng như những nghệ nhân lớn tuổi của dân tộc Raglai còn rất ít, chỉ khoảng hơn chục người. Vì vậy, nếu không kịp thời tiến hành nghiên cứu, sưu tầm thì chắc chắn phần lớn những giá trị VHTT sẽ mất đi vĩnh viễn”. So với những giá trị truyền thống lâu đời của dân tộc Raglai, những giá trị văn hóa còn gìn giữ được đến ngày nay đã thay đổi, biến dạng rất nhiều từ kiến trúc nhà ở, phục trang, đồ trang sức, dụng cụ sinh hoạt, nhạc cụ… Nếu không được tiếp tục bảo tồn, phát huy thì những giá trị văn hóa đó sẽ mai một cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của lối sống hiện đại.

Tham quan phòng trưng bày hiện vật của đề tài, chúng tôi mới thấy hết được thành quả và công sức của nhóm tác giả. Các sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống của người dân tộc Raglai được trưng bày rất phong phú và đa dạng: 3 bộ cồng chiêng; 2 bộ đàn đá; sáo tacung, salaken, 57 tài liệu; 350 đĩa CD ghi hát kể, ca dao, tục ngữ, 100 ảnh tư liệu… Ngoài ra, nhóm tác giả còn phục dựng nghi lễ mừng lúa mới, lễ bỏ mả, dựng lại mô hình nhà ở truyền thống của người Raglai, khắc họa đời sống sinh hoạt bằng tranh sơn dầu…

Để có được thành quả trên, 15 thành viên trong nhóm tác giả đã phải nghiên cứu và sưu tầm suốt 3 năm. Nhóm tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: khảo sát điền dã, điều tra, kết hợp với phương pháp thống kê, chuyển khảo, đối chiếu so sánh… Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu liên ngành, phỏng vấn trực tiếp, hồi cố, xác lập lý lịch khoa học… cũng được nhóm tác giả áp dụng để có cơ sở nắm bắt, thu thập tư liệu và phản ánh trung thực diện mạo văn hóa vật thể và phi vật thể của người Raglai. Tuy phải đi đến những vùng rừng núi, nơi có người Raglai sinh sống, khó khăn về giao thông, ngôn ngữ nhưng mỗi thành viên trong nhóm đều cố gắng hoàn thành tiến độ nghiên cứu, và quan trọng hơn là đã tìm kiếm được nhiều tài liệu gốc, có ý nghĩa.

Tại hội nghị báo cáo nghiệm thu đề tài, 3 báo cáo chuyên đề của nhóm nghiên cứu gồm: Tổng quan về tổ chức xã hội của người Raglai; văn hóa vật thể; văn hóa phi vật thể đã được Hội đồng Khoa học cấp tỉnh đánh giá cao và xếp loại xuất sắc. Quan trọng hơn, từ những thực trạng đáng lo ngại về sự mai một các giá trị VHTT của dân tộc Raglai, nhóm nghiên cứu đã có nhiều kiến nghị, giải pháp cụ thể để gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đó. Những giải pháp mang đậm tính thực tiễn và hệ thống như: Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đối với dân tộc thiểu số; gìn giữ lối kiến trúc nhà ở truyền thống, trang phục, tiếng nói, chữ viết, luật tục, nghi lễ văn hóa… cũng được Hội đồng Khoa học ghi nhận.

Được biết, các báo cáo chuyên đề cũng như những tài liệu, hiện vật mà nhóm tác giả đã thu thập sẽ được đề nghị với UBND tỉnh in thành sách để phổ biến rộng rãi đến công chúng. Đây cũng là một giải pháp thiết thực nhằm gìn giữ, bảo tồn những giá trị VHTT của dân tộc Raglai – một tộc người có số dân đông nhất trong 31 dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.

HOÀNG DUNG

“Giả Thuyết” Và “Giả Thiết” Trong Nghiên Cứu Khoa Học

Một vị chủ nhiệm khoa của một trường đại học lớn ở Hà Nội, đồng thời là chủ tịch một hội đồng khoa học và đào tạo cấp khoa, có chức danh khoa học, luôn lớn tiếng mắng đồng nghiệp khi họ nêu giả thuyết cho nghiên cứu của mình. Vị chủ nhiệm khoa này nói: “NCKH của các anh cần gì phải có giả thuyết” (!). Tại một viện nghiên cứu khác ở Hà Nội, ban lãnh đạo của viện đã phân vân, có nên yêu cầu các nghiên cứu sinh và học viên cao học viết giả thuyết trong luận văn của mình nữa không, vì các vị cho rằng, viết thì thừa, không viết thì thiếu!

ở một khoa khác trong một trường đại học lớn, một vị phó giáo sư bắt mọi luận văn, luận án (thạc sỹ và tiến sỹ) phải viết giả thuyết dưới dạng “Nếu …, thì …” một cách rất khô cứng, chẳng hạn, bản luận văn thạc sỹ do chính ông hướng dẫn, đã viết “giả thuyết” thành “giả thiết”, và được viết như sau: “Nếu có được biện pháp quản lý chất lượng đào tạo thích hợp, thì sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo nguồn nhân lực”.

Hầu hết văn bản hướng dẫn viết luận văn sau đại học của nhiều trường đại học ở nước ta hiện nay không đòi hỏi và hướng dẫn các tác giả phải trình bày “giả thuyết”. Khảo sát tại một cơ sở đào tạo sau đại học của ngành y, chúng tôi được các thầy /cô khẳng định: Nghiên cứu của ngành y không cần giả thuyết. Đến khi chúng tôi đưa cho các vị xem cuốn sách của GS, BS Tôn Thất Tùng, trong đó, ông luôn nói: “Tôi đặt giả thuyết này…”, “Tôi đặt giả thuyết kia…” thì các vị mới “ngã ngửa” ra rằng, trong nghiên cứu của ngành y, đến bác sỹ Tôn Thất Tùng, cũng đã phải viết giả thuyết.

Chúng ta có thể vào thư viện của nhiều trường đại học, tìm đọc một số công trình nghiên cứu các loại, từ luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ đến cử nhân, đều có thể thấy, hàng loạt tác giả hoặc là không trình bày giả thuyết của nghiên cứu, hoặc là sử dụng khái niệm giả thuyết và giả thiết một cách khá tùy tiện. Điều này chứng tỏ sự yếu kém về phương pháp luận trong cộng đồng nghiên cứu của chúng ta. Sự yếu kém này có lý do của nó: Hàng loạt trường đại học Việt Nam chưa đưa môn học về phương pháp luận NCKH vào chương trình giảng dạy.

Khái niệm “giả thuyết” và “giả thiết” trong nghiên cứu Khái niệm “giả thuyết nghiên cứu”

Nếu nói đến tình trạng báo động trong NCKH và đào tạo sau đại học, thì đây là một trong những điều đáng báo động nhất.

Vậy “giả thuyết”, hoặc “giả thuyết khoa học”, hoặc đơn giản hơn, “giả thuyết nghiên cứu” (Hypothese) là gì? Sách hướng dẫn NCKH nước ngoài phần lớn định nghĩa giả thuyết là một sự giải thích (explanation) sơ bộ về bản chất sự vật. Trong các bài giảng về phương pháp luận NCKH, chúng tôi đưa ra những định nghĩa để người học dễ thao tác hơn: “Giả thuyết là nhận định sơ bộ, là kết luận giả định của nghiên cứu”, hoặc “Giả thuyết là luận điểm cần chứng minh của tác giả”, hoặc, đối với những người mới làm quen với NCKH, chúng tôi đưa ra một định nghĩa rất đơn giản: “Giả thuyết là câu trả lời sơ bộ, cần chứng minh, vào câu hỏi nghiên cứu của đề tài”.

Khái niệm “giả thiết” trong nghiên cứu

Mendeleev nói: “Không một nghiên cứu nào không phải đặt giả thuyết”. ông còn nhấn mạnh: “Đặt ra một giả thuyết sai vẫn còn hơn không đặt ra một giả thuyết nào”. Có người nói rằng, điều mà Mendeleev nói chỉ đúng trong khoa học tự nhiên, còn trong khoa học xã hội thì không cần giả thuyết. Thế nhưng, một nhà khoa học xã hội rất quen biết, là Engels, đã khẳng định trong Biện chứng tự nhiên: “Nghiên cứu nào cũng phải có giả thuyết. Giả thuyết chẳng qua là sự giải thích sơ bộ bản chất của sự vật”.

Bên cạnh khái niệm “giả thuyết”, trong NCKH còn sử dụng khái niệm “giả thiết” (Assumption). Giả thiết là một điều ki n giả định trong quan sát hoặc thực nghiệm.

Ví dụ, khi nói nước sôi ở 1000 C, người ta đã ngầm hiểu, nước đó được quy về những điều kiện giả định, đó là: (1) Nước nguyên chất, (2) Được đun nóng dưới áp suất là 1 atm.

Một ví dụ khác trong khoa học xã hội, khi xem xét quan hệ giữa khu vực sản xuất tư liệu sản xuất (khu vực I) và khu vực sản xuất tư liệu tiêu dùng (khu vực II) trong quá trình tái sản xuất mở rộng, Marx đã đặt giả thuyết là khu vực I quyết định khu vực II với giả thiết rằng, giữa các quốc gia không có ngoại thương.

Vai trò của “giả thuyết” trong NCKH

Giả thiết là một điều kiện mang tính quy ước của người nghiên cứu, nó có thể không tồn tại hoặc không phải lúc nào cũng tồn tại trong thực tế.

Tất cả các khoa học thực nghiệm, bất kể trong khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật hay khoa học xã hội, đều cần có giả thuyết. Kết luận này là kết quả của cuộc tranh luận diễn ra vào nửa cuối thế kỷ XIX, trong đó có mặt cả các nhà khoa học tự nhiên và các nhà khoa học xã hội. Trong cuộc tranh luận này, chúng ta thấy có cả E. Mach1, nhà vật lý nổi tiếng người áo và Engels.

Vì sao cần có giả thuyết trong NCKH? Chính bởi vì, NCKH là đi tìm kiếm những điều chưa biết. Cái khó là làm cách nào để tìm kiếm những điều chưa biết? Bằng trải nghiệm khoa học, các nhà nghiên cứu đã tìm ra giải pháp đưa ra một phương án “giả định” về cái điều chưa biết. Phương án giả định đó được gọi là giả thuyết. Nhờ có phương án giả định đã đặt ra, mà người nghiên cứu có được hướng tìm kiếm. Rất có thể giả thuyết bị đánh đổ, khi đó người nghiên cứu phải đặt một giả thuyết khác thay thế. Công việc diễn ra liên tục như thế, cho đến khi đạt được kết quả cuối cùng.

Tuy là một kết luận mang tính giả định được đặt ra để chứng minh, nhưng giả thuyết không thể được đặt ra một cách tùy tiện, mà phải dựa trên cơ sở quan sát sơ bộ quy luật diễn biến của đối tượng mà chúng ta nghiên cứu. Có những sự kiện diễn ra một cách phổ biến, giúp chúng ta đưa ra một giả thuyết phổ biến. Ví dụ, quan sát tất cả các chuyển động thẳng đều, người ta đều thấy nghiệm đúng quy luật tuyến tính s = v.t. Tuy nhiên, có những quy luật mà chúng ta chỉ quan sát thấy nghiệm đúng trong một tập hợp mang tính thống kê nào đó. Khi đó, chúng ta thiết lập được các giả thuyết thống kê. Chẳng hạn, trong một cuộc điều tra dư luận xã hội về nguyên nhân ly hôn trong giới trẻ ở thành phố, có tới 70% số người được hỏi cho rằng đó là do những khác biệt về lối sống. Từ kết quả này, chúng ta đặt giả thuyết, sự khác biệt về lối sống là nguyên nhân ly hôn trong giới trẻ ở thành phố. Giả thuyết này được xem là một dạng của loại giả thuyết thống kê.

Mỗi giả thuyết luôn đi kèm với một điều kiện giả định, nghĩa là một giả thiết quan sát hoặc thực nghiệm. Chẳng hạn, giả thuyết trong một nghiên cứu lâm sinh: “Cây keo tai tượng sinh trưởng nhanh hơn cây keo lá tràm” với gi thiết rằng: “Hai loài keo này được trồng trong cùng điều kiện lập địa, cùng điều kiện khí hậu và cùng điều kiện chăm sóc”. Như vậy, giả thiết được đặt ra nhằm tập trung mối quan tâm của nghiên cứu vào những liên hệ căn bản nhất, loại trừ bớt những liên hệ không căn bản.

Bản chất logic của “giả thuyết”

Trong giới nghiên cứu ở nước ta hiện nay, một số người vẫn cho rằng, giả thuyết chỉ cần thiết với những nghiên cứu giải thích và nghiên cứu giải pháp, còn nghiên cứu mô tả thì cứ việc “thấy sao nói vậy”, không cần phải đặt giả thuyết. Có lẽ các bạn đồng nghiệp của chúng ta tưởng thế thôi, trên thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Có thể lấy ví dụ, mô tả một hiện trạng kinh tế, hoàn toàn có hai quan điểm trái ngược nhau: Một quan điểm cho rằng nền kinh tế đang phát triển tốt đẹp; một quan điểm cho rằng, nó đang có những biểu hiện khủng hoảng. Ví dụ khác, một triều đại lịch sử, chẳng hạn, nhà Mạc, có thể mô tả như một ngụy triều; song trên một góc nhìn khác, nó lại có thể được mô tả như một chính triều.

Cuối cùng, làm thế nào viết được một giả thuyết? Đối với các đồng nghiệp nghiên cứu mới vào nghề, đây luôn là một công việc khó khăn.

Bí quyết kỹ năng viết giả thuyết là ở bản chất logic của giả thuyết. Về mặt logic, giả thuyết được trình bày dưới dạng một phán đoán. Các phán đoán logic có dạng chung là (S – P), nghĩa là “S là /không là P”. Giả thuyết được chứng minh sẽ trở thành những “tế bào” bổ sung vào hệ thống lý thuyết vốn tồn tại, hoặc trở nên những mầm mống đầu tiên cho sự hình thành những cơ sở lý thuyết khoa học mới. Nói như thế có nghĩa, các lý thuyết khoa học, xét về mặt logic học, cũng đều là những phán đoán.

Tuy nhiên, mỗi giả thuyết luôn đi kèm những điều kiện giả định, tức giả thiết. Vì vậy, mỗi lý thuyết đều phải chấp nhận một ước lệ về hoàn cảnh thực tế đã sản sinh ra nó. Chính vì vậy, bao giờ giữa lý thuyết với thực tế cũng có một khoảng cách.

Chú thích: 1 Ernst Mach (1838-1916) là nhà vật lý người áo. ông đã đặt cơ sở cho những nghiên cứu về vai trò của âm thanh trong khí động học. Những nghiên cứu phê phán của ông về các nguyên lý cơ học Newton đã có ảnh hưởng lớn đến các công trình của Einstein sau này (theo Le Petit Larousse illustré, Paris, 2002). 2 Xem Ruzavin G.I., Các phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, tr. 92 (Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Như Thịnh). SOURCE: TẠP CHÍ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC SỐ 585, THÁNG 2 NĂM 2008

Không phải ngẫu nhiên, mà nhiều nhà nghiên cứu hay trích Goethe: “Mọi lý thuyết đều màu xám. Chỉ cây đời là mãi mãi xanh tươi” .