Ý Nghĩa Kinh Bát Nhã / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Ý Nghĩa Rõ Ràng Của Bát Nhã Tâm Kinh

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là một bộ kinh rất ngắn của Đại Thừa Phật giáo nhưng lại có ý nghĩa rất thâm sâu, rất cơ bản, nhằm phá thói quen chấp thật rất nặng nề của chúng sinh. Kinh này được các chùa tụng niệm rất thường xuyên, các thầy cúng đám ma, ngay cả ở nông thôn miền nam Việt Nam cũng tụng kinh này. Có thể nói kinh này rất quen thuộc với Phật tử, nhưng mọi người có hiểu rõ ràng tường tận ý nghĩa của nó không, thì không dám chắc. Bởi vì trong số những người hỏi pháp với thầy Duy Lực, đã có tu sĩ thừa nhận nghe tụng kinh hàng ngày nhưng không hiểu. Mặc dù kinh này đã được nhiều người dịch giải rất kỹ lưỡng, tôi vẫn muốn nêu lại ý nghĩa của kinh dưới cái nhìn rõ ràng của khoa học để người đọc dễ hiểu hơn. Tôi dựa vào quyển kinh nổi tiếng của Ngài Huyền Trang phiên dịch mà thầy Duy Lực đã lược giải, chia thành 8 đoạn .

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh 般若波羅密多心經 là quyển Tâm Kinh nhằm phá chấp thật để hiển hiện trí bát nhã của bờ bên kia (ba la mật) tức là bến bờ giác ngộ.

1/ 觀自在菩薩,行深般若波羅蜜多時,照見五蘊皆空,度一切苦厄

QUÁN TỰ TẠI BỔ TÁT, HÀNH THÂM BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA THỜI, CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG, ĐỘ NHẤT THIẾT KHỒ ÁCH

Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu phép quán Bát Nhã Ba La Mật Đa, tức dùng trí bát nhã soi thấu bản thể của thế giới, thì thấy Ngũ Uẩn đều là không, nên giải thoát được tất cả mọi khổ nạn.

Bồ Tát Quán Tự Tại, danh hiệu Quán Tự Tại là chỉ Bồ Tát đã thấu suốt tánh Không của vạn vật, tức không còn bị cái gì ràng buộc, trạng thái đó gọi là hành thâm bát nhã ba la mật đa, trí tuệ thấu suốt bản thể vốn là không của vũ trụ vạn vật, nhìn thấy Ngũ Uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành Thức) đều là không, nên hóa giải tất cả mọi khổ nạn.

Toàn bộ Bát nhã Tâm kinh chỉ nhằm phá thói quen chấp thật. Hiểu được câu này rồi thì các câu sau trở nên dễ hiểu. Quan trọng, mấu chốt nhất là Sắc (vật chất). Hiểu được vật chất là gì thì sẽ hiểu được toàn bộ Bát nhã Tâm kinh, tất cả các câu sau đều là suy luận ra từ tánh không của vật chất và thế giới.

Sắc là vật chất có bản chất là ảo. Vật chất được cấu tạo bởi các hạt ảo là quark và electron. Ba hạt quark tạo ra hạt proton, ba hạt quark cấu tạo theo kiểu khác tạo ra hạt neutron. Proton và neutron tạo thành hạt nhân nguyên tử, kết hợp với electron tạo thành nguyên tử vật chất. Nguyên tử vật chấtđược kết nối với nhau bằng 4 lực cơ bản. Mỗi loại Lực được triển khai bằng một loại hạt tương tác, hút đẩy, hoặc thông tin. Các nhà vật lý tổng kết có 16 loại hạt ở cấp độ dưới nguyên tử tức nhỏ hơn nguyên tử (6 quarks, 6 leptons và 4 loại hạt tương tác- forces là photon, gluon, bosonW và bosonZ ). Trong thập niên 1960 Peter Higgs, nhà vật lý người Anh, nêu lý thuyết là phải có một loại hạt nữa đem lại khối lượng cho vật chất, vì nó chưa có tên nên người ta lấy ngay tên của Higgs để đặt tên cho hạt đó, cũng có người gọi là “hạt của Chúa” vì vai trò cực kỳ quan trọng của nó. Và ngày 4-7-2012, CERN (Centre Européenne pour la Recherche Nucléaire- Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Âu châu) thông báo đã khám phá ra loại hạt mới giống như hạt Higgs. Như vậy mô hình chuẩn của vật lý hiện nay có 17 hạt. Tất cả vũ trụ vạn vật, ngân hà tinh tú, sơn hà đại địa, nhà cửa xe cộ, vật dụng…gom lại chỉ có 4 loại hạt : Quark, Lepton (Electron), Higgs, Forces (lực).

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh – Mạnh Đình Vy – Ca từ – Việt dịch Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (lời hát tiếng Phạn) Dạ Lai Hương hát có dịch nghĩa tiếng Việt

Vật chất trong cuộc sống đời thường của chúng ta cũng là ảo, có những tính chất giống y hệt như thế giới ảo của máy vi tính, chỉ vì chúng ta không quen thấy hoặc chưa từng thấy nên không tin như vậy, thế nên chúng ta hết sức cố chấp, cho rằng vật chất là có thật, thế giới là có thật, chứ không biết rằng chúng ta đang nằm mơ giữa ban ngày. Vì vậy Phật Thích Ca phải bày ra Bát nhã Tâm kinh để phá sự chấp thật đó. Để góp phần phá chấp thật, tôi xin trích một sự kiện có thật 100% xảy ra trong thời hiện đại, trích từ quyển sách Đông Phương Kỳ Nhân của tác giả Liêu Văn Vĩ. Nên nhớ rằng quyển sách này được nhà nước xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, một xứ sở tôn sùng chủ nghĩa duy vật, cho phép phát hành chính thức, xuất bản lần thứ nhất, tháng 05-1993 do Đại học Công nghiệp Trung Nam, tỉnh Hồ Nam xuất bản, nên không thể nói là bịa đặt được. Người ta đã phải đấu tranh với nhau rất nhiều, rất lâu, cuối cùng mới công nhận tính chất chân thật của đặc dị công năng mà ngày xưa gọi là thần thông.

Hầu Hi Quý (bên phải) và Diệp Tử Long (thứ hai từ bên trái), thư ký riêng của Mao Trạch Đông

Niels Bohr (1885-1962, nhà vật lý người Đan Mạch, giải Nobel vật lý 1922) nói “Isolated material particles are abstractions” (Hạt vật chất cơ bản cô lập là những sự vật trừu tượng- tức không phải vật thật).

Von Neumann (1903-1957 nhà toán học người Mỹ gốc Hungary, có nhiều đóng góp cho vật lý lượng tử và khoa học máy tính) phát biểu : “Nothing would be real unless consciousness exists, that all real things are constituents of consciousness – which is a complete reversal of materialism” (Không có cái gì là thật trừ phi ý thức hiện hữu, tất cả vật thật đều cấu thành từ ý thức- điều này hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa duy vật).

Eugene Wigner (1902-1995 nhà vật lý và toán học người Hungary, giải Nobel vật lý năm 1963) viết : “The very study of the external world led to the conclusion that the content of the consciousness is an ultimate reality. Particles only exist when observed, and so the reality of particles entails that consciousness is a fundamental element of reality” (Càng nghiên cứu thế giới bên ngoài, càng dẫn tới kết luận rằng nội dung của ý thức là thực tại tối hậu. Hạt chỉ hiện hữu khi được quan sát, và như thế thực tại của hạt bắt buộc rằng ý thức là yếu tố cơ bản của thực tại).

Qua ý kiến của 3 nhà khoa học hàng đầu của thế giới, ta thấy rằng ý thức góp phần quan trọng trong cấu thành của vật chất, tức là không thể có vật chất tồn tại độc lập ngoài ý thức. Ngoài ra một vài nhà khoa học nổi tiếng thế giới cũng cho rằng thế giới vật chất chỉ là ảo ảnh. David Bohm quan niệm rằng thực tại mà chúng ta tiếp xúc hằng ngày chỉ là một loại ảo tưởng giống như một bức tranh toàn ảnh (hologram). Dường như thực tại có hai mức: một mức ở sâu hơn gọi là mức tiềm ẩn (cuộn lại) /implicate (enfolded) và một mức gọi là mức tường minh (mở ra) /explicate (unfolded). Một film toàn ảnh (hologram) và hình ảnh nó tạo ra trên màn hình là ví dụ của hai mức tiềm ẩn và tường minh. Cuộn film thuộc mức tiềm ẩn vì hình ảnh được mã hóa trong các dạng giao thoa chứa trong film còn hình ảnh chiếu ra thuộc mức tường minh vì các giao thoa mã hóa được mở ra (unfolded). Theo David Bohm, sóng và hạt đều bị cuộn lại trong một thực thể lượng tử, chỉ có quá trình tương tác mới bộc lộ tường minh một khía cạnh nào đó, còn khía cạnh kia vẫn nằm tiềm ẩn. Vì danh từ toàn ảnh (holographic) có tính tĩnh tại (static) nên để mô tả những quá trình động (dynamic) cuộn lại và mở ra liên tục của thực tại nên David Bohm đưa ra danh từ toàn ảnh động (holomovement) Bohm quan niệm rằng mọi vật trong vũ trụ đều là những phần tử của một continuum . Bohm cho rằng phân biệt thế giới sống (living) và không sống (nonliving) là điều vô nghĩa. Vì mỗi phần của một bức toàn ảnh (hologram) đều chứa thông tin của toàn ảnh cho nên mỗi bộ phận của vũ trụ đều chứa thông tin của toàn vũ trụ. Điều đó có nghĩa là nếu biết cách tiếp cận thì chúng ta có thể tìm thấy thiên hà Tiên nữ (Andromeda) trong móng ngón tay bàn tay trái.

Đoạn video sau cho chúng ta một cái nhìn cụ thể hơn về việc electrons tạo ra thực tại vật chất của thế giới như thế nào.

The Holographic Universe – Vũ Trụ Toàn Ảnh 2 – Phụ đề Việt ngữ

Trong video trên, cái món súp lượng tử mà nhà vật lý Nick Herbert nói khi không có ai nhìn, PG gọi là vô thủy vô minh, nó chỉ là một cấu trúc ảo không có thật nhưng vẫn có cấu trúc rõ ràng mà Heisenberg gọi là tiềm thể. Heisenberg, (1901-1976 nhà vật lý lý thuyết người Đức, người phát minh ra nguyên lý bất định _không thể đồng thời xác định vị trí và vận tốc hay động lượng của một hạt, ví dụ electron) nói: “Atoms and elementary chúng tôi a world of potentialities or possibilities, rather than one of things or facts…atoms are not things” (Nguyên tử và các hạt cơ bản…hình thành một thế giới tiềm thể hay có khả năng hiện hữu, chứ không phải một thế giới của vật thể hay sự vật có thật…Nguyên tử không phải là vật).

Đó cũng là tánh Không của PG. Nhưng khi người quan sát nhìn và đo đạc nó tức là khởi lên nhất niệm vô minh, thì món súp lượng tử đó biến thành vật chất, thành thân tứ đại, thành nhà cửa xe cộ…mà 6 giác quan của ông đều cảm thấy là rất thật. Chính vì vậy mà PG nói Tam giới duy tâm.

Craig Hogan thì nói rằng bản chất của vũ trụ là số (xem bài Vạn pháp duy thức có ý nghĩa gì ?) tức là vũ trụ mà chúng ta đang sống cũng là ảo, giống hệt như thế giới ảo của máy vi tính mà chúng ta đang vận dụng hàng ngày. Yếu tố quan trọng ở đây là thông tin : Từ kỹ thuật đến sinh học, vật lý, thông tin đóng vai trò quan trọng. Các protein không thể nào tổng hợp được nếu không có thông tin từ DNA. Nguyên lý toàn ảnh khẳng định rằng entropy của một khối lượng bình thường (không phải lỗ đen) cũng tỷ lệ với diện tích chứ không phải thể tích. Thể tích chỉ là ảo ảnh và vũ trụ thật sự là một hologram đẳng cấu (isomorphic) tức cấu tạo bằng những bit thông tin giống nhau, cùng một loại như nhau, cụ thể là 0 và 1, với thông tin được “ghi khắc” trên mặt biên.

Sau khi đã luận giải kỹ càng về Sắc (vật chất) có bản chất là ảo, là không, thì các thành phần còn lại của ngũ uẩn cũng có bản chất tương tự, điều đó là dễ hiểu nên không cần giải thích nhiều.

2/ 舍利子,色不異空、空不異色、色即是空、空即是色, 受想行識,亦復如是

XÁ LỢI TỬ ! SẮC BẤT DỊ KHÔNG, KHÔNG BẤT DỊ SẮC, SẮC TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, DIỆC PHỤC NHƯ THỊ :

Vật chất không khác cái không, cái không không khác vật chất, vật chất tức là không, không tức là vật chất. Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng tương tự như vậy.

Thọ (zh. 受, sa., pi. vedanā), tức là toàn bộ các cảm giác, không phân biệt chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính.Cơ thể liên lạc tiếp xúc với bên ngoài bằng Lục căn. Đối tượng của lục căn là Lục trần. Lục căn tiếp xúc với Lục trần sinh ra Lục thức bao gồm các cảm giác của thân xác và ý thức, do bộ não tổng hợp điều phối.

Tưởng (zh. 想, sa. saṃjñā, pi. saññā), là hoạt động cao cấp của bộ não và ý thức, ngoài việc nhận biết các cảm giác như âm thanh, màu sắc, mùi vị…, kể cả nhận biết ý thức cái ta đang hiện diện như Descartes đã tuyên bố (Je pense, donc je suis- tôi tư duy tức tôi hiện hữu). Tưởng còn đi xa hơn trong tư duy, lý luận, tư tưởng triết học, tôn giáo, khoa học, chính trị, xã hội, nhân văn, kinh tế…phân biệt, chọn lựa tốt xấu, đúng sai…

Hành (zh. 行, sa. saṃskāra, pi. saṅkhāra), là hành động, hoạt động, thể hiện ra trong đời sống, quyết định nên làm gì, không nên làm gì sau những hoạt động tâm lí tư tưởng, ví dụ chú ý, đánh giá, vui thích, ghét bỏ, quyết tâm, tỉnh giác, đuổi theo đam mê, dục lạc hoặc phát tâm tu hành hoặc làm một việc lớn nào đó trong đời (chí hướng) chọn lựa, hướng nghiệp v.v… Đối với pháp trần thì hành là chuyển động, luôn luôn chuyển động không ngừng, như electron chuyển động chung quanh hạt nhân, mặt trời luôn tỏa ánh sáng và bức xạ vào không gian, trái đất luôn chuyển động chung quanh mặt trời và tự xoay theo trục của nó, thái dương hệ chuyển động trong dải ngân hà, các thiên hà chuyển động tách rời nhau ra…

Thức (zh. 識, sa. vijñāna, pi. viññāṇa), là tri thức, tri kiến, hiểu biết sau quá trình dài tích lũy kinh nghiệm, từ đó sinh ra chấp ngã (thấy cái ta là có thật), chấp pháp (coi vũ trụ vạn vật là có thật), thấy có thế giới hiện hữu, có vạn vật, có xã hội. Cái ý thức luôn duy trì bản ngã gọi là Mạt-na thức. Tất cả thông tin về bản ngã và tri kiến về thế giới, vũ trụ được chứa trong Tàng thức hay còn gọi là A-lại-da thức.

Đã hiểu rằng ngũ uẩn giai không thì ắt biết tất cả mọi sướng khổ, tai ách cũng chỉ là ảo tưởng chứ không phải thật, đó là sự giải thoát chắc chắn. Bản chất của vật chất là không, chỉ là áo hóa chứ không có tự tánh riêng biệt.

3/ 舍利子,是諸法空相,不生不滅、不垢不淨、不增不減。 是故空中無色、無受想行識、無眼耳鼻舌身意、無色聲香味觸法、 無眼界、乃至無意識界

XÁ LỢI TỬ! THỊ CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG, BẤT SANH BẤT DIỆT, BẤT CẤU BẤT TỊNH, BẤT TĂNG BẤT GIẢM, THỊ CỐ KHÔNG TRUNG VÔ SẮC, VÔ THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, VÔ NHÃN, NHĨ, TỶ, THIỆT, THÂN, Ý, VÔ SẮC THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP, VÔ NHÃN GIỚI NÃI CHÍ VÔ Ý THỨC GIỚI :

Này Xá Lợi Phất ! các pháp đều là hiển thị của tánh không : không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm; như vậy trong tánh không, không có Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, không có thế giới của hình tướng, màu sắc (nhãn giới) cho đến không có thế giới của tư tưởng ý thức (ý thức giới).

Vật chất đã không có thật, bản chất của vạn pháp đã là không thì tất cả mọi hình tướng của vũ trụ vạn vật, nhân sinh cũng chỉ là ảo, không có thật.

4/ 無無明、亦無無明盡、乃至無老死、亦無老­死盡

VÔ VÔ MINH, DIỆC VÔ VÔ MINH TẬN, NÃI CHÍ VÔ LÃO TỬ, DIỆC VÔ LÃO TỬ TẬN :

Không có vô minh, cũng không có già chết nên cũng không có hết vô minh, hết già chết.

無苦集滅道 VÔ KHỒ, TẬP, DIỆT, ĐẠO :

Vì không có vô minh, không có già chết luân hồi sinh tử, nên cũng không có khổ, không có lý do hay nguyên nhân đau khổ, không có hết đau khổ, không con đường giải thoát : Khổ, Tập, Diệt, Đạo.

無智亦無得、以無所得故。 菩提薩埵,依般若波羅蜜多故,心無罣礙; 無罣礙故, 無有恐怖

VÔ TRÍ DIỆC VÔ ĐẮC, DĨ VÔ SỞ ĐẮC CỐ , BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA, Y BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA CỐ, TÂM VÔ QUÁI NGẠI, VÔ QUÁI NGẠI CỐ, VÔ HỮU KHỦNG BỐ :

Không có trí, cũng không có đắc, vì không có sở đắc, Bồ Tát nương vào tánh Không mà Tâm không có gì trở ngại, vì không có trở ngại nên cũng không có gì lo sợ.

Đó là thoát khỏi mọi ràng buộc của Không gian, Thời gian, Số lượng, Sự Sự vô ngại. Tính chất vô quải ngại thấy rõ trong câu chuyện có thật sau đây :

Đó là một ngày tháng 12-1986, chuyện xảy ra tại nhà của Hầu Hi Quý ở Bảo Tháp Sơn, thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Trong số cử tọa có một nhân viên ngân hàng đã thấy hết tất cả, cảm thấy công năng đặc dị quá thần diệu, bỗng nảy sinh một chủ ý. “Hầu thần tiên à, kho vàng của ngân hàng chúng tôi toàn là tiền, ông có thể biến lấy về, thế mới hay. Nhưng mà chỗ đó tường xi măng dày cả xích (khoảng 3 tấc tây- dm), phải qua vài cái cửa có vài ổ khóa, chỉ sợ không dễ dàng.” “Anh không tiếc mạng hả ? Tiền trong kho vàng, biến lấy ra được hay sao ? Tôi cho rằng nếu có lấy được cũng có vấn đề.” Hầu Hi Quý trừng mắt nhướng mày, xua xua bàn tay to lớn. Nhưng mọi người đâu có khẳng định như vậy, đó vừa là việc không thể làm được, nhưng họ lại vừa phát sinh ý muốn thấy Hầu Hi Quý hiển lộ công phu, bọn họ nhiều miệng cùng lời : mọi người ở đây làm chứng, biến lấy ra rồi biến trả về chỗ cũ, không động chạm tiền của quốc gia, Hầu Hi Quý đừng quá lo lắng. “Nếu cương quyết muốn tôi biến” Hầu Hi Quý trầm tư một chút, bắt đầu đi vào trong phòng, vừa đi vừa nói “vậy thì vào trong phòng biến.” Mọi người cùng nhau theo ông vào trong phòng. Chỉ thấy Hầu Hi Quý kéo chiếc khăn trải gối trên giường, đưa hai tay vào bên dưới chiếc khăn, ngưng thần trong chốc lát, phía dưới khăn trải gối bỗng phát ra tiếng “sột soạt”, Hầu Hi Quý dỡ chiếc khăn trải gối lên, để lộ ra một khối tiền nhân dân tệ, mỗi xấp là 100 tờ mệnh giá 10 nguyên, cộng chung là một vạn nguyên ! Mọi người quá đỗi kinh ngạc vì đây không phải là vấn đề nhỏ, người nhân viên công tác tại ngân hàng hoảng quá, tay chân lập cập, luôn miệng tự nói “phi thường… … thật là phi thường…” Hầu Hi Quý thấy mọi người hoảng loạn như thế, tằng hắng trong cổ họng, nghiêm túc nhận thức rằng “Đây là tiền của quốc gia, không thể để lâu, tôi phải đưa trở về.” Nói xong ông tự mình xếp tiền thành một chồng, mang ra ngoài bậc thềm, sau đó đứng thẳng người, miệng niệm chú, kế đó hét lên một tiếng “đi”, đống tiền nhân dân tệ trong sát-na bỗng biến mất…

Tiền để trong kho bạc ngân hàng, tường dày chắc chắn, nhiều lớp cửa, nhiều ổ khóa, nhưng Hầu Hi Quý không cần đi đến ngân hàng, cũng không cần mở cửa mà vẫn có thể di chuyển hàng đống tiền từ trong kho bạc nhà nước về nhà mình để biểu diễn cho mọi người thấy, rồi di chuyển trả về chỗ cũ chỉ bằng tâm niệm. Điều đó chứng tỏ tiền cũng chỉ là vật ảo, tường kho bạc cũng chỉ là vật ảo.

5/ 遠 離 顛倒 夢 想,究竟涅槃

VIỄN LY ĐIÊN ĐẢO MỘNG TƯỞNG CỨU CÁNH NIẾT BÀN :

Xa rời cả điên đảo mộng tưởng và cứu cánh niết bàn.

Điên đảo mộng tưởng còn gọi là thế lưu bố tưởng, tức là tưởng tượng của Tâm sinh diệt, tưởng tượng ra vũ trụ vạn vật, tưởng tượng ra các pháp mà vẫn cho rằng có thật, tưởng rằng đó là sự thật khách quan ở ngoài ý thức. Đó là sai lầm lớn, không phải chỉ có người bình thường mới phạm phải mà cả những nhà đại bác học, đại khoa học gia, đại triết học vẫn phạm phải. Cứu cánh niết bàn cũng không phải là cảnh giới ở đâu xa lạ, mà chính là cảnh thế gian nhưng tâm không còn chấp trước, không bị sinh tử luân hồi ràng buộc nữa, không còn bị ràng buộc của không gian, thời gian và số lượng. Niết bàn chính là Tâm giác ngộ, Tâm như hư không vô sở hữu. Chứ không phải cứu cánh Niết bàn là một cõi giới riêng biệt có những tính chất như thường, lạc, ngã, tịnh, mà phái Tiểu thừa còn bảo lưu. Tất cả mọi cảnh giới đều là vọng tưởng vì vậy hành giả cũng không được chấp vào cứu cánh Niết bàn, do đó mới nói viễn ly.

6/ 三世諸佛,依般若波羅蜜多故,得阿耨多羅三藐三菩提

TAM THẾ CHƯ PHẬT, Y BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA CỐ, ĐẮC A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ :

Vì thời gian là không có thật, nên sự phân chia thời gian ra thành quá khứ, hiện tại, tương lai chỉ là sự tuỳ tiện của con người, chứ sự thật không phải như vậy. Quá khứ, hiện tại, tương lai cùng xuất hiện đồng thời, chỉ tại tuyệt đại đa số mọi người không nhìn thấy đồng thời, do khả năng hạn chế nên mới diễn dịch thành 3 thời. Có những sự kiện gì chứng tỏ điều đó ?

Pháp sư Huệ Viễn (334-416) đời Đông Tấn là Sơ Tổ của Tịnh Độ Tông, ông là đồng đạo với Đạo An, nhỏ hơn 20 tuổi. Em trai của ông, Huệ Trì (337…) cũng là một pháp sư rất nổi tiếng. Huệ Trì tính tình đạm bạc điềm tĩnh, có chí hướng cao xa. Lúc 14 tuổi bắt đầu đọc Thi Thư, học một biết mười, giỏi về văn sử, tinh thông Kinh, Luật, Luận của Phật giáo. Đạo An ở Tương Dương đề nghị Huệ Viễn đi về phía đông hoằng pháp. Huệ Trì cùng đi với anh. Đến Lư Sơn, hai anh em ở chung. Huệ Trì thân cao 8 xích , phong thái tuấn tú, thường mang giày cỏ, áo nạp phủ quá đầu gối. Số người theo học Phật pháp tại Lư Sơn có hơn 3000 người, không ai tuấn tú mẫn tiệp hơn Huệ Trì.

Sau Huệ Trì nghe nói ở Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên đất đai màu mỡ, nhân dân giàu có, muốn đến đó truyền pháp và xem phong cảnh núi Nga Mi. Năm Long An thứ ba đời Đông Tấn (công nguyên 399 CN), ông từ biệt Huệ Viễn đi Tứ Xuyên. Huệ Viễn khuyên em ở lại hết lời mà không được, bèn than rằng “Người đời đều thích đoàn tụ, riêng mình em thích phân ly, vì sao vậy ?” Ông đáp : “Nếu là người vướng mắc ở tình cảm, thích đoàn tụ thì không nên xuất gia. Hiện tại chúng ta đã cát ái xả dục mà cầu đạo thì chỉ nên kỳ vọng gặp nhau ở Tây phương cực lạc” Thế rồi anh em chia tay. Huệ Trì lên đường đi Tứ Xuyên một mình, từ đó không ai còn biết tung tích của ông. Kể từ lúc ông lên đường đi Tứ Xuyên vào năm 399 CN đến lúc người ta phát hiện ra ông trong bọng cây là năm 1113 CN, tức đã trải qua 714 năm. Câu chuyện như sau :

Bộ Sách Gia Thái Phổ Đăng Lục do Chính Thọ (Vân Môn tông) viết vào đời Nam Tống, quyển 22 có ghi lại một câu chuyện sau : Năm Chính Hòa thứ ba đời Tống Huy Tông (công nguyên 1113), tại Gia Châu Tứ Xuyên (nay là huyện Lạc Sơn nơi có tượng Phật điêu khắc vào vách núi đá cao nhất thế giới) quan địa phương có biểu tâu lên triều đình : Có cây cổ thụ bị gió thổi gãy, bên trong có một lão tăng đang nhập định, râu tóc che phủ thân thể, móng tay dài bao quanh người. Hoàng đế giáng chỉ dùng cáng khiêng lão tăng đó đưa về kinh đô (thời đó là Biện Kinh, kinh đô của nhà Bắc Tống, nay là thành phố Khai Phong tỉnh Hà Nam). Do vị sư người Tây Thiên (Ấn Độ) là Tổng Trì Tam Tạng dùng chiếc khánh đồng đánh lên để làm cho lão tăng xuất định, mới biết đó là em trai của pháp sư Huệ Viễn ở Lư Sơn, tên là Huệ Trì, nhân đi du lãm núi Nga Mi, ngồi nhập định trong bọng cây. Hoàng đế ra lệnh cho họa sĩ vẽ hình của lão tăng, và tự mình làm ba bài kệ.

Bộ Gia Thái Phổ Đăng Lục in vào năm Gia Thái thứ hai đời Nam Tống (CN 1202) cách lúc xảy ra sự việc trên (CN1113) chỉ có 89 năm, sự việc còn có thể khảo cứu và đáng tin cậy. Mặt khác 5 Bộ sách mà Bộ Ngũ Đăng Hội Nguyên gom lại đều là Thiền sử, ghi chép những sự việc có thật, người thật, việc thật. Ngoài ra ba bài kệ của Tống Huy Tông vẫn còn là chứng tích.

Phật giáo Trung Hoa có ghi nhận một vị sư ngừơi Ấn Độ, Ngài Trí Dược Tam Tạng 智葯三藏đã đến Quảng Châu Trung Quốc bằng đường biển vào năm 502 đời Nam Bắc Triều (Quảng Châu thuộc Nam Triều 420-589), ban đầu ông đến chùa Pháp Tánh 法性寺 (chùa này do một vị tăng Ấn Độ khác là Cầu Na Bạt Đà La (Gunabhadra) đến Quảng Châu năm 435, xây dựng trong thời Lưu Tống) trên đường đến Ngũ Đài Sơn, ông đi qua suối Tào Khê, thấy nước suối rất trong lành, ngon ngọt, phong cảnh giống núi Bảo Lâm bên Thiên Trúc, ông bảo đệ tử rằng “170 năm sau khi tôi tịch diệt sẽ có một vị đại thánh tăng đến đây hoằng pháp, khai ngộ cho rất nhiều người”, thế nên ông đã đề nghị quan Thiều Châu Mục là Hầu Kính Trung xây dựng chùa. Hầu Kính Trung tâu lên Lương Võ Đế và được sắc chỉ cho phép xây dựng, năm 504 hoàn thành, Lương Võ Đế theo lời tâu, đặt tên chùa là Bảo Lâm Tự 宝林寺 (nay là chùa Nam Hoa cách Thiều Quan 25 km về phía đông nam, tên Nam Hoa Thiền Tự 南华禅寺 do Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận 趙匡胤 đặt sau khi đã trùng tu vào năm Khai Bảo nguyên niên 968).

Bảo Lâm Tự, Ngài Trí Dược Tam Tạng tại Thiều Châu tỉnh Quảng Đông

Thời hiện đại cũng có bằng chứng. Trong thời gian diễn ra Giải Bóng đá Vô địch Thế giới (World Cup) 2010 tại Nam Phi. Chú bạch tuộc Paul đã làm cả thế giới kinh ngạc khi đã dự đoán trước, chính xác 100% kết quả của cả 8 trận đấu, trong đó 7 trận có đội tuyển Đức thi đấu, và trận cuối cùng là trận chung kết giữa hai đội tuyển Hà Lan và Tây Ban Nha. Paul đã dự đoán Tây Ban Nha thắng và kết quả diễn ra đúng như vậy, Tây Ban Nha đã đoạt cúp vô địch. Đối với nhận thức thông thường thì trận đấu Tây Ban Nha -Hà Lan chưa diễn ra, nhưng trong trí bát nhã thì trận đấu đó đã có rồi, kết quả đã an bài rồi, vấn đề chỉ là làm sao thấy được kết quả đó, các Bồ Tát có thần thông thì thấy được kết quả đó, tức thấy được vị lai chứ không phải đoán mò. Chính vì vậy mà Trí Dược Tam Tạng thấy được việc của 170 năm sau. Hay nói cách khác vị lai, hiện tại và quá khứ là đồng thời và đều không có thật, thời gian không gian số lượng đều không có thật.

Quốc kỳ Tây Ban Nha

Quốc kỳ Hà Lan

Bạch tuộc Paul đã chọn Tây Ban Nha là đội chiến thắng, cuộc chọn lựa diễn ra vào ngày 9-7-2010, hai ngày trước khi trận chung kết Hà Lan -Tây Ban Nha diễn ra vào ngày 11-7-2010 với kết quả 1-0 nghiêng về đội Tây Ban Nha.

Tại sao có những chuyện kỳ dị lạ thường như thế ? Chính vì bản chất của thời gian là không có thật, quá khứ, hiện tại, vị lai, chỉ là sự phân biệt của tâm thức con người, chứ không phải có một không gian và thời gian tồn tại độc lập khách quan như Newton hay Einstein quan niệm. Các vị Bồ Tát có huệ nhãn hay linh vật như bạch tuộc Paul có thể nhận ra những sự kiện mà người đời cho là chưa xảy ra.

7/ 故知般若波羅蜜多,是大神咒、是大明咒、是無上咒、是無等等咒; 能除一切苦,真實不虛。

CỐ TRI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA, THỊ ĐẠI THẦN CHÚ, THỊ ĐẠI MINH CHÚ, THỊ VÔ THƯỢNG CHÚ, THỊ VÔ ĐẲNG ĐẲNG CHÚ, NĂNG TRỪ NHẤT THIẾT KHỒ. CHÂN THẬT BẤT HƯ :

Như vậy phải hiểu rằng trí bát nhã tức tánh không là tất cả các loại thần chú kỳ diệu, cao cấp nhất, có khả năng dứt trừ tất cả mọi khổ nạn, đó là điều chân thật.

Đó là điều đương nhiên, cái ta không thật, thế giới không thật thì mọi khổ nạn, tai ách cũng chỉ là ảo, là chiêm bao mà thôi.

8/ 故說般若波羅蜜多咒,即說咒曰: 揭諦揭諦 波羅揭諦 波羅僧揭諦 菩提薩婆訶

CỐ THUYẾT BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA CHÚ, TỨC THUYẾT CHÚ VIẾT: YẾT ĐẾ, YẾT ĐẾ, BA LA YẾT ĐẾ, BA LA TĂNG YẾT ĐẾ, BỒ ĐỀ TÁT BÀ HA.

Như vậy nói về chú Bát Nhã Ba La Mật Đa cũng tức là nói lời chú : ( gate gate paragate parasamgate bodhi svaha! (Vượt qua, vượt qua, vượt qua bên kia, hoàn toàn vượt qua, đến bờ giác ngộ) chỉ phiên âm tiếng Phạn)

Ý nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh là rất rõ ràng và đúng như thật, nhưng sự thật đó không thể nghĩ bàn, rất khó hội nhập vì tuyệt đại đa số chúng sinh đã quá quen thuộc với sự mê lầm chấp thật, không dễ gì trong một đời một kiếp mà từ bỏ được thói quen tai hại đó, do đó phải kiên trì giữ giới tu hành bỏ dần tập khí (thói quen) lần theo tiến trình giới, định, huệ để đến bờ giác ngộ.

Truyền Bình

Ý Nghĩa Bát Nhã Tâm Kinh Trong Phật Giáo Thiền Tông

Khi (1) Bồ tát Quán Tự Tại (Avalokitésvara) thực hành Bát nhã ba la mật sâu xa soi thấy rằng, có năm uẩn (skandha)(2); và thấy năm uẩn đó không có tự tánh trong chúng (3).

“Này Xá lợi Phất (Sàriputra), sắc ở đây là không (4), không là sắc; sắc không khác không, không không khác sắc; sắc tức thị là không, không tức thị là sắc. Thọ, tưởng, hành và thức cũng vậy

Đoạn mở đầu của quảng bản trong nguyên bản phạn ngữ và tạng ngữ được tiết lược trong bản lược như sau:

Đoạn kế tiếp, cũng tiết lược trong bản lược, như sau:

(3) Bản dịch của Huyền Trang có thêm: “Ngài diệt trừ tất cả khổ ách”.

(5) “Không có mắt, tai, v.v…” chỉ có sáu quan năng. Trong triết học Phật giáo, ý thức (manovijnàna) là quan năng đặc biệt để thâu nhận các pháp (dharma) hay các đối tượng của tư tưởng.

(6) “Không có sắc, thanh. v.v…” là sáu phẩm tính của ngoại giới, chúng làm đối tượng cho sáu quan năng.

(10) Đương nhiên ám chỉ Tứ diệu đế (satya); 1. Đời sống là đau khổ (duhkha); 2. Do sự tích tập (samudaya) của các nghiệp xấu; 3. Có thể tiêu diệt nguyên nhân của khổ (nirodha); 4. Con đường (marga) dẫn tới diệt nguyên nhân của khổ.

Vì rằng, trong Tâm kinh, có một câu thần chú (Mantram) đặc biệt được mệnh danh là “Bát nhã ba la mật đa” gồm những chữ này: “Gate, gate, Paragate, Parasamgate, Bodhi, svaha”. Lối xen kẽ đó hoàn toàn mới mẻ, cần phải đặc biệt lưu ý.

Theo ý tôi, giải quyết cái huyền diệu này không những là chìa khóa để thấu hiểu toàn bộ triết lý Bát nhã, mà còn hiểu luôn cả mối quan hê chính yếu của nó đối với Thiền. Vì vậy tôi đã nói nhiều về sự xen kẽ của thần chú trong Tâm kinh.

Trước khi thần chú “gate!” vén mở bí mật của nó trong liên hệ với học thuyết về Tánh Không và Giác ngộ, cũng nên thử xem các giáo thuyết cốt yếu của kinh Bát nhã ba la mật đa là gì. Hiểu được cái đó, sẽ dễ định giá Tâm kinh hơn, nhất là trong tương quan sinh tử của nó với chứng nghiệm của Thiền[9]

Sau khi nhận xét về kinh Bát nhã ba la mật đa trong các trang tiếp theo đây, chúng ta sẽ có thể thấy rằng, giáo thuyết của Tâm kinh có chỗ phù hợp và có chỗ không với các bản kinh chính của Bát nhã. Phù hợp ở chỗ cả hai đều lấy Trí Bát nhã

Câu chuyện khá hấp dẫn, nhưng tụng đọc ở đây cốt để tránh xa những gian nan hiểm trở chứ không phải để khai ngộ tâm trí. Đây không đề cập tới sự đồng nhất của Bát nhã ba la mật với Cấm chú coi như để dọn sạch những trở ngại và những dao động của tâm. Ý nghĩa này có thể tìm thấy nơi khác.

Theo ý tôi, có thể giải quyết tất cả những khúc mắc để thấu triệt Tâm kinh bằng cách sau đây.

appaka te manussem yejana paragamino athayam itara paja tiram evanudhavati

Một ít người sang tới bờ bên kia;

Những người khác đang lang thang ở bờ bên này.

Nhân lúc bước qua dòng nước, thấy bóng mình trong đó. Động Sơn làm một bài thơ, có thể cho ta điểm tựa dò vào kinh nghiệm nội tại của sư về Bát nhã:

Thiết kị tùng tha mịch

Thiều thiều dữ ngã sơ

Ngã kim độc tự vãng .

Xứ xứ đắc phùng cừ

Cừ kim chánh thị ngã

Ngã kim bất thị cừ

Ưng tu thậm ma hội

[1] Nhật Bản, kinh được gọi là Hannya Shingyô hay nói gọn là Shingyô. Tại một thiền viện, kinh được tụng trong mọi thời. Có nhiều bản chú giải và các thiền sư thờng cho một khóa giảng về kinh này.

[2] Thủ bản lưu trữ từ năm 609 tụi chùa Hôryoji (Pháp long tự), Yamato, một trong những ngôi chùa tối cổ ở Nhật. Nó khá hấp dẫn về mặt khảo cổ vì cung cấp chúng ta “dạng bản tối cổ của mẫu tự Sanskrit được dùng cho các mục đích văn chương”. Người ta nói thủ bản này được Bồ đề đạt ma mang vào Trung Hoa, rồi sau đó tới Nhật Bản

[3] Bản Phạn Hán, có nghĩa là bản phiên âm từ tiếng Sanskrit sang tiếng Trung Hoa, ấn hành trong Đại tạng Taishô, tập VIII, số hiệu 56. (DG).

[5] Chữ Hán: Không tướng. Phạn: shùnyatà-lakshanà. ý nghĩa chữ này, có thể đọc nơi luận VI, đoạn nói về 8 cái Không (DG).

[6] Các bản Hán đã dẫn: vô vô minh, diệc vô vô minh tận, không có vô minh và cũng không có sự chấm dứt của vô minh. Đoạn dịch trên tương đương với bản phiên âm Phạn Hán đọc được trong Taisho nh sau : na vidya nàvidya na vidya kshayo nàvidya kshayo. DG.

[7] Nàbhisamyah, không có trong các bản Hán dịch cũng như trong thủ bản chùa Pháp long.

[8] Chữ varana, tất cả các bản hán đều nói “quái ngại” và như thế hoàn toàn hợp với giáo pháp của Bát nhã. Max Muller dịch Anh ngữ “envelop”, không khá.

[9] Các giáo pháp cốt yếu của kinh Bát nhã ba la mật đa được viết riêng nơi luận VI, nhan đề “Triết học và Tôn giáo trong kinh Bát nhã ba la mật đa”

[10] Theo bài Tựa của Từ ân cho Tân kinh, Talsho. No. 256

[11] Cần giải thích. Ngày nay đa số học giả đồng ý rằng bản kinh Bát nhã sớm nhất gần như Bát thiên tụng trong tiếng Phạn và Đạo hạnh kinh hay Tiểu phẩm bát nhã của Cưu ma la thập trong Hán Văn. Từ bản coi như nguyên thuỷ này, văn học được phát triển thành Bách thiên tụng, Đại bát nhã của Huyền Trang v.v…Trong lúc lối mở rộng đang diễn trong một mục đích khác, lối rút ngắn cũng diễn theo hướng khác nữa. Khó xác định niên sử cho các kinh điển Phật giáo, cũng như hầu hết các tác phẩm khác của Ấn Độ. Nhưng, như tôi đã nói ở trước, câu chú Gate được thêm vào hình như cho biết Tâm kinh thuộc sau này mặc dù chúng ta không biết chắc lúc nào thần chú ấy cũng được gắn vào bộ Đại bát nhã của Hán văn

[13] Rõ ràng bài thơ nói tới một người lội qua khe và cái bóng của mình. Tác giả dịch Anh ngữ rồi chua thêm chữ “chân lý”, mặc dù đã cẩn thận để trong ngoặc đơn, nhưng cũng làm cho khá vô nghĩa. Ở đây cứ y theo tiếng Anh mà dịch. T.S.

Bát Nhã Tâm Kinh Là Gì? Ý Nghĩa Thâm Diệu Ít Ai Biết

BẠN CÓ BIẾT VỀ BÁT NHÃ TÂM KINH?

1. Nguồn gốc từ đâu?

Bát Nhã Tâm Kinh là một phần quan trọng của Đại Bát Nhã, bộ sưu tập khoảng 40 kinh điển Phật giáo từ năm 100 TCN đến 500 SCN. Nguồn gốc chính xác của Tâm Kinh vẫn còn là một dấu hỏi. Theo Red Pine, bản ghi sớm nhất là một bản dịch tiếng Trung từ Phạn ngữ do nhà sư Chih-ch’ien dịch vào khoảng thế kỷ thế 2 SCN. Vào thế kỷ thứ 8, bản dịch xuất hiện thêm một bài giới thiệu và kết luận. Phiên bản dài hơn này được chấp nhận bởi Phật giáo Tây Tạng. Tuy nhiên, Trong Thiền Tông và các trường phái Đại Thừa khác có nguồn gốc ở Trung Quốc, phiên bản ngắn thì phổ biến hơn.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật (Diamond Sutra) là một phiên bản khác. Nó được lưu truyền rộng rãi ở vùng Đông Á và được biết với tên gọi ngắn hơn là Kinh Kim Cang hay Kinh Kim Cương. Không có nghi ngờ gì về Bát Nhã Tâm Kinh, một kinh điển được sử dụng nhiều nhất trong hầu hết truyền thống Phật giáo Đại Thừa, phát triển ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Tây Tạng, Mông Cổ, Bhutan, Trung Quốc, một phần của Ấn Độ và Nepal. Gần đây, nó cũng phát triển ở Châu Mỹ và Châu Âu.

Lòng từ bi tuyệt đối làm cho chúng ta có thể duy trì việc hỗ trợ và giúp đỡ chúng sinh đến vô tận mà không suy nghĩ gì. Lòng từ bi tương đối dựa trên quan điểm rộng lớn của chúng ta về bản chất trống rỗng của cuộc sống, trong mối liên hệ giữa trái tim và sự tham gia. Bản thân xem việc đó cũng là điều không thể, nhưng cả hai cùng nhau tạo ra một cuộc sống kết nối tuyệt vời và bền vững.

Bát Nhã Tâm Kinh truyền đạt bản chất của trái tim, của cái được gọi là “Sự hoàn hảo của trí tuệ hay cái nhìn sâu sắc”. Chính nó, nó không phức tạp, nó không cung cấp cho chúng ta tất cả các chi tiết. Nó giống như một bản ghi nhớ ngắn gọn để suy ngẫm tất cả các yếu tố trong cuộc sống tâm linh của chúng ta, từ quan điểm của những gì chúng ta đang có bây giờ, điều chúng ta trở nên khi chúng ta tiến lên con đường giác ngộ và những gì chúng ta đạt được (hoặc không đạt được) khi kết thúc con đường đó.

NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ BÁT NHÃ TÂM KINH

1. Sự hoàn hảo của trí tuệ hay còn gọi là trí tuệ Bát Nhã

Như với hầu hết các kinh điển Phật giáo. Nếu chỉ đơn giản là “tin tưởng vào” những gì mà Bát Nhã Tâm Kinh nói không phải là quan điểm đúng đắn. Nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng. Chúng ta cũng không thể hiểu sâu sắc nội hàm của kinh điển nếu chỉ dựa vào sự hiểu biết giới hạn ở hiện tại.

Mặc dù phân tích là hữu ích. Mọi người vẫn giữ những lời trong trái tim của họ để sự hiểu biết mở ra thông qua thực hành cá nhân. Ý tưởng trọng tâm của trí tuệ Bát Nhã là giải phóng hoàn toàn khỏi thế giới của sự tồn tại. Nó vượt xa những lời dạy của Phật giáo trước đó. Chỉ tập trung vào sự trỗi dậy và sụp đổ của các hiện tượng để khẳng định rằng không có sự gia tăng và sụp đổ.

Ý tưởng trọng tâm của trí tuệ Bát Nhã là giải phóng hoàn toàn khỏi thế giới của sự tồn tại. Nó vượt xa những lời dạy của Phật giáo trước đó, chỉ tập trung vào sự trỗi dậy và sụp đổ của các hiện tượng để khẳng định rằng không có sự gia tăng và sụp đổ.

Tánh không (tiếng Phạn: shunyata) là một học thuyết nền tảng của Phật giáo Đại Thừa. Nó cũng có thể là học thuyết bị hiểu nhầm nhất trong Phật giáo. Thông thường, người ta cho rằng nó có nghĩa là không có gì tồn tại. Nhưng đây không phải là một cách giải thích đúng đắn. Trong Tứ Diệu Đế, đức Phật đã dạy, những đau khổ của chúng ta nảy sinh từ việc nghĩ rằng chúng ta là những người hiện hữu độc lập với một “cái tôi” nội tại. Nhận thức một cách triệt để bản chất nội tại này là ảo tưởng và giải phóng chúng ta khỏi đau khổ.

Câu nói này có nghĩa là gì? Sắc ở đây được hiểu là vật chất hay hình tướng. Những gì chúng ta cảm nhận được thông qua 5 giác quan. Không có nghĩa là chơn không hay vô tướng. Chúng ta phải biết khi nào “sắc” khi nào “không” . Để có thể giải thoát khỏi khổ đau trong cuộc sống. Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Bồ tát giải thích rằng. Tất cả các hiện tượng đều là những biểu hiện của Tánh không. Trống rỗng với những đặc tính vốn có. Bởi vì các hiện tượng không có các đặc tính vốn có. Chúng không sinh ra cũng không bị phá hủy, không tinh khiết, không ô uế, không đến hay đi.

NHỮNG THỨ CẦN THIẾT KHI TỤNG BÁT NHÃ TÂM KINH TỪ TRẦM HƯƠNG KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT!

1. Vòng tay Trầm Hương 108 Hạt Lào

Được chế tác từ loại Trầm Hương có xuất xứ từ Lào. Vòng tay được kết từ 108 hạt Trầm mang mùi hương dịu nhẹ, thoang thoảng. Khiến người đeo có cảm giác dễ chịu, thoải mái. Vòng tay mang hình ảnh tượng trưng tâm linh trong Phật Giáo. Là đại diện của sự cầu chứng Pháp Tam Muội đoạn trừ 108 phiền não. Với số hạt là 108, đây sẽ là món quà, món trang sức cực kỳ ý nghĩa dành cho người thân và Phật tử

Vì là vòng tay phong thủy nên khi đeo, chúng sẽ đem đến sự thanh thản. Minh mẫn về trí tuệ về cảm xúc trong công việc cũng như cuộc sống. Đặc biệt là đối với phái mạnh. Đeo một chiếc vòng tay bên tay trái trong các buổi họp, buổi đấu thầu, hội nghị quan trọng. Sẽ giúp gia chủ gặp rủi hoá may, đạt được sự thuận lợi. Đây cũng là vật không thể thiếu để lần hạt khi tụng Bát Nhã Tâm Kinh.

Bạn có thể muốn biết về chi tiết sản phẩm Vòng tay Trầm Hương 108 Hạt Lào

Được chiết xuất từ nguyên liệu Trầm Hương 100% thiên nhiên. Không độc hại nên sản phẩm có màu nâu tự nhiên của gỗ Trầm Hương. Gỗ Trầm được xay nhuyễn. Kết hợp với loại keo được lấy từ một loại cây thiên nhiên mà tạo thành. Hương Trầm dễ chịu lan tỏa khắp không gian. Có khả năng thanh lọc không khí, trừ tà tẩy uế. Mang đến sự bình an, may mắn và tài lộc cho gia chủ. Những làn khói mờ ảo khiến không khí trở nên ấm cúng, trang trọng hơn. Tạo nên ý nghĩa phong thủy lớn, đem đến tài vượng cho ngôi nhà. Đây là lựa chọn được rất nhiều người ưa chuộng khi muốn tụng Bát Nhã Tâm Kinh.

Sử dụng tượng Phật Trầm giúp gia tăng vận khí. Trầm Hương sẽ mang lại nhiều may mắn cho người đeo, xua đuổi tà ma, xui xẻo. Người kém may mắn sẽ may mắn hơn. Người công danh không thuận lợi sẽ thuận lợi hơn. Tiền tài ngày sẽ một thăng tiến. Nổi bật trong tượng phật trầm hương là những mẫu Tượng Quan Âm Bồ Tát, Đức Phật Như Lai, Phật Di Lặc, Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Tượng Quan công,… Mọi người có thể lựa chọn tượng phật theo bản mệnh của mình. Đây chắc chắn không thể thiếu khi muốn tụng kinh Bát Nhã.

Bát Nhã Tâm Kinh Dịch Nghĩa Xúc Tích Và Hiểu Về Tánh Không Trong Phật Học

Bát Nhã Tâm Kinh – hiểu nghĩa mới tụng niệm hiệu quả

Như lời tổ Huệ Năng đã nói: “Thấy, nghe, đọc, tụng là Tiểu thừa. Ngộ pháp hiểu nghĩa là Trung thừa. Y pháp tu hành là Đại thừa…”

Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa là một trong những kinh được tụng nhiều nhất, để phát huy hết sự hữu tích của việc tụng niệm kinh, chúng ta cần phải hiểu ý nghĩa của lời kinh.  Người theo Phật chân chính không chỉ tụng ngoài khẩu mà quan trọng hơn là niệm ý nghĩa của lời kinh. Ghi nhớ rằng theo Phật là nhất định phải dùng trí tuệ để thấu hiểu, không thể đọc tụng theo một cách máy móc mà đạt được hiệu quả mong muốn.

Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh Giải thích ý nghĩa ngắn gọn

Ý nghĩa tên của kinh: được hiểu nói về Tâm đạt đến sự hoàn hảo cùng cực hoặc cũng có thể dịch nghĩa tương đương là Kinh trọng tâm diễn luận đến bến bờ tận cùng của sự hoàn hảo xuyên suốt khắp tam giới.

Bát nhã (sa.prajñā, pi. pañña : Hoàn hảo, Xuyên suốt)

Ba-la-mật-đa (sa. pāramitā, pi. pāramī : Cùng cực, Tận cùng, Hoàn thành, Bờ bên kia)

Giải thích ý nghĩa từng câu trong kinh:

Quán-Tự-Tại Bồ-Tát hành thâm: Thường xuyên thực hành quán chiếu một cách tự tại ngày càng uyên thâm Tâm đại thừa trải rộng vô biên (Từ, Bi, Hỉ, Xả)

Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời: Đồng thời trí xuyên suốt đến tận cùng

Chiếu kiến ngũ-uẩn giai không: để soi thấy Danh và Sắc đều Không trường tồn (Vô Thường) và Không có tự tánh (Vô Ngã)

Độ nhất thiết khổ ách: chính là con đường duy nhất thiết thực giúp thoát khổ nạn

Xá-Lợi-Tử (Quảng Trí): Hãy mở rộng Trí ra để nhận biết rằng

Sắc bất dị Không: Sắc (Đất, nước , gió, lửa. Hay là thân) không khác gì Danh (Thọ, tưởng, hành, thức. Hay là không sắc). Cũng có nghĩa rộng là không phải Thân đang xét đều cùng chung tính chất Không trường tồn (Vô Thường) và Không có tự tánh (Vô Ngã).

Không bất dị Sắc: Danh (Không sắc) chẳng khác gì Thân đang xét hoặc thân khác (Sắc) cũng đều là vô thường và vô ngã như nhau.

Ý nghĩa hai câu này xét theo những phạm trù sau thì:

1. Tổng quan:

Sắc tức thị Không: Sắc đúng không thể nhận biết bằng lục căn

Không tức thị Sắc: Không nhận biết bằng lục căn chính là sắc thực (chỉ nhận biết bằng tuệ giác)

2. Chúng sanh:

Sắc tức thị Không: Đất, nước, gió, lửa đúng là không trường tồn, không có tự tánh riêng

Không tức thị Sắc: Không trường tồn, Không có tự tánh (Không) đúng là nhận thấy được (Sắc).

Thọ,Tưởng,Hành,Thức diệc phục như thị: Thọ, Tường, Hành, Thức cũng đều như vậy

Xá-Lợi-Tử! (Quảng Trí):Hãy mở rộng Trí ra để nhận biết rằng

Thị chư pháp không tướng, bất sinh , bất diệt, bất cấu , bất tịnh, bất tăng , bất giảm: để nhận định rõ mọi sự vật hiện tượng đều không cố định (không tướng, do nhân duyên hình thành), không tự sinh, không tự diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm

Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức: Cố gắng nhận rõ ra Tính Không để không bị vướng vào Sắc, Không bị vướng vào Danh (Thọ, tưởng, hành, thức)

 Vô nhãn, nhĩ , tỷ, thiệt, thân, ý: không chấp vào lục căn

 Vô sắc ,thanh, hương, vị, xúc, pháp: không chấp vào Lục thức

 Vô nhãn giới: Không vướng vào sự thấy trong tam giới (Dục, sắc, vô sắc)

Nãi chí vô ý thức giới: cho đến không vướng chấp ý vào tam giới

Vô Vô-minh diệc , vô Vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận: Cũng vậy không còn không sáng suốt, chấm dứt vô minh (mê muội) cho đến không còn già chết nữa, tức chấm dứt sự già chết.

 Vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo: không còn phải Khổ, không còn những yếu tố gây khổ – Tập đeo bám nữa, không còn phải lo Diệt khổ nữa, không còn phải tu Bát Chánh Đạo nữa

vô Trí diệc vô Đắc, dĩ vô sở đắc cố: không còn vướng vào suy nghĩ (trí) nữa, không còn đắc thành, không còn phải bám vào sự đắc thành nữa

Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật–đa cố: cố Phát Tâm Bồ Tát tỏa sáng cùng với Trí Bát Nhã đúng đắn đến cùng cực

tâm vô quái ngại: tâm không còn vướng mắc vào mọi chướng ngại nữa

vô quái ngại cố: không phải cố gắng để vượt chướng ngại nữa

vô sở hữu khủng-bố: tâm không còn bị rối loạn nữa

viễn ly điên đảo mộng-tưởng, cứu cánh Niết-Bàn: vĩnh viễn cắt đứt điên đảo mộng – tưởng, đó là cứu cánh Niết bàn

Tam thế chư Phật: mọi sự tu tập để đạt Giác Ngộ (chư Phật) trong tam giới (tam thế giới)

y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố: Cần cố gắng hành trì đúng đắn hoàn hảo đến cùng cực

đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam bồ-đề: đạt đến thành tựu được tuệ giác viên mãn

Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa: Cố gắng thấu quán tính Bát Nhã đến cùng cực

thị đại thần chú: bằng cách tập trung (chú) tinh thần rộng khắp

thị đại minh chú: tập trung tỏa sáng Tâm Bồ Đề rộng khắp

thị vô thượng chú: nhận thức đúng không còn chấp vào sự tối cao

thị vô đẳng đẳng chú: tập trung một cách đúng đắn không chấp bình đẳng đó là bình đẳng

năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư: phát công năng giúp chúng sanh tiêu trừ mọi khổ nạn, đó chính là lẽ thật không hoại

Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú: cố gắng thuyết giảng Tính Không đến tận cùng

Tức thuyết chú viết:  Nghĩa là

Yết-đế, yết-đế, Ba-la yết-đế. Ba-la-tăng yết-đế Bồ-đề tát-bà-ha: Vượt qua, vượt qua, vượt qua đến bờ bên kia, vượt qua hoàn toàn, Tuệ giác thành tựu

Giảng nghĩa sâu ý kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa

Điều kỳ diệu luôn đến với mọi người khi đã tu chỉnh đạt thành tựu hợp nhất Trí-Tâm một cách đúng đắn…chìa khoá giúp Tuệ giác (trí giác xuyên suốt mọi chướng ngại) được khai mở…nhận ra đúng bản chất của sự vật và hiện tượng (vạn pháp)…tận cùng của sự hoàn hảo (Bát-nhã Ba-la-mật-đa)

      Cuối cùng để đạt đến tận cùng là Sự Giác Ngộ (Trí Siêu việt và Tâm Đại thừa thấu quán đến cùng cực  = PHẬT) ở đây không còn nói về con người nữa mà là sự giác ngộ (vì qua khỏi cõi vô sắc giới là đã không còn hình tướng) lên đến cõi này là sự giác ngộ, sự hòa đồng, tâm trí tỏa sáng đến cùng cực.

      Muốn thành tựu được sự giác ngộ thì phải thấy được thật tướng của tất cả các pháp là vô tướng – Thị kiến chư pháp vô tướng (PHÁP)

      Muốn thấy được chư pháp vô tướng thì chúng ta phải làm sao cố gắng hành trì tinh tấn vượt bậc tất cả tới bờ bên kia để cho trí và tâm chúng ta tỏa khắp nhưng không chấp vào sự tỏa khắp đó – Trí Bát Nhã và Tâm Bồ Đề ba la mật đa (TĂNG)

      PHẬT – PHÁP – TĂNG  chính là ba khái niệm cần bảo lưu một cách đúng đắn (Chánh Tam Bảo) trong tâm thức kết nối cùng trí quán sát của hành giả (người tu tập tìm đường giải thoát), thị ứng tuỳ theo căn duyên khởi tướng, tức là quán sao thấy vậy (quán người thấy người, quán vật thấy vật, quán thần thông thấy thần thông,…). Việc tu tập đúng chánh pháp đó là cần cố gắng quán Trí Bát nhã Tâm Bồ tát Ba-la-mật-đa xuyên suốt vạn pháp để thấy được Tính Không. Tu tập công phu đến mức độ cao cần phải hiểu đúng (Chánh Tri Kiến) ngữ nghĩa (Chánh Ngữ) như trên để không bị sai đường lạc lối một cách đáng tiếc, rẽ lối sang sát na ái dục, chịu cuốn theo “danh, sắc giai không”, dẫn đến thủ hữu ngã, pháp vô tướng… đành phải chịu lặn chìm mãi trong biển sinh tử vô lượng kiếp…(tựa như mù vừa thấy được cho màu đen luôn là màu đúng của mình, cho đến khi bị té đau mới lần hồi thức tỉnh).

      “Yết đế, yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha”

     Chữ Tăng: có nghĩa là phải tăng trưởng tư duy mình lên, tăng trưởng tâm mình lên để dần tiến tới sự hoàn hảo (Trí Bát-nhã và Tâm Bồ-đề Ba-la-mật-đa).

“Quán tự tại bát nhã ba la mật đa thời”. Đa thời là luôn luôn tăng trưởng công phu (sự tinh tấn) đến mức hoàn hảo xuyên suốt tận tới bờ bên kia, đến cực cùng (Ba-la-mật-đa) hiểu biết về những diễn biến của mọi sự vật hiện tượng trong ta, quanh ta lẫn ngoài ta…, cuối cùng ta sẽ nhận ra đúng thực vạn pháp đều là vô tướng, do đó tâm sẽ không còn bị vướng mắc vào chấp pháp và chấp ngã nữa. Đó chính là Tính Không của ta – tức tự tánh của vạn pháp.

Chư pháp hiện tướng là bởi do sáu căn, và ngũ uẩn của mình còn bị vướng kẹt (bất thanh tịnh, thủ ái dục, chấp trước ngã, pháp) Muốn thấy được chư pháp vô tướng thì phải cố gắng tăng trưởng trí và tâm mình đến mức cùng cực, để mình quán sát lấy nó.

Thấy pháp còn tướng là sáu căn của mình chưa sạch (bất thanh tịnh), ngũ uẩn của mình chưa ổn (thủ ái dục), quán xét truy vấn để chỉnh sửa cho đến khi nào sáu căn chúng ta trong sạch và Thân-Tâm mình bình ổn, thì sẽ dần tự tại soi thấy ngũ uẩn giai không, rồi sẽ thấy được các pháp là vô tướng. Đó là do sự hạn chế của sáu căn trần tục nhận thông tin phản chiếu qua lăng kính của lục trần lừa mình, cũng từ sự thủ kiến mà ra, từ quá khứ do mình chấp vào nó, nên sở hữu cái không thật, tức là sáu căn lừa mình khiến cho mình cứ luẩn quẩn hoài, ôm lấy hoài danh sắc vô thực mà cho nó là thật, nên nó luôn hiện hữu trong ta phát sanh ra nhiều hành vi giả hợp….

Muốn thấy được chư pháp vô tướng này thì phải cố gắng để nhận thấy rằng, “chiếu kiến ngũ uẩn giai không (danh sắc không có, nó cũng là sự vật hiện tượng là Pháp), Lục căn, lục trần cũng giai không.

Phật dạy: Muốn thành tựu giác ngộ tất cả phải nhớ nắm lấy bảo lưu tận tâm khảm của mình ba yếu lĩnh (Tam Bảo) này một cách tường minh, đó là :

1. Sự Giác Ngộ (Vô Thượng Vô Đẳng Đẳng Giác) ( PHẬT) 2. Thị kiến chư Pháp Vô Tướng ( PHÁP) 3. Trí Bát Nhã &Tâm Bồ đề ba la mật đa (TĂNG)

Phật – Pháp – Tăng hàm chứa rất nhiều nghĩa xuất phát từ tri kiến và tư duy tu học dần đến tuệ giác quán thấu, chứ không chỉ đơn giản như mọi người từng nhầm tưởng…chính vậy cuối thế kỷ thứ 6 lục tổ Huệ Năng đã dẫn giải Tam Bảo Chánh-Giác-Tịnh thay cho Phật-Pháp-Tăng.

Để thấy được là ngũ uẩn giai không, lục thức, lục trần, lục căn cũng đều giai không thi phải quán tự tại Muốn tự tại được chúng ta Phải định tâm được Nghĩa là, trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh : đi, đứng, nằm, ngồi đều quán được liền mà không bị dấy khởi bởi thông tin nầy nọ của ngày hôm qua, hôm kia, sắp tới mình cần phải làm cái gì…, quán được một lúc nữa thì xuất hiện thông tin dấy lên là đang thèm cái gì, muốn cái chi chi…, đan xen nhớ chuyện hôm qua hôm kia, hôm nọ, tưởng tưởng đủ thứ chuyện sắp tới..? Cho nên Thân-Tâm mình rõ ràng không tự do dừng lại (định) tại một thời điểm theo mong muốn, đó chính là sự bất tự tại. Muốn thành tựu tự tại, tức là ta cần phải tìm cách (giải pháp) để chỉnh sửa (tu chỉnh) lại Thân-Tâm mình thoát khỏi sự vướng kẹt bởi thông tin thu nhận gây nhiễu loạn (thọ tưởng) nữa, cần tập luyện chỉnh sửa (tu tập) để định tâm được. Khi định tâm được thì ta sẽ không còn vướng những chướng ngại linh tinh trong đời sống ô trược nữa.

Muốn định tâm được thì Thân, Thụ, Tâm, Pháp phải được hài hòa, Tâm hiện đang nhốt trong Thân, và mọi vận hành của thân chưa hài hòa được sẽ không định được và không tự tại được. Phải đối chiếu pháp ngược về xem lại bát chánh đạo.

 Muốn thân thụ tâm pháp hài hòa thì phải làm sao?

Đáp: Hiện tại Thân ta đang bị vướng vào đời sống (Mạng), vào hành động (Nghiệp) của mình.

Đời sống của mình xem lại chánh mạng đã đúng chưa, chánh mạng chưa đúng thì không bao giờ niệm được, muốn biết chánh mạng đúng chưa hãy lấy Ngũ Giới – Bát Hòa ra để đối chiếu.

Hành động xem lại chánh nghiệp chúng ta lấy Thập Thiện Nghiệp hay Thập Nhị Thái Hòa ra để đối chiếu, hoàn thành được những chánh mạng chánh nghiệp rồi nó không còn năng lượng rối, năng lượng trược, hoàn toàn tách được năng lượng đen đó mình mới cố gắng tinh tấn cho nó ngày càng sạch sẽ hơn, tinh là tinh khiết, tấn là tiến lên, khi đã tinh tấn sạch sẽ rồi, thì thân thụ tâm pháp chắc chắn sẽ vững. 

Nếu Thân Thụ Tâm Pháp chưa vững thì hãy cố rà soát xem lại cách sống của mình đúng chưa (Chánh Mạng)?, hành động của mình với chính mình và với cuộc sống này có chắc là đúng không (Chánh Nghiệp)? , hãy đối chiếu lại bài học Bát Hoà và Thập Nhị Thái Hoà để mà xem xét lại, nếu ta thực hiện chưa đúng, tức chưa thể nào khai trừ hết năng lượng đen (chướng nghiệp) ra khỏi Thân-Tâm của mình được, thì tất nhiên Thân, Thụ, Tâm, Pháp mình cũng sẽ không thể nào vững vàng được.

Còn cho là đúng nhưng vẫn còn tàn nghiệp, chướng nghiệp, nó cũng làm trục trặc ảnh hưởng tới mình. Một thử nghiệm đơn giản là khi anh/chị chuyển động đôi tay mình tạo nên các thức hài hoà trong bài tập khó khăn là ở chổ đó, vì bên trong mình hãy còn rối nên chưa chưa thể hoà hợp dễ dàng Thân-Khẩu-Ý so với khi ta đã tinh tấn tập luyện để chỉnh sửa (tinh tấn tu tập) thành công thuần ý (không còn tạp nhiểu Tham, Sân, Si) và tâm mình tròn sáng (rộng mở, từ hoà, sáng suốt) thì tất nhiên mọi hành vi của Thân-Khẩu-Ý của ta cũng sẽ là hoàn chỉnh kéo theo (Hiệu ứng sinh học tương tác sóng-hạt đồng pha). Lúc đôi bàn tay mình chuyển động sẽ thật là nhẹ nhàng, chính xác đồng pha cùng âm thanh phát ra Ô, A tròn đầy, đồng pha cùng ý dẫn cảm giác lúc này trong ta vô cùng an ổn, hạnh phúc vô cùng, thân ta, tâm ta như đang hoà mình trong vũ trụ tinh khiết của tình yêu thương vô bờ bến…

Nếu những hành vi (nghiệp) của mình, cụ thể trong hiện tại chính là nghề nghiệp mình, nếu làm đã thực hiện đúng như giáo pháp Thập Thiện, lúc thực hành chúng ta vẫn chưa hoà hợp được trạng thái Thân-Khẩu-Ý như đã dẫn, tức thị trong ta hãy còn chưa sạch Năng lượng đen (chướng nghiệp) tàn ẩn. Nếu vậy hãy cố gắng quét trừ nó ra bằng những hành động tốt đẹp của mình (Thiện Nghiệp) càng tinh tấn hơn nữa cùng với đời sống hàng ngày quanh ta, nhằm để nó đối trị và loại trừ sạch hết chướng nghiệp còn tàn ẩn bên trong nội thức mình, đó là giải pháp duy nhất!.

Nếu chưa đủ sức mình tự hoá giải được, thì ta nên dùng kết nối cùng tập thể (tạo nên hiệu ứng đám đông). Đối chiếu lời dạy của Đức Phật : “Nên dùng sức đồng thể đại bi, lòng từ vô duyên để đối xử với mọi người và sự việc, tâm lượng rỗng rang có thể dung nạp được tất cả chúng sanh, mới có thể diệt ác, đếm hơi thở quán tâm có thể đạt được giải thoát”.

Chúng ta cần phải siêng năng luyện tập tư duy truy vấn ngược về nguồn chánh pháp đã học, còn pháp thuộc làu làu mà chưa biết vận hành đi ngược lại, đặt vấn đề tại sao phải vậy, có giải pháp nào hay hơn nữa hay không…thì khó mà đạt thông thạo tường minh. Ngày xưa, lúc nhập định Đức Phật cũng vậy, ngài tri kiến và tư duy cho việc giải thoát bằng cách đặt vấn đề truy vấn ngược để tìm ra bản chất của vạn pháp biến chuyển theo nhân duyên mà thành, sau đó thì ngài mới đúc kết lại vấn đề thiết thực (pháp như lai không có gì khác hơn là nói về khổ và cách diệt khổ, nếu chúng sanh thấy được lẽ thật này thì Như Lai không thuyết pháp), Đức Phật đã tinh lọc lại những cốt lõi thiết thực để giảng giải sao cho mọi người, mọi giới cùng hiểu, cùng nhận ra (…Lá trong rừng kia nhiều vô số kể, điều thiết thực mà Như Lai cần nói cho mọi người ví như lá trong nắm tay này…).

   Tóm lại: Muốn thành tựu được mọi việc một cách tự tại, thì điều thiết thực đó là chúng ta phải định được tâm mình. Tâm không định, bất ổn, do những cảm thụ (sắc, thanh, hương, vị ,xúc, pháp) của mình chưa ổn (tưởng, thức xáo trộn), do thân mình chưa ổn, còn bám víu, còn bị lôi cuốn bởi sự vật hiện tượng bên trong lẫn bên ngoài (chấp thủ nội pháp và ngoại pháp). Thân-Thụ-Tâm-Pháp chưa đồng hoà (bất an trụ).

Thân-Thụ-Tâm-Pháp không ổn định là do đời sống của mình chưa đúng (bất chánh mạng), do hành động của mình với đời sống chưa đúng (bất chánh nghiệp), muốn biết sao là đúng/sai (có nhiều người không biết mình đúng/sai) thì phải dùng tri kiến và tư duy mình cố gắng đối chiếu và quán xét chánh pháp đã được học, chứ không còn cách nào khác để thay thế cho sự lười biếng, mê muội, vọng tưởng điên rồ…Người thiếu tri kiến và tư duy thì nói hoài cũng vậy thôi, khó thể nào tu tập cho thành tựu được.

Thấy được chân lý rồi thì hãy cố gắng tinh tấn trau dồi Thân-Thụ-Tâm-Pháp mình càng ngày càng sạch sẽ hết, không còn bị vướng bởi những tác động từ bên ngoài, không còn vướng bên trong, trạch vấn nội/ ngoại pháp (trong thất giác chi có nói) chúng ta phải trạch vấn chúng ta, phải truy vấn đặt dấu hỏi với mình đúng chưa, đối chiếu ra ngoại pháp và nội pháp để mà dò tim cho cặn kẻ.

Đúng sạch sẽ (thanh tịnh) rồi, thì Thân-Tâm mình không còn bị năng lượng xung quanh tác động ngược pha nữa và khi năng lượng đen không còn thì lúc đó Thân-Thụ-Tâm-Pháp chắc chắn sẽ đạt hài hòa. Rồi từ từ tiến dần thành chánh định mà không phải sợ bị dính mắc vào các chướng ngại (Ngũ triền cái) do sự hấp tấp (si pháp), miễn cưỡng tìm mọi cách ép định một cách máy móc (đếm hơi thở cưỡng ép tâm, trí rỗng = vô thức tự kỷ) theo truyền thống mà chẳng hiểu rõ sự hoàn thành chánh niệm trước khi tiến tới sự định tâm một cách tự tại (Chánh Định) với mọi lúc, mọi nơi trong từng hành động của mình hằng ngày qua sự thực hành chánh niệm, mà không cần phải tìm mọi cách cưỡng chế trí, tâm mình một cách vô thức sẽ gây nên những hiệu ứng thứ cấp: trầm uất, khởi sân, điên đảo vọng tưởng, loạn thức,…Hãy tránh phải trả giá cho sự sai lầm đáng tiếc này! Chúng ta cần lưu ý.

Sau khi đã hoàn thành Chánh Định được rồi, thì Thân-Tâm ta mới thật sự thành tự tại. Quán tự tại Bồ-Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời Chiếu kiến ngũ-uẩn giai không tìm thấy Tánh Không. Hãy tinh tấn từng bước đi, chánh pháp phật học nguyên thuỷ rất rõ ràng không đâu mà trật được. Chỉ có hạng người mê muội (biên, thủ, nghi, mạn, tà kiến) mới không thấy được mà thôi…

Chia sẻ:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…