Ý Nghĩa Kinh Chú Đại Bi / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Ý Nghĩa “Kinh Chú Đại Bi”

Ý NGHĨA “KINH CHÚ ĐẠI BI”

Thời Phật còn tại thế, ở núi Bồ đà lặc ca, tại đạo tràng Bảo trang nghiêm cùng hàng tam thừa bát bộ và chư thần vân tập đông đủ, ngài Quán thế âm bí mật phóng hào quang soi khắp mười phương quốc độ, Ngài chấp tay bạch rằng:

” Bạch Đức Thế Tôn, con có thần chú bí mật muốn nói cho mọi người biết để trì tụng cho thân tâm được an lạc, không tật bệnh, sống lâu nhiều phước lộc. Thần chú này có công năng dứt trừ các tội ác và cầu mong gì thì như ý muốn.”

Đức Phật chấp nhận cho ngài Quán thế âm được trình bày thần chú của mình. Ngài bạch Phật rằng:

“Thời quá khứ trải qua vô lượng ức kiếp có đức Phật xuất thế, hiệu Thiện Quang vương Tịnh trú Như lai, vì con mà nói thần chú Đại bi. Thuở ấy, con đang ở quả vị sơ địa mà một lần nghe thần chú Đại bi, con liền đạt đến quả vị thứ tám. Con phát đại nguyện: “Nếu thần chú này làm cho chúng sanh đời sau có sự ích lợi to lớn thì phải khiến thân con có ngàn cánh tay và ngàn con mắt”.

Nguyện như vậy rồi, quả thật thân con có ngàn cánh tay và ngàn con mắt, tha thứ vang động. Các đức Phật phóng hào quang chiếu nơi thân con. Hào quang cùng chiếu vô biên thế giới.

Con lại nguyện: “Nếu có người nào tụng thần chú này năm lần thì trừ được các tội nặng của nhiều đời kiếp trong vòng luân hồi sanh tử. Và người ấy khi thân mạng sắp mất được mười phương chư Phật đưa tay thọ ký cho họ sanh về cõi nước Tịnh độ”.

Con thề rằng: “Nếu người tụng thần chú Đại bi mà bị đọa lạc vào ba đường dữ, không sanh về cõi nước của đức Phật, không được vô lượng tam muội biện tài và những sự cầu nguyện không như ý muốn thì không xứng đáng để gọi thần chú Đại bi”.

Ngoại trừ những hạng người trì tụng thần chú này mà tâm không có thiện hảo, cứ độc ác, không tha thiết chí thành, chỉ có một chút nghi ngờ là không hiệu nghiệm.

Nếu có những người đã từng phạm mười trọng tội và gây ra năm thứ nghịch chướng to lớn, hủy báng Phật pháp, phá giới cấm, làm các điều dơ bẩn trải qua nhiều đời nhiều kiếp, dầu có gặp Phật xuất thế mà không chịu sám hối chừa bỏ các tội ác, một lần chí thành không mảy may nghi ngờ mà tụng thần chú Đại bi này là bao nhiêu tội lỗi đã tạo ra trong quá khứ đều được dứt trừ hết.

Nếu có ai gặp các sự rủi ro tai nạn khốn khổ mà tụng Đại bi thần chú đều được thoát khỏi một cách dễ dàng.

Nếu người tụng Đại bi thần chú để cầu nguyện, kết luận cầu nguyện gì đều được như ý.

Kinh Lăng Nghiêm dạy rằng: Thần chú bí mật của chư Phật, chỉ có Phật với Phật mới biết mà thôi, còn ngoài ra không ai có thể hiểu được dù cho có đạt đến địa vị thánh hiền đi nữa. Nhưng rất hiệu nghiệm, có công năng làm tiêu mất tội nghiệp và chóng đạt đến quả vị giải thoát, cho những ai thành tâm trì tụng.

Thần chú là một ấn chư Phật tương truyền không thể diễn giải, chỉ có tín tâm đọc tụng hoặc thầm niệm là có sự linh cảm hiệu nghiệm tột bực.

Bát nhã kinh dạy rằng: Thần chú là liều thuốc hay, là nước cam lồ vi diệu trị lành các thứ bệnh của mọi người. Nếu ai chuyên trì tụng sẽ thường được an lạc.

Trong Ký thủ kinh, đức Như Lai dạy có năm tạng: Kinh tạng, Luật tạng, Luận tạng, Bát nhã tạng, và Thần chú tạng. Mà hiệu quả nhất, chóng an lạc giải thoát nhất là tụng Thần chú.

Qua những lời Bồ tát Quán thế âm bạch Phật và các kinh dạy trên thì rõ ràng thần chú này quá diệu dụng, rất đáng được cho mọi người hành trì.

Kinh chú của Phật, tất cả mọi người đều có thể trì tụng, nhưng muốn được lợi lạc trong khi tụng kinh trì chú, người Phật tử hãy cố gắng giữ gìn thân, miệng và ý của mình được trong sạch, siêng năng ăn chay, giữ giới. Phật dạy: làm các việc bố thí, phóng sanh, dứt điều ác, làm việc thiện, thì mới được kết quả tốt đẹp.

Chú Đại Bi Có Ý Nghĩa Gì?

Chú Đại Bi là thần chú quảng đại viên mãn, thần chú vô ngại đại bi, thần chú cứu khổ. Trí chú này thì diệt vô lượng tội, được vô lượng phước và chết thì sinh Cực Lạc.

Chú Đại Bi là gì?

Thần Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, do chính Đức Phật Thích Ca diễn nói trong một pháp hội trước mặt đông đủ các vị Bồ Tát, Thinh văn, Thánh chúng, Trời, Thần, Thiên, Long, các Đại thánh tăng như Ma-Ha Ca-Diếp, A-Nan… cùng câu hội, tại núi Bồ Đà Lạc Ca (Potalaka), một hải đảo ở về phía Nam xứ Ấn Độ, được coi như là nơi mà Đức Bồ Tát Quán Thế Âm thường trụ tích. Ta có thể tin chắc điều đó bởi vì Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn được mở đầu bằng câu nói quen thuộc của Ngài A Nan “Như thế tôi nghe” cũng như xuyên qua nội dung hỏi đáp giữa ngài A Nan và Đức Thế Tôn đã được ghi lại ở trong kinh.

Trong pháp hội này, Bồ Tát Quán Thế Âm vì tâm đại bi đối với chúng sanh, muốn cho “chúng sanh được an vui, được trừ tất cả các bệnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được tăng trưởng công đức của pháp lành, được thành tựu tất cả các thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu” mà nói ra Thần Chú này.

Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni

Ngài cho biết lý do ra đời của Thần Chú như sau: Vào vô lượng ức kiếp về trước, Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai, vì tâm thương tưởng đến chúng sanh nên đã nói ra thần chú Đại Bi và khuyến khích Bồ Tát Quán Thế Âm nên thọ trì tâm chú này để mang đến lợi ích an vui lớn cho chúng sanh trong đời vị lai. Bồ Tát Quán Thế Âm lúc bấy giờ mới ở ngôi sơ địa khi nghe xong thần chú này liền chứng vượt lên đệ bát địa. Vui mừng trước oai lực của thần chú, Ngài bèn phát đại nguyện: “Nếu trong đời vị lai, con có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần chú này, thì xin khiến cho thân con liền sanh ra ngàn mắt ngàn tay”.

Lập tức, Ngài thành tựu ý nguyện. Từ đó, hình ảnh của vị Bồ Tát Quán Thế Âm ngàn tay ngàn mắt trở thành một biểu tượng cho khả năng siêu tuyệt của một vị Bồ Tát mang sứ mệnh vào đời cứu khổ ban vui cho tất cả chúng sanh. Ngàn tay, ngàn mắt nói lên cái khả năng biến hóa tự tại, cái dụng tướng vô biên của thần lực Từ bi và Trí huệ tỏa khắp của Bồ Tát Quán Thế Âm. Ngàn mắt để có thể chiếu soi vào tất cả mọi cảnh giới khổ đau của nhân loại và ngàn tay để cứu vớt, nâng đỡ, như Đức Phật giải thích với Ngài A Nan ở trong kinh, “tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh”.

Kinh và Thần Chú Đại Bi sau đó đã được ngài Dà-Phạm-Đạt-Ma (Bhagavaddharma: có nghĩa là Tôn Pháp) một Thiền sư Ấn Độ, du hóa qua Trung Quốc vào niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường dịch và chuyển âm từ tiếng Phạn qua tiếng Trung Hoa và được Hoà Thượng Thích Thiền Tâm chuyển ngữ qua tiếng Việt. Với oai lực và linh nghiệm đã được chứng minh qua không gian và thời gian, Thần Chú Đại Bi đã được trân trọng trì tụng trong các khoá lễ, các nghi thức tụng niệm chính của các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Đại thừa như: Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam,…

Chú Đại Bi có ý nghĩa gì?

Muốn đạt đến cứu cánh giác ngộ không thể không thông qua phương pháp thiền định. Nhưng khi nghe nói đến Thiền, một người Phật tử bình thường khó hình dung ra nổi và nghĩ đến nó như là một cái gì đó mông lung, trừu tượng, huyền bí.

Nếu chúng sanh nào, trong một ngày đêm tụng năm biến chú, sẽ diệt trừ được tội nặng trong trăm ngàn muôn ức kiếp sanh tử.

Nếu chúng sanh nào xâm tổn tài vật, thức ăn uống của thường trụ sẽ mang tội rất nặng, do nghiệp ác ngăn che, giả sử ngàn đức Phật ra đời cũng không được sám hối, dù có sám hối cũng không trừ diệt. Nếu đã phạm tội ấy, cần phải đối 10 phương đạo sư sám hối, mới có thể tiêu trừ. Nay do tụng trì chú Đại Bi liền được trừ diệt. Tại sao thế? Bởi khi tụng chú Đại Bi tâm đà ra ni, 10 phương đạo sư đều đến vì làm chứng minh, nên tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt.

Chúng sanh nào tụng chú này, tất cả tội thập ác ngũ nghịch, báng pháp, phá người, phá giới, phạm trai, hủy hoại chùa tháp, trộm của tăng kỳ, làm nhơ phạm hạnh, bao nhiêu tội ác nghiệp nặng như thế đều được tiêu hết, duy trừ một việc: kẻ tụng đối với chú còn sanh lòng nghi. Nếu có sanh tâm ấy, thì tội nhỏ nghiệp nhẹ cũng không được tiêu, huống chi tội nặng?

Hàng trời, người nào thường thọ trì tâm chú này như tắm gội trong sông, hồ, biển cả, nếu những chúng sanh ở trong đó được nước tắm gội của người này dính vào thân thì bao nhiêu nghiệp nặng tội ác thảy đều tiêu diệt, liền được siêu sinh về tha phương Tịnh Độ, hóa sanh nơi hoa sen, không còn thọ thân thai, noãn, thấp nữa. Các chúng sanh ấy chỉ nhờ chút ảnh hưởng mà còn được như thế, huống chi là chính người trì tụng?

Và, như người tụng chú đi nơi đường, có ngọn gió thổi qua mình, nếu những chúng sanh ở sau được ngọn gió của kẻ ấy lướt qua y phục thì tất cả nghiệp ác, chướng nặng thảy đều tiêu diệt, không còn đọa vào tam đồ, thường sanh ở trước chư Phật, cho nên, phải biết quả báo phước đức của người trì tụng chú thật không thể nghĩ bàn!

Lại nữa, người trì tụng đà ra ni này, khi thốt ra lời nói chi, hoặc thiện hoặc ác, tất cả thiên ma ngoại đạo, thiên, long, quỷ thần đều nghe thành tiếng pháp âm thanh tịnh, đối với người ấy khởi lòng cung kính, tôn trọng như Phật.

Người nào trì tụng đà ra ni này nên biết người ấy chính là tạng Phật thân, vì 99 ức hằng hà sa chư Phật đều yêu quý. Nên biết người ấy chính là tạng quang minh, vì ánh sáng của tất cả Như Lai đều chiếu đến nơi mình.

Nên biết người ấy chính là tạng từ bi, vì thường dùng đà ra ni cứu độ chúng sanh. Nên biết người ấy chính là tạng diệu pháp, vì nhiếp hết tất cả các môn các môn đà ra ni. Nên biết người ấy chính là tạng thiền định vì trăm ngàn tam muội thảy đều hiện tiền. Nên biết người ấy chính là tạng hư không, vì hằng dùng không huệ quán sát chúng sanh.

Nên biết người ấy chính là tạng vô úy vì thiên, long, thiện thần thường theo hộ trì. Nên biết người ấy chính là tạng diệu ngữ vì tiếng đà ra ni trong miệng tuôn ra bất tuyệt. Nên biết người ấy chính là tạng thường trụ vì tam tai, ác kiếp không thể làm hại. Nên biết người ấy chính là tạng giải thoát vì thiên ma ngoại đạo không thể bức hại. Nên biết người ấy chính là tạng dược vương vì thường dùng đà ra ni trị bịnh chúng sanh.

Nên biết người ấy chính là tạng thần thông vì được tự tại dạo chơi nơi 10 phương cõi Phật. Công đức người ấy khen ngợi không thể cùng.

Vận dụng Chú Đại Bi vào thiền định

Muốn đạt đến cứu cánh giác ngộ không thể không thông qua phương pháp thiền định. Nhưng khi nghe nói đến Thiền, một người Phật tử bình thường khó hình dung ra nổi và nghĩ đến nó như là một cái gì đó mông lung, trừu tượng, huyền bí. Thậm chí Phật tử rất hoang mang vì trong thời đại hiện nay, có rất nhiều loại “thiền” khác nhau xuất hiện trên thị trường, được khai thác nhằm mục đích thương mãi hơn là giúp con người đạt đến bến bờ giải thoát, và đôi khi biến Thiền trở thành một cái “mốt” thời thượng làm người ta bối rối và dễ bị mê lầm. Cho nên, để có thể tu tập đúng hướng, hành giả cần phải có một số nhận thức căn bản đúng đắn về các loại Thiền Phật giáo.

Thanh Tâm

Giải Thích Ý Nghĩa Chú Đại Bi Đơn Giản, Dễ Hiểu Nhất

(Lichngaytot.com) Chú Đại Bi là bài chú tiêu tai giải nạn giúp chúng sinh vượt qua sóng gió, tìm kiếm bến bờ bình yên trong tâm hồn. Bài chú gồm 84 câu, mỗi câu đều có ý nghĩa rõ ràng, Lịch ngày Tốt xin giải thích ý nghĩa Chú Đại Bi cho bạn đọc hiểu rõ về nội dung của bài chú, từ đó ghi nhớ và khắc sâu vào tâm trí.

Về tâm linh, trong các vị Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát là vị được kính ngưỡng bởi tấm lòng từ bi hỉ xả, cứu khổ cứu nạn, dang tay đón chúng sinh khỏi khổ ải.

Bài Chú Đại Bi mỗi khi được tụng lên như hồi chuông thức tỉnh con người thoát khỏi u mê, tối tăm, đày ải, tiến tới cảnh giới của thanh tịnh và an lành.

Tụng Đại Bi thần chú thường dùng bản tiếng Phạn, khá khó nhớ, Lịch Ngày Tốt xin giải thích ý nghĩa chú Đại Bi, giải thích nội dung của từng câu để hiểu, dễ nhập tâm hơn.

1. Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da – con xin nương tựa, kính cẩn dâng tâm, thân, mạng vào chư Phật, quy y Tam Bảo khắp mười phương.

2. Nam mô a rị da – con xin nương tựa, kính cẩn dâng tâm, thân, mạng vào các bậc thánh giả, rời xa những ác pháp chưa thiện.

3. Bà lô yết đế thước bát ra da – Bồ Tát Quan Thế Âm ánh sáng soi rọi, tỏa chiếu muôn nơi, thấu suốt nỗi đau khổ của chúng sinh để kịp thời cứu nhân độ thế.

4. Bồ đề tát đỏa bà da – Bồ Tát mang binh tướng cõi trời tới cứu giúp chúng sinh thoát khỏi kiếp khổ nạn, giác ngộ giải thoát chúng sinh khỏi u minh.

5. Ma ha tát đỏa bà ha – con xin hành lễ trước các vị Bồ Tát đã mạnh mẽ tự giác ngộ, tự giải thoát chính mình và giúp đỡ chúng sinh đi theo con đường giải thoát.

6. Ma ha ca lô ni ca da – con xin cúi đầu hành lễ, hướng tâm đọc Chú Đại Bi với lòng thành kính.

7. Án – thần chú tổng hợp mười pháp môn vi diệu, quy phục tất cả ma quỷ thần khiến Chú Đại Bi phát huy được sức mạnh giáo hóa với muôn loài.

8. Tát bàn ra phạt duệ – Tự Tại Thế Tôn, câu chú tụng lên sẽ có Tứ Đại Thiên Vương tới hộ pháp, bảo vệ.

9. Số đát na đát tả – thỉnh cầu sự ngượng nguyện của Tam Bảo, tập hợp chúng quỷ thần tới để răn dạy bằng chánh pháp.

10. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a lị da – con xin cúng kính hành lễ sự vô ngã của các vị thánh giả.

11. Bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà – nơi Quan Thế Âm Bồ Tát thị hiện phát tâm từ bi.

12. Nam mô na ra cẩn trì – con xin cúi đầu kính cẩn hành lễ với sự bảo hộ thiện ái của chúng Bồ Tát.

13. Hê rị ma ha bàn đa sa mế – ánh sáng soi rọi khắp nơi của tâm từ bi vừa mạnh mẽ vừa lâu dài, đủ sức cảm hóa chúng sinh.

14. Tát bà a tha đậu du bằng – tâm bình đẳng, vô lo vô nghĩ, xuất phát điểm của chúng sinh như nhau, đối với nhau bằng sự hòa ái.

15. A thệ dựng – không có pháp nào có thể so sánh với pháp này, ca ngợi tinh thần soi sáng của Chú Đại Bi.

16. Tát bà tát đa, na ma bà tát đa, na ma bà già – Đại thân tâm Bồ Tát, Đại Sĩ, Thế Tôn.

17. Ma phạt đạt đậu – con xin cung thỉnh mười phương chư Phật, mười phương Bồ Tát mở lòng từ bi cứu rỗi chúng sinh, xin các Ngài là thần ở cõi trời và là bạn ở trần gian để hộ trì thiện pháp đạt được thành tựu.

18. Đát điệt tha – án – thủ ấn, khai mở con mắt trí tuệ để khiến quỷ thần đều phải kính sợ, xa rời ác nghiệp.

19. A bà lô hê – dùng trí tuệ để quan sát và cảm nhận tiếng kêu than của chúng sinh mười phương.

20. Lô ca đế – Thế tôn, hợp với câu trên thành A bà lô hê Lô ca đế – Thế Tôn Quan Thế Âm Bồ Tát.

21. Ca ra đế – người có tấm lòng từ bi cứu giúp chúng sinh khỏi đau khổ bi ai.

22. Di hê rị – con nguyện tuân theo những lời giáo hóa của Quan Thế Âm Bồ Tát để tu hành.

23. Ma ha bồ đề tát đỏa – công đức viên mãn, giác ngộ của Bồ Tát vun trồng thành hạnh lành.

24. Tát bà tát bà – hành trì ấn pháp mang tới an lạc thái hòa cho tất cả chúng sinh.

25. Ma ra ma ra – thuận duyên tu hành, mọi việc đều như ý.

26. Ma hê ma hê rị đà dựng – lời không cần nói ra ý cũng đạt tới cảnh giới vi diệu.

27. Cu lô cu lô yết mông – sự mầu nhiệm của Chú Đại Bi không có điểm dừng, không có giới hạn, công đức vô lượng.

28. Độ lô độ lô, phạt già ra đế – tu tập hành trì có thể vượt qua sinh tử, giải thoát bản thân khỏi luân hồi, tìm tới nơi an lạc và sáng suốt.

29. Ma ha phạt già da đế – pháp và đạo là hai chân lý vượt lên trên mọi thứ, là tối thắng ở đời.

30. Đà la đà la – tâm lượng chúng sinh, Quán Thế Âm Bồ Tát cứu nạn chúng sinh bằng nước Cam Lồ.

31. Địa lỵ ni – tịnh diệt, diệt hết mọi ác niệm, trở về tâm thuần khiết.

32. Thất phật ra da – hướng ánh sáng vào bên trong con người để soi sáng tâm tưởng, biết rõ lòng mình.

33. Giá ra giá ra – mệnh lệnh thúc giục khắp cõi cùng tuân theo pháp lệnh.

34. Ma ma phạt ma la – nhấn mạnh hành động sẽ có kết quả, con người theo đúng đạo tu hành sẽ đạt được công đức.

35. Mục đế lệ – giải thoát chúng sinh khỏi đau khổ, chướng ngại và bi ai.

36. Y hê y hê – thuận giao, tự nguyện tuân theo giáo hóa mà không chút khiên cưỡng, mở rộng tâm hồn để hưởng thụ giáo lý.

37. Thất na thất na – đại trí tuệ như ánh dương sáng chói, rực rỡ đưa con người thoát khỏi vô minh tăm tối.

38. A ra sam Phật ra xá lợi – cỗ xe đại pháp của Phật luân chuyển, đưa giáo lý tới khắp chúng sinh, viên mãn đời đời, công đức vô lượng còn lưu lại.

39. Phạt sa phạt sâm – hoan hỉ giảng, hoan hỉ nói, hoan hỉ nghe, lúc nào cũng giữ tâm hoan hỉ.

40. Phật ra xá da – tâm giác ngộ giáp lý trở nên cao quý, sáng suốt hơn.

41. Hô lô hô lô ma ra – tùy tâm nguyện mà hành trì, tu pháp nào sẽ hưởng thụ công đức của pháp đó, như ý đạt nguyện vọng.

Rong Kinh Sau Sinh Hiện Tượng Nguy Hiểm Cần Chú Ý

Như các bạn đã biết, chu kỳ kinh nguyệt của một người khỏe mạnh sẽ dao động từ khoảng 28-30 ngày, thời gian hành kinh kéo dài từ 3-7 ngày với lượng máu kinh trung bình bị mất đi trong mỗi chu kỳ là 60-80ml. Tuy nhiên, nếu sau khi sinh mà chị em thấy thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày và lượng máu kinh vượt quá 80ml thì bạn đang bị rong kinh sau sinh. Mặc dù, hiện tượng này khá phổ biến nhưng các bạn cũng không nên chủ quan nếu muốn tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra.

Bị rong kinh sau sinh do đâu?

Các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây rong kinh sau sinh và điển hình là do 4 tác nhân sau:

Sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể: Tại các thời điểm lúc mới mang thai, đang mang thai và sau khi sinh, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ sẽ bị thay đổi liên tục để có thể thích nghi với các đặc điểm của cơ thể. Tuy nhiên, chính điều này đã làm nội mạc tử cung dày lên và khó bong tróc hơn nên thường xảy ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh, trong đó có hiện tượng rong huyết sau sinh.

Sự hoạt động trở lại của buồng trứng: Trong suốt quá trình mang thai và khi mới sinh buồng trứng không hoạt động được nên sau khi buồng trứng hoạt động bình thường trở lại rất dễ xảy ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh mổ và rong kinh.

Tác hại của thuốc tránh thai: Quan hệ tình dục sau sinh và sử dụng thuốc tránh thai cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rong kinh sau sinh. Bởi tác dụng phụ của thuốc tránh thai có thể làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến nữ giới dễ bị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh.

Mắc bệnh phụ khoa dễ bị rong kinh: Sau sinh, cơ thể người mẹ rất yếu, sức đề kháng kém. Nếu chị em không chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm buồng trứng, viêm vòi trứng, viêm cổ tử cung,… Đây đều là các bệnh lý có ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt và gây ra hiện tượng rong kinh.

Rong kinh sau sinh mổ có sao không?

Rong kinh sẽ gây mất máu, thiếu máu: Tình trạng rong kinh kéo dài khiến nữ giới mất đi một lượng máu đang kể, từ đó gây ra tình trạng hoa mắt chóng mặt, hay bị ngất xỉu, hôn mê, thậm chí là tử vong nếu không được cầm máu kịp thời.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa: Rong kinh kéo dài khiến vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt. Mặt khác, máu kinh chính là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn, nấm sinh sôi phát triển và gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: Nếu không điều trị rong kinh kịp thời, hiện tượng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, gây khó khăn trong việc gặp gỡ tinh trùng và thụ thai, thậm chí khi đã thụ tinh rồi thì cũng không thể làm tổ ở tử cung được vì niêm mạc tử cung bong tróc liên tục.

Chính vì thế, các chuyên gia khuyên chị em khi có dấu hiệu bị rong kinh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Cách điều trị rong kinh sau sinh hiệu quả

Tình trạng rong kinh sau sinh ở mỗi người là khác nhau, nguyên nhân gây bệnh không giống nhau nên việc hỗ trợ cũng cần tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể các bác sĩ mới có phác đồ điều trị hiệu quả.

Hiện nay, để điều trị rong kinh hiệu quả, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đang áp dụng các phương pháp sau:

Phương pháp điều chỉnh tâm lý: Đối với các trường hợp bị rong kinh do yếu tố tâm lý hay thói quen sinh hoạt… thì các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều chỉnh tâm lý phù hợp, thoải mái, giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.

Phương pháp Tây y: Đối với những trường hợp rong kinh do các bệnh lý phụ khoa thì các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân mà đưa ra chỉ định sử dụng thuốc tây y chuyên khoa phù hợp để loại bỏ các tác nhân gây bệnh, tiêu viêm kháng khuẩn, khắc phục sớm hiện tượng rong kinh sau sinh và giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt sớm nhất.

Phương pháp Đông – Tây y kết hợp: Ngoài việc sử dụng các phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa, tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng bệnh nhân còn được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng kết hợp các bài thuốc đông y giúp hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y, mang lại hiệu quả cao nhất, đồng thời giúp cân bằng nội tiết tố, bồi bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Để việc hiệu quả điều trị cao thì chị em nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Bởi điều này không chỉ khiến bệnh nghiêm trọng hơn mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tốn kém thời gian và chi phí. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bạn cũng cần hết sức lưu ý, tuyệt đối không nên quan hệ tình dục trong thời gian bị rong kinh. Hãy chú ý giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách, giữ vùng kín luôn khô thoáng. Ngoài ra, bạn hãy thực hiện chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt hợp lý, tránh sử dụng các chất kích thích, cà phê,…

Hơn nữa, đến với phòng khám, người bệnh sẽ được khám chữa trong một môi trường y tế chuyên nghiệp, thân thiện, thủ tục thăm khám nhanh gọn không phải chờ đợi lâu, chi phí công khai niêm yết theo quy định của Sở y tế, thông tin cá nhân được bảo mật tuyệt đối. Vậy nên, chị em hãy yên tâm khám chữa bệnh an toàn, hiệu quả tại Phòng khám.

Hy vọng những chia sẻ của các chuyên gia sẽ giúp chị em nắm được nguyên nhân và cách điều trị rong kinh sau sinh hiệu quả, chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, hãy nhấp chuột chọn [Tư Vấn Trực Tuyến] để được các chuyên gia giải đáp hoặc bạn cũng có thể liên hệ tới đường dây nóng 0243.9656.999 để đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Phòng khám làm việc từ 8.00 – 20.00 tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ Tết.