Ý Nghĩa Kpi / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Kpi Là Gì? Những Ý Nghĩa Của Kpi

Blog chúng tôi giải đáp ý nghĩa KPI là gì

Hôm nay, xin mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu về ý nghĩa của KPI là gì? Những ý nghĩa của KPI. Tại sao các doanh nghiệp hiện nay lại thường xuyên sử dụng thuật ngữ KPI trong báo cáo doanh nghiệp

KPI là gì? Có phải là yếu tố quan trọng quyết định sự hiệu quả trong kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp? Có phải KPI sẽ giúp bạn xác định vị trí doanh nghiệp của bạn trên thương trường?

Theo tìm hiểu của blog chúng tôi KPI là cụm từ viết tắt của Key Performance Indicator.

KPI được xem là một chỉ số để đánh giá mức độ hiệu quả của công việc. Dựa vào các chỉ số KPI đề ra người chủ doanh nghiệp có thể đánh giá được chất lượng hiệu quả của công việc của một tập thể hay một cá nhân. Tùy vào mục tiêu của mỗi doanh nghiệp mà các chỉ số KPI đề ra nhằm gia tăng lợi nhuận hay mức độ phổ biến của thương hiệu…

Dựa vào các chỉ số KPI giúp chủ doanh nghiệp sẽ quyết định thưởng hay phạt những người đã đạt và chưa đạt được KPI đề ra.

Ngoài ra còn có một thuật ngữ đặc biệt đó chính là KPI trong maketing doanh nghiệp. Đây là một chỉ số thể hiện độ phủ của doanh nghiệp trên thị trường, lượt tiếp cận của khách hàng, mức độ quan tâm tìm hiểu của khách đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

Đây là chỉ số KPI đánh giá nhân viên hiệu quả nhất hiện nay. KPI sẽ giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt được những gì nhân viên của họ đạt được và chưa đạt, những ưu điểm và nhược điểm của người nhân viên trong quá trình làm việc…Từ đó người chủ doanh nghiệp có thể đưa ra những giải pháp giúp cải thiện và nâng cao hiệu suất lao động của nhân viên

Theo blog chúng tôi đây là chỉ số KPI được nhiều nhà quản lý nhân sự quan tâm. Chỉ số này giúp nhà quản lý nhân sự đánh giá nhân viên của mình một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, chỉ số KPI này cũng có nhược điểm đó chính là không thể hiểu rõ được quá trình làm việc của một người nhân viên. Nên cũng không thể đưa ra giải pháp cải thiện hay phát triển.

Trái ngược với chỉ số KPI đầu ra, chỉ số KPI hành vi dùng để đánh giá những nhân viên mà chỉ số KPI đầu ra không đánh giá được. Chỉ số KPI hành vi tập trung vào thái độ, biểu hiện, hành vi trong quá trình làm việc của nhân viên. Ví dụ như cẩn thận, chăm chỉ, tỉ mỉ…Đây chính là những tiêu chuẩn trong hệ thống KPI hành vi giúp đảm bảo đầu ra tại các vị trí làm việc

Chỉ số này thường được chủ doanh nghiệp hoặc bộ phận tài chính của doanh nghiệp giám sát. Chỉ số KPI tài chính cho biết tình hình hoạt động của doanh nghiệp tốt hay xấu về mặt phương diện doanh thu và lợi nhuận Một số ví dụ về KPI tài chính Chỉ số này giúp đánh giá sự hiểu quả trong công việc của bộ nhận marketing. Chỉ số này giúp chủ doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan cho thấy bộ phận marketing đã đạt được những gì trong hoạt động quảng bá hình ảnh doanh nghiệp Một số ví dụ về chỉ số KPI marketing Chỉ số KPI kinh doanh giúp đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Giúp chủ doanh nghiệp đưa ra những giải pháp kịp thời nếu không đạt được hiệu quả trong kinh doanh. Một số ví vụ chỉ số KPI kinh doanh

Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cổ phần

Tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu

Tỷ lệ lợi nhuận so với những tháng cùng kì

Chỉ số này được các nhà quản lí dự án áp dụng để dễ dàng quản lí các dự án. Theo dõi tiền độ của dự án có hoàn thành được hay không. Dự án có đạt được yêu cầu đề ra hay không Một số ví vụ chỉ số KPI quản lí dự án Chỉ số này để đo lường độ hiệu quả của đội ngũ bán hàng. Số liệu giúp chủ doanh nghiệp nắm rõ kết quả bán hàng hàng tháng và theo dõi sự tăng trưởng của doanh nghiệp Một số ví vụ chỉ số KPI bán hàng

Chi phí mỗi lần bán hàng

Giá trị tuổi thọ khách hàng

Tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng

Tỷ lệ bán hàng hàng tháng

Trong 1 doanh nghiệp, các phòng ban khác nhau lại có những chức năng, công việc khác nhau. Vậy nên, 1 trong những yêu cầu cũng như công việc của chủ thể nắm quyền xây dựng KPI là phải tìm hiểu, nắm rõ được chức năng chính của mỗi bộ phận để có thể đưa ra các mục tiêu KPI đánh giá 1 cách công bằng và hiệu quả nhất.

Trước hết, cần đề ra 1 bộ phận hay cá nhân để có thể quyết định về vấn đề xây dựng KPI cho công ty. Người / bộ phận này có thể là trưởng nhóm, quản lý, các phòng ban trong công ty… Tuy nhiên, những người hay bộ phận tham gia xây dựng hệ thống KPI đều phải là những người có chuyên môn, hiểu biết về doanh nghiệp, mục tiêu của doanh nghiệp, về nhân viên cấp dưới, về công việc của các phòng ban… Để đảm bảo được tính hiệu quả cao, chủ thể xây dựng KPI cần hợp tác, đón nhận sự góp ý của các bộ phận, cá nhân khác để có thể điều chỉnh hay duy trì hệ thống KPI sao cho hợp lý nhất.

Đối với các bộ phận: Khi đã hiểu rõ được về nhiệm vụ các phòng ban riêng, cần dựa vào đó để xây dựng, đánh giá các hệ thống KPI chung cho từng bộ phận. Đây cũng là bước tiền đề để xây dựng KPI cho từng cá nhân trong bộ phận.

Đối với các cá nhân: Trong mỗi phòng ban, các cá nhân lại giữ các chức năng khác nhau. Vì vậy, cần dựa vào KPI chung của cả bộ phận và chức năng, nhiệm vụ của từng cá thể trong bộ phận để xây dựng, đánh giá chỉ số KPI. Cần xây dựng các kỳ đánh giá chỉ số KPI theo khoảng thời gian cố định như tháng, năm… Bên cạnh đó, các chỉ số này cần được đảm bảo đúng tiêu chí SMART.

Sau khi đã có bảng đánh giá về các khung điểm, về mức độ hoàn thành KPI, chủ thể xây dựng KPI cần nghiên cứu, đề ra các biện pháp chỉnh sửa nếu như có vấn đề, hoặc đưa ra những sự khắc phục hay phát triển để cải thiện năng suất làm việc.

Thang điểm được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá mức độ hoàn thành công việc, đạt được KPI. Tuy nhiên cần lưu ý, nếu chia ra quá nhiều mức độ điểm thì có thể gây phức tạp, khó khăn và không đạt độ chính xác cao nhất khi đánh giá kết quả cuối cùng.

Như đã nêu ở trên, KPI cần được xây dựng và đánh giá dựa theo các tiêu chí SMART. Bên cạnh đó, các nhà quản lý không bắt buộc phải sử dụng công cụ này, nhưng nó lại mang tính quyết định về thành công của việc đánh giá tiến độ công việc theo KPI. SMART bao gồm:

Hệ thống KPI đòi hỏi người phải có chuyên môn cao, hiểu biết rõ về KPI là gì? từ đó mới có thể xây dựng và áp dụng 1 cách hiệu quả nhất.

KPI dễ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến nhân viên, có thể là tâm lý hoang mang hoặc chán nản. Tình trạng này dễ dẫn đến sự thiếu gắn kết giữa nhân viên với doanh nghiệp, cấp trên.

KPI không rõ ràng dễ làm cho nhân viên lạc lối và mất ý chí phấn đấu trong quá trình làm việc.

KPI không quy định thời hạn hoàn thành cũng dẫn tới rủi ro về thời gian. Mơ hồ về giới hạn thời gian cũng tạo ra tâm lý chán nản, giảm tinh thần làm việc của nhân viên.

Nếu KPI không thay đổi qua những giai đoạn phát triển khác nhau của doanh nghiệp, điều này có thể dẫn đến hiệu suất kém, xu hướng suy giảm hoặc vượt khỏi sự kiểm soát của nguồn lực nhân sự.

KPI giúp doanh nghiệp đo lường sức tăng trưởng so với mục tiêu một cách dễ dàng hơn.

Giúp cấp trên đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên, các bộ phận công ty.

KPI cho kết quả có độ chính xác cao.

Phát triển sự liên kết giữa các cá nhân và tổ chức trong doanh nghiệp với nhau.

Giúp cho việc thiết lập và đạt được mục tiêu chiến lược thông qua việc xây dựng các mục tiêu cụ thể.

Vì tính đa dạng của KPI nên doanh nghiệp có thể tùy vào mục tiêu và chiến lược để có thể áp dụng nhiều chỉ số KPI cho các lĩnh vực hoạt động như: Hiệu quả tài chính, thị trường cạnh tranh, quản lý nhân sự…

KPI có thể là nhiệm vụ mà mỗi người phải hoàn thành, nhưng cũng là động lực để khuyến khích tinh thần làm việc. Theo nghiên cứu cho thấy, phần lớn nhân viên lao động cảm thấy có động lực hơn khi họ nhận được kết quả tích cực khi đáp ứng được các tiêu chí của KPI theo từng thời điểm, ví dụ như theo tháng, quý. Các kết quả này tạo cảm giác về sự kiên định, khiến họ tập trung vào việc đạt được KPI. Bên cạnh đó, khi vượt mức chỉ tiêu KPI, nhân viên sẽ được thưởng KPI. Vậy thì thưởng KPI là gì? Đó chính là 1 khoản được đặt ra theo quy định để khen thưởng cũng như khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên. Tùy theo từng công ty mà mức thưởng sẽ khác nhau.

Khi đã làm việc với KPI, nếu bạn là nhân viên, thì việc kiểm soát năng suất hoàn thành công việc, đạt được KPI đã đề ra sẽ giúp bạn làm việc 1 cách có trách nhiệm hơn. Còn nếu là quản lý hay cấp trên, cần nắm rõ KPI của từng nhân viên để hiểu được những vấn đề, cũng như thành quả của họ và đưa ra quyết định sáng suốt nhất khi đánh giá nhân viên.

Khi áp dụng KPI cho công việc của mình, bạn sẽ có cơ hội được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm. Nếu là 1 người quản lý, hoặc cấp trên, bạn có thể dựa vào kết quả đánh giá KPI của nhân viên, tham khảo cách quản lý của những người khác để có thể rút ra bài học, từ đó phát triển, cải thiện năng suất làm việc của nhân viên của mình. Bên cạnh đó, bạn có thể truyền đạt những kiến thức của mình đến với những người quản lý khác để giúp họ tích lũy thêm kinh nghiệm. Còn nếu là 1 nhân viên cấp dưới, việc làm việc với KPI giúp cho bạn ngày 1 phát triển năng suất, tiến độ, làm việc chất lượng hơn. Bạn sẽ học hỏi từ những người khác, học hỏi từ bản thân mình, rút ra kinh nghiệm để có thể làm việc hiệu quả hơn.

Như phần định nghĩa “KPI là gì?” đã nêu ra rằng, KPI là 1 chỉ số để đánh giá tiến độ công việc chứ không phải là mục tiêu hay chỉ tiêu như mọi người vẫn hiểu. KPI là công cụ hỗ trợ để bạn đạt được mục tiêu của mình cũng như của doanh nghiệp đề ra. Bằng cách sử dụng KPI, bạn có thể biết được những vấn đề, hay cơ hội của bạn để có thể tìm ra phương án thực thi công việc nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

Công thức tính KPI này, hay cũng có thể coi là công cụ đo lường mức độ hiệu quả truyền thông của bạn: Tổng số CV/đợt tuyển dụng (đối với từng chức danh).

Lương KPI là gì? Đó chính là mức lương khi đạt đủ chỉ tiêu KPI, hay còn được gọi là lương cứng.

Công thức tính mức thu nhập trung bình: Tổng thu nhập / tổng nhân viên.

Công thức tính mức thu nhập giờ công trung bình: Thu nhập trung bình / số giờ làm việc (đối với thời gian đo lường).

Công thức tính thu nhập trung bình theo chức danh: Tổng thu nhập chức danh / tổng nhân viên chức danh đó.

Tỷ lệ chi phí lương: Tổng chi phí lương / doanh số.

Tổng thời gian đi làm muộn toàn công ty: Cấp trên cần xem xét tổng thời gian đi muộn từng tháng, so sánh mức tăng giảm để có các biện pháp quản lý thích hợp.

Công thức so sánh thời gian đi làm muộn của các bộ phận: Tổng thời gian / tổng nhân viên.

Công thức tính tỷ lệ ngày nghỉ: Số ngày nghỉ + ốm / tổng số ngày làm việc trong tháng.

Đo lường từng bước doanh nghiệp đạt được doanh thu từ bán hàng là tăng hay giảm.

Đây là đơn vị đo lường quan trọng, cần phải giám sát một cách thấu đáo vì nó là một phần của các tiến trình phát triển và là 1 công cụ để đưa ra các chiến lược quyết định.

Giám sát chặt chẽ chỉ số này theo những mốc thời gian nhất định để nắm rõ xu hướng tăng trưởng và giá trị của doanh nghiệp.

Chỉ số thành công của KPI là tỷ lệ phần trăm tăng trưởng bán hàng vượt quá mục tiêu tại thời điểm đã định trước.

Kpi Là Gì? Phân Loại Kpi? Xây Dựng Chiến Lược Kpi Hiệu Quả?

KPI – CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC

KPI là gì?

tiếng anh là Key Performance Indicator là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỉ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng của công ty hay doanh nghiệp cá nhân. Mỗi bộ phận trong công ty sẽ có các chỉ số KPI khác nhau để đánh giá hiệu quả làm việc một cách khách quan của mỗi bộ phận đó.

KPI là cơ sở để nhà quản lý đánh giá thành tích của phòng ban, của nhân viên và đưa ra những khuyến khích phù hợp cho từng phòng ban, từng nhân viên.

Mục đích của việc sử dụng chỉ số KPI trong đánh giá thực hiện công việc là nhằm đảm bảo cho người lao động thực hiện đúng các trách nhiệm trong bảng mô tả công việc của từng vị trí chức danh cụ thể, điều này góp phần cho việc đánh giá thực hiện công việc trở nên minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công bằng và hiệu quả hơn, nâng cao hiệu quả của đánh giá thực hiện công việc bởi vì các chỉ số KPI mang tính định lượng cao, có thể đo lường cụ thể.

Tùy theo doanh nghiệp, tổ chức mà KPI sẽ khác nhau và ngay cả mỗi bộ phận cũng sẽ có một KPI khác nhau (Sales, Marketing, Product) và ngay cả mỗi người trong một bộ phận cũng có KPI khác nhau (SEO KPIs, Email KPIs, Social KPIs).

Phân loại KPI

Có rất nhiều KPIs khác nhau, nhưng ta phân thành 2 loại:

Ví dụ: KPI chiến lược là phải đạt doanh số 10 tỷ tháng và mỗi năm 120 tỷ, không đạt được mục tiêu đó thì có khả năng công ty sẽ bị ảnh hưởng, nhà đầu tư rút vốn, giám đốc Sales và Marketing bị cho thôi việc.

2. KPIs được gắn với các mục tiêu mang tính chiến thuật: Các chiến thuật là những hoạt động nhỏ nhằm giúp công ty đến được gần hơn với việc đạt mục tiêu chiến lược.

Cho nên các tầng cấp quản lý (directors, managers) là người sẽ bị ép KPI chiến lược và các bạn này phải tạo ra các KPI chiến thuật để phục vụ việc đạt mục tiêu KPI chiến lược mà các bạn đang chịu. Các KPI chiến lược này sẽ được áp cho các bạn cấp dưới đang thực thi các công việc tương ứng.

Vậy khi thấy tình trạng các KPI chiến thuật đều được đạt được nhưng các KPI chiến lược thì lại không thì nó có thể đến từ một số lý do:

KPI chiến thuật hiện tại được thiết lập không có đóng góp vào việc đạt được các KPI chiến lược. Ví dụ: đặt KPI là chỉ số bounce rate(Tỷ lệ thoát) của website, trong khi đó chỉ số này vốn không nói lên được gì và cũng không gắn kết được nó với KPI chiến lược.

KPI chiến thuật đặt ra mà đạt được hết (mà còn vượt xa hạn mức) thì cái đó chưa chắc đã là tốt, mà có thể là bạn đặt mục tiêu quá dễ dàng và đánh giá mục tiêu không chính xác và do đó không đủ để giúp đạt được KPI chiến lược.

Bí quyết bán hàng: CHỐT SALES “BÁCH PHÁT BÁCH TRÚNG” VỚI 9 NHÓM KHÁCH HÀNG

Còn nếu KPI chiến thuật bạn đặt ra mà không đạt được và kém quá xa thì có thể bạn đang đối đầu với các vấn đề:

KPI chiến thuật được đặt ra quá tham vọng xa rời thực tế nên không thể đạt được. KPI ngoài mục đích để đo lường hiệu quả nó còn có thể hoạt động như một tác nhân có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tâm lý nhân viên của bạn. Bạn sẽ không muốn họ cảm thấy quanh nắm suốt tháng không đạt được chỉ tiêu và làm việc kém hiệu quả?

Đội ngũ nhân viên của bạn yếu, không đủ khả năng đạt được KPI chiến thuật bạn đặt ra. Lúc này bạn cần coi lại cấu trúc team, các công việc mà họ đang thực hiện cũng như quy trình tuyển người từ đầu vào.

Vậy quan trọng nhất chính là KPI chiến thuật được đặt ra cho người thực thi phải thực sự phù hợp và bám sát với KPI chiến lược. Các KPI này là khi hoàn thành và đạt được phải tác động một cách tích cực và giúp doanh nghiệp, tổ chức đến gần hơn mục tiêu kinh doanh đề ra.

KPI với CloudPro CRM – công cụ hỗ trợ quản lý KPI hiệu quả

KPI ngày càng trở nên cần thiết với nhiều doanh nghiệp trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp của những nhà quản lý. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể đánh giá và quản lý KPI trong doanh nghiệp một cách hiệu quả vẫn là câu hỏi khiến nhiều nhà quản lý phải đau đầu.

Hiểu được những trăn trở đó, OnlineCRM đã phát triển tính năng quản lý KPI ngay trên phần mềm CloudPro CRM với mục đích duy nhất là có thể biến CRM không chỉ là một phần mềm hỗ trợ tiếp thị, bán hàng và chăm sóc khách hàng mà còn là một trợ thủ đắc lực của nhà quản lý quản lý hiệu quả nhất doanh nghiệp của mình.

OnlineCRM giải pháp hỗ trợ quản lý khách hàng và bán hàng tối ưu

Tìm hiểu thêm về những lợi ích và khó khăn trong quá trình đánh giá KPI tại KPI – CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC (Phần 2) Tìm hiểu thêm về lợi ích của CRM qua bài viết CRM giúp doanh nghiệp tăng doanh thu như thế nào?

Kpi Là Gì? Xây Dựng Kpi Marketing, Nhân Sự, Kinh Doanh Hiệu Quả

Đó có thể là do người sử dụng chưa hiểu hết bản chất, quy trình, ưu, nhược điểm của nó trong từng lĩnh vực cụ thể.

Các nội dung chính:

1. Định nghĩa KPI & các kiến thức nền tảng

2. Để áp dụng KPI thì cần đáp ứng những yêu cầu nào

3. Quy trình xây dựng hệ thống chỉ số KPIs là gì

4. Chi tiết các chỉ số chính dùng để đánh giá: Nhân sự, Kinh doanh, Marketing, Công ty có bán hàng online,…

5. Ưu/ Nhược điểm

6. Các khó khăn thường gặp phải khi áp dụng KPI tại Việt nam là gì?

KPI là từ viết tắt của Key Performance Indicator. Hiểu chung theo nghĩa Tiếng Việt là chỉ số hiệu suất cốt yếu của một đối tượng tương ứng. Có thể đó là chỉ số chính để đo lường hiệu quả thành công của

Một công việc,

Dự án,

Năng lực nhân sự

Hoặc quy trình cụ thể trong kinh doanh.

Như vậy, chỉ số này chính là công cụ quản lý, giúp doanh nghiệp

Khảo sát,

Phân tích,

Đo lường khả năng hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

1.2. Các đặc điểm chính của KPI là gì?

1.2.1. Bao gồm nhiều chỉ số phi tài chính:

Không giống như các chỉ tiêu tài chính doanh thu, lợi nhuận, được hiển thị bằng đơn vị tiền tệ, các chỉ số KPIs là những thước đo có thể lượng hóa được nhưng đo lường những vấn đề sâu xa hơn trong quá trình thực hiện mục tiêu.

Chỉ số này được đo lường và đánh giá thường xuyên: Đây là đặc điểm đặc trưng của chỉ số hiệu suất cốt yếu bởi nó phải được theo dõi, đo lường hàng ngày, hàng tuần. Chứ không phải là theo từng tháng, từng quý hay từng năm. Nó là chỉ số đo lường hiện tại hoặc tương lai chứ không phải là các chỉ số trong quá khứ.

1.2.2. KPI phản ảnh mục tiêu của một dự án, tổ chức hay doanh nghiệp.

Mục tiêu và sứ mệnh của DN được hoạch định, chỉ đạo thực hiện bởi ban giám đốc và những nhà quản trị cấp cao. Bởi vậy, chỉ số này chịu tác động trực tiếp từ ban quản trị của tổ chức.

Gắn trách nhiệm cho từng nhóm hoặc từng cá nhân riêng lẻ.

Chỉ số KPI luôn đòi hỏi từng cá nhân phải hiểu và có hành động điều chỉnh thường xuyên

+ RI (Result indicator): Chỉ số kết quả

+ KRI (Key Result Indicator): Chỉ số kết quả trọng yếu

+ PI (Performance Indicator): Chỉ số thể hiện các hành động cải thiện hiệu suất

Mọi tổ chức, doanh nghiệp đều có thể tìm hiểu và xây dựng hệ thông KPI. Từ đó theo dõi, đo lường, cải thiện hiệu suất công việc, thông qua đó đạt được mục tiêu đã đề ra. Cụ thể KPI thường được áp dụng trong:

Đánh giá và quản lý nhân sự,

Đánh giá hiệu quả bán hàng của bộ phận kinh doanh

Tổng thể chiến dịch marketing: Lên kế hoạch, triển khai, đánh giá,..

Trong thực thi các chiến lược SEO cho doanh nghiệp….

2. Yêu cầu khi áp dụng KPIs

+ S – Specific: Cụ thể

+ M – Measureable: Có thể đo lường được

+ A – Achiveable: Có thể đạt được

+ R – Realistics: Thực tế

+ T – Timbound: Thời hạn cụ thể

Đảm bảo sứ mệnh, tầm nhìn và các chiến lược của tổ chức phải nhất quán

Phải kết hợp nhịp nhàng, thống nhất giữa đo lường và đánh giá, hoạch định và cải tiến hiệu suất

Đảm bảo tính thống nhất của hệ thống quản lý chung

3. Quy trình chung xây dựng hệ thống KPIs

Không phải tất cả các tổ chức/ doanh nghiệp/ dự án đều áp dụng KPI giống nhau. Quy trình áp dụng tùy thuộc vào mục tiêu của từng đơn vị. Tuy nhiên, khung chung về quy trình để xây dựng hệ thống KPIs như sau:

3.1. Xác định chủ thể xây dựng KPI

Người xây dựng KPIs thường là nhà quản lý, trưởng bộ phận/ phòng/ ban. Nhưng dù là ai thì cũng phải là người có chuyên môn cao và hiểu rõ về mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức/dự án. Đồng thời hiểu rõ về KPI.

3.2. Xác định chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

KIPs được xây dựng cần thể hiện và gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận/ phòng/ ban/ dự án.

3.3. Xác định vị trí chức danh và trách nhiệm của từng chức danh

Đây là bước mô tả công việc chi tiết của từng cá nhân trong nhóm. Trong đó nêu rõ trách nhiệm của từng chức danh một cách rõ ràng, cụ thể và khả thi.

3.4. Xác định các chỉ số hiệu suất cốt yếu KPIs

Chỉ số cá nhân: xây dựng các KPIs cá nhân theo đúng yêu cầu về tiêu chí SMART nêu trên

Xây dựng kỳ đánh giá từng chỉ số cụ thể

3.5. Xác định khung điểm số cho các kết quả thu được

Tương ứng với từng chỉ số, sẽ có các mức độ điểm số khác nhau, phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc

3.6. Đo lường, tổng kết và điều chỉnh nếu có

Trên cơ sở khung điểm, nhà quản trị sẽ tổng kết mức tổng điểm và đưa ra các kết luận. Và đưa ra các điều chỉnh nếu cần thiết.

4. Cách tính chỉ số KPI ở một số lĩnh vực phổ biến tại Việt Nam

Hiện nay tại nước ta KPI vẫn còn là công cụ mới mẻ để đánh giá hiệu hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp, dự án. Đa phần mới chỉ áp dụng KPI ở các bộ phận như nhân sự, tiếp thị, bán hàng….

4.1. KPI trong quản trị nhân sự

Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu tuyển dụng (A)

+ Cách tính: A = Số ứng viên đạt yêu cầu/ tổng số ứng yên

+ Cách tính C = Tổng số nhân viên đã tuyển/ tổng số nhân viên theo kế hoạch

+ Ý nghĩa: C càng cao chứng tỏ vòng quay nhân viên cao, vòng đời nhân viên thấp

+ Cách tính D = Tổng thời gian tất cả nhân viên phục vụ trong doanh nghiệp/ tổng số nhân sự đã tuyển

+ Ý nghĩa: Cho thấy lòng trung thành của nhân viên và hiệu quả cách quản lý của ban quản trị doanh nghiệp

Tỷ lệ nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ (E)

+ Cách tính E= Số nhân viên không hoàn thành/ tổng số nhân viên

+ Ý nghĩa: cho thấy hiệu quả bố trí nhân sự cũng như năng lực từng nhân viên

Ngoài ra KPI trong quản trị nhân sự còn có các chỉ số khác như: KPI đánh giá về lương, về an toàn lao động, về hiệu quả đào tạo, hiệu quả giờ làm việc….

4.2. KPI trong Marketing gồm những gì?

+ Cách tính: Tổng số phản hồi khách hàng/ tổng số thông tin gửi tới khách hàng

+ Ý nghĩa: Đo lường hiệu quả của các chương trình marketing trực tiếp như gửi thư tay, email cho khách hàng

Tỷ lệ khách hàng không quay lại sử dụng sản phẩm/dịch vụ

+ Cách tính: Tổng số khách hàng mua hàng lần đầu bỏ đi/ tổng số khách hàng mua hàng lần đầu

Hiệu quả của hệ thống nhận diện thương hiệu

+ Cách tính: Số khách hàng nhận ra sản phẩm của doanh nghiệp/ tổng số khách hàng

Bên cạnh đó, KPI trong marketing còn có các chỉ số khác như: KPI đánh giá hiệu quả khuyến mãi, KPI đánh giá hiệu quả PR, đánh giá hiệu quả internet marketing….

SEO là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Search Engine Optimization, nghĩa tiếng Việt là tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm. Đó là tập hợp các phương pháp, chiến lược tối ưu hóa website, để website dễ tìm kiếm. Như vậy, bản chất SEO là một lĩnh vực tiếp thị quảng bá website.

Thông thương một dự án SEO có nhiều yếu tố, nhiều cá nhân và bộ phận tham gia. Vì vậy mà nhà quản lý dự án sẽ đưa ra các chỉ số tương ứng với từng giai đoạn, từng cá nhân. Nhằm đo lường và đánh giá hiệu quả công việc KPI là gì

Các chỉ số KPI phổ biến trong SEO

+ Thứ hạng từ khóa (Rank): Các KPI ở hạng mục này bao gồm: số lượng từ khóa, Top từ khóa, mốc thời gian để đạt top, từ khóa tăng- giảm.

+ Lưu lượng truy cập (Traffic): Chỉ số này giúp người dùng đánh giá và phân luồng được lưu lượng truy cập website đến từ nguồn nào, từ đó có những điều chỉnh phù hợp. Các KPI ở hạng mục này thường là: lượng truy cập thời gian thật, lượng truy cập theo ngày/tuần/tháng/năm, tỷ lệ trung bình trên website, tỷ lệ quay lại của người vào website….

+ Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate): Đây được xem là một KPI quan trọng khi làm SEO

Cách tính CR = Tổng số mục tiêu đạt được/ tổng số truy cập vào website

Như vậy, muốn tăng KPI này, người quản lý cần hiểu rõ khách hàng cần gì và tối ưu hóa lại bố cục, nội dung website, điều chỉnh các chương trình tiếp thị đặc biệt để làm tăng tỷ lệ chuyển đổi.

+ Lợi nhuận ròng trên đầu tư (ROI): KPI này được xem là chỉ số quan trọng nhất, quyết định nhất đến sự thành công khi làm SEO bởi vì khi lợi nhuận thu về không tương xứng với sự đầu tư ban đầu thì xem như dự án không thành công.

Cách tính ROI (một chỉ tiêu KPI quan trọng)

= lợi nhuận thu được/ tổng chi phí chiến dịch SEO

+ Nội dung: KPI nội dung bao gồm các chỉ số về số bài/ngày, số tương tác/bài, số từ khóa trên bài/, tỷ lệ chuyển đổi/bài. Chất lượng và nội dung bài viết có chứa các từ khóa sẽ đáp ứng được số đông người xem và qua đó mà quá trình làm SEO thuận lợi hơn rất nhiều.

+ Tương tác: Yếu tố này đánh giá độ xác thực và phổ cập của website, các KPI tương tác gồm: số lượt yêu thích, số lượt chia sẻ, tỷ lệ khách hàng quay lại website

5. Ưu nhược điểm chung của KPI là gì?

Các chỉ số KPI giúp tổ chức/ doanh nghiệp đo lường được sự tăng trường so với mục tiêu đã đề ra một cách rõ nét, cụ thể

Với việc áp dụng hợp lý thì các chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu này có thể giúp ban quản lý theo dõi, đánh giá hiệu quả làm việc từng bộ phận, từng nhân viên, đặc biệt hơn là so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác

Các chỉ số KPI có mức độ áp dụng phổ biến, nghĩa là trên một khung hình chung. Tùy vào từng lĩnh vực cụ thể mà các chỉ số KPI sẽ được xây dựng linh hoạt tương ứng.

Là các chỉ tiêu có thể lượng hóa nên kết quả đo lường chính xác cao.

Gia tăng liên kết nhóm làm việc, các bộ phận trong cùng một tổ chức – KPI là gì

5.2. Nhược điểm của KPI là gì

Để xây dựng được hệ thống các chỉ số KPI thì yêu cầu người sử dụng phải có chuyên môn cao, phải hiểu rõ bản chất KPI là gì, ưu, nhược điểm cụ thể để áp dụng một cách khoa học nhất.

Nếu không đảm bảo các yêu cầu nêu trên thì việc áp dụng KPI có thể phản tác dụng

KPI không phát huy hiệu quả tối đa nếu được sử dụng trong thời gian quá dài.

Như đã đề cập ở trên, tại Việt Nam, việc áp dụng KPI chưa thực sự hiệu (nặng lý thuyết)

Nhận thức nửa vời:

Mọi người chỉ hiểu đơn thuần về KPI như một chỉ số đo lường hiệu suất. Trong khi thực tế đó lại là một cung cụ chiến lược có tính hệ thống. Đi từ việc hoạch định mục tiêu, theo dõi quy trình thực hiện, kiểm soát và điều chỉnh để tăng hiệu suất. Do đó mà việc áp dụng và triển khai chưa khoa học, dẫn đến thất bại tất yếu.

Quy trình xây dựng các chỉ số này nặng về hình thức, chưa cụ thể hóa kết quả từng bước. Không bám sát mục tiêu từng giai đoạn, từng bộ phận chức năng.

Người lao động vẫn còn hiểu KPIs như một hệ thống giám sát mình.

Chứ không hẳn là công cụ để mình theo dõi hiệu suất làm việc của chính mình, từ đó cải tiến để tốt hơn. Đó là do cách truyền đạt, phổ cập về KPI chưa chuẩn xác từ trên xuống. Không có sự đồng thuận của toàn thể nhân sự thì khó có thể thành công.

Hạn chế năng lực nhân sự, năng lực chuyên môn dẫn tới việc triển khai quy trình xây dựng hệ thống chỉ tiêu hiệu suất cốt yếu không đúng quy chuẩn, sơ sài và không bám sát để cải tiến và điều chỉnh tức thì.

Mục tiêu ban đầu của doanh nghiệp/ tổ chức không được hoạch định rõ ràng nên việc xác lập các chỉ số hiệu suất cốt yếu gặp khó khăn, không phù hợp với mục tiêu ban đầu, từ đó mà rất dễ gặp thất bại.

Thiếu sự tham mưu của các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp về KPI

Ý Nghĩa Số 8683 Ý Nghĩa Số 8386

1. Giải mã ý nghĩa số 8683 là gì, ý nghĩa số 8386 là gì?

Chắc hẳn bạn đang rất nóng lòng không biết ý nghĩa của số 8683 là gì phải không ạ? Để không mất thời gian quý báu cua quý vị Sim Thành Công xin được giải thích ý nghĩa sim số 8683 như sau:

Theo quan niệm dân gian, số 8 là Phát, số 6 là Lộc, số 3 là Tam là Tài. Như vậy ý nghĩa số 8683 hiểu một cách trực tiếp chính là Phát Lộc Phát Tài, còn ý nghĩa số 8386 chính là Phát Tài Phát Lộc. Ý chỉ đây là con số may mắn, đem lại tài lộc cho chủ sở hữu, con số 8683 đem đến thành công, danh vọng cho tất cả những ai sở hữu nó.

Thật tuyệt vời nếu chính bản thân bạn sở hữu được con số phát lộc phát tài này.

2. Tác dụng của xem ý nghĩa số 8683 trong mua sim số đẹp.

Các bạn có biết xem ý nghĩa của con số 8683 có vai trò gì không?

Nếu bạn xem ý nghĩa số 8683, bạn sẽ có trong tay mình những thứ sau:

– Thứ nhất là một chiếc đem lại may mắn, tài lộc cho bạn. Đây là một trong số những sim số độc của dòng , sở hữu chiếc sim đọc 8683 này chắc chắn may mắn sẽ đến với bạn ngay lập tức.

Ngoài ra bạn cũng có thể sở hữu mang ý nghĩa sinh tài phát lộc, (Phát Tài Phát Lộc), (San Bằng Tất Cả).

– Thứ hai, biết ý nghĩa sim số 8683,… Bạn cũng có thể sắm cho mình một biển số xe 8683 với ý nghĩa tuyệt đẹp mà người người ao ước.

Và còn nhiều lợi ích khác bạn sẽ có được nếu sở hữu một trong những con số này.

3. Một số lưu ý khi mua sim số độc 8683.

Theo các chuyên gia phong thủy phân tích ý nghĩa đuôi số điện thoại 8683 được coi là con số an lành chính vì thế mà sẽ cho thấy được số phận từng người là sẽ ăn nên làm ra. Do vậy sim số đuôi 8683 là một sim đẹp.

Nếu bạn đọc có những thắc mắc về chính các con số, hay ý nghĩa mà nó đem lại cho chính mình thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0965.986.968 để được giải đáp.