Ý Nghĩa Lịch Sử Của Việc Thành Lập Đảng / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Ý Nghĩa Lịch Sử Thành Lập Đảng Cộng Sản Việt Nam

Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản diễn ra trong vòng nửa cuối năm 1929 là bước tiến nhảy vọt của phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, phù hợp với xu thế và nhu cầu bức thiết của lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, ở một nước có tới ba tổ chức cộng sản nên không tránh khỏi sự phân tán về lực lượng và tổ chức, không thể thống nhất về tư tưởng và hành động.

Trong bối cảnh đó, nhận thấy sự cần thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào Cộng sản ở Việt Nam, ngày 23-12-1929, Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm đến Trung Quốc. Người triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đến họp tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng) để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo Báo cáo gửi Quốc tế cộng sản ngày 18-2-1930 của Nguyễn Ái Quốc, hội nghị diễn ra vào ngày 6-1, các đại biểu trở về An Nam ngày 8-2-1930.

Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như Đại hội thành lập Đảng. Trong đó, Chánh cương vắn tắt của Đảng và sách lược vắn tắt của Đảng có giá trị như cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã quyết nghị lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch mỗi năm làm Ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã mở ra thời kì mới cho cách mạng Việt Nam – thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ra đời, đã xác định được những nội dung cơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam; đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của lịch sử và trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết thống nhất các tổ chức cộng sản, các lực lượng cách mạng và toàn thể dân tộc.

Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vô cùng quan trọng của lịch sử cách mạng Việt Nam, quyết định sự phát triển của dân tộc, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đó là kết quả của sự vận động, phát triển và thống nhất phong trào cách mạng trong cả nước; sự chuẩn bị công phu về mọi mặt của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và sự đoàn kết nhất trí của những chiến sỹ tiên phong vì lợi ích của giai cấp, của dân tộc.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là thành quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh, phong trào yêu nước và phong trào công nhân ở Việt Nam; chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng. 

Thực tiễn 91 năm qua đã khẳng định: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam thật sự là đội tiên phong của giai cấp công nhân; đồng thời, là đội tiên phong của nhân dân lao động và toàn dân tộc Việt Nam.

Chào mừng kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vô cùng tự hào vì đất nước ta có một Đảng Cộng sản kiên cường, trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, làm nên những kỳ tích vĩ đại trong lịch sử dân tộc, đóng góp xứng đáng vào phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, vì hoà bình và tiến bộ của nhân loại.

Tự hào về Đảng quang vinh, về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, mỗi đảng viên, công chức, viên chức và người lao động toàn Chi bộ giảng viên Khối Kinh tế – xã hội và Đảng bộ Trường Đại học Tôn Đức Thắng càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, nguyện đi theo Đảng, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, tiếp tục lãnh đạo cán bộ, giảng viên, công nhân viên đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội./.

Lê Hùng

Giảng viên Trung tâm Giáo dục QP&AN

Lịch Sử &Amp; Ý Nghĩa Ngày Thành Lập Quân Đội Nhân Việt Nam 22/12.

22/12 không chỉ là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà đã trở thành Ngày hội Quốc phòng toàn dân – Một ngày kỷ niệm đầy ý nghĩa đối với toàn thể nhân dân Việt Nam.Tên gọi “Quân đội nhân dân” là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ”.Ngày 22-12-1944, tại khu rừng thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã chính thức làm lễ thành lập, gồm 3 tiểu đội với 34 chiến sĩ được lựa chọn từ những chiến sĩ Cao-Bắc-Lạng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.Chấp hành chỉ thị “phải đánh thắng trận đầu”, ngay sau ngày thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt (17 giờ chiều 25-12-1944) và sáng hôm sau (7 giờ ngày 26-12-1944) đột nhập đồn Nà Ngần, tiêu diệt gọn 2 đồn địch, giết chết 2 tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính, thu toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng.Lịch sử 62 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của quân đội ta gắn liền với lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc. Một đội quân được Đảng và Bác Hồ rèn luyện, đã từng là những đội tự vệ đỏ trong cao trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh, đội du kích Bắc Sơn, Nam Kỳ, Ba Tơ, Cao Bắc Lạng, Cứu quốc quân đến Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Một đội quân lớp lớp cán bộ, chiến sĩ đã nối tiếp nhau bao thế hệ cầm súng chiến đấu, cùng toàn dân đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược hung bạo, giành lại độc lập thống nhất và bảo vệ vững chắc bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam XHCN và làm tròn nghĩa vụ quốc tế vẻ vang đối với cách mạng hai nước Lào và Cam-pu-chia anh em.Những hoạt động của ngày hội như vậy nhằm động viên cán bộ, chiến sĩ không ngừng nâng cao cảnh giác, ra sức rèn luyện bản lĩnh chính trị và trình độ quân sự, không ngại gian khổ, vượt qua khó khăn, trong mọi hoàn cảnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ý Nghĩa Lịch Sử Ngày Tết Độc Lập 2/9

Sau khi Hà Nội và miền Bắc khởi nghĩa thắng lợi, ngày 25 tháng 8, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu trở về ngoại thành Hà Nội. Chiều hôm sau, Đoàn Trung ương đón Người về ở căn gác 2, nhà số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội để trực tiếp chỉ đạo phong trào. Người đã chủ tọa phiên họp của Thường vụ Trung ương Đảng bàn về công tác đối nội, đối ngoại, và đưa ra quyết định về việc khẩn trương tổ chức lễ ra mắt chính phủ lâm thời.

Từ sáng sớm lễ Quốc khánh ngày mùng 2/9, hàng chục vạn người hàng ngũ chỉnh tề, cờ hoa khoe sắc, áo quần tươi màu đỏ thắm đã dồn về quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Những biểu ngữ nền đỏ chữ vàng bằng các thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, Hoa, Nga chăng ngang đường phố.

Những chiến sĩ cách mạng đã từng anh dũng chiến đấu ở Bắc Sơn, Vũ Nhai, lập nên các chiến công Nà Ngần, Phai Khắt, giờ đây vẫn nắm chắc tay súng, một lòng hướng tâm bảo vệ nền Độc lập mới ra đời. Hơn 50 vạn người đại diện cho mọi tầng lớp xã hội trong nhân dân, ai ai cũng nét mặt hân hoan phấn khởi chờ đón giờ khai sinh của chế độ mới- chế độ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cũng cung giờ này, thì nhiều cuộc mít tinh lớn đã được tổ chức tại Huế, Sài Gòn và nhiều thành phố khác. Muôn triệu trái tim đang hồi hộp hướng về Hà Nội, đợi chờ giây phút thiêng liêng nhất.

Đúng 14 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo trong Chính phủ lâm thời bước ra lễ đài. Bản nhạc Tiến quân ca hùng tráng vang lên, mọi ánh mắt đều hướng về lá cờ đỏ sao vàng rựa rỡ đang từ từ được kéo lên theo nhịp điều của bài hát. Hàng chục vạn tay nắm chặt tay giơ lên ngang tai, thể hiện lòng quyết tâm và ý chí sắt đá, kiên cường, kính chào lá cờ vinh quang của Tổ quốc.

Ý nghĩa của ngày Quốc Khánh

Theo Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, chương 1, điều 13, mục 4 đã khẳng định: “Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên ngôn độc lập mùng 2 tháng 9 năm 1945 ra đời”.

Lễ Quốc khánh ngày mùng 2/9 của Việt Nam được tổ chức sau ngày lễ 30/4-1/5 giải phóng toàn dân, đây là ngày lễ lớn vô cùng trọng đại của người dân Việt Nam, được diễn ra vào mùng 2/9 hằng năm, đây là ngày kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

Sau 72 năm kể từ ngày khai sinh ra nước Việt Nam ,đến nay, đất nước Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực vươn lên mạnh mẽ. Với lịch sử gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia được tăng lên đáng kể.

Việt Nam được bạn bè năm châu mến phục, biểu tượng cho sự ổn định xã hội, tinh thần chiến thắng đói nghèo, đề cao nhân nghĩa con người trong thế kỷ XXI. Với những thành tựu to lớn đã đạt được từ ngày thành lập nước đến nay, dân tộc ta đã chứng tỏ được phần nào sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và toàn thể dân tộc Việt Nam.

72 năm qua là một quá trình phấn đấu hy sinh không gì có thể so sánh bằng của cả dân tộc nhằm bảo vệ và xây dựng nên Tổ quốc Việt Nam hôm nay. Ngày nay đất nước ta đã lớn mạnh hơn gấp nhiều lần; Việt Nam đã trở thành một quốc gia có uy tín trên trường quốc tế. Mỗi lần đến ngày kỉ kiệm, thì người Việt Nam dù đang ở bất kỳ nơi đâu, ngay trong lòng đất mẹ hoặc ở xa Tổ quốc, cũng không khỏi xúc động bồi hồi, khi nhớ lại khí thế đầy hào hùng, sôi sục và náo nức của những ngày chiến đấu cách mạng gian khổ, đặc biệt là ngày Quốc khánh 2-9-1945 lịch sử.

Đây chính là dịp để bất cứ người dân Việt Nam nào, đồng bào cả nước cũng như bào kiều ở nước ngoài cùng hướng về tổ quốc. Cùng nhau tưởng nhớ những người anh hùng đã hy sinh vì Tổ quốc, cùng tưởng nhớ và biết ơn tới vị vĩ nhân Hồ Chí Minh- người anh hùng dân tộc.

Đồng thời cũng là dịp mà các thế hệ sau cùng nhau nhìn lại chặng đường gian khổ và hào hùng của dân tộc, trau dồi lòng yêu nước và cống hiến sức mình cho tương lai sau này.

Với ý nghĩa và tầm vóc vô cùng lớn lao đó, dịp lễ Quốc khánh ngày mùng 2/9 đã trở thành một trong những ngày hội lớn nhất của dân tộc, ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ý Nghĩa Lịch Sử Sự Ra Đời Đảng Cộng Sản Việt Nam Và Cương Lĩnh Chính Trị Đầu Tiên Của Đảng

3. Ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời thể hiện bước phát triển biện chứng quá trình vận động của cách mạng Việt Nam; sự phát triển từ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đến ba tổ chức cộng sản, đến Đảng Cộng sản Việt Nam trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm cách mạng Nguyễn Ái Quốc.

Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã quy tụ ba tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất – Đảng Cộng sản Việt Nam, theo một đường lối chính trị đúng đắn, tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị, tổ chức và hành động của phong trào cách mạng cả nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quà tất yếu của cuộc đẩu tranh dân tộc và đẩu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác – Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là “một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sừ cách mạng Việt Nam ta. Nó chửng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”.

Về quá trình ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát: “chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930 .

Thực tế lịch sử cho thấy, trong quá trình chuẩn bị chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh không chỉ vận dụng sáng tạo mà còn bổ sung, phát triển thuyết Mác – Lênin về đảng cộng sản. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm 1991) chỉ rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân trọn vẹn nhất cho sự kết hợp đó, là tiêu biểu sáng ngời cho sự kểt hợp giai cấp và dân tộc, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội”.

Ngay từ khi ra đời, Đảng đã có cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường giải phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản, đây là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX; mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam.

Thực tiễn quá trình vận động của cách mạng Việt Nam trong hơn 80 năm qua đã chứng minh rõ tính khoa học và tinh cách mạng, tính đúng đắn và tiến bộ của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

chúng tôi