Ý Nghĩa Logo Đại Học Khoa Học Huế / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Trường Đại Học Khoa Học, Đh Huế

Sự kiện tiếp tục là minh chứng rõ ràng cho tinh thần nhân đạo và nhân văn cao cả của tập thể cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường ĐHKH, Đại học Huế.

Đồng chí Nguyễn Tường Du, Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Nhà trường đã đánh giá cao tinh thần thiện nguyện, sẵn sàng chung tay vì cộng đồng của toàn thể hội viên, sinh viên Nhà trường và đặc biệt có sự tham gia đông đảo của Cán bộ, giảng viên và các anh chị cựu sinh viên cho thấy sự lan tỏa trong phong trào hiến máu nhân đạo của Hội Sinh viên Nhà trường ngày càng lớn. Có thể nói trong nhiều năm qua công tác hiến máu nhân đạo đã trở thành một hoạt động xã hội tổ chức thường xuyên tại Trường ĐHKH. Từ ý nghĩa sâu sắc của phong trào hiến máu tình nguyện – một trong những nghĩa cử cao đẹp của con người với con người, đồng thời cũng là truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của người dân Việt Nam, ngày hội hiến máu tình nguyện đã góp phần động viên tinh thần tự nguyện của các đoàn viên thanh niên, rèn luyện ý thức của sinh viên đối với tinh thần “Mình vì mọi người – Mọi người vì mình”.

Bạn Nguyễn Minh Hiếu, cựu sinh viên Khóa 39 Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường chia sẻ: “Mình rất vui khi được đồng hành cùng Hội Sinh viên Trường trong hoạt động hiến máu lần này. Và trong sáng nay, mình thấy có rất nhiều cựu sinh viên về tham gia hiến máu, đây là tín hiệu rất vui và đáng mừng. Mình hiễn máu cũng hơn 15 lần rồi, nhưng mỗi lần tham gia hiến máu mình lại có một cảm xúc khác nhau sau khi chứng kiến những ca cấp cứu nguy kịch cần sự chung tay của cộng đồng, điều đó thôi thúc bản thân mình phải luôn rèn luyện để có thể trạng tốt nhất và tham gia hiến máu nhiều lần hơn để giúp ích cho xã hội nhiều hơn”

Ngày hội hiến máu nhân đạo tháng 6/2020 với thông điệp ” Hiến giọt máu đào – trao đời sự sống ” tiếp tục thu hút đông đảo cán bộ, giảng viên, người lao động và sinh viên trong trường tham gia với 232 đơn vị máu thu được. Rất nhiều Thầy Cô giáo và các bạn sinh viên đã có mặt từ rất sớm để đăng ký tham gia. Cô Hoàng Trần Như Ngọc, 1 Tiến sĩ trẻ, Bí thư Liên Chi đoàn Khoa Lý luận Chính trị chia sẻ: Mình rất vui vì đã làm được một việc có ích, mình nghĩ đây là một hoạt động rất nhân văn và ý nghĩa… Và mình cũng đã đồng hành cùng Hội Sinh viên với các bạn trong Câu lạc bộ hiến máu của Nhà trường rất nhiều đợt và mình cũng không nhớ rõ là mình đã hiến bao nhiêu lần rồi nữa. Và qua đây, mình cũng hy vọng, phong trào hiến máu ngày càng được lan tỏa và được động đảo Cán bộ, giảng viên và sinh viên trong toàn Trường cũng như toàn xã hội hưởng ứng tham gia.

Sự thành công của “Ngày hội hiến máu nhân đạo đợt 1 năm 2020” đã góp phần giúp nguồn máu của Bệnh viên Trung ương luôn có sắn để kịp thời cứu sống người bệnh nguy kịch và giúp ngành y tế bớt khó khăn về tình trạng thiếu máu sau mùa dịch Covid-19. Hiến máu tình nguyện là hành động mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện nghĩa cử cao đẹp của con người. Đây cũng là dịp giáo dục truyền thống tương thân tương ái cho cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Khoa học Huế trong phong trào hiến máu nhân đạo, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư.

Trước đó, vào ngày 28 tháng 5 năm 2020 cũng đã có 12 Cán bộ, sinh viên Nhà trường đã tham gia hiến máu tại Trung tâm huyết học truyền máu, Bệnh viên TW Huế do ĐTN Đại học Huế phát động. Và trong sáng 15 tháng 5 năm 2020, CLB Sinh Nhật Hồng Tuổi 18 – Hiến Máu Cứu Người đã phối hợp với Đoàn Thanh niên cục quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế để trao đi những giọt máu đầy ý nghĩa tại Trung tâm huyết học truyền máu với 19 đơn vị máu cho đi.

Một số hình ảnh về chương trình:

Tường Du

Người đăng: Trần Thị Mai Thi

Điểm Chuẩn Đại Học Ngoại Ngữ Huế Và Nên Học Ngành Nào

Khái quát về trường đại học ngoại ngữ Huế

Trực thuộc hệ thống đại học Huế, đại học ngoại ngữ Huế ra đời vào ngày 13/07/2004 trên cơ sở sáp nhập các khoa và tổ ngoại ngữ từ 6 trường thành viên của Đại học Huế. Sở hữu bề dày truyền thống hơn 50 năm, ngôi trường này đã đạt được nhiều thành tích nhất định

Với chức năng hỗ trợ đào tạo cán bộ sau đại học cùng các trình độ và cấp bậc thấp hơn, bên cạnh đó, đại học ngoại ngữ Huế còn đào tạo về ngoại ngữ, Quốc tế học, Việt Nam học – Bồi dưỡng, cấp các chứng chỉ ngoại ngữ và văn hoá nước ngoài, chứng chỉ phương pháp giảng dạy và phương pháp phiên- biên dịch ngoại ngữ cho các học viên đại học giúp cho học viên có thể nắm vững chuyên môn và ra trường làm được công việc ổn định.

Điểm chuẩn trường đại học ngoại ngữ Huế

Điểm Chuẩn Xét Học Bạ Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Huế 2020

Tham khảo điểm chuẩn của các năm trước

Những ngành tuyển sinh năm 2020 của đại học ngoại ngữ Huế

Quy chế tuyển sinh của trường năm 2020

Đại học ngoại ngữ Huế có phạm vi tuyển sinh trên toàn quốc và xét tuyển theo điểm thi THPT, chính sách tuyển thẳng theo trường quy định hoặc tuyển trên cơ sở điểm chuẩn đại học ngoại ngữ huế.

Học phí của trường này là: 255.000 đồng/ tín chỉ.

Riêng đối với những sinh viên trường sư phạm thì được miễn hoàn toàn học phí.

Vì sao nên chọn đại học ngoại ngữ Huế?

Đại học ngoại ngữ Huế có cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi cho việc học tập, thư viện rộng lớn và nhiều sách tham khảo, điểm chuẩn đại học ngoại ngữ huế cũng không quá cao.

Giáo viên giảng dạy có nhiều năm kinh nghiệm, nắm bắt được tâm lý học sinh và có nhiều phương pháp giảng dạy mới.

Trường tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa giúp học sinh sinh viên rèn luyện kỹ năng.

Có liên kết với các doanh nghiệp tạo cơ hội việc làm cao cho sinh viên sau khi ra trường.

Cơ hội việc làm sẽ luôn tìm đến bạn nếu bạn cố gắng phấn đấu, bởi học là một chuyện, cái bạn cần là kỹ năng giao tiếp, cách ứng xử khi phỏng vấn, chính vì thế, thành tích học tập chỉ là một bước đệm nhỏ giúp bạn có thể thành công hơn sau này.

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Tên trường: Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế

Tên tiếng Anh: University of Foreign Languages – Hue University

Mã trường: DHF

Loại trường: Công lập

Hệ đào tạo: Đại học – Sau đại học – Liên thông – Văn bằng 2

Địa chỉ: 57 Nguyễn Khoa Chiêm, phường An Cựu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Số điện thoại: 0234.3830.677

Email: hucfl@hueuni.vn

Website: https://hucfl.hueuni.edu.vn

Facebook: chúng tôi

Đại học ngoại ngữ là một ngôi trường thực sự có uy tín với điểm chuẩn đại học ngoại ngữ huế vừa phải nếu các bạn cảm thấy đủ tự tin, hãy đăng ký ngay vào trường này để phát triển tương lai, hy vọng sau bài viết này, các bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan hơn về ngôi trường này.

Đại Học Huế &Amp; Những Thách Thức Về Vị Thế

TTH – Hơn 60 năm xây dựng và phát triển, hơn lúc nào hết, Đại học (ĐH) Huế đang phải đương đầu với nhiều thách thức trong việc gìn giữ và phát huy giá trị của một thương hiệu giáo dục ĐH hàng đầu Việt Nam.

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế tìm hiểu thông tin tuyển dụng, việc làm Đầu vào thấp, thậm chí có ngành học không mở được ở một số trường thành viên; ngày càng có nhiều học sinh Huế và các tỉnh lân cận không chọn ĐH Huế là thực trạng đáng suy nghĩ. “Sốt ruột” với tuyển sinh

Gặp Lê Thị Quỳnh Trang, cựu học sinh Trường trung học phổ thông (THPT) chuyên Quốc Học Huế sau 2 năm học ngành kinh doanh quốc tế tại một trường ĐH ở TP. Hồ Chí Minh, em bảo rất nhớ Huế khi đi xa, nhưng nếu quyết định chọn lại trường, Trang vẫn khẳng định là mình đúng. Trang bảo: “Ở TP. Hồ Chí Minh có môi trường học tập thuận lợi và nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp”.

Tâm sự của Trang là nỗi lo của nhiều cơ sở giáo dục tại Huế. Đến mùa tuyển sinh, lãnh đạo các trường đau đáu khi không thu hút người học như kỳ vọng. Trường ĐH Sư phạm mùa tuyển sinh 2018 là một ví dụ. Kết thúc tuyển sinh, nhà trường chỉ có 521 tân sinh viên (chỉ tiêu là 1.375). Một giảng viên lâu năm tại trường chia sẻ, đây là con số thấp kỷ lục.

Tuy số lượng “nhỉnh” hơn, song nhiều khoa của Trường ĐH Khoa học cũng đang sốt ruột. Các ngành lịch sử, ngôn ngữ học, xã hội học trong đợt 1 đều có không quá 10 sinh viên (SV). Cá biệt, có 7 ngành (vật lý học, địa chất học, khoa học môi trường, toán học, toán ứng dụng, kỹ thuật địa chất, sinh học) kết thúc tuyển sinh đợt 1 vẫn chưa tìm được người học hoặc chỉ có một vài SV. Đáng nói là, Trường ĐH Khoa học đã hạ chuẩn hết mức khi có 22/24 ngành lấy điểm chuẩn bằng sàn (13 điểm). Dù điểm chuẩn thấp, song trường chỉ tuyển được gần 800 SV/1.770 chỉ tiêu, thấp hơn năm 2017 gần 380 SV.

Thí sinh làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế trong mùa tuyển sinh 2018

Đó là hai cơ sở giáo dục ĐH vang tiếng một thời khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Còn ở Trường ĐH Nghệ thuật, Khoa Giáo dục Thể chất, Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị… mỗi đơn vị có một cái khó riêng, nhưng mẫu chung là không tuyển được “quá bán” so với chỉ tiêu, khiến bức tranh tuyển sinh ĐH Huế năm nay không sáng hơn năm 2017. Minh chứng là 104% thí sinh (TS) trúng tuyển nhưng kết thúc nhập học đợt 1, ĐH Huế chỉ còn khoảng 70% SV so với chỉ tiêu. Điều này khiến 74 ngành của 9 trường thành viên, khoa, phân hiệu trực thuộc phải thông báo tuyển bổ sung, nhưng chỉ có thêm hơn 200 SV trong tổng số hơn 3.000 chỉ tiêu, một con số quá thấp.

Chúng tôi gặp không ít TS trúng tuyển tìm “đất học” mới thay nguyện vọng đăng ký ban đầu tại Huế. Đó đều là người có điểm thi cao, trung bình từ 20 điểm. Nhiều trường hợp chia sẻ đủ khả năng đậu các ngành ở Huế, song người thân, bạn bè khuyên thử sức ở trường khác. Với quy định mới về tuyển sinh, họ đã điều chỉnh nguyện vọng khiến các cơ sở giáo dục ĐH Huế mất người học.

Nguyên nhân & hệ lụy

Một SV Huế học công nghệ thông tin (CNTT) ở TP. Hồ Chí Minh phân tích, so với nhiều đơn vị khác, Huế không có nhiều doanh nghiệp lớn về CNTT. Có năm SV không tìm ra nơi thực tập, buộc phải thực tập tại trường. Học đã khó, ra trường tìm việc với mức lương chấp nhận được lại còn khó hơn. Muốn “nhảy việc” trái nghề không dễ vì tuyển dụng ít; có chăng là Nam tiến. Trần Hoàng Long, cựu học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ, vừa đậu Trường ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh đặt vấn đề: “Nếu học ở Huế rồi phải vào TP. Hồ Chí Minh tìm việc, tại sao không học tại nơi mình hướng nghiệp để thích nghi với môi trường sống và các doanh nghiệp tại đó sớm?”.

Chất lượng đầu vào giảm kéo theo thương hiệu các trường bị ảnh hưởng. Nhiều ngành nhận điểm chuẩn chưa tới 5 điểm mỗi môn đặt ra sự hoài nghi cho xã hội và doanh nghiệp: Liệu có thể đào tạo nhân tài từ những người xuất phát điểm không giỏi? Chị Nguyễn Thị Loan, mẹ của một học sinh Huế vừa đậu ĐH tại TP. Hồ Chí Minh, thật lòng: “Cho con học xa, cha mẹ nào cũng đắn đo. Chất lượng đào tạo của ĐH Huế có thể đã được khẳng định, song đầu vào thấp khó xóa được sự nghi ngờ về môi trường thiếu cạnh tranh trong học tập”.

Vẫn còn có thêm lý do khác được các chuyên gia chỉ ra, đó là tâm lý xã hội và điều kiện kinh tế xã hội Huế chưa phát triển mạnh. Nhiều người hoài nghi các trường ở Huế chậm đổi mới và hội nhập, nhất là các ngành công nghệ và kỹ thuật. Cũng có ý kiến đặt câu hỏi, phải chăng sự kết nối, liên kết giữa ĐH Huế và chính quyền địa phương chưa tốt (?). Rõ ràng, sự nghi ngờ của xã hội đã gián tiếp tác động điểm chuẩn của nhiều trường. Năm nay, ngoại trừ Trường ĐH Y dược và một số ngành của Trường ĐH Ngoại ngữ thì đa phần các ngành còn lại đều có điểm chuẩn chưa cao. Theo thống kê, khoảng 60 ngành có điểm chuẩn bằng điểm sàn, trong đó có 58 ngành lấy 13 điểm.

Có thể kỳ thi THPT Quốc gia 2018 khó, song việc hạ chuẩn, kể cả trường “top” trên như Trường ĐH Y dược hay các ngành “hot” như báo chí, CNTT (Trường ĐH Khoa học), chăn nuôi, thú y (Trường ĐH Nông lâm) cho thấy hệ lụy của chiến lược chưa thực sự hiệu quả. Điều này nảy sinh cách đánh giá thấp của xã hội với việc học ĐH vì cho rằng vào ĐH quá dễ. Nhà trường chờ người học là chuyện có thật. Thậm chí, các trường còn linh động “phá rào”, tiếp nhận TS xác nhận nhập học sau khi hết thời gian thông báo nhưng vẫn không tuyển đủ.

Thiếu người học khiến nhiều ngành đứng trước nguy cơ giải tán. Từ năm 2015 đến nay, có hàng chục ngành bị liệt vào danh sách khó tuyển, chủ yếu ở Trường ĐH Nghệ thuật, Khoa học, Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng trị. Thậm chí, một số hội đồng thi (như năng khiếu thể chất), cán bộ làm công tác thi còn… nhiều hơn TS(!) Lãnh đạo ĐH Huế thừa nhận, các ngành khoa học cơ bản và năng khiếu cần cơ chế đặc thù, trong khi một số ngành không tránh khỏi việc tạm dừng vì dù triển khai nhiều giải pháp vẫn không thể tuyển đủ.

Tuyển sinh khó dẫn đến nguy cơ chảy máu chất xám. Không ít cán bộ, giảng viên đã và đang có ý định tìm “bến đỗ” mới thay vì gắn bó với ngôi trường đã “nuôi sống” họ nhiều năm qua. Một cán bộ tâm sự: “Ra đi là chuyện không ai muốn nhưng thiếu người học dẫn đến nguy cơ thiếu giờ giảng, ảnh hưởng “cơm, áo, gạo, tiền”. Bối cảnh sắp tới tự chủ ĐH mà các trường còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu học phí, đời sống của cán bộ, giảng viên sẽ khó khăn hơn”.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

Ý Nghĩa Logo Bách Khoa

Logo Bách Khoa không còn xa lạ với các sinh viên dân kỹ thuật, hiện logo Bách Khoa của 2 cơ sở Hà Nội và TP.HCM. Trường đại học Bách Khoa có 2 cơ sở tại Hà Nội và chúng tôi tuy nhiên logo Bách Khoa cũng được thiết kế theo khu vực, đại diện cho mỗi trường và không hề giống nhau. Việc logo Bách Khoa ở 2 trường khác nhau nhằm mục đích phân biệt rõ ràng 2 trường theo vị trí, tăng tính nhận diện, giúp cho sinh viên cũng như các đối tác nhận biết dễ dàng hơn.

1. Ý nghĩa logo Bách Khoa Hà Nội

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội có tên tiếng Anh là Hanoi university of science and technology – viết tắt HUST thành lập ngày 6-3-1956 theo Nghị định số 147/NĐ. Đây được xem là trường đại học kỹ thuật đầu tiên của nước ta đào tạo kỹ sư công nghiệp, nghiên cứu khoa học và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực. Trường có định hướng phát triển thành trường đại học uy tín trong khu vực và trên thế giới. Trường có đội ngũ giảng viên chuyên môn cao 1200 người, phần lớn được đào tạo từ các trường đại học danh tiếng trên thế giới. Hơn 60% giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên, 276 giảng viên là giáo sư, Phó giáo sư, 733 cán bộ tiến sĩ. Logo Bách Khoa Hà Nội lấy ý tưởng từ biểu tượng chiếc compa, hình bánh răng và sao vàng trên nền đỏ, trắng với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Một lý giải khác về Logo Bách Khoa sử dụng màu đỏ và vàng làm màu chủ đạo. Màu đỏ là màu cờ, màu máu cũng là màu của nhiệt huyết, của quyết tâm luôn sôi sục, bùng cháy trong mỗi thế hệ sinh viên Bách Khoa. Màu vàng tạo sự thu hút, cũng là màu phổ biến của những tòa nhà trước kia và là màu của chế độ xã hội chủ nghĩa. Tổng thể logo Bách Khoa toát lên niềm tự hào dân tộc Việt, màu lá cờ tổ quốc, như một quyết tâm của các thế hệ sinh viên Bách Khoa sẵn sàng học hỏi, trau dồi để xây dựng đất nước ngày càng giàu và đẹp.

2. Logo Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City University of Technology) thành lập vào ngày 29/6/1957, là một trong những trường đầu ngành về đào tạo khối ngành kỹ thuật tại Việt Nam. Trường có khoảng 930 giảng viên gồm 9 giáo sư, 103 phó giáo sư, 276 tiến sĩ, 443 thạc sĩ và 98 giảng viên có trình độ đại học tính đến tháng 3 năm 2017. Logo Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh được thiết kế trái ngược hẳn với logo Bách Khoa Hà Nội. Nếu như logo Bách Khoa Hà Nội mang hơi thở truyền thống với gam màu đỏ, vàng thì logo Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh mang hơi thở hiện đại với sự kết hợp của các tông màu xanh dương. Logo Bách Khoa này lấy biểu tượng hình khối lục giác làm trung tâm, xung quanh 3 hình lập phương tạo một không gian 3 chiều ấn tượng. Biểu tượng cũng khiến ta liên tưởng đến hình ảnh một tổ ong – tượng trưng cho sự chăm chỉ, cần cù, sáng tạo của các thế hệ sinh viên Bách Khoa. Ngoài ra, hình ảnh này còn khiến chúng liên tưởng đến quyển sách mở. Sách mở ra tri thức, mở ra những chân trời mới, những hướng đi mới. Sách là nền tảng kiến thức giúp các sinh viên có những lý thuyết thực hành đúng đắn. Màu xanh dương được ứng dụng trong các thiết kế logo Bách Khoa bởi nó đem lai sự thanh bình, tạo sự tin cậy, uy tín, chất lượng như một sự khẳng định về chất lượng giáo dục tại trường. 2 tone màu xanh dương đơn sắc tạo nên tổng thể logo Bách Khoa mới mẻ, hiện đại. 2 thiết kế logo Bách Khoa ở 2 cơ sở có điểm khác biệt rõ ràng nhưng nó giúp cho sinh viên và đối tác tránh nhầm lẫn, giúp cho việc nhận diện khu vực dễ dàng. Hiện tại thì Bách Khoa dù ở cơ sở nào cũng đều là những sự lựa chọn hàng đầu của các sinh viên ở 2 miền khi muốn theo học những khoa về kỹ thuật. Với những thông tin trên hy vọng sẽ cung cấp cho các bạn những lý giải cho những biểu tượng logo Bách Khoa thân thuộc. Hy vọng, các thế hệ sinh viên Bách Khoa luôn nỗ lực để xứng đáng với những gì mà nhà trường đã đặt niềm tin trên chính thông điệp từ logo. Bạn cần thiết kế logo cho trường đại học, cao đẳng, các trung tâm giáo dục trên cả nước? Liên hệ ngay với Rubee –