Admin 13:24 03-05-2020 4365
Mác bê tông là thuật ngữ thông dụng trong lĩnh vật xây dựng dân dụng và công nghiệp. Nhưng không phải ai cũng biết mác bê tông là gì? Cách quy đổi Mác bê tông thế nào?
Mác bê tông là gì? Cách quy đổi Mác bê tông
1, Mác bê tông là gì?
Mác bê tông là gì? Mác bê tông được hiểu là cường độ chịu nén của mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 150mm × 150mm × 150mm, được tính bằng đơn vị MPa (N/mm²) hoặc daN/cm² (kG/cm²). Đặc biệt, nó được dưỡng hộ trong thời gian 28 ngày theo điều kiện tiêu chuẩn quy định trong TCVN 3105:1993.
Ngay nay mác bê tông được phân thành nhiều loại như: M100, M200, M250, M300, M350, M400, M500…
2, Cấp độ bền bê tông
Hiện nay, theo tiêu chuẩn mới của Việt Nam thì cấp độ bền của bê tông có ký hiệu là B. B được xác định từ kết quả nén hình trụ, thay vì lấy hình lập phương, người ta lấy mẫu hình trụ mang đi nén sau đó cho ra kết quả cường độ chịu nén
3, Bảng quy đổi mác bê tông và cấp độ bền
Cấp độ bền (B)
Cường độ chịu nén (Mpa)
Mác bê tông (M)
B3.5
4.50
50
B5
6.42
75
B7.5
9.63
100
B10
12.84
B12.5
16.05
150
B15
19.27
200
B20
25.69
250
B22.5
B25
28.90
32.11
300
B27.5
35.32
350
B30
38.53
400
B35
44.95
450
B40
51.37
500
B45
57.80
600
B50
64.22
B55
70.64
700
B60
77.06
800
B65
83.48
B70
89.90
900
B75
96.33
B80
102.75
1000
Lưu ý: Cấp độ bền là (B); Mác bê tông là (M)
Ví dụ: Khi bạn thấy M250 thì biết rằng đó là 25 MPa hoặc bằng 250 kG/cm2 (250 kg trên 1 centimet vuông). Chỉ số đi sau chữ M nói lên khả năng chịu lực bê tông.
4, Cường độ chịu nén của bê tông là gì?
Cường độ chịu nén của bê tông là ứng suất nén có thể phá hủy của bê tông. Nó được tính bằng đơn vị H/mm2, kg/cm2. Ngày nay trong xây dựng, người ta thường chú ý đến cường độ chịu nén của bê tông, còn cường độ chịu kéo của bê tông thường bỏ qua.
Do đó, người ta thường sử dụng khả năng kéo của thép bù lại cường độ chịu kéo của bê tông, bằng cách đặt thép vào bên trong vùng bê tông để tăng khả năng chịu lực, gọi là bê tông cốt thép.
5, Bảng tra mác bê tông
Hiện nay người ta chỉ các phân thể mác bê tông ra thành 3 loại, mác thấp, mác trung bình, mác cao. Mác bê tông thấp trộn tại công trường, còn lại trộn tại nhà máy. Mác bê tông thông dụng nhất từ M150 đến 350.
Mác bê tông
Tỷ lệ trộn
Cường độ chịu nén (KG/cm2)
Bê tông mác thấp
M50
1 : 5 : 10
50
M75
1 : 4 : 8
75
M100
1 : 3 : 6
100
M150
1 : 2 : 4
150
M200
1 : 1.5 : 3
200
Bê tông mác trung bình
M250
1 : 1 : 2
250
M300
Thiết kế cấp phối
300
M350
Thiết kế cấp phối
350
M400
Thiết kế cấp phối
400
M450
Thiết kế cấp phối
450
Bê tông mác cao
M500
Thiết kế cấp phối
500
M550
Thiết kế cấp phối
550
M600
Thiết kế cấp phối
600
M650
Thiết kế cấp phối
650
M700
Thiết kế cấp phối
700
Lưu ý: Các loại bê tông M300 trở lên người ta phải thiết kế cấp phối tại phòng thí nghiệm, bởi vì mỗi địa phương có mỗi loại vật tư như cát, đá,.. không đồng nhất về cường độ .Ngược lại M250 trở xuống người ta thi công theo cấp phối có sẵn.
6, Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ chịu nén của bê tông
Chất lượng xi măng
Đây là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khị trộn bê tông, xi măng có chất lượng cao mới tăng độ kết dính, quá trình thủy phân và đông cứng nhanh, cũng như đảm bảo độ bền của bê tông.
Độ sạch của vật liệu
Sỏi, đá, cát,.. cũng gây ảnh hưởng quan trọng đến cường độ của bê tông.
Chất phụ gia
Thông thường khi trộn bê tông, người ta sẽ trộn thêm một số loại phụ gia. Những loại phụ gia này ảnh hưởng không ít đến cường độ chịu nén của bê tông.
Tỷ lệ trộn không đều
Tỷ lệ trộn bê tông phải chia đúng tỷ lệ, không quá ít hoặc quá nhiều, nhằm đảm bảo cường độ chịu nén của bê tông tăng lên.
7, Các loại mác bê tông phù hợp với công trình
Thông thường các công trình nhỏ, không yêu cầu khả năng chịu lực cao, người ta thường dùng các loại bê tông thấp như M15, M20, M25. Những loại này thường được thi công cấp phối có sẵn.
Riêng đối với những công trình lớn, kết cấu cần chịu lực lớn, thì các kỹ sư thường chọn mác bê tông M300 trở lên. Loại này thường trộn tại phòng thí nghiệm hoặc nhà máy.
Nguồn : tổng hợp
Đánh giá cho bài viết này
3 Sao 2 Đánh giá
Tags bài viết: