Ý Nghĩa Mác Bê Tông M200 / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Bê Tông Mác 200 Nghĩa Là Gì?

Mác bê tông là nói đến cường độ chịu nén của mẫu bê tông. Theo TCXD cũ của Việt Nam TCVN 3118 :1993, mẫu dùng để đo cường độ là một mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 15cm × 15cm × 15cm, được bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn quy định trong thời gian 28 ngày sau khi bê tông ninh kết (R28). Sau đó được đưa vào máy nén để xác định cường độ chịu nén của bê tông , đơn vị tính bằng MPa (N/mm²).

Khi đề cập đến cấp phối bê tông mác 200 chính là chúng ta đang nói tới cường độ chịu nén phá hủy của mẫu bê tông kích thước tiêu chuẩn, được bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn, tuổi mẫu 28 ngày, đạt 200 kG/cm2.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng có rất nhiều cách xác định mác bê tông đạt tiêu chuẩn. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi đưa ra cách xác định mác bê tông đơn giản nhất. Để xác định mỗi mác bê tông thực tế, tối thiểu cần phải có một tổ mẫu lấy tại hiện trường, gồm 3 mẫu bê tông đồng nhất (về vị trí và cách thức lấy mẫu, về điều kiện dưỡng hộ).

Đối với các kết cấu lớn, các tổ mẫu trên cùng một kết cấu phải ở những vị trí khác nhau và số lượng của chúng đủ lớn để mang tính đại diện được cho toàn bộ kết cấu đó. Giá trị trung bình của ứng suất nén tại thời điểm phá hủy (do nén mẫu) của cả 3 mẫu trong tổ mẫu, được lấy để xác định mác bê tông (tuổi 28 ngày). Nếu thời điểm nén tổ mẫu không phải là 28 ngày sau khi bê tông ninh kết (thường là 3 hay 7 ngày sau), thì mác bê tông được xác định gián tiếp qua biểu đồ phát triển cường độ bê tông chuẩn tương ứng. Các kết quả nén mẫu ở tuổi 3 hay 7 ngày là các kết quả kiểm tra nhanh, chưa chính thức. Kết quả nén mẫu ở tuổi 28 ngày mới được coi là mác của bê tông thực tế. Kết cấu bê tông tại chỗ được coi là đạt yêu cầu về mác thiết kế (quy định trong thiết kế) khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu (mác thực tế) không được nhỏ hơn mác thiết kế, nhưng đồng thời phải không có mẫu nào trong các tổ mẫu có kết quả thí nghiệm dưới 85% mác thiết kế.

II) Thiết Kế Định Mức Cấp Phối Bê Tông 200

Chúng thường được dùng trong việc đổ móng, cột, dầm, sàn.

Lưu ý : đây là thiết kế theo mác bê tông không phụ gia.

Đây là loại vật liệu được mọi người tiin dùng và sử dụng rộng rãi trên khắp nước để đổ cột móng, sàn, dầm… nhằm góp phần nâng cao tuổi thọ và độ chắc chắn cho công trình xây dựng.

Mác Bê Tông Là Gì? Cách Quy Đổi Mác Bê Tông

Admin 13:24 03-05-2020 4365

Mác bê tông là thuật ngữ thông dụng trong lĩnh vật xây dựng dân dụng và công nghiệp. Nhưng không phải ai cũng biết mác bê tông là gì? Cách quy đổi Mác bê tông thế nào?

Mác bê tông là gì? Cách quy đổi Mác bê tông

1, Mác bê tông là gì?

Mác bê tông là gì? Mác bê tông được hiểu là cường độ chịu nén của mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 150mm × 150mm × 150mm, được tính bằng đơn vị MPa (N/mm²) hoặc daN/cm² (kG/cm²). Đặc biệt, nó được dưỡng hộ trong thời gian 28 ngày theo điều kiện tiêu chuẩn quy định trong TCVN 3105:1993.

Ngay nay mác bê tông được phân thành nhiều loại như: M100, M200, M250, M300, M350, M400, M500…

2, Cấp độ bền bê tông

Hiện nay, theo tiêu chuẩn mới của Việt Nam thì cấp độ bền của bê tông có ký hiệu là B. B được xác định từ kết quả nén hình trụ, thay vì lấy hình lập phương, người ta lấy mẫu hình trụ mang đi nén sau đó cho ra kết quả cường độ chịu nén

3, Bảng quy đổi mác bê tông và cấp độ bền

Cấp độ bền (B)

Cường độ chịu nén (Mpa)

Mác bê tông (M)

B3.5

4.50

50

B5

6.42

75

B7.5

9.63

100

B10

12.84

B12.5

16.05

150

B15

19.27

200

B20

25.69

250

B22.5

B25

28.90

32.11

300

B27.5

35.32

350

B30

38.53

400

B35

44.95

450

B40

51.37

500

B45

57.80

600

B50

64.22

B55

70.64

700

B60

77.06

800

B65

83.48

B70

89.90

900

B75

96.33

B80

102.75

1000

Lưu ý: Cấp độ bền là (B); Mác bê tông là (M)

Ví dụ: Khi bạn thấy M250 thì biết rằng đó là 25 MPa hoặc bằng 250 kG/cm2 (250 kg trên 1 centimet vuông). Chỉ số đi sau chữ M nói lên khả năng chịu lực bê tông.

4, Cường độ chịu nén của bê tông là gì?

Cường độ chịu nén của bê tông là ứng suất nén có thể phá hủy của bê tông. Nó được tính bằng đơn vị H/mm2, kg/cm2. Ngày nay trong xây dựng, người ta thường chú ý đến cường độ chịu nén của bê tông, còn cường độ chịu kéo của bê tông thường bỏ qua.

Do đó, người ta thường sử dụng khả năng kéo của thép bù lại cường độ chịu kéo của bê tông, bằng cách đặt thép vào bên trong vùng bê tông để tăng khả năng chịu lực, gọi là bê tông cốt thép.

5, Bảng tra mác bê tông

Hiện nay người ta chỉ các phân thể mác bê tông ra thành 3 loại, mác thấp, mác trung bình, mác cao. Mác bê tông thấp trộn tại công trường, còn lại trộn tại nhà máy. Mác bê tông thông dụng nhất từ M150 đến 350.

Mác bê tông

Tỷ lệ trộn

Cường độ chịu nén (KG/cm2)

Bê tông mác thấp

M50

1 : 5 : 10

50

M75

1 : 4 : 8

75

M100

1 : 3 : 6

100

M150

1 : 2 : 4

150

M200

1 : 1.5 : 3

200

Bê tông mác trung bình

M250

1 : 1 : 2

250

M300

Thiết kế cấp phối

300

M350

Thiết kế cấp phối

350

M400

Thiết kế cấp phối

400

M450

Thiết kế cấp phối

450

Bê tông mác cao

M500

Thiết kế cấp phối

500

M550

Thiết kế cấp phối

550

M600

Thiết kế cấp phối

600

M650

Thiết kế cấp phối

650

M700

Thiết kế cấp phối

700

Lưu ý: Các loại bê tông M300 trở lên người ta phải thiết kế cấp phối tại phòng thí nghiệm, bởi vì mỗi địa phương có mỗi loại vật tư như cát, đá,.. không đồng nhất về cường độ .Ngược lại M250 trở xuống người ta thi công theo cấp phối có sẵn.

6, Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ chịu nén của bê tông

Chất lượng xi măng

Đây là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khị trộn bê tông, xi măng có chất lượng cao mới tăng độ kết dính, quá trình thủy phân và đông cứng nhanh, cũng như đảm bảo độ bền của bê tông.

Độ sạch của vật liệu

Sỏi, đá, cát,.. cũng gây ảnh hưởng quan trọng đến cường độ của bê tông.

Chất phụ gia

Thông thường khi trộn bê tông, người ta sẽ trộn thêm một số loại phụ gia. Những loại phụ gia này ảnh hưởng không ít đến cường độ chịu nén của bê tông.

Tỷ lệ trộn không đều

Tỷ lệ trộn bê tông phải chia đúng tỷ lệ, không quá ít hoặc quá nhiều, nhằm đảm bảo cường độ chịu nén của bê tông tăng lên.

7, Các loại mác bê tông phù hợp với công trình

Thông thường các công trình nhỏ, không yêu cầu khả năng chịu lực cao, người ta thường dùng các loại bê tông thấp như M15, M20, M25. Những loại này thường được thi công cấp phối có sẵn.

Riêng đối với những công trình lớn, kết cấu cần chịu lực lớn, thì các kỹ sư thường chọn mác bê tông M300 trở lên. Loại này thường trộn tại phòng thí nghiệm hoặc nhà máy.

Nguồn : tổng hợp

Đánh giá cho bài viết này

3 Sao 2 Đánh giá

Tags bài viết:

# Mác Bê Tông Là Gì &Amp; Bảng Tra Cường Độ Bê Tông

Mác bê tông là gì?

Mác bê tông là ký hiệu bê tông theo tiêu chuẩn Việt Nam được dịch lại từ tiêu chuẩn Liên Xô và vẫn còn được sử dụng đến bây giờ. Mác bê tông là cường độ chịu nén của mẫu bê tông hình lập phương kích thước 15x15x15cm được bảo dưỡng trong điều kiện tiểu chuẩn trong 28 ngày. ( Đơn vị kg/cm2 )

Mác bê tông được phân loại từ: M100, M200, M250, M300, M350, M400, M500… Ngày nay với các phụ gia người ta có thể sản xuất ra bê tông đạt M1000 – M1500.

Trong các dự án xây dựng thông thường như nhà ở, bệnh viện, trường học… hay sử dụng bê tông Mác 250, Bê tông mác cao hơn dùng cho các dự án nhà cao tầng có nhịp và tải trọng lớn hơn.

Bê tông mác 250

Để xác định là bê tông mác M250, người ta tạo các mẫu bê tông hình lập phương và bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn trong 28 ngày, sau đó mẫu được thí nghiệm nén.

Thí nghiệm nén bê tông mác 250 trong phòng thí nghiệm

Nén mẫu đến khi phá hủy và theo dõi đồng hồ nén:

Mấu bị phá hủy với cường độ < 250 kG/cm2 : bê tông không đạt mác 250

 

Biểu đồ phát triển cường độ của mẫu bê tông

Nhìn biểu đồ trên chúng ta thấy, bê tông phát triển cường độ rất nhanh trong 3 ngày đầu, đạt 40% cường độ. Đến 7 ngày bê tông đạt 60% cường độ và đạt ~ 100% cường độ khi đủ 28 ngày.

Đó là lý do vì sao mang mẫu bê tông đi thí nghiệm nén để xác định mác bê tông sau khi đủ 28 ngày. Và nhìn biểu đồ này cũng giải thích tại sao cần phải đặc biệt chú ý vấn đề bảo dưỡng bê tông trong 3 ngày đầu tiên sau khi đổ.

Tương tự cho thí nghiệm nén mẫu bê tông mác 300:

Mấu bị phá hủy với cường độ < 300 kG/cm2 : bê tông không đạt mác 300

Bảo dưỡng bê tông

Sau khi đổ bê tông là quá trình ninh kết bê tông, là quá trình hình thành liên kết giữa các thành phần khoáng trong bê tông. Giai đoạn rất quan trọng và cần đảm bảo 2 yếu tố: Tránh việc rung động phá vỡ sự ninh kết và đảm bảo bê tông không bị mất nước quá nhanh gây nứt bề mặt bê tông.

Các phương pháp bảo dưỡng bê tông:

Tránh va chạm và tác động mạnh lên cốp pha.

Đảm bảo sự kín khít của cốp pha tránh việc chảy nước bê tông trong và sau quá trình đổ bê tông.

Phủ 1 lớp nilong mỏng: 

Trong điều kiện đổ bê tông vào mùa hè nắng nóng, sau khi đổ bê tông phải được tiến hành rải một lớp nilon mỏng lên bề mặt bê tông nhằm hạn chế việc bốc hơi nước trong giai đoạn đầu của quá trình thủy hóa.

Trải lên bề mặt bê tông bằng vải bao bố ẩm.

Phun nước và ngâm nước giữ độ ẩm cho bê tông.

Bảng tra mác bê tông và cấp độ bền của bê tông

Trong các tiêu chuẩn khác như tiêu chuẩn ACI của Mỹ hay tiêu chuẩn Eurocode của châu Âu, mẫu thí nghiệm không phải là mẫu hình lập phương mà là mẫu hình trụ có kích thước 15×30 cm.

Từ tiêu chuẩn TCVN 356-2005: Tiêu chuẩn thiết kế bê tông cốt thép, khái niệm mác bê tông không dùng nữa mà thay bằng khái niệm cấp bền của bê tông. Ký hiệu là B: B20, B25, B30… Đơn vị là Mpa. 1 Mpa = 10 kG/cm2 

Bảng tra mác bê tông và cấp độ bền

Độ sụt của bê tông

Độ sụt của bê tông thể hiện độ dẻo và tính dễ chảy của bê tông. Giá trị này được quan tâm trong quá trình thi công ngoài công trường, nó phụ thuộc vào biện pháp thi công bê tông, ví dụ biện pháp bơm cần hay bơm tĩnh, thi công bê tông móng hay bê tông cột…

Thí nghiệm độ sụt bê tông với dụng cụ phễu hình nón

Độ sụt của bê tông được thí nghiệm ngay tại hiện trường, công tác thí nghiệm độ sụt gồm các bước:

Cho hỗn hợp bê tông vào phễu, đầm cho bê tông đều bằng que đầm và gạt bỏ phần bê tông thừa trên phễu

Từ từ rút phễu lên trong thời gian ~ 5s sao cho bê tông trong phễu không di chuyển

Đợi mẫu bê tông sụt xuống ổn định

Lấy thước đo khoảng cách từ đỉnh của bê tông và chiều cao của phễu

Khoảng cách này thể hiện độ sụt của bê tông

Thí nghiệm độ sụt bê tông trên công trường

Thông thường độ sụt của bê tông được quy định rõ ràng trong ghi chú chung trong bản vẽ thiết kế kết cấu:

Độ sụt của các cấu kiện móng, cột, dầm sàn đổ bằng bơm bê tông: 6 – 10 cm

Độ sụt của bê tông đổ bằng bơm tĩnh: 8 – 12 cm

Độ sụt bê tông cọc khoan nhồi: 8 – 12cm

Kết luận

Kết cấu thép VSTEEL

Quy Đổi Mác Bê Tông (M) Tương Ứng Với Cấp Độ Bền (B)

Đăng lúc: 15:29, Thứ Hai, 16-06-2014 – Lượt xem: 737490

Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông, gọi là mác bê tông.

Theo tiêu chuẩn TCVN 3105:1993 , mẫu dùng để đo cường độ là một mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 150 × 150 × 150 mm được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn 28 ngày sau khi bê tông ninh kết. Sau đó được đưa vào máy nén để đo ứng suất nén phá hủy mẫu, đơn vị tính bằng MPa (N/mm²) hoặc daN/cm² (kg/cm²).

Khi nói rằng mác bê tông 200 chính là nói tới ứng suất nén phá hủy của mẫu bê tông kích thước tiêu chuẩn, được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn, được nén ở tuổi 28 ngày, đạt 200 kG/cm².

Trong nhiều hồ sơ thiết kế, thay vì ghi mác bê tông 100#, 200#,… mác bê tông được ghi theo cấp độ bền B (ví dụ B7.5, B10, B12.5,…) gây lúng túng cho kỹ sư giám sát. Do vậy, để dễ hiểu – dễ nhớ, Phòng thí nghiệm LAS-XD 1043 xin trích bảng quy đổi mác bê tông (M) tương ứng với cấp độ bền (B) từ TCVN 5574:2012 để các bạn dễ theo dõi, cụ thể như sau:

Kết cấu bê tông tại chỗ được coi là đạt yêu cầu về mác thiết kế (quy định trong thiết kế) khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu (mác thực tế) không được nhỏ hơn mác thiết kế, nhưng đồng thời phải không có mẫu nào trong các tổ mẫu có kết quả thí nghiệm dưới 85% mác thiết kế.

Theo tiêu chuẩn Châu Âu (EC2), cấp bền bê tông được ký hiệu là C. Mời quý vị xem bảng quy đổi sang cấp bền B hoặc M của Việt Nam

Quy định về lấy mẫu bê tông

Theo tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu, việc lấy mẫu bê tông được quy định như sau:

Các mẫu kiểm tra cường độ bê tông được lấy tại nơi đổ bê tông và được bảo dưỡng ẩm theo TCVN 3105:1993 .

Các mẫu thí nghiệm xác định cường độ bê tông được lấy theo từng tổ, mỗi tổ gồm ba viên mẫu được lấy cùng một lúc và ở cùng một chỗ theo quy định của TCVN 3105:1993 . Kích thước viên mẫu chuẩn 150mm x 150mm x 150mm. Số lượng tổ mẫu được quy định theo khối lượng như sau:

a) Đối với bê tông khối lớn cứ 500m 3 lấy một tổ mẫu khi khối lượng bê tông trong một khối đổ lớn hơn 1000m 3 và cứ 250m 3 láy một tổ mẫu khi khối lượng bê tông trong một khối đổ dưới 1000m 3;

b) Đối với các móng lớn, cứ 100m 3 bê tông lấy một tổ mẫu nhưng không ít hơn một tổ mẫu cho một khối móng;

c) Đối với bê tông móng bệ máy có khối đổ lớn hơn 50m 3 lấy một tổ mẫu nhưng vẫn lấy một tổ mẫu khi khối lượng ít hơn 50m 3;

d) Đối với khung và các kết cấu móng (cột, dầm, bản, vòm…) cứ 20m 3 bê tông lấy một tổ mẫu…;

e) Trường hợp đổ bê tông các kết cấu đơn chiếc có khối lượng ít hơn thì khi cần vẫn lấy một tổ mẫu;

f) Đối với bê tông nền, mặt đường (đường ô tô, đường băng…) cứ 200m 3 bê tông lấy một tổ mẫu nhưng nếu khối lượng bê tông ít hơn 200m 3 vẫn phải lấy một tổ mẫu;

g) Để kiểm tra tính chống thấm nước của bê tông, cứ 500m 3 lấy một tổ mẫu nhưng nếu khối lượng bê tông ít hơn vẫn phải lấy một tổ mẫu.

Quý vị có nhu cầu thí nghiệm kiểm tra chất lượng bê tông vui lòng liên hệ:

PHÒNG THÍ NGHIỆM CÔNG TRÌNH LAS-XD 1043

– Địa chỉ: 285A Ngô Gia Tự – Quận Long Biên – Hà Nội

– Điện thoại: 024.66.809.810 (giờ hành chính)

– Hotline 24/7: 098.999.6440

– Email: lasxd1043@gmail.com

Phòng thí nghiệm LAS-XD 1043

Tiêu chuẩn này áp dụng cho hỗn hợp bê tông nặng, bê tông nhẹ và bê tông cốt sợi sản xuất theo phương pháp định lượng thể tích và trộn liên tục.

Mác bê tông, cấp bền hay cường độ bê tông là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá chất lượng bê tông trộn tay, trộn máy hay thương phẩm.

Tiêu chuẩn này quy định nguyên tắc và hướng dẫn quy trình kiểm tra, đánh giá cường độ chịu nén của bê tông sử dụng trong thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thiết kế theo TCVN 5574:2012.

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam cấp bền bê tông ký hiệu là B hoặc M nhưng trong một số bản vẽ do nước ngoài thiết kế ký hiệu cấp bền C gây lúng túng cho không ít kỹ sư xây dựng Việt Nam.

Mác bê tông của từng cấu kiện trong công trình do đơn vị thiết kế tính toán và chỉ định. Để đảm bảo chất lượng công trình, công tác thi công bê tông tại hiện trường phải tuyệt đối tuân thủ các quy trình nhằm đảm bảo mác thiết kế.

Khoan lấy mẫu trực tiếp trên cấu kiện bê tông móng, cột, dầm, sàn, nền đường,… là phương pháp kiểm định chất lượng bê tông tại hiện trường cho kết quả có độ chính xác cao nhất.

Đối với phương pháp khoan lấy mẫu, nhất thiết phải tìm hiểu về loại, kích thước hạt cốt liệu lớn nhất và chiều dày của kết cấu để lựa chọn đường kính và chiều cao mẫu khoan thích hợp.

Tiêu chuẩn này hướng dẫn sử dụng các phương pháp thí nghiệm để xác định và đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình.

Thí nghiệm kiểm định chất lượng bê tông tại hiện trường gồm có 3 phương pháp: khoan lấy mẫu, siêu âm và dùng súng bật nảy. Tuy nhiên mỗi phương pháp có độ chính xác khác nhau.

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và nguyên tắc nghiệm thu đối với hỗn hợp bê tông trộn sẵn khối lượng thể tích 2200 – 2500 kg/m3 trên cơ sở xi măng, cốt liệu đặc chắc dùng thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép liền khối hoặc đúc sẵn.

Tiêu chuẩn này hướng dẫn xác định cường độ nén của bê tông bằng phương pháp sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng thử bê tông loại bật nẩy.

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và nguyên tắc nghiệm thu đối với hỗn hợp bê tông trộn sẵn có khối lượng từ 2200kg/m3 đến 2500kg/m3 trên cơ sở xi măng, cốt liệu đặc chắc dùng thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép liền khối hoặc đúc sẵn.

Tiêu chuẩn này dùng để xác định độ đồng nhất và cường độ nén của bê tông nặng trong kết cấu bằng súng bật nẩy.

Tiêu chuẩn này hướng dẫn phương pháp xác định vận tốc xung siêu âm để đánh giá các tính chất của bê tông, bê tông cốt thép và bê tông cốt thép ứng suất trước.

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định cường độ chịu nén của bê tông nặng.

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu hỗn hợp bê tông nặng, phương pháp chế tạo và bảo dưỡng các mẫu thử bê tông nặng dùng để kiểm tra các tính chất của chúng trong quá trình thi công, sản xuất và nghiệm thu các kết cấu sản phẩm.

TCVN 5574:2012 (Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế) đánh giá cường độ bê tông theo cấp độ bền B. TCVN 4453:1995 (Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu) đánh giá cường độ bê tông là Mác (M)

Tin cùng chuyên mục

Quá trình phát sinh các vết nứt trong kết cấu bê tông là do biến dạng cứng của bê tông quá lớn làm cho ứng suất kéo phát sinh vượt quá giới hạn kéo cho phép của bê tông. Biến dạng này thường xảy ra trong khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng đến một số năm sau khi đổ bê tông.

Với những công trình có chiều sâu ép cọc lớn, cần nối nhiều đoạn cọc mới đảm bảo chiều sâu và lực ép theo thiết kế. Do đó việc nối các đoạn cọc bằng phương pháp hàn là bắt buộc.

Suất vốn đầu tư xây dựng công trình (gọi tắt là suất vốn đầu tư) là mức chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng công trình mới tính theo một đơn vị diện tích, công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế của công trình.

Hầu hết mọi kỹ sư khi kiểm tra thép xây dựng đều biết thép có các mác được ký hiệu là CB240 – 300 – 400 – 500 và thậm chí còn có tận thép CB600. Vì vậy, hãn hữu lắm mới gặp trường hợp thép có ký hiệu S (hoặc S4) khiến mọi người ngã ngửa.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng được Quốc hội thông qua quy định rõ 10 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, trong đó có nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 7 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Hiện nay còn nhiều cách hiểu khác nhau khi thực hiện quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực trật tự xây dựng. Đó là buộc tháo dỡ hay phá dỡ công trình xây dựng không phép, sai phép?

Tình huống này ít gặp nên gây lúng túng cho cả chủ đầu tư và tổng thầu. Tuy nhiên, vấn đề này đã được quy định rất cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước.

Đầu tư xây dựng bệnh viện khác hẳn với đầu tư xây dựng các công trình xây dựng dân dụng thông thường. Các chỉ số chi phí xây dựng, chi phí thiết bị và suất đầu tư cũng rất đặc biệt, không theo quy luật m2 xây dựng thông thường.

Tìm kiếm

Bạn đã thỏa mãn với các nội dung trình bày nêu trên chưa? Nếu chưa thấy hài lòng, bạn có thể tìm kiếm các bài viết khác trong THƯ VIỆN của VNT lên bằng cách nhập “Từ khóa” vào ô tìm kiếm sau:

Ví dụ: Khi cần tìm TCVN 4453:1995 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu, bạn hãy nhập “4453” hoặc từ “bê tông” … bla… bla… vào ô tìm kiếm.

Liên hệ