Ý Nghĩa Ngày 20/11 / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Thanhlongicc.edu.vn

Ý Nghĩa Của Ngày 20/11

Tháng 07/1 946 , một tổ chức quốc tế các nhà giáo được thành lập tại Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo viên (T iếng Pháp : Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE).

Năm 1949 , tại một hội nghị ở Warszawa (Thủ đô của Ba Lan ), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo viên đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 – 30/08/ 1957 tại Warszawa (Hội nghị có 57 nước tham dự), lấy ngày 20/11/1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”.

Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28/09/ 1982 , Hội đồng Bộ trưởng (Nay là Chính phủ ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ mang tên “Ngày nhà giáo Việt Nam”.

Ý nghĩa của Ngày nhà giáo Việt Nam

Ngày Nhà giáo Việt Nam (còn được gọi là Ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20/11 tại Việt Nam . Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục , là Ngày nhà giáo , ngày của sự “Tôn sư trọng đạo” với mục đích tôn vinh những con người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Vào ngày này, các học sinh, sinh viên thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo.

Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại các hoạt động giáo dục và tìm ra phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục. Và như đã trở thành thông lệ, vào Ngày nhà giáo Việt Nam tất cả các trường trong cả nước lại sôi nổi tổ chức các hoạt động văn nghệ do những học sinh trong trường thực hiện, tổ chức các lễ mít-tinh chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam, dựng trại, thi cắm hoa… cùng rất nhiều hoạt động khác có ý nghĩa.

Ngày 20/11 hàng năm đã trở thành dịp đặc biệt để những bạn học trò thể hiện tình cảm của mình với những người đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, dìu dắt mình lớn lên. Dù còn ở tuổi cắp sách tới trường, hay đã trưởng thành rời ghế nhà trường, mỗi người Việt Nam chúng ta vẫn luôn hướng đến ngày 20/11 với truyền thống tốt đẹp của dân tộc như tôn sư trọng đạo, ăn quả nhớ kẻ trồng cây hay không thầy đố mày làm nên… Đó cũng là thời gian để suy ngẫm, để nhớ về những kỉ niệm với thầy cô.

Người lái đò thầm lặng vùng cao

Nghề giáo, một trong những nghề cao quý từ lâu đã được nhiều người tôn vinh và kính trọng. Nhắc đến ngành nghề này chúng ta có biết bao câu chuyện nói về những tấm gương sáng. Câu chuyện của cô giáo Hoàng Thị Bình – hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Quản Bạ, Hà Giang sẽ cho ta thấy một phần cuộc sống của những người lái đò ấy.

Gần 24 năm gắn bó với giáo dục vùng cao Hà Giang, cô Hoàng Thị Bình hiểu hơn ai hết tính cách, cuộc sống, phong tục tập quán của người dân nơi đây. Là giáo viên giảng dạy tại nơi mà điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, trình độ nhận thức của học sinh còn nhiều hạn chế, có lẽ niềm hạnh phúc lớn nhất của các giáo viên là được nhìn thấy các em đến lớp đầy đủ, khỏe mạnh, chăm chỉ học hành mỗi ngày.

Ngày nhà giáo Việt Nam sắp đến, theo sao đó là cái Tết truyền thống của dân tộc, nếu như ở những tỉnh miền xuôi hay thành phố, Tết đến, học trò đến chúc Tết thầy cô thì ở vùng cao thầy cô phải tổ chức đi “chúc Tết” học trò. Thường vào dịp trước hoặc sau Tết, các thầy cô giáo trong trường đến thăm và tặng quà cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hay thuộc diện hộ nghèo ở các bản xa.

Đó là nét đẹp của thầy cô ở vùng cao được duy trì hàng năm, là nguồn động viên lớn cho các em khi Tết đến xuân về, để các em có thêm động lực, sức mạnh để học tập. Mỗi phần quà mang giá trị vật chất không lớn, có thể chỉ là bộ quần áo mới, chiếc mũ len, đôi tất ấm… nhưng chính sự quan tâm của các thầy cô đã cho thấy tất cả tình thương yêu và cổ vũ các em vượt qua mọi khó khăn.

Ngày 20/11 là khoảng thời gian để tất cả các thế hệ học trò ở những ngành nghề khác trong xã hội dành thời gian để chia sẻ và tri ân tới thầy, cô. Những người từng ngày âm thầm lặng lẽ cống hiến hết cuộc đời mình cho sự nghiệp trồng người của đất nước.

Thảo Nguyên – Kênh tuyển sinh

Lịch Sử, Ý Nghĩa Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11

BNEWS Ngày 20/11 hàng năm là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân của mình đến với các thầy cô giáo. Nhưng không phải ai cũng biết đến lịch sử và ý nghĩa của ngày này.

Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE).

Năm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953, đã quyết định, trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam năm 1958.

Những năm sau đó, ngày lễ này được tổ chức ở các vùng ở miền Nam Việt Nam. Hàng năm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần giáo viên kháng chiến.

Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11.

Ý nghĩa sâu sắc của ngày 20/11

Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam.

Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là Ngày Nhà giáo, ngày “tôn sư trọng đạo” nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này.

Ngày này là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn với những người thầy cô giáo. Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.

Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt nam 20-11 hằng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.

Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Ngày 20/11 Là Gì? Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Ngày Nhà Giáo Việt Nam

Ngày 20/11 là một ngày lễ quan trọng của người dân Việt Nam. Vậy 20/11 là ngày gì? Ngày Nhà giáo Việt Nam có từ khi nào, ý nghĩa là gì?

Ngày 20/11 là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20/11 là gì?

Ngày 20/11 chính là ngày Nhà giáo Việt Nam (tên đầy đủ là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam). Đây là một trong những ngày lễ kỷ niệm quan trọng được tổ chức vào ngày 20/11 hàng năm để tri ân các thầy cô và những người hoạt động trong ngành giáo dục.

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày thế hệ học sinh thể hiện lòng biết ơn, tri ân sâu sắc đến thầy cô giáo của

Nguồn gốc ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Vào tháng 1/1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants (tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).

Vào năm 1949 (sau 3 năm), tại hộ nghị ở thủ đô của Ba Lan – Waszawa, FISE đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” bao gồm 15 chương với nội dung nói về đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy.

Năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam cũng trở thành là một trong những thành viên của tổ chức FISE, đã quyết định trong cuộc họp của tổ chức FISE từ 26 – 30/08/1957 tại thủ đô Ba Lan.

Và ngày 20/11/1958 chính là ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo, và lần đầu tiên được tổ chức ở toàn miền Bắc của Việt Nam. Vài năm sau, ngày 20/11 được tổ chức ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam.

Khi đất nước thống nhất thì ngày 20/11 trở thành ngày truyền thống, diễn ra hàng năm. Vào năm 1982, ngày 20/11 là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước.

Và từ đó đến ngày nay, cứ đến ngày 20/11, các thế hệ học sinh lại tôn vinh, thể hiện lòng biết ơn thầy cô.

Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày 20/11 sớm đã trở thành một ngày lễ kỷ niệm nghề giáo truyền thống của Việt Nam. Điều này vô cùng phù hợp với một dân tộc hiếu học và truyền thống tôn sự trọng đạo như Việt Nam.

Ngày 20/11 chính là dịp để thế hệ học sinh thể hiện lòng biết ơn, tri ân sâu sắc đến thầy cô giáo của mình. Dù đang ngồi hay rời xa ghế nhà trường, cứ đến ngày 20/11, mọi người đều hướng đến thầy cô giáo, gửi những lời chúc, những món quà tốt đẹp đến thầy cô.

Thanh Tâm

Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11

Ngày 20/11 là ngày gì? 

Trong ngày 20/11/1958, lễ kỷ niệm không những được tổ chức tại Hà Nội mà còn diễn ra từ Vĩnh Linh đến các vùng biên giới hải đảo. Không những thế, từ miền núi đến vùng đồng bằng ở miền bắc đều có những hoạt động phong phú tại các trường học trên địa bàn. Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng miền Nam. 

20/11 – ngày Nhà Giáo Việt Nam 

Ngày 20/11/1982, lễ kỷ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước. Kể từ đó, đây chính là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người. 

Ý nghĩa ngày 20/11

Ngày 20/11 là một ngày kỷ niệm được tổ chức hàng năm – ngày Nhà Giáo Việt Nam, đây là ngày lễ “tôn sư trọng đạo” nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành giáo dục và là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn đối với những người Thầy đã dạy bảo. 

Việc tổ chức ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 hàng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam, thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta – dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. 

Những món qà ý nghĩa cho ngày 20/11

Tại sao nên chọn mua quà tặng 20/11 tại cửa hàng LUG? 

Võ Hoàng Yến đồng hành cùng LUG

LUG.vn đang có các sản phẩm với mức ưu đãi cực hấp dẫn – Số lượng có hạn. Đặt mua ngay. 

Nguồn ảnh: LUG và internet

Top 6 Loài Hoa Tặng Thầy Cô Ngày 20/11 Ý Nghĩa Nhất

20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam hay còn gọi là ngày “tôn sư trọng đạo”. Đây cũng là dịp để mỗi chúng ta bày tỏ tình cảm với những người đã dạy dỗ, giúp đỡ, đưa chúng ta đến con đường trưởng thành. Đối với ngày lễ đặc biệt này bạn hãy chọn những loài hoa ý nghĩa để dành tặng cho những người làm nghề cao quý – nhà giáo.

Những đóa hoa đẹp dành tặng cho những người làm nghề nhà giáo cao quý. Ảnh: chúng tôi

Những loài hoa tặng thầy cô ngày 20/11 phù hợp và ý nghĩa nhất

Hướng dương là loài hoa có màu vàng rực rỡ và luôn hướng về ánh mặt trời. Bên cạnh đó, chúng được coi là biểu tượng cho sự thành kính, ấm áp và đem đến niềm vui, hạnh phúc cho con người. Vì thế, đây là lựa chọn hoa tặng thầy cô ngày 20/11 lý tưởng mà bạn nên tham khảo.

Hoa hướng dương có màu vàng rực rỡ đặc trưng. Ảnh: chúng tôi

Hoa hướng dương rất thích hợp tặng thầy cô. Ảnh: chúng tôi

Nếu hoa hướng dương hướng về phía mặt trời thì thế hệ học trò luôn hướng về phía thầy cô để tỏ lòng thành kính và sự biết ơn vô hạn. Do đó, khi dành tặng cho thầy cô của mình bó hoa hướng dương vàng ươm chắc chắn họ sẽ hạnh phúc vô cùng. Tại bạn có thể sang khu vực Hoàn Kiếm hoặc bãi đá sông Hồng để tìm mua hoa hướng dương đẹp nhất.

Hoa hướng dương chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Ảnh: chúng tôi

Nhắc đến hoa hồng người ta thường nghĩ đến tình yêu mãnh liệt, rực cháy hay biểu tượng cho đam mê lớn. Đây cũng là loài hoa tặng thầy cô ngày 20/11 phổ biến nhất và được nhiều người yêu thích.

Bó hoa hồng rực rỡ dành tặng thầy cô. Ảnh: chúng tôi

Những bó hoa hồng nhỏ xinh thích hợp tặng thầy cô. Ảnh: chúng tôi

Mỗi bông hồng nhỏ như một sự gắn kết to lớn tình cảm thầy và trò. Hoa hồng không chỉ đem đến cảm giác ấm áp, hạnh phúc mà còn đong đầy nhiều ý nghĩa sâu sắc. Tuy nhiên, bạn nên tránh chọn loài hoa hồng đỏ hoặc chọn hoa hồng vàng để phù hợp hơn với các thầy cô có độ tuổi trung niên.

Nên chọn màu hoa nhẹ nhàng dành tặng cho thầy cô. Ảnh: chúng tôi

Hoa Lan hồ điệp

Hoa Lan hồ điệp là một trong những loại hoa tặng thầy cô ngày 20/11 đẹp và đầy ý nghĩa. Hoa có màu trắng đặc trưng biểu tượng cho vẻ đẹp đài các, sang trọng. Do đó, khi tặng món quà này cho thầy cô sẽ bày tỏ được lòng biết ơn chân thật và sâu sắc nhất.

Hoa Lan hồ điệp có màu trắng tinh khôi đặc trưng. Ảnh: chúng tôi

Để thể hiện thành kính của mình đối với thầy cô được trang trọng hơn, bạn nên chọn những giỏ hoa lan hồ điệp kèm theo lời chúc đính kèm. Hoa lan màu trắng thể hiện cho sự ngây thơ, trong trẻo của tuổi học trò hồn nhiên cùng những tình cảm giản đơn, thanh khiết. Từ đó cũng là mình chứng cho tình cảm của các em học sinh dành tặng cho những con người đã có công dạy dỗ mình.

Hoa lan hồ điệp – hoa tặng thầy cô ngày 20/11 ý nghĩa. Ảnh: chúng tôi

Một trong những loài hoa tặng thầy cô ngày 20/11 thường được bắt gặp nhiều nhất là hoa ly. Hoa ly không chỉ có vẻ đẹp rực rỡ mà còn tỏa ra mùi hương thơm ngát khiến ai cũng yêu thích. Đến từ vùng đất xinh đẹp và đầy mộng mơ, hoa ly đi khắp mọi miền đất nước, đem đến hạnh phúc cho con người nhất là những người nhà giáo cao quý.

Một đóa ly hồng tặng thầy cô ngày 20/11 đầy ý nghĩa. Ảnh: chúng tôi

Hoa ly còn là biểu tượng cho sắc đẹp – đức hạnh – thanh cao – quý phái – kiêu hãnh. Với ý nghĩa này cũng đủ thấy tấm lòng của người tặng và ý nghĩa to lớn của thầy cô trong lòng học trò.

Hoa ly trắng biểu tượng cho sự ngây thơ, tinh khiết. Ảnh: chúng tôi

Có nhiều loại hoa ly trong đó nổi bật là màu trắng, vàng và hồng cho bạn lựa chọn. Trong đó, hoa ly vàng được lựa chọn nhiều nhất trong ngày lễ 20/11, vừa tạo được không khí hứng khởi vừa thể hiện tình cảm dành cho những người thầy cô thân yêu.

Hãy dành tặng cho thầy cô của mình những bó ly ý nghĩa. Ảnh: chúng tôi

Hoa cẩm chướng

Không cần rực rỡ nổi bật như hoa hướng dương, thơm ngát như hoa ly hay tạo ấn tượng mạnh như hoa hồng, hoa cẩm chướng với vẻ đẹp nhẹ nhàng mà sâu lắng đã trở thành biểu tượng cho những tình cảm đẹp và lòng kính mến sâu sắc. Do đó, đây là một gợi ý lý tưởng cho bạn về hoa tặng thầy cô ngày 20/11.

Hoa cẩm chướng vừa rực rỡ vừa ấn tượng. Ảnh: chúng tôi

Hoa cẩm chướng có ba màu chủ yếu là trắng, đỏ và hồng. Đối với những cô giáo vẫn ở độ tuổi trẻ trung bạn nên chọn hoa màu hồng và trắng để dành tặng cho họ. Mặt khác, với những thầy cô ở tuổi trung niên thì hoa màu đỏ là lựa chọn phù hợp nhất.

Màu hồng cẩm chướng có vẻ đẹp ấn tượng nhất. Ảnh: chúng tôi

Ngày 20/11 đến muôn ngàn loài hoa thi nhau khoe sắc làm cho không khí buổi lễ càng thêm sôi nổi, ấn tượng hơn. Nếu bạn không muốn chọn mua những loài hoa phổ biến như hoa hồng, hoa ly thì hoa sen là một gợi ý đặc biệt.

Sẽ đặc biệt hơn nếu bạn tặng thầy cô một đóa hoa sen vào ngày 20/11. Ảnh: chúng tôi

Hoa sen không chỉ biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết, kiêu sa mà còn tượng trưng cho ý chí kiên cường vượt qua khó khăn của con người. Thầy cô cũng vậy, họ đã ngày đêm thức khuya soạn bài quên cả sức khỏe bản thân để đem đến cho các em học sinh những bài giảng chất lượng nhất. Vì thế, để lựa chọn hoa tặng thầy cô ngày 20/11 thì hoa sen cũng là lựa chọn tuyệt vời.

Hoa sen có màu trắng tinh khiết đem đến cái nhìn ấn tượng. Ảnh: chúng tôi

Hoàng Huyền Theo Báo Thể thao Việt Nam