Ý Nghĩa Ngày 27 Tháng 7 / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Ý Nghĩa Ngày 27 Tháng 7

Sinh ngày 27/7 thuộc cung hoàng đạo nào và đặc điểm của họ

Người sinh ngày 27 tháng 7 thuộc cung Sư Tử và họ

thường có khả năng là người xây dựng cơ cấu lý luận, tổ chức công việc, đoàn thể xã hội hoặc làm chủ một gia đình. Đó là vì họ rất giỏi trong vấn đề sắp xếp công việc, thời hạn công việc, giỏi giải quyết các vấn đề về chức vụ của nhân viên.

Dù là nam hay nữ thì họ đều có tính khí nóng nảy hoặc có khuynh hướng bắt người khác phải theo mình, vì vậy những điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới hộ, thậm chí còn có thể làm những người xung quanh sợ hãi xa lánh.

Ngoài ra, điều quan trọng họ cần nhìn nhận đó là vai trò của bản thân trong cơ cấu tổ chức, công việc… Họ cần mô phỏng thực tế, hơn nữa còn bảo đảm công việc được thành công, có tâm hồn phong phú và họ luôn xác định những người nào mới là đối tưởng thích hợp để mình tiếp xúc và quan hệ. Nếu hứng thú với điều gì đó họ sẽ tinh nguyện dốc toàn lực để vượt qua khó khăn.

Con số may mắn và sao chiếu mệnh

Chịu ảnh hưởng của số 9 (2 + 7 = 9) và sao Hoả. Số 9 là số có sức ảnh hưởng rất lớn (bất cứ chữ số nào sáu khi cộng vối 9, được kết quả ta lấy chữ số hàng chục cộng với chữ số hàng đơn vị thì sẽ được con số ban đầu, ví dụ: 5 + 9 = 14, 4 + 1 = 5; còn bất cứ số nào sau khi nhân với 9, được kết quả cộng hai số lại với nhau cũng sẽ bằng 9, ví dụ 9 X 5 = 45, 4 + 5 = 9), những người sinh ngày này cũng có ảnh hưởng sâu sắc đối vói những người xung quanh. Do chịu ảnh hưởng của sao Hỏa nên họ tràn đầy sinh lực, hơn nữa còn muốn thao túng người khác, đặc tính này đặc biệt nối bật ồ nam giới, còn nữ giới sinh ngày 27 tháng 7 rất ngang bướng.

Xem bói cung Sư Tử sinh ngày 27 tháng 7: Sức khỏe

Do thường làm việc trong tổ chức nên cuộc sống của họ khá có quy tắc có thể sắp xếp thời gian 3 bữa và đúng giờ, thời gian vận động, nghỉ ngơi hợp lý. Những người này có thể lực rất tốt, có thể tham gia một số vận động, như leo núi, thậm chí là hoạt động tập thể giàu tính cạnh tranh. Những người sinh ngày này thường có vấn đề về tâm lý. Tốt nhất, họ nên tham khảo lời khuyên mang tính khách quan của bạn thân và bác sỹ tâm lý.

Ưu điểm:

Có quy tắc, thể lực dồi dào, có tính quyết đoán.

Nhược điểm:

 Không có khả năng tự đánh giá mình, chậm chạp, cẩu thả.

Lời khuyên cho Sư Tử sinh ngày 27/7

Hãy đối diện với nhu cầu và mong muốn chính đáng của bạn. Thẳng thắn với chính mình, đừng gây ức chế cho bản thân.

Người nổi tiếng thuộc cung Sư Tử

Sir Joshua Reynolds, họa sĩ vẽ chân dung nổi tiếng người Anh cuối thế kỷ XVIII.

Martin Ennals, người Anh, là người kêu gọi chủ nghĩa nhân quyên.

C’hnrlfs Vidor, đạo diễn điện ảnh người Mỹ, những phim ông đạo diêĩT phần lớn là phim giải trí.

Ngôi sao ca nhạc và diễn viên điện anh – Maureen Me Govern.

Câu suy ngẫm

Thế giới thì rộng lớn, con người thì nhỏ bé, nhưng sự tồn tại của mỗi chúng ta đã mang đến giá trị tốt đẹp cho thế giới này.

10 Gợi Ý Quà Tặng Ý Nghĩa Nhân Ngày 27/7

Những gợi ý quà tặng tràn đầy ý nghĩa nhân ngày 27/7

1. Tặng thuốc bổ

Thực phẩm chức năng/ Thực phẩm bổ dưỡngMột quà tặng về ẩm thực để bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể trạng cũng là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn có điều kiện tài chính dư dả.Chúng ta có thể lựa chọn những món nổi tiếng của Việt Nam như: Yến sào, Nấm Linh Chi, Nhân Sâm, Rễ đinh lăng, Trà thảo dược,…Tuy nhiên hãy mua tại những cơ sở uy tín hoặc trực tiếp mua xách tay tại nước ngoài để tránh mua phải thực phẩm, thuốc bổ giả kém chất lượng.

Cặp đôi hoàn hảo: Linh chi và nhân sâm

2. Tặng các loại trang phục gợi nhắc kỷ niệm xưa

Bạn có thể chọn mua những món vật dụng gợi lại quá khữ hào hùng của nhà lính như dép cao su hoặc những món đồ màu xanh lá cây- màu của quân đội.Có thể là bộ áo mưa màu xanh lá, đôi dép cao su, áo sơ mi màu xanh quân đội,….

Dép cao su và áo mưa xanh: Quà tặng nhỏ nhưng ý nghĩa lớn.

3. Tặng túi chườm, quạt sưởi

Những người cựu chiến binh, thương binh, mang trên mình nhiều vết thương, cứ khi trái gió trở trời, họ lại bị những cơn đau ấy hành hạ. Vì vậy để tri ân ngày thương binh liệt sĩ, hãy tặng họ những món đồ như túi chườm, quạt sưởi, túi sưởi…

Bạn có thể tham khảo các địa điểm bán như: Giftme ở Tạ Quang Bửu-Hà Nội, hệ thống siêu thị Thành Đô, Vinmart, HC, Mediamart,…

Túi chườm và quạt sưởi- xoa dịu cơn đau- xua tan giá lạnh

4. Tặng thiết bị điện tử phụ kiện.

Chiếc đài Casset mini cầm tay sẽ giúp các cựu chiến binh trở nên yêu đời khi nghe các bản nhạc lời ca chiến trường, các bản tin về đời sống xã hội, các tin tức thế giới…trên các kênh VOA 1,2,6

Quà tặng Casset mini cho ngày thương binh liệt sĩ 27-7

5. Tặng đồ gốm, sứ

Một trong những món quà hay được tặng trong dịp 27/7 là đồ gốm, sứ như bộ trà, ly, cốc, bát đĩa v.v

Bạn có thể tìm mua và đặt theo nhu cầu tại các làng nghề như Chu Đậu, Bát Tràng, Phù lãng, Đông Triều, Thanh Hà,…

6. Tặng tranh

Những bức tranh về người lính gợi lên hình ảnh hào hùng của chiến trường khi xưa. Nếu bạn không thể mua những bức tranh tại các Gallery, đừng ngại phóng bút sáng tác. Bởi món quà quý ở tâm tình, chứ không phải ở giá trị tiền bạc.

7. Tặng thiệp chúc mừng

Hãy viết những lời chúc ý nghĩa nhất cho các cựu chiến binh. Chúc cho những người lính của chúng ta luôn mạnh khỏe, luôn phơi phới lạc quan yêu đời. Tổ quốc và nhân dân luôn ghi nhớ công lao của các anh, các bác.Bạn có thể tự tay làm thiệp Hanmade qua các video hướng dẫn làm trên Youtube hoặc tìm mua tại các cửa hàng lưu niệm xung quanh khu vực ĐH Bách Khoa, Kinh tế quốc dân như Giftme, nhà sách Đông Nam,…

Thiệp nhỏ xinh – chúc thân tình – ấm trái tim

8. Tặng sách, sổ viết

Những cuốn tiểu thuyết, nhật ký về thời lính cũng là món quà không tồi. Các bạn có thể tìm mua tại các nhà sách lớn như Tràng Tiền, Đinh Lễ….hoặc mua online trên Tiki.vn.

Những tác phẩm viết về người lính nổi tiếng

9. Tặng các chuyến du lịch, tham quan chiến trường xưa

Đi thăm chiến trường xưa là dịp để các cựu chiến binh có thời gian ôn lại các câu chuyện, các kỷ niệm với đồng đội cũ. Đây thực sự là món quà ý nghĩa nhân dịp 27/7.

Di tích Thành cổ Quảng Trị

10. Tặng điện thoại thông minh

Thực hiện theo câu nói “tàn nhưng không phế” của Bác Hồ, những chiếc smartphone sẽ giúp rất nhiều cho các bác thương binh trong đời sống và công việc hàng ngày. Như tìm hiểu thông tin, kiến thức hay tham gia giao lưu mạng xã hội.Mà giá của smartphone tầm trung hiện nay không quá đắt, nhiều sự lựa chọn giữa các thương hiệu và các dòng máy mới/cũ.Các bạn có thể tìm mua tại các địa chỉ uy tín như: Thế giới di động, Hoàng Hà Mobile, Trần Anh, FPT store,…

Quà tặng smartphone cho ngày 27/7

4 Ý Nghĩa Đáng Nhớ Ngày Rằm Tháng 7

Ngày rằm tháng bảy (âm lịch) hàng năm, dân gian Việt Nam vẫn thường gọi là ngày “xá tội vong nhân”. Theo Đạo Phật, ngày rằm tháng bảy còn gọi là ngày Phật hoan hỷ, một số ý nghĩa khác như: ngày Tặng Tự Tứ, ngày Tăng Thọ Tuế…

Bạn đọc là một Phật tử hãy ghi nhớ lời Phật dạy để hàng ngày giác ngộ tu niệm, hồi hướng công đức về cho Cha – Mẹ, kể cả khi người đã quá cố.

Mùa Vu-Lan năm nay, bạn định sẽ làm gì để tưởng nhớ ơn sinh thành, dưỡng dục của Cha, Mẹ, hiếu hạnh đúng cách?

1. Ngày Phật hoan hỷ:

Ngày Rằm tháng bảy gọi là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, chúng tỷ-kheo là chúng đệ tử gần gũi nhất, thừa đương phật pháp để truyền bá giáo hóa chúng sanh, mang hình dáng của Phật làm gương mẫu ở thế gian; ba tháng an cư kiết hạ của chư tăng kết thúc vào ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch. Thông thường, khi chư tăng thọ giới pháp xong là tu niệm, nhưng vì phật sự đa đoan nên sự tu niệm ấy không được chuyên cần bằng ba tháng an cư.

Theo luật Phật chế, trong ba tháng an cư, chúng tỷ-kheo phải cấm túc ở yên, hạn chế tối đa sự đi lại. Một là vì phong thổ Ấn Độ lúc bấy giờ mùa hạ là mùa mưa, có các loài côn trùng sinh sản ra rất nhiều, mà chúng tăng đi khất thực sẽ dẫm đạp lên nhiều loại côn trùng, làm tổn thương đến lòng từ bi tế vật.

Thứ hai là, chúng tăng đi khất thực thì y, áo, bình bát bị thấm ướt, mất trang nghiêm, thế gian có phần chê trách.

Thứ ba, đức Phật dạy chúng Tỷ-kheo trong ba tháng mùa mưa, phải cấm túc an cư hạn chế việc đi ra ngoài để tập trung vào sự tu niệm, củng cố sự sống chung, thanh tịnh, hòa hợp, cảnh tỉnh thân tâm để tinh tấn trên con đường đạo hạnh. Cho nên, một khi đệ tử của Phật tu hành trong ba tháng viên mãn, thanh tịnh, kết thúc ba tháng an cư, đức Phật vui mừng lắm, cho nên ngày kết thúc này được gọi là ngày Phật vui mừng.

2. Ngày Tăng tự tứ:

Ngày Tự tứ là ngày chúng tăng sau ba tháng an cư tu tập, nghĩ rằng: “Tuy mình đã gắng tu như thế, nhưng không chắc đã tránh hết lỗi lầm, nên khi tròn ba tháng (Rằm tháng Bảy), cùng nhau tập trung lại, cầu mong những vị có giới đức thanh tịnh hơn mình chỉ lỗi lầm cho. Nếu mình tự thấy mắc phải lỗi lầm đó phải phát lộ sám hối”. Đó là một việc hết sức đặc biệt trong ngày tự tứ.

Thông thường, mỗi khi một người có lỗi lầm là tìm cách né tránh, tìm cách che dấu kẻo sợ người khác biết thì xấu hổ, hoặc sợ nếu họ biết lỗi của mình thì lần sau mình không làm lại được nữa, cho nên thường thường là che dấu, không được bộc lộ; trừ khi có ai hỏi đến, kẹt lắm mới nói tới có phạm, có vấp lỗi nọ lỗi kia; hoặc giả, có phát lộ sám hối chăng thì cũng phát lộ âm thầm trước ngôi Tam Bảo, chớ ít khi công khai nhờ người khác chỉ lỗi cho mình ra giữa đại chúng.

Nhưng theo đạo Phật, ba tháng hạ an cư xong, đức Phật dạy hàng Tỷ kheo phải cầu người khác chỉ lỗi cho mình, nghĩa là không phải để người khác chỉ mà phải tự mình phải cầu người khác tự do chỉ cho, mình phải đối trước họ mà thưa: “Thưa Đại đức, ngày nay chúng Tăng tự tứ, tôi cũng tự tứ. Tôi có điều gì sai phạm mà Đại đức thấy, nghe, hoặc nghi,xin Đại đức thương xót chỉ cho, nếu tôi thấy có phạm thì xin như pháp sám hối. Tôi không phàn nàn, không thắc mắc, và tôi không có oán trách chi Đại đức hết”.

Đó chính là ý nghĩa mà mình phát tâm cầu mong được thanh tịnh, chứ không chút nào che dấu, thành tâm cầu xin người khác tự do nói lỗi cho mình, không e dè chi hết, nếu thấy có lỗi thì cứ chỉ cho. Đó là một thái độ rất cao thượng, cởi mở để làm cho mình sạch tội lỗi. Vì vậy, ngày đó gọi là ngày Tăng tự tứ. Tự tứ nghĩa là cầu người khác chỉ lỗi của mình ra, để cho mình biết mà sám hối.

3. Ngày Tăng thọ tuế:

Thọ tuế nghĩa là nhận được tuổi. Theo thế gian, nếu cha mẹ sinh con ra đủ một năm (mười hai tháng) thì gọi là tròn một tuổi.

Nhưng theo luật Phật chế, hàng xuất gia thọ giới của đức Phật, không tính tuổi theo năm, tháng kiểu thế gian trên, mà tính tuổi theo hạ lạp. Nghĩa là năm nào có an cư kiêt hạ được trọn vẹn thì được tính một tuổi.

Thí dụ: Vị nào an cư kiết hạ từ 15.4 đến 15.7 Âm lịch là mãn hạ, như vậy được tính một năm hạ, tức một tuổi hạ. Ai đã thọ cụ túc giới nhưng không an cư thì không tính tuổi hạ, còn ai kiết hạ an cư liên tục thì được tính nhiều tuổi hạ. Như chúng ta thường nghe ở các chùa khi đọc tiểu sử của một vị tăng nào viên tịch, thường nhắc đến tuổi đời và hạ lạp.

Thí dụ vị đó 80 tuổi đời và 60 hạ lạp, nghĩa là vị đó có tuổi cha mẹ sinh là 80 năm, còn tuổi đạo là 60 hạ lạp. Hạ lạp được tính vào ngày Rằm tự tứ sau khi đã tu hành tròn ba tháng hạ.

4. Ngày xá tội vong nhân:

Vu-lan là ngày cầu siêu độ cho tiền nhân quá cố của người con Phật. Tích Vu-lanbắt nguồn từ việc báo hiếu của tôn giả Mục-kiền-liên. Tích này được chép trong kinh Vu-lan-bồn. Chữ Vu-lan phiên âm từ chữ Sanskrit (Phạn) là Ullambana. Người Trung Hoa dịch là Vu-lan-bồn và có nghĩa là giải đảo huyền, giải cái tội bị treo ngược. Câu trên ý nói rằng, những người nào tạo tội ác thì sẽ bị đọa vào nơi cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, chịu sự thống khổ cùng cực giống như người bị treo ngược. Nghĩ đến công ơn cha mẹ, khi ngày Vu-lan đến, phật tử thường đem tâm chí thành, chí hiếu sắm sửa vật dụng cúng dường Tam bảo để cầu nguyện cùng với chư tăng sau ba tháng an cư chú nguyện cho tiền nhân, tiên vong của mình thoát khỏi cảnh khổ đau cùng cực y như giải tội bị treo ngược.

Như vậy, ngày Vu-lan là ngày mà phật tử chúng ta đền ơn đáp nghĩa bằng cách đến chùa cầu thỉnh chư tăng sau ba tháng an cư thanh tịnh, chú nguyện cho vong nhân của mình đang đọa đày trong cảnh tối tăm như cõi địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh được giải thoát khỏi đau khổ, đồng thời cầu nguyện cho tất cả tiền nhân của người khác cũng thoát khỏi tội khổ đau cùng cực như tôn giả Mục-kiền-liên đã làm khi cứu mẹ.

Như vậy, ở đây chúng ta báo hiếu cha mẹ bằng cách biết công ơn cha mẹ sâu dày như non cao bể cả, mà tiền nhân của chúng ta đã nhắc tới:

“Công cha như núi ngất trời,Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.Núi cao biển rộng mênh mông,Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Tiền nhân chúng ta nói thiết tha lắm; “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”, cốt ghi chín chữ cù lao là chúng ta có hiếu rồi. Nhưng báo hiếu cha mẹ bằng hình thức chưa đủ, mà còn phải báo hiếu bằng tinh thần.

Trong kinh, đức Phật dạy rằng: Cha mẹ chưa an trú trong chánh pháp thì làm sao giúp đỡ, dắt dẫn cha mẹ an trú trong Chánh pháp; cha mẹ chưa an trú trong điều Lành thì làm sao cho cha mẹ an trú trong điều Lành; cha mẹ chưa quy y Tam Bảo, thì nên đưa cha mẹ an trú trong quy y Tam Bảo.

Như vậy, cha mẹ không những hưởng được những phúc lạc vật chất bên ngoài mà còn hưởng được phúc lạc trong tâm hồn, giải thoát bớt phiền trược, xa lánh được thế gian chấp trước, vọng tưởng luân hồi sanh tử mà đức Phật đã nhắc nhở. Khi cha mẹ giải thoát, an vui thì sự báo hiếu của người con mới thành tựu. Nên cổ đức có câu: “Phụ mẫu đắc ly trần, hiếu đạo phương thành tựu”. (Cha mẹ được giải thoát, lìa khỏi trần ai thì người con mới tròn hiếu đạo).

Là người phật tử, hãy ghi nhớ lời Phật dạy như vậy để hàng ngày tu niệm, hàng ngày hồi hướng công đức về cho tiên nhân của mình; nhất là trong ngày lễ Vu-lan, thành tâm chí kính, niệm Phật, tụng kinh, lạy Phât, cúng dường Tam bảo, cúng dường chư Tăng tự tứ, để cầu mong sự chú nguyện của chư Tăng cho tiên vong của mình thoát khỏi u đồ mà siêu sanh lạc quốc. Đó mới tạm gọi là con hiếu, là người phật tử thuần thành trong mùa báo hiếu vây./.

“Lịch Sử Và Ý Nghĩa Của Ngày Thương Binh Liệt Sĩ (27/7)”

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Khi chính quyền cách mạng đang còn non trẻ thì thực dân Pháp âm mưu trở lại xâm lược nước ta. Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, giữ gìn độc lập tự do, quân và dân ta ở những nơi thực dân Pháp gây hấn đã chiến đấu anh dũng, chặn lại bàn tay đẫm máu của thực dân xâm lược. Trong cuộc chiến đấu này, nhiều chiến sĩ đồng bào ta đã bị thương, có người đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường. Nhiều gia đình cùng một lúc phải mất đi cả chồng và các con ngoài mặt trận. Nhiều người vợ trẻ chỉ được hưởng hạnh phúc vợ chồng chưa trọn một ngày, rồi góa bụa cả đời. Khỏi phải nói những thiệt thòi mất mát, nỗi buồn tủi của những người còn sống khi người thân mất đi. Nhưng cũng chính bằng lòng tiếc thương vô hạn ấy, người sống tự nói với lòng mình rằng: ” Hãy sống sao cho xứng với người đã khuất”. Và rồi đã như thành truyền thống, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã dành tình thương yêu của mình chăm sóc các gia đình liệt sỹ, anh chị em thương binh – bệnh binh một cách tận tình chu đáo.

Đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ tử nạn (sau đổi tên là Hội giúp binh sĩ bị thương) được thành lập ở Thuận Hóa, Bình Trị Thiên, ở Hà Nội và nhiều nơi khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được mời làm hội trưởng danh dự của Hội giúp binh sĩ tử nạn.

Chiều ngày 28/5/1946, Hội “Giúp binh sĩ bị nạn” tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại Nhà hát thành phố Hà Nội và Hồ Chủ Tịch đã tới dự.

Chiều ngày 11/7/1946, tại Nhà hát này đã có một buổi quyên góp quần áo, giày mũ cho chiến sĩ ngoài mặt trận, mở đầu cuộc vận động “mùa đông chiến sĩ”. Tại đây, Bác Hồ đã cởi chiếc áo rét đang mặc để tặng binh sĩ.

Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào ngày 19/12/1946, số người bị thương và hy sinh tăng lên. Đời sống của chiến sỹ và đồng bào ta gặp muôn vàn khó khăn.

Từ tháng 7/1955, Ngày thương binh được đổi thành Ngày thương binh liệt sĩ để ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho chiến thẳng vẻ vang của toàn dân tộc. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, theo chỉ thị 223/CT-TW ngày 8/7/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng từ năm 1975, ngày 27/7 hàng năm chính thức trở thành “Ngày thương binh liệt sĩ” của cả nước.

Ngày nay, Đảng và Nhà nước thông qua việc đề ra và thực hiện đầy đủ chính sách xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng tiếp tục đóng góp công sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực sự đã trở thành động lực vật chất, tinh thần giúp họ vươn lên, vượt qua khó khăn thử thách, làm chủ cuộc sống. Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà cho muôn đời con, cháu mai sau. Việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công là nghĩa vụ, trách nhiệm và niềm vinh dự của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Làm tốt công tác đối với thương binh, liệt sỹ và Người có công với cách mạng thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta, củng cố niềm tin của nhân dân ta vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm cơ sở cho giữ vững ổn định chính trị – xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa./.

Người viết: Phòng HC-TC