Ý Nghĩa Ngày Khoa Học Và Công Nghệ Việt Nam / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Ý Nghĩa Của Ngày Khoa Học Và Công Nghệ Việt Nam 18

Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam được tổ chức lần đầu vào ngày 18-5-2014 sau khi Quốc hội ban hành Luật khoa học và công (sửa đổi) năm 2013 chính thức chọn ngày 18 tháng 5 hàng năm là ngày kỷ niệm Khoa học và công nghệ Việt Nam.

Cách đây tròn 55 năm vào n gày 18/5/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ đến dự và chúc mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội Phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam (tiền thân của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam).

Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết những luận điểm quan trọng nhất về phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta, đồng thời giao nhiệm vụ vừa khó khăn, nhưng lại vừa vinh quang này cho giới trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam. Người khẳng định: “Chúng ta đều biết rằng trình độ khoa học, kỹ thuật của ta hiện nay còn thấp kém. Lề lối sản xuất chưa cải tiến được nhiều. Cách thức làm việc còn nặng nhọc. Năng suất lao động còn thấp. Phong tục tập quán lạc hậu nhiều. Nhiệm vụ của khoa học là ra sức cải biến những cái đó……Khoa học phải tự sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi…. các cô, các chú phải ra sức đem hiểu biết khoa học, kỹ thuật của mình truyền bá rộng rãi trong nhân dân lao động, để nhân dân thi đua sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ,…” (1)

Lời căn dặn ngắn gọn, súc tích của chủ tịch Hồ Chí Minh trải qua tròn 55 năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu rộng, tư tưởng lớn của Người đối với định hướng phát triển lâu dài của nền khoa học và công nghệ nước nhà.

Kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoa học và công nghệ, phổ biến rộng rãi các thành tựu khoa học và công nghệ để ứng dụng vào sản xuất, đời sống; biểu dương, tôn vinh đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học và công nghệ; động viên khích lệ thế hệ trẻ say mê nghiên cứu khoa học góp phần xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Đồng thời, qua đó nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế – xã hội, huy động nguồn lực dồi dào của xã hội cùng với nhà nước xây dựng nền khoa học và công nghệ Việt Nam ngày càng hiện đại và hội nhập với những nền khoa học và công nghệ tiên tiến trên thế giới.

– Xuất bản ấn phẩm Khoa học và công nghệ Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5.

– Hợp đồng Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh xây dựng phóng sự chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5.

– Treo khẩu hiệu chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5 trên địa bàn thành phố Kon Tum và các huyện.

– Tổ chức tọa đàm:Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Kon Tum

– Bàn giao một số đề tài, dự án khoa học và công nghệ đã nghiệm thu cho các tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh ứng dụng.

– Tôn vinh một số sản phẩm sáng tạo khoa học kỹ thuật đạt giải cấp tỉnh, cấp quốc gia cho học sinh, sinh viên của tỉnh.

(1) Hồ Chí Minh, toàn tp, tập 11, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1996, tr.77 -78

Lễ Kỷ Niệm Ngày Khoa Học Và Công Nghệ Việt Nam

Tham dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo viện nghiên cứu, trường đại học, nhà khoa học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019, tác giả đoạt Giải thưởng Báo chí về KH&CN năm 2018. Tham dự Lễ kỷ niệm còn có đông đảo cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương…

Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm nay được trao cho ba nhà khoa học gồm chúng tôi Phạm Đức Chính, Viện Cơ học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (lĩnh vực Cơ học); chúng tôi Nguyễn Lê Khánh Hằng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (lĩnh vực Y sinh Dược học) và TS. Lê Trọng Lư, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (lĩnh vực Vật lý).

Giải thưởng Báo chí về KH&CN năm 2018 được trao cho 18 tác giả/nhóm tác giả có các tác phẩm/nhóm tác phẩm xuất sắc đến từ các cơ quan thông tấn báo chí lớn trong cả nước như: Báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, VietNamNet, Đài truyền hình Việt Nam, Tuổi trẻ…

Phát biểu tại lễ trao giải, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh chúc mừng và ghi nhận cống hiến của các tác giả đối với sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ. Bộ trưởng  cho biết, Bộ KH&CN được Chính phủ giao nhiệm vụ huy động đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, xây dựng các chính sách để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, sáng tạo. Mọi nhiệm vụ hướng đến mục tiêu, giải quyết các bài toán lớn, đồng bộ, tổng thể theo chuỗi giá trị.

Bộ trưởng cũng chúc mừng và ghi nhận cống hiến của các nhà báo có tinh thần khoa học, những nhà báo đã nỗ lực hết mình, tìm tòi, phát hiện, phản ánh mọi lĩnh vực của ngành KH&CN, đóng góp cho sự phát triển KH&CN của đất nước bằng chính các tác phẩm của mình. Đồng thời thông qua các bài viết góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của KH&CN trong thời kỳ phát triển và hội nhập.

“Chúng ta tổ chức kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam nhằm tri ân, tôn vinh các thế hệ đội ngũ cán bộ KH&CN, đồng thời khuyến khích niềm đam mê nghiên cứu khoa học của thế hệ trẻ – thế hệ tương lai của đất nước. Các sự kiện, hoạt động được tổ chức khắp cả nước trong dịp này còn là cơ hội để tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của KH&CN, kêu gọi sự quan tâm đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và ứng dụng giải pháp khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các nhà khoa học, doanh nghiệp, đội ngũ phóng viên, báo chí và toàn thể quý vị đại biểu có mặt tại hội trường hôm nay đều có tinh thần yêu KH&CN; đã và sẽ tiếp tục đóng góp sức lực, trí tuệ cho sự phát triển của nền KH&CN Việt Nam”.

Theo Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, trong hệ thống khoa học và công nghệ hiện nay, chúng ta cần quan tâm, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ, trong đó có đội ngũ startup, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp khoa học và công nghệ… Nhiệm vụ này đã được Bộ luôn chú trọng.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh phát biểu tại buổi Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5

Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn xác định KH,CN và đổi mới sáng tạo có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ chế, chính sách về KH&CN đã được tập trung hoàn thiện với nhiều quy định tiến bộ và đổi mới để KH&CN thực sự đồng hành và thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực và địa phương.

PGS.TSKH. Phạm Đức Chính cũng đánh giá cao khi Giải thưởng tổ chức hội đồng xét tuyển chặt, tạo uy tín cho Giải thưởng và những người được nhận giải. Theo ông Chính, các kết quả nghiên cứu cơ bản và công bố quốc tế của Việt Nam được nhem nhóm từ thời Tạ Quang Bửu có điều kiện bừng lên trong thời hội nhập và tiến bộ ngày nay là nhờ các cải cách trong chính sách khoa học, công nghệ, và giáo dục, trong đó Nafosted là một ngọn đuốc sáng. “Một tương lai tươi sáng của nước nhà khi khoa học Việt Nam ngày càng tiến bộ, dần sánh vai các cường quốc năm châu, như mong mỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và GS Tạ Quang Bửu”, PGS. Chính nói.

Phát biểu tại lễ trao giải, TS. Lê Trọng Lư cho biết, công trình nghiên cứu của ông được trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu bắt nguồn từ cảm hứng của bài phát biểu GS. Richard P. Feynma từ năm 1959 về kích thước siêu nhỏ chúng ta còn rất nhiều thứ để tìm hiểu. Bài phát biểu này chính là nguồn cảm hứng và đã mở ra một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới cho lĩnh vực Vật lý sau này, đó là lĩnh vực khoa học và công nghệ nano.

Sau đó TS. Lê Trọng Lư đã nghiên cứu làm sáng tỏ cơ chế hình thành và phát triển của các hạt nano – một khám phá quan trọng cho phép điều khiển chất lượng và các thông số hạt như mong muốn thông qua việc thay đổi điều kiện tổng hợp. Công trình cũng lần đầu tiên sử dụng một loại hoá chất mới với chi phí bằng 1/20 hoá chất thường được các nhóm nghiên cứu trên thế giới sử dụng, do đó cho phép giảm giá thành sản phẩm gần 80%.

“Cho dù các kết quả thu được từ nghiên cứu mới chỉ là bước đầu và mơ ước đưa vào ứng dụng trong thực tế vẫn còn nhiều thách thức phải vượt qua, những hiểu biết thu được từ hướng nghiên cứu của mình thời gian qua là động lực thôi thúc chúng tôi tiến lên phía trước”, TS. Lư nói.

Hình ảnh Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5

và Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019

Quang cảnh buổi Lễ

PGS. TSKH. Phạm Đức Chính nhận hoa và Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019 do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh trao tại buổi Lễ

PGS. TS. Nguyễn Lê Khánh Hằng nhận hoa và Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019 do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh trao tại buổi Lễ

TS. Lê Trọng Lư nhận hoa và Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019 do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh trao tại buổi Lễ

 Các tác giả nhận Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019 do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh trao tại buổi Lễ

PGS. TSKH. Phạm Đức Chính, nhà khoa học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019 phát biểu tại buổi Lễ

PGS. TS. Nguyễn Lê Khánh Hằng, nhà khoa học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019 phát biểu tại buổi Lễ

TS. Lê Trọng Lư, nhà khoa học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019 phát biểu tại buổi Lễ

Hình ảnh các tác giả nhận Giải thưởng báo chí về Khoa học và Công nghệ năm 2018

Các tác giả nhận giải Khuyến khích, Giải thưởng báo chí về Khoa học và Công nghệ năm 2018

Các tác giả nhận giải Ba, Giải thưởng báo chí về Khoa học và Công nghệ năm 2018

Các tác giả nhận giải Nhì, Giải thưởng báo chí về Khoa học và Công nghệ năm 2018

 Các tác giả nhận giải Nhất, Giải thưởng báo chí về Khoa học và Công nghệ năm 2018

Các tác giả nhận Giải thưởng báo chí về Khoa học và Công nghệ năm 2018 chụp ảnh chung tại buổi Lễ

Khoa Học Là Gì Và Công Nghệ Là Gì? Vai Trò Của Khoa Học Và Công Nghệ

1. Khoa học và công nghệ là gì?

1.1. Tìm hiểu khái niệm khoa học

Theo lời giải thích từ một nguồn từ điển thì khoa học mang nội hàm khá phức tạp. Chính vì vậy mà chúng ta sẽ có rất nhiều cách hiểu khác nhau với khái niệm này tùy vào từng mục đích nghiên cứu cũng như cách tiếp cận. Theo đó:

Khi hiểu ở một mức độ chung nhất thì khoa học chính là hệ thống tri thức về thế giới quan. Tại Việt Nam, Luật Khoa học và Công nghệ có chỉ rõ rằng: Khoa học bao gồm hệ thống tri thức về những hiện tượng, sự vật, quy luật trong tự nhiên, trong xã hội và trong chính tư duy của con người.

Khi nhìn từ góc độ hoạt động thì khoa học sẽ được hiểu chính là lĩnh vực hoạt động đặc biệt của con người. Đây là loại hình hoạt động mang tính mục đích khám phá ra bản chất, quy luật vận động của thế giới. Từ đó ứng dụng toàn bộ sự hiểu biết, khám phá được vào trong sản xuất và trong đời sống xã hội.

Thực chất, đối với góc độ hoạt động này thì khoa học chính là một hoạt động nghiên cứu khoa học, là một quá trình tạo ra tri thức mới cho toàn nhân loại.

Công nghệ là một thuật ngữ xuất phát từ chữ Hy lạp là “Techne” mang ý nghĩa là nghệ thuật, kỹ năng và “Logia” có nghĩa là khoa học, nghiên cứu.

Tại đất nước Việt Nam thì đã từng có quan niệm về khái niệm công nghệ rằng: Công nghệ chính là kiến thức, là kết quả của khoa học ứng dụng có mục đích biến đổi nguồn lực trở thành mục tiêu để sinh lời.

Khoa học và công nghệ là gì?

Đến ngày nay, cách hiểu được cho là phổ biến, là phù hợp nhất đối với những chính sách quản lý, phát triển và quan điểm về công nghệ đã được quy định cụ thể, rõ ràng tại Luật Khoa học và Công nghệ như sau:

Công nghệ chính là một tập hợp của những quy trình kỹ năng, phương pháp, công cụ, bí quyết, phương tiện được sử dụng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

1.3. Khoa học và công nghệ là gì?

Hoạt động khoa học và công nghệ chính là hoạt động nghiên cứu khoa học, triển khai các thực nghiệm, tiến hành phát triển công nghệ và các ứng dụng của công nghệ cùng với dịch vụ khoa học – công nghệ. Từ đó có thể phát huy toàn bộ những sáng kiến, hoạt động sáng tạo để phát triển khoa học và công nghệ. Một nhà nghiên cứu khoa học họ là người hiểu rõ sáng tạo là gì hơn ai hết để đưa ra những sản phẩm mới đầy tính sáng tạo góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế, xã hội.

Ở Việt Nam, Luật Khoa học và Công nghệ đã quy định về nội dung của khoa học công nghệ. Cụ thể như sau:

– Việc nghiên cứu khoa học chính là một hoạt động nhằm phát hiện và tìm hiểu về những hiện tượng, sự vật cũng như quy luật tự nhiên – xã hội và tư duy. Đồng thời đó còn là việc sáng tạo những giải pháp để có thể ứng dụng vào hoạt động thực tiễn. Hoạt động nghiên cứu sẽ bao gồm các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.

– Phát triển công nghệ chính là hoạt động tạo ra, hoàn thiện công nghệ mới, các sản phẩm mới. Đây là một hoạt động bao gồm hai nhiệm vụ, đó là triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm.

– Triển khai thực nghiệm là việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào hoạt động thực nghiệm. Mục đích là nhằm tạo ra những công nghệ mới và sản phẩm mới.

– Sản xuất thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả của việc triển khai từ thực nghiệm, đưa vào sản xuất thử với quy mô nhỏ, từ đó tiến tới hoàn thiện công nghệ mới và các sản phẩm mới trước khi áp dụng vào việc chính thức sản xuất.

2. Khoa học – Công nghệ có vai trò gì?

Sau khi đã hiểu rõ khoa học và Công nghệ là gì, chúng ta nên mở rộng hiểu biết của mình hơn nữa đối với mảng thông tin tri thức này, nhất là khi bạn sẽ và đang tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học. Và đương nhiên, chúng ta sẽ không thể nào tiến hành nghiên cứu để mang tới những giá trị tri thức mới cho nhân loại nếu như không nắm rõ được vai trò của Khoa học – Công nghệ là gì.

2.1. Mở rộng sản xuất, thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế

Các Mác đã từng dự đoán khi cả nhân loại bước vào thời kỳ công nghiệp thì việc sản sinh ra sự giàu có sẽ không bị phụ thuộc nhiều vào thời gian lao động. Tuy nhiên điều này lại phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng chung của khoa học cũng như sự tiến bộ của kỹ thuật và cách con người ta ứng dụng khoa học kỹ thuật đó vào trong hoạt động sản xuất.

Như thế, Khoa học và Công nghệ không những tạo ra được các công cụ lao động mới cho con người mà còn mang đến cả những phương pháp sản xuất mới. Chính vì vậy mà nó mở ra một khả năng mới về kết quả sản xuất cũng như tăng năng suất cho lao động.

Nhờ có sự tác động của khoa học công nghệ mà các nguồn lực sản xuất đã được mở rộng hơn, Từ đó, cơ cấu lao động của xã hội đã chuyển giao từ lao động đơn giản sang lao động bằng máy móc và có sự hỗ trợ của kỹ thuật, từ đó có thể nâng cao năng suất lao động.

Nền kinh tế được chuyển đổi từ chiều rộng sang chiều sâu nhờ vào việc ra đời của nền công nghệ mới. Khi đó, khoa học công nghệ sẽ chính là một phương tiện đắc lực thúc đẩy nền kinh tế chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế tri thức, phát triển ngành công nghệ cao sử dụng nhiều lao động trí tuệ.

2.2. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Khoa học và Công nghệ phát triển mạnh mẽ không những đẩy nhanh tốc độ phát triển của các ngành mà đồng thời còn làm cho hoạt động phân công lao động trong xã hội ngày một sâu sắc hơn, từ đó dẫn đến hệ quả của việc phân chia ngành kinh tế thành nhiều ngành nhỏ, có nhiều ngành nghề mới xuất hiện cùng với nhiều lĩnh vực kinh tế mới. Kết quả cuối cùng là giúp làm cho nền cơ cấu kinh tế được thay đổi theo chiều hướng tích cực.

2.3. Tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa và thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường

Mục tiêu cuối cùng trong hoạt động kinh tế tại các doanh nghiệp đó chính là tối đa hóa lợi nhuận. Các doanh nghiệp khi đó cần phải sản xuất những mặt hàng có nhu cầu lớn. tối thiểu hóa chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng cho sản phẩm,… sao cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Để có thể thực hiện những yêu cầu này thì con người chỉ còn cách áp dụng tiến bộ của Khoa học – Công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đối với nền kinh tế thị trường thì việc con người áp dụng các tiến bộ của Khoa học và Công nghệ sẽ mang đến những tác động sau:

– Yếu tố sản xuất được đồng bộ và hiện đại hơn

– Quy mô sản xuất được mở rộng, có thể thúc đẩy các loại hình doanh nghiệp mới ra đời và phát triển

– Tạo nhịp độ cao trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất

– Các chiến lược kinh doanh thay đổi, đẩy mạnh hướng ngoại và xuất khẩu, hướng ra thị trường quốc tế nhiều hơn để tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

2.4. Khoa học và Công nghệ là công cụ mạnh trong việc phát triển con người

Khoa học và Công nghệ ngày một phát triển và ứng dụng rộng rãi, nhất là công nghệ gen hay công nghệ sinh học,… từ đó phục vụ hiệu quả cho việc chăm sóc sức khỏe con người.

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người

Với hoạt động y tế chẳng hạn, nhân loại đã chứng kiến bước nhảy vọt nhanh chóng khi khoa học và công nghệ đã phát minh ra các loại thuốc, các loại vắc xin, thiết bị y tế,… Không những thế, trong lĩnh vực môi trường, nhờ có những bước đột phá của khoa học công nghệ mà môi trường đã được cải tạo mới, giảm ô nhiễm,… Toàn bộ những điều đó đã góp một phần lớn trong vấn đề cải tạo và bảo vệ sức khỏe cho con người.

Khoa học công nghệ đã trang bị cho con người những nguồn tri thức, kinh nghiệm quan trọng để giúp họ nhanh chóng thích nghi với những trang thiết bị hiện đại trong cuộc sống. Hơn nữa những đòi hỏi về việc đổi mới của nhu cầu sống buộc con người càng phải học tập và trau dồi tri thức một cách thường xuyên để không bị nằm trong guồng quay đào thải của quá trình sản xuất xã hội. Đó chính là lý do lực lượng lao động không ngừng được nâng cao trình độ và chất lượng.

Khoa học và Công nghệ có sức tác động lớn trong việc đổi mới sản phẩm và quy trình sản xuất. Kết quả làm tăng quy mô sản xuất, năng suất trang thiết bị máy móc. Khoa học và Công nghệ một mặt giúp tăng kích cầu, tăng nguồn cung và rồi làm tăng thu nhập bình quân, cải thiện mức sống cho người dân một cách hiệu quả.

Còn rất nhiều vai trò khác như hoàn thiện cơ chế tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh; thực hiện tốt các mục tiêu phát triển xã hội bền vững;… Khi nắm vững được các vai trò thiết yếu này của Khoa học – Công nghệ thì bản thân chúng ta sẽ có phương hướng rõ ràng hơn đối trong việc định hướng mục tiêu hoạt động nghề nghiệp của bản thân.

Như vậy, bài viết này đã giúp các bạn hiểu được khoa học và công nghệ là gì cùng với những vai trò quan trọng của nó trong tiến trình phát triển xã hội bền vững. Nếu có khả năng và trình độ, hãy tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học – công nghệ bởi đó là cách nhanh nhất giúp bạn đến gần hơn với những mục tiêu phát triển bền vững con đường sự nghiệp của bản thân và còn có thể cống hiến cho xã hội rất nhiều giá trị tốt đẹp.

Việc làm Giáo dục – Đào tạo

3. Có thể tìm công việc về khoa học và công nghệ ở đâu

Hiện nay có rất nhiều trang mạng tuyển dụng nhận viên về lĩnh vực khoa học và công nghệ, những người học chuyên sâu về lĩnh vực này có rất nhiều cơ hội và việc làm để lựa chọn, nhưng để tìm việc phù hợp với bản thân, yêu thích nó không phải là điều đơn giản, khi thông tin tuyển dụng của nhiều công ty lừa đảo tràn ngập nợi nơi, chính vì vậy mà người ứng tuyển cần phải chọn mặt gửi vàng, gửi hồ sơ vào những nơi tin tưởng để có thể tìm được công việc có nhiều cơ hội, nếu bạn vẫn còn phân vân về địa chỉ xin việc thì hãy tìm đến ngày với trang chúng tôi một trang đầy uy tin với rất nhiều thông tin tuyển dụng được đăng lên hàng ngày. Tôi tin chắc ở đây bạn sẽ tìm được cho mình một công việc ứng ý.

Viện Khoa Học &Amp; Công Nghệ Môi Trường

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Cấp Nhà nước – Thuộc chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước “Bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai” – Mã số KC.08.

Cơ quan chủ trì: Chương trình “Bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai” mã số KC 08.

Thời gian thực hiện: 2001 – 2004

Chủ nhiệm đề tài: GS. TS. Đặng Kim Chi

Kết quả chính đạt được: a. Về khoa học

Lần đầu tiên có một đề tài nghiên cứu tổng hợp về môi trường các làng nghề Việt Nam, một đặc trưng của nông thôn Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế đang được Nhà nước và cộng đồng hết sức quan tâm.

Từ kết quả điều tra khảo sát hiện trạng kinh tế – xã hội và môi trường các làng nghề đã xây dựng tiêu chí và phân loại làng nghề một cách khoa học và phù hợp với điều tra nghiên cứu về môi trường làng nghề.

Dựa trên nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, đã nghiên cứu định hướng các chính sách nhằm phát triển bền vững làng nghề phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường các loại hình làng nghề phổ biến ở Việt Nam theo ngành sản xuất và sản phẩm.

Lần đầu tiên có bộ tài liệu hướng dẫn cải thiện môi trường làng nghề cho các loại hình làng nghề điển hình.

Đã thiết kế xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu và Website môi trường làng nghề, băng hình, áp phích… giúp cho công tác quản lý môi trường làng nghề, góp phần cung cấp thông tin, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng.

b. Về đào tạo

Thông qua các mô hình trình diễn cải thiện môi trường làng nghề và các chương trình giáo dục truyền thông đã góp phần nâng cao nhận thức về BVMT của cộng đồng và bà con làng nghề.

c. Các tài liệu đã xuất bản

Sách chuyên khảo: Làng nghề Việt Nam và môi trường – Nhà Xuất bản Khoa học kỹ thuật 2005

Tài liệu Hướng dẫn cải thiện môi trường các làng nghề – Nhà Xuất bản KHKT 2005

Chế biến nông sản thực phẩm

Dệt nhuộm

Sản xuất gốm và vật liệu xây dựng

Tái chế giấy

Tái chế nhựa

Tái chế kim loại

Thủ công mỹ nghệ

Băng phát hình “Làng nghề và các giải pháp cải thiện môi trường” (VTV1, VTV2 phát 9 lần).

Chương trình phần mềm cơ sở dữ liệu và Website môi trường làng nghề Việt Nam.

e. Các thành tích:

Bằng khen của Bộ Khoa học và Công nghệ tặng Công trình có giá trị cao về khoa học và công nghệ.

Chứng nhận kết quả nổi bật trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ giai đoạn 2001 – 2005 (Bộ khoa học&Công nghệ)

Đạt giải Bạc về Sách hay Việt Nam 2006 (Làng nghề Việt Nam và Môi trường).